Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đa số người dân Nam Hàn nghĩ rằng Bắc Hàn không có khả năng phát động chiến tranh, nhưng tỷ lệ người dân miền Nam lo ngại cuộc chiến có thể sẽ xảy ra cũng chẳng phải là nhỏ.

namhan1

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un (ở giữa) đang theo dõi vụ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 tại một địa điểm gần Bình Nhưỡng hôm 29/8/2017 - AFP Photo/KCNA Via KNS

Kết quả cuộc thăm dò do Viện Gallup thực hiện cho thấy 58% người dân Nam Hàn nghĩ rằng miền Bắc sẽ không khởi chiến, nhưng 37% người được hỏi cho hay họ vẫn âu lo chiến tranh có thể sẽ xảy ra.

Cuộc thăm dò được thực hiện chỉ vài ngày sau khi Bình Nhưỡng thành công trong vụ nổ thử nghiệm bom nhiệt hạch, đồng thời báo trước là sẽ tiếp tục chương trình phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo và phát triển võ khí hạt nhân, cho tời khi nào Hoa Kỳ ngưng những hành động mà họ gọi là gây hấn, muốn lật đổ chính phủ đương quyền Bắc Hàn bằng võ lực.

Liệu chiến tranh có xảy ra hay không cũng là điều được báo chí nêu lên với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong cuộc tiếp xúc ngắn ở Nhà Trắng ngày hôm qua.

Theo Tổng thống Mỹ, tất cả mọi biện pháp đáp trả đều được cân nhắc, bao gồm cả hành động quân sự, và nếu điều này xảy ra, "đó sẽ là một ngày buồn thảm" cho Bắc Hàn.

Tổng thống Hoa Kỳ từng nói có thể trả đũa Bắc Hàn "bằng lửa và mức giận dữ" thế giới chưa từng thấy, nhưng đồng thời ông cũng cho biết giải pháp quân sự không phải là giải pháp đầu tiên ông nghĩ đến khi bàn thảo về những điều phải làm để giải quyết căng thẳng đang xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Vì thế khi được hỏi là liệu có thể tránh được chiến tranh hay không, Tổng thống Trump trả lời rằng "không có chuyện gì là không thể tránh khỏi".

Các giới chức Nhà Trắng xác nhận Bắc Hàn là một trong những điều Tổng thống Hoa Kỳ muốn giải quyết, và hiện Washington đang cùng với một số nước đồng minh Châu Âu soạn thảo bản nghị quyết lên án những hành động gây rối mà Bắc Hàn đã làm, đồng thời đưa ra những biện pháp cấm vận gắt gao hơn đối với Bình Nhưỡng, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un có ở nước ngoài.

Nghị quyết này sẽ được đệ trình trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và ngày thứ Hai tuần tới.

Một diễn biến liên quan cũng được nói tới là hôm nay, mùng 8 tháng Chín 2017, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ thông báo hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan đã rời Nhật Bản dể thực hiện đợt tuần tra thường kỳ, hoạt động ngay vùng biển nằm giữa Nhật và bán đảo Triều Tiên.

Published in Châu Á

Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : "Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ?".

philo1

"Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ?"

Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :

"Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.

Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận, được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu.

Với tư cách là người gốc Alsace, kẹt giữa nước Đức và nước Pháp, tôi đã chứng kiến hai cuộc bại trận. Sau cuộc chiến kỳ quặc, vào 1940, người Đức chiếm Alsace và chúng tôi bị cấm không được nói tiếng Pháp. Năm 1945, người Pháp chiếm lại Alsace, và chúng tôi không được phép sử dụng bất kỳ một từ tiếng Đức hay tiếng bản ngữ Alsace nào. Bao nhiêu người trong chúng tôi đã buộc phải chiến đấu, buộc phải khoác lên mình bộ đồng phục Pháp, rồi khoác lên mình bộ đồng phục Đức, rồi sau đó lại là bộ đồng phục Pháp, bị buộc phải đăng lính.

Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng kiến một điều kỳ diệu : chưa bao giờ, trong lịch sử thế giới, có một sự hòa giải nhanh đến như thế, như sự hòa giải giữa người Pháp và người Đức, giữa hai dân tộc từng sát hại lẫn nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng than ôi, ví dụ này hầu như rất ít khi được lặp lại. Đó là một trong số rất ít các trường hợp khi một cuộc chiến tranh khủng khiếp lại dẫn tới sự hòa giải giữa hai dân tộc.

Về phần tôi, tôi ghét sự thù hận".

Đấy là câu trả lời của Tomi Ungerer đăng trên tạp chí Philosophie Magazine, số 96, tháng 2, 2016, mà tôi muốn giới thiệu, vì văn bản ngắn này, của một người cùng thời với chúng ta, đã nói lên nhiều điều cần suy ngẫm về chính cuộc chiến của người Việt Nam chúng ta và về sự hòa giải của chính chúng ta với nhau.

Tôi sẽ phát triển các suy ngẫm của mình trong bài tiếp theo, lúc thời gian cho phép. Hy vọng rằng trong khi đó, những người khác, nếu có điều kiện, sẽ tiếp tục phát biểu về chủ đề này. Tạm thời xin nói ngắn gọn ý tưởng chính của tôi : sự hòa giải mà chúng ta cần hiện nay không phải là sự hòa giải do chính quyền đương nhiệm đứng ra dàn xếp (một chính quyền đang tiếp tục làm đổ máu những người dân vô tội làm sao có thể đứng ra hòa giải với những người mà họ từng làm đổ máu trong quá khứ !), mà là sự hòa giải trong chính mỗi người, sự hòa giải bên trong, do mỗi người tự tiến hành với chính mình. Nếu một sự hòa giải như vậy có thể thực hiện thì đó sẽ là điều kiện cho một tương lai tự do và hòa bình.

Paris, 4/3/2017

Nguyễn Thị Từ Huy

Nguồn : RFA, 04/03/2017 

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2