Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chiến hạm Mỹ lần đầu tuần tra gần Hoàng Sa từ khi Biden nhậm chức

Thụy My, RFI, 06/02/2021

Hải quân Hoa Kỳ hôm 05/02/2021 thông báo khu trục hạm USS John McCain tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải đầu tiên tại Biển Đông của chính quyền Joe Biden.

backinh01

Chiến hạm USS John S. McCain (phải). Ảnh chụp năm 2017 tại eo biển Đài Loan.  Roslan RAHMAN AFP

Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm "bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Quân đội Trung Quốc nói rằng "lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực". Đồng thời lên án Hoa Kỳ "vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc", "làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực".

Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ phản bác tuyên bố của Bắc Kinh. Trung úy James Adams, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định chiến hạm USS John McCain "chưa bao giờ bị xua đuổi khỏi lãnh thổ một nước khác". Ông nhấn mạnh rằng khu trục hạm Mỹ "sẽ tiếp tục các hoạt động thường lệ trong vùng biển quốc tế".

Bản tin của Reuters nhắc lại, Trung Quốc đã cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Bắc Kinh đã quân sự hóa quần đảo, biến Phú Lâm, đảo lớn nhất ở Hoàng Sa thành căn cứ quân sự kiên cố nhất trên Biển Đông. Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa. 

Hôm thứ Năm 04/02 Bắc Kinh cũng đã lên án việc chiến hạm USS John McCain đi qua eo biển Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc luôn dòm ngó.

Trong một diễn biến khác, các nhà quan sát hình ảnh vệ tinh ghi nhận hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz bắt đầu băng qua eo biển Malacca để tiến vào Biển Đông.

Sau luật Hải cảnh, tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku 

Tại Biển Hoa Đông, tàu Trung Quốc lần đầu tiên đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản kể từ khi luật hải cảnh mới có hiệu lực. Hãng tin Kyodo cho biết hai tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu này hướng về phía hai chiếc tàu đánh cá Nhật gần đó, khiến tuần duyên Nhật Bản phải đến bảo vệ. Ngoài ra còn hai tàu tuần duyên Trung Quốc khác đi gần vùng tiếp giáp, trong đó một chiếc dường như trang bị đại bác.

Hôm thứ Tư 03/02, Tokyo đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc, cho phép hải cảnh Trung Quốc bắt giữ các tàu nước ngoài tại những vùng biển mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền. 

Thụy My

Nguồn : RFI, 06/02/2021

********************

Chiến hạm Mỹ đi vào vùng quần đảo Hoàng Sa

RFA, 05/02/2021

Một chiến hạm của Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 2 đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông. Đây là chuyến thực hiện quyền tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên ở Biển Đông dưới thời tân tổng thống Joe Biden.

backinh02

Tàu USS John McCain ở Biển Đông hôm 28/6/2014 - Reuters

Reuters dẫn thông báo của Hạm đội 7, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết như vừa nêu. Cụ thể, khu trục hạm USS John McCain đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc luôn bày tỏ phẫn nộ mỗi khi Hoa Kỳ cho chiến hạm áp sát các đảo do Bắc Kinh chiếm đóng tại Biển Đông. Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ cố tình gây căng thẳng tại vùng biển này.

Đây là nơi có tuyến đường biển quan trọng và giàu tài nguyên dầu khí cũng như hải sản mà Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, gọi tắt theo tiếng Anh FONOPS, nhằm đề cao quyền tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển theo luật quốc tế.

Trung Quốc hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng sa vào tháng 1 năm 1974 trong một cuộc hải chiến với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Hiện Trung Quốc cho phát triển thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thành trung tâm hành chính quản lý các quần đảo và vùng biển chung quanh những nơi đó tại Biển Đông.

Nguồn : RFA, 05/02/2021

********************

Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng lập trường của Bắc Kinh về Đài Loan

Thanh Hà, RFI, 02/02/2021

Phát biểu trước tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ về quan hệ Mỹ-Trung, ngày 02/02/2021, ông Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, đặc trách đối ngoại, chủ trương thắt chặt quan hệ với chính quyền Biden.

backinh03

Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc phụ trách đối ngoại, Dương Khiết Trì (trái) trong một cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Washington ngày 09/11/2018.  AP - Carolyn Kaster

Kèm theo đó là lời cảnh cáo Washington "cần tôn trọng lập trường và lo ngại của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan". Về cuộc đọ sức thương mại, ông Dương Khiết Trì kêu gọi tân chính quyền Mỹ tránh viện cớ an ninh quốc gia để áp dụng chính sách bảo hộ trá hình.

