Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hàng tá những vị đại biểu quốc hội, lãnh đạo có bằng cấp cử nhân luật, thạc sĩ luật nhưng quan điểm mang tính phản pháp quyền hoặc thậm chí ban hành các văn bản luật vi hiến.

congsan0

Tập Cận Bình - Ảnh minh họa

Một bài viết trên Foreign Policy ngày 4/7/2019 , lý giải vì sao Bắc Kinh dù cố gắng đưa các kỹ sư và nhà khoa học vào trong bộ máy nhà nước, nhưng điều này không làm cho các nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn.

Góc nhìn này khá hay, ít nhất về mặt cấu trúc nhân sự và hướng đi nhân sự của Việt Nam cũng có nét tương đồng. Nhiều quan điểm tỏ ra rất kỳ vọng về một Nguyễn Thiện Nhân (từng là giảng viên của trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, người theo học kinh tế thị trường tại Đại học kỹ thuật Magdeburg (Đức) và sau đó là du học ngành Thạc sĩ quản trị công cộng chuyên ngành tài Chính công theo chương trình Fulbright) ; kỳ vọng Vương Đình Huệ (từng là giảng viên khoa kế toán (Đại học Tài chính - kế toán) ; từng là nghiên cứu sinh trường Đại học kinh tế Bratislava (Cộng hòa Slovakia) ; hay Vũ Đức Đam (du học sinh tại Université Libre de Bruxelles – Bỉ). Và hầu như những người ngồi ghế đại biểu quốc hội đã có bằng cử nhân luật.

Thế nhưng, đáp lại, chất lượng nghị trường trong các năm qua đã không được như kỳ vọng, thậm chí trong một môi trường biểu quyết mà đa số là cử nhân luật, lại để diễn ra một hoàn cảnh bi hài là sau khi thông qua, bộ luật Hình sự mới phát hiện ra là có… 90 lỗi sai. Hay như đại biểu quốc hội đa phần là cử nhân kinh tế, quản trị nhưng đã có thời điểm chỉ tiêu tăng trưởng GDP được biểu quyết thông qua lại không thực hiện được.

Câu chuyện diễn ra tương tự với ông Nguyễn Thiện Nhân, người được kỳ vọng sẽ có những quan điểm và hành động kỹ trị nhằm thổi làn gió mới cho thành phố Hồ Chí Minh về mặt phát triển kinh tế và an dân. Thế nhưng cho đến nay, cái mà ông Nhân tạo ấn tượng tốt là khả năng… giao tiếp được bằng tiếng Anh và cam kết… chống biểu tình. Và ở chừng mực nào đó, những người từng học ở nước ngoài, lại chính là những người mang nặng ý thức hệ.

Hàng tá những vị đại biểu quốc hội, lãnh đạo có bằng cấp cử nhân luật, thạc sĩ luật nhưng quan điểm mang tính phản pháp quyền hoặc thậm chí ban hành các văn bản luật vi hiến.

Tại sao lại như vậy, tại sao những người bằng cấp chuyên ngành đầy mình lại trở nên thiếu năng lực đến như vậy. Có phải là bằng giả ? Câu trở lời có thể được hiểu như cách Foreign Policy, đó là dù có cơ cấu những người bằng cấp, nhưng điều đó không làm cho các nhà lãnh đạo trở nên tốt hơn.

Foreign Policy diễn giải, nhiều nghị viện phương Tây bị chi phối bởi những người có bằng luật, nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hầu hết được đào tạo thành kỹ sư và nhà khoa học. Những người ủng hộ phương pháp được cho rằng nó tạo ra các nhà lãnh đạo áp dụng khuôn khổ thực dụng và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề. Và những nhà khoa học - chính trị gia, theo lý thuyết, có nhiều khả năng kỹ trị hiệu quả, một phần vì họ không bị gánh nặng bởi ý thức hệ.

Nhưng những người ủng hộ cho nền công nghệ được cho là của Trung Quốc không chỉ sai về nền tảng lãnh đạo hiện tại của Bắc Kinh, mà họ còn bị nhầm lẫn cơ bản cách đào tạo và hình thành chính sách của họ. Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc ngày hôm nay, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã bị nhào nặn bởi giáo dục khuôn khổ của họ và nhiều hơn bởi nhu cầu củng cố quyền kiểm soát và thắng thế trong các cuộc đấu tranh quyền lực nội bộ tàn bạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đúng là có một thế hệ lãnh đạo (xuất thân kỹ sư) từng lãnh đạo Đảng cộng sản. Nhưng giờ họ hầu hết đã nghỉ hưu, đã chết hoặc đang ở trong tù. Và hiện nay, Tập là thành viên duy nhất trong ủy ban thường trực gồm bảy người của đảng với bằng kỹ sư hoặc khoa học. Điều đó phù hợp với xu hướng ổn định : Trong số các quan chức cấp cao sinh trước năm 1948, chiếm đa số nhóm lãnh đạo là người có bằng kỹ sư, nhưng sau năm 1948, bao gồm lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc, chỉ có 1/7 được đào tạo thành kỹ sư. Tỷ lệ tiếp tục giảm ; đào tạo pháp lý hoặc kinh tế đã trở nên phổ biến hơn nhiều.

Trung Quốc không giống như phương Tây, nơi một bằng cấp nghiêm ngặt về luật hoặc kinh tế thường dẫn đến một sự nghiệp mà lần lượt sẽ hướng đến chính trị. Ví dụ, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton hay Thị trưởng London Sadiq Khan đều có bằng luật hoặc kinh tế, và họ áp dụng khá ổn khi trở thành lãnh đạo. Đối với một số quan chức Trung Quốc, việc đi học của họ rất khó hiểu và rất hiếm khi được chuyển thành kinh nghiệm làm việc thực tế. Như giáo sư của Đại học Carnegie Mellon, Vivek Wadhwa và những người khác đã chứng minh , chất lượng giáo dục kỹ thuật ở Trung Quốc, đặc biệt là trước năm 2010, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều bằng kỹ sư sẽ hầu như không đáp ứng đủ điều kiện chứng chỉ kỹ thuật tại Hoa Kỳ.

Mặc dù Tập đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật hóa học tại Đại học Tsinghua năm 1979, nhưng chương trình giảng dạy của ông tiêu tốn nhiều về chủ nghĩa Mác hơn là cơ học, như thường thấy ở cuối cuộc Cách mạng Văn hóa. Và Tập không bao giờ làm việc như một kỹ sư. Là con trai công thần, công việc đầu tiên của ông khi ra trường là thư ký riêng cho một quan chức chính phủ cấp cao (có vẻ giống Vũ Đức Đam), bạn của cha ông. Giống như nhiều là hoàng tử khác, Tập nhanh chóng theo đuổi quyền lực, và sự nghiệp của ông hoàn toàn được định hình.

Một quỹ đạo tương tự cũng đúng với bốn thành viên khác của ủy ban thường vụ, mỗi người trong số họ làm chức vụ chính thức hoặc lãnh đạo đảng kể từ khi họ rời khỏi trường đại học về chính trị hoặc kinh tế. Hai trường hợp ngoại lệ là Li Keqiang, một nhà kinh tế học nổi tiếng và về mặt lý thuyết là chỉ huy thứ hai của Trung Quốc, đồng thời là nhà chiến lược tư tưởng và giáo sư luật Wang Huning.

Ý tưởng rằng Trung Quốc được cai trị bởi một tầng lớp quan lại có học thức trở lại thời kỳ say mê thế kỷ 18 với triều đại nhà Thanh. Những đặc tính của hệ thống hiện nay, lại chỉ ra, thực chất tầng lớp cai trị là kết quả của sự bảo trợ chính trị hoặc hối lộ.

Cụ thể, cuộc đấu tranh giành quyền lực trong Đảng cộng sản Trung Quốc rất khốc liệt và dữ dội, vì số vụ tự tử và bản án chung thân do cuộc thanh trừng của Tập và sự tham nhũng tràn lan của các nhân vật như nhà lãnh đạo sa ngã Bạc Hy Lai.

Và đó chỉ là phần nhỏ mà người ngoài có thể nhìn thấy : Khi cửa sổ mở ra, dù chỉ một chút, máu tràn ra.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn làm mọi thứ có thể để thúc đẩy một chế độ nhân tài. Trên giấy tờ, họ vẫn là một nhóm có trình độ học vấn cao : Tập có bằng Tiến sĩ luật từ Tsinghua năm 2002, trong khi Chen Quanguo, kiến trúc sư của trại tạm giam Tân Cương, nhận bằng tiến sĩ quản lý từ Đại học Công nghệ Vũ Hán năm 2004. Nhưng bằng cấp ít gây ấn tượng trong thực tế.

James Palmer

Nguyên tác, China’s Overrated Technocrats, Foreign Policy, 04/04/2019

An Viên lược ịch và bình luận

Nguồn : VNTB, 09/07/2019

Published in Diễn đàn