Trong cuộc họp qua cầu truyền hình với cơ quan tư vấn của Mỹ về bang giao Mỹ-Trung, trụ sở tại New York, ông Dương Khiết Trì nhìn nhận Washington và Bắc Kinh có những "khác biệt về quan điểm trên nhiều hồ sơ" nhưng các bên cần tránh để những khác biệt đó làm "phương hại đến quan hệ song phương".

Lãnh đạo đối ngoại của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhắc nhở tân chính quyền Mỹ cần tôn trọng "nguyên tắc một nước Trung Hoa, thực sự tôn trọng lập trường và quan ngại của Trung Quốc liên quan đến Đài Loan". Bên cạnh lời cảnh cáo này, Bắc Kinh mong muốn mở ra mối bang giao tốt đẹp hơn với tân chủ nhân Nhà Trắng.

Hãng tin Mỹ AP nhắc lại quan hệ song phương Mỹ-Trung xấu đi đáng kể vì những xung khắc về thương mại, vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng, về mối đe dọa Hoa Lục thôn tính Đài Loan. Bên cạnh đó là tình trạng dân chủ đang bị bóp nghẹt tại Hồng Kông và sự bành trướng của Bắc Kinh đối với vùng biển Đông.

Tuần qua, bà Linda Thomas Greenfield, người được tổng thống Joe Biden đề cử giữ chức đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc đã không ngần ngại xem Trung Quốc là "một đối thủ chiến lược" của Washington.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 02/02/2021

*********************

Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận ở Vịnh Bắc Bộ trong tuần lễ đầu tháng Hai

RFA, 02/02/2021

Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận mới ở vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu từ ngày 2 đến ngày 8/2. Vùng biển này là khu vực Vịnh Bắc Bộ, theo cách gọi của Việt Nam.

backinh04

Hình chụp hôm 2/1/2017 : máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở Biển Đông - AFP

Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết Cục hải sự Trung Quốc (MSA) phổ biến thông báo vừa nêu trong cùng ngày 2/2.

Thông báo của MSA cho biết cuộc diễn tập diễn ra ở khu vực có phạm vi bán kính 5km tại vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu. Đồng thời, cấm tàu thuyền đi vào trong lúc cuộc tập trận diễn ra trong tuần lễ đầu của tháng Hai.

Báo mạng Thanh Niên cho biết khu vực bắc Kinh thực hiện tập trận lần này, chiếu theo Google Maps cho thấy phần Vịnh Bắc Bộ là thuộc về Trung Quốc.

Đây là cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ lần thứ ba trong năm 2021 do trung Quốc tiến hành. Hai cuộc tập trận trước đó diễn ra từ ngày 23-27/1 và từ ngày 27-30/1.

Kể từ đầu năm 2021 đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc được ghi nhận thực hiện tổng cộng 6 cuộc tập trận ở Biển Đông.

Theo thông báo đăng tải trên website của MSA, Trung Quốc trong năm 2020 đã tiến hành ít nhất 20 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trong đó, có chín cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ và năm cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.

Nguồn : RFA, 02/02/2021

*********************

Trung Quốc lại thăm dò phản ứng Mỹ tại eo biển Đài Loan ?

Minh Anh, RFI, 01/02/2021

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay trinh sát của Mỹ đã cùng lúc đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan ngày 31/01/2021.

backinh05

Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc bay ở eo biển Đài Loan trong một động thái hù dọa, ngày 18/09/2020.  © via Reuters – Taiwan National Defense Ministry

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, tổng cộng có bảy máy bay của Trung Quốc, gồm hai chiến đấu cơ J-10, 4 chiếc J-11 và một máy bay trinh sát Y-8 đã đi vào vùng phòng không gần đảo Pratas. Cùng lúc này, một chiếc máy bay trinh sát nhận dạng hàng không mẫu hạm của Mỹ cũng đi vào góc tây nam của quần đảo.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan không cho biết cụ thể tên và hành trình bay của máy bay trinh sát Mỹ như là đối với các chiến đấu cơ Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên Đài Loan nói đến sự hiện diện của một máy bay trinh sát Mỹ trong khi hầu như mỗi ngày Đài Bắc đều loan tin về các hoạt động không quân của Trung Quốc trong khu vực kể từ trung tuần tháng 9/2020.

Reuters nhắc lại hiếm khi nào Đài Bắc công khai nói về kiểu hoạt động quân sự này của Mỹ tại vùng nhận dạng phòng không ngoại trừ việc tầu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, mặc dù các nguồn tin ngoại giao và an ninh vẫn hay nói đến các nhiệm vụ không quân và hải quân của Hoa Kỳ gần đảo.

Căng thẳng tại eo biển Đài Loan gia tăng trong tuần trước, sau khi Đài Loan loan báo nhiều chiến đấu cơ và máy bay ném bom của Trung Quốc quần thảo trên không phận vùng đảo Pratas ở phía bắc Biển Đông do Đài Loan kiểm soát.

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/02/2021

**********************

Quân đi M ch trích các chuyến bay ca Trung Quc Bin Đông

VOA, 30/01/2021

Quân đi M ngày th Sáu nói rng các chuyến bay quân s ca Trung Quc trong tun qua Bin Đông là mt phn trong kiu hành vi gây bt n và gây hn ca Bc Kinh nhưng không đ ra mi đe da nào đi vi mt nhóm hàng không mu hm tn công ca Hi quân M trong khu vc.

backinh06

Hàng không mu hm USS Theodore Roosevelt tiến vào cng Đà Nng, Vit Nam, ngày 5 tháng 3, 2020.

“Nhóm hàng không mu hm tn công Theodore Roosevelt đã theo dõi cht ch mi hot đng ca Hi quân Gii phóng Nhân dân Trung Quc (PLAN) và Không quân (PLAAF), và không có lúc nào h đ ra mi đe da đi vi tàu, máy bay, hoc thy th ca Hi quân M, B Tư lnh Thái Bình Dương ca quân đi M cho biết trong mt phát biu.

Reuters dn li mt quan chc M n danh cho biết các máy bay ca Trung Quc không đến gn các tàu Hi quân M trong phm vi 250 hi lý (460 km).

B Tư lnh Thái Bình Dương Hoa K nhc li cam kết ca h tiếp tc các hot đng trong khu vc.

“Hoa Kỳ s tiếp tc điu máy bay, tàu thuyn và hot đng bt c nơi nào lut pháp quc tế cho phép, th hin quyết tâm thông qua s hin din ca chúng tôi trên khp khu vc, B Tư lnh Thái Bình Dương nói thêm.

Đài Loan trước đó báo cáo mt s máy bay ca lc lượng không quân Trung Quc đã bay vào góc tây nam ca vùng nhn dng phòng không ca h vào cui tun trước, gn qun đo Đông Sa do Đài Loan kim soát, bao gm các máy bay chiến đu và máy bay ném bom H-6 có năng lc ht nhân.

Hôm th Năm, B Quc phòng Trung Quc th hin ging điu cng rn đi vi Đài Loan, cnh báo sau hot đng quân s tăng cường vào cui tun trước gn hòn đo này rng “đc lp có nghĩa là chiến tranh” và rng các lc lượng vũ trang ca h hành đng đ đáp tr s khiêu khích và can thip ca nước ngoài.

Nguồn : VOA, 30/01/2021

**********************

Hoa Kỳ lên án Trung Quốc điều máy bay theo dõi tàu chiến Mỹ ở Biển Đông

RFA, 30/01/2021

Quân đội Mỹ hôm 29/1 ra tuyên bố lên án việc Trung Quốc trong tuần qua đã điều các máy bay quân sự tới Biển Đông vào khi đội tàu tác chiến của Mỹ cũng ở trong khu vực này, gọi đây là hành động gây mất ổn định trong khu vực và hiếu chiến của Bắc Kinh.

backinh7

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Đà Nẵng hôm 5/3/2020 - Reuters

Thông báo của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ viết: “Đội tàu hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Không quân và Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và họ đã không đặt ra mối đe doạ nào cho các tàu chiến của cũng như máy bay và thuỷ thủ của Hải quân Mỹ”.

Hãng tin Reuters trích lời một giới chức Mỹ giấu tên cho biết các máy bay của Trung Quốc bay cách tàu của Mỹ ở khoảng cách 250 hải lý (460 km).

Vào ngày 23/1 vừa qua, Mỹ đã điều đội tàu tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông thực hiện hoạt động thuộc chương trình bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực. Cũng trong cùng ngày, Trung Quốc đã điều hàng loạt máy bay chiến đấu bao gồm cả máy bay ném bom H-6 bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trên quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.

Một nguồn tin giấu tên cho Reuters biết Trung Quốc đã cố tình tập trận vào khi tàu sân bay Mỹ đi qua Eo Bashi vào Biển Đông.

Hôm 28/1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Đài Loan rằng việc đòi độc lập khỏi Trung Quốc cũng đồng nghĩa với chiến tranh, và các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang phản ứng trước những hành động gây hấn và can thiệp từ nước ngoài.

Trung Quốc cũng gọi việc Mỹ điều đội tàu tác chiến vào Biển Đông là gây mất hoà bình trong khu vực.

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và chỉ chờ được thống nhất. Bắc Kinh chưa bao giờ loại bỏ khả năng dùng vũ lực để lấy lại Đài Loan.

Nguồn : RFA, 30/01/2021

Additional Info

  • Author Thụy My, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn