Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vai trò của 'nhóm lợi ích cấp cao' có vẻ đang khiến chiến dịch chống tham nhũng trở nên 'nhạy cảm' hơn trước.

chong1

Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định đang quyết tâm chỉnh đốn Đảng

Ngày 11/3/2018 Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" có quy mô đặc biệt lớn với nhiều cán bộ công an 'bảo kê' và tham gia.

Sang ngày 14/3 Thanh tra chính phủ công bố kết luận báo cáo vụ "Mobifone mua AVG" liên quan đến nhiều cán bộ của một số các bộ ngành trung ương.

Đảng cộng sản Việt Nam càng quyết liệt chống tham nhũng các nhóm lợi ích càng lộ rõ bản chất.

Tham nhũng lớn nhỏ diễn ra trong chính quyền, gắn liền với nó là các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động ở cả ba cấp theo phân loại cán bộ cấp thấp, trung và cao.

Các cán bộ 'biến chất' ở cơ sở phường xã, phòng ban trong các công sở thường gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp bằng cách gây phiền hà, nại ra các lý do thủ tục hay 'bận công tác' để vòi vĩnh đưa hối lộ hoặc chiếm đoạt như khai khống tiền cứu trợ cho người nghèo, tham ô tiền đóng góp từ cộng đồng.

Nhóm lợi ích cấp thấp chỉ sản sinh tham nhũng 'vặt'.

Các cán bộ cấp trung 'thoái hóa' ở tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường trục lợi khi lạm dụng chức quyền để thao túng môi trường kinh tế hay pháp lý thay vì thực hiện chức trách và hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Họ tạo ra các 'ekip' bởi họ hàng, người thân trong guồng máy để dễ bề điều khiển, luồn lách hoặc hợp pháp hóa các quy trình thực thi chính sách. Họ có thể thâu tóm quyền lực và tạo ra 'vương quốc riêng' tại địa phương hay doanh nghiệp.

'Nhóm lợi ích cấp cao' ở bộ máy chính quyền trung ương trục lợi có xu hướng 'tự diễn biến' thông qua tham nhũng chính sách.

Họ thường là những kẻ cơ hội chính trị 'có thâm niên', cấu kết với nhau từ các bộ, ngành và lĩnh vực khác nhau tạo nên hệ thống quyền lực chi phối nhiều mối quan hệ phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi thể chế kinh tế và chính trị.

Các vụ đại án xử các đại gia ngân hàng như Phạm Công Danh, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… đến các nguyên lãnh đạo của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và Tập đoàn dầu khí (PVN)… với hàng chục bị cáo cũng vẫn chỉ là 'đụng chạm' đến 'nhóm lợi ích cấp trung'.

Ông Đinh La Thăng bị buộc tội 'cố ý làm trái' khi là chủ tịch PVN chứ không phải là khuyết điểm khi bộ trưởng hay ủy viên Bộ chính trị. Thậm chí những án kỷ luật đối với nguyên thứ trưởng Thoa, hay một số quan chức cấp tỉnh cũng chỉ là đơn lẻ.

Tuy nhiên, đến hai vụ điển hình nêu ở trên cho thấy trong vụ "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" đã có tướng công an bị khởi tố và nhiều cán bộ của ngành tham gia. Họ là những người bảo vệ pháp luật nhưng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Trong vụ "Mobifone mua AVG" Thanh tra chính phủ đã chỉ ra một loạt quyết định của các cán bộ các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An.

Họ cùng doanh nghiệp nhà nước Mobifone và tư nhân AVG thao túng chính sách trục lợi, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nươc trên 7006 nghìn tỷ.

Đây là 'nhóm lợi ích cấp cao', một trường hợp điển hình của hiện tượng 'cơ hội chính trị' tham nhũng chính sách.

Căn nguyên của tình hình cần phải được thẳng thắn nhìn nhận từ thể chế.

Ba lý do về thể chế

Trước hết, sở hữu nhà nước hay toàn dân đã tạo ra tách biết lớn giữa chủ sở hữu và người đại diện vốn nhà nước.

chong2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp

Những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập có 'độc lập' tương đối khi được ủy quyền từ nhà nước họ điều hành sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ trong bối cảnh thị trường còn nhiều khiếm khuyết, 'tranh tối tranh sáng' dễ nhanh thay đổi, nên dễ sa vào 'rủi ro đạo đức', báo cáo thiếu trung thực, nặng thành tích với cấp trên, chi phối cấp dưới và nhân viên, người lao động bằng các quy chế riêng phức tạp được diễn giải có lợi có lãnh đạo hoặc các chỉ đạo 'không văn bản'.

Thứ hai là tha hóa quyền lực. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Từ ngày đổi mới khi Đảng có chủ trương lấy thị trường là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cho phép các đảng viên và gia đình họ được làm giàu.

Trong điều kiện thiếu các thành tố và các nguyên tắc hoạt động của thị trường thì tha hóa quyền lực, lợi ích nhóm và tham nhũng là khó tránh khỏi.

Nhiều cán bộ lãnh đạo 'biến chất' giàu lên với bè nổi là 'các biệt phủ', cổ phần, cổ phiếu từ các doanh nghiệp sân sau… khi kê khai tài sản là nội bộ, không được giám sát công khai. Họ câu kết với nhau để bảo vệ tài sản chiếm đoạt.

Thứ ba, Đảng cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường là điều chưa có tiền lệ trong quá trình lịch sử phát triển của các quốc gia. Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đang có những vẫn đề nội tại về thể chế kinh tế và chính trị.

Chủ thuyết, mô hình phát triển cho đất nước chưa được nghiên cứu thấu đáo để có sự lựa chọn thuyết phục. Vì vậy thể chế thường gặp 'bất ổn' khi các chính sách được ban hành có nội dung kiểu 'dò đá qua sông'.

Sau hàng loạt bản án được tuyên trong các đại án xử các nguyên lãnh đạo các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế về 'tội cố ý làm trái', 'tham ô' … các vụ nêu ra ở phần trên đã được Đảng cộng sản Việt Nam nhận định là 'rất nghiêm trọng, phức tạp và nhạy cảm'.

Các vụ việc cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Đảng cộng sản Việt Nam quyết liệt chống tham nhũng để lấy lại niềm tin dân chúng, nhưng quá trình này nay đã dần sang giai đoạn khó khăn.

Nhất là khi 'các nhóm lợi ích cấp cao' đang phản ứng, như 'phản bác' lại Kết luận của Thanh tra chính phủ về vụ Mobifone mua AVG.

Câu hỏi nay là các vụ 'nhạy cảm' có làm Đảng thỏa hiệp, chùn bước ?

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : BBC, 19/03/2018

Tác giả Phạm Quý Thọ là Phó Giáo sư Tiến sĩ hiện sinh sống tại Hà Nội

Published in Diễn đàn

Kêu gọi ký tên giải quyết thảm họa Formosa (RFA, 27/03/2017)

Kêu gọi ký tên vào thỉnh nguyện thư kiến nghị giải quyết thảm họa môi trường Formosa tính đến ngày 27 tháng 3 thu thập được hơn 61 ngàn chữ ký.

keugoi0

Người Việt Nam tại Đài Loan biểu tình bên ngoài trụ sở công ty Formosa tại Đài Bắc ngày 10 tháng 8 năm 2016. AFP photo

Kiến nghị đăng tải công khai trên mạng ở địa chỉ https ://thamhoaformosa.com nhắc lại từ tháng 4 năm 2016 cho đến nay, rất nhiều gia đình tại khu vực xảy ra thảm họa dọc theo bờ biển các tỉnh bắc Trung bộ Việt Nam rơi vào cảnh khốn đốn vì không có công ăn việc làm và không được bồi thường thỏa đáng khiến hàng trăm ngàn lao động thất nghiệp, phải tha phương cầu thực.

Kiến nghị cũng nêu lên di họa nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân Việt Nam khi mà Formosa vẫn tiếp tục xả thải ra biển và chôn chất thải rắn ở đất liền.

Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào tuần rồi cho biết quan điểm của giáo dân xứ ông trước tình hình Formosa vẫn tiếp tục xả thải gây hại môi trường và công tác bồi thường chưa thỏa đáng :

"Tôi đã trực tiếp hỏi thăm người dân Phú Yên và biểu đạt công khai trước Nhà thờ thì họ quyết tâm tiếp tục đi khởi kiện. Tôi nói rõ với họ sẽ gặp khó khăn, thử thách, trở ngại từ nhà cầm quyền ; kể cả sự đàn áp đẫm máu như Song Ngọc vừa qua, thậm chí còn hơn thế nữa thì họ có dám đi không. Họ nói sẵn sàng đi khởi kiện để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình cũng như bảo vệ công lý, bảo vệ tương lai con cái, giống nòi của họ và bảo vệ đất nước".

Kiến nghị vừa nêu đặt mục tiêu đạt được 75 ngàn chữ ký và sẽ được gửi đến Chính phủ Đài Loan, Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), Liên Hiệp Âu Châu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á Châu cùng các tổ chức và hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế nhằm kêu gọi quốc tế hỗ trợ cũng như yêu cầu Chính phủ Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả môi trường đời sống của các nạn nhân tại Việt Nam.

******************

Facebooker Trần Minh Lợi bị tuyên 4 năm 6 tháng tù (RFA, 27/03/2017)

keugoi2

Facebooker Trần Minh Lợi (áo vàng) trước tòa. Photo courtesy of baophapluat

Chủ tài khoản Facebook ‘Diệt giặc nội xâm’, ông Trần Minh Lợi, được biết đến với hoạt động chống tham nhũng, bị tòa sơ thẩm tỉnh Dak Nông vào chiều ngày 27 tháng 3 tuyên án 4 năm 6 tháng tù với cáo buộc đưa hối hộ 90 triệu đồng.

Luật sư Phạm Công Út, một trong 6 người bào chữa cho ông Trần Minh Lợi, tại phiên sơ thẩm kéo dài từ ngày 22 tháng 3 ; sau khi tòa tuyên án cho Đài Á Châu Tự Do biết :

"Tòa tuyên 4 năm 6 tháng. Điều này không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi. Các luật sư xác định đây là mới giai đoạn sơ thẩm và hành trình này còn kéo dài đến giai đoạn phúc thẩm ; thậm chí sau phúc thẩm. Để minh oan cho một vụ án nào chúng tôi đều phải đi một hành trình dài lắm và đây là chặng đường đầu tiên. Có điểm là họ xử nhẹ hơn đề nghị ban đầu của Viện Kiểm Sát’.

Vào ngày thứ sáu 24 tháng 3 vừa qua, Viện Kiểm Sát đề nghị tòa tuyên mức án từ 5 đến 6 năm tù cho ông Trần Minh Lợi.

Bản thân ông Trần Minh Lợi một mực kêu oan cho rằng ông không làm gì sai trái mà chỉ đấu tranh với tệ nạn tham nhũng tràn lan hiện nay. Ông Lợi để nghị xem xét lại toàn bộ vụ án, xem lại mục đích, động cơ mà bản thân ông thực hiện.

Ông Trần Minh Lợi, 49 tuổi, chủ trang facebook ‘Diệt giặc nội xâm’, cư trú tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak. Ông này cho đăng trên đó những video clip, hình ảnh, tài liệu bằng chứng việc công an, cán bộ tham nhũng.

Trong cùng vụ án với ông Trần Minh Lợi, còn có 7 người khác bị đưa ra tòa ; trong đó có hai cán bộ.

Vào ngày 27 tháng 3, tòa án nhân dân tỉnh Dak Nong, tuyên bị cáo Lãnh Thanh Bình, nguyên cán bộ trinh sát Công an huyện Dak Mil, tỉnh Dak Nông 1 năm 6 tháng tù treo về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Bị cáo Nguyễn Văn Phúc, nguyên giám đốc Phòng giao dịch Đại Lộc, Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, chi nhánh Dak Lak 2 năm 6 tháng tù giam về tội nhận hối lộ 30 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ sau 3 năm thực hiện án tù.

Những người khác gồm Nguyễn Xuân An bị tuyên 1 năm 9 ngày tù giam và được trả tự do tại tòa vì đã thực hiện xong hình phạt ; Huỳnh Kim Cao Trí 1 năm tù giam, Huỳnh thị Cao Thương, Trương thị Lan, và Nguyễn thị Tý mỗi người 9 tháng tù treo về tội đưa hối lộ.

****************

Sinh kế của người khiếm thị (VOA, 26/03/2017)

Hát rong, tẩm qut là hai phương kế kiếm sng qua ngày quen thuc ca người khiếm th đ tránh phi da dm hay xin ăn, đ được t ch. Tuy nhiên, thi gian gn đây, hát rong b nhà nước cm, khách hàng tm qut ngày càng phc tp hơn, nên đi sng ca người khiếm th tr nên khó khăn, ngt ngt.

Ý niệm ngày đêm ca người khiếm th được phân bit thông qua âm thanh, ban ngày n ào, chn rn tiếng người, ban đêm tĩnh lng, thê thiết tiếng côn trùng. Chuyn kiếm chén cơm, manh áo ca h cũng khác xa nhng người mt sáng. Công vic ca h phi da hoàn toàn vào âm thanh và hành đng cùng vi bóng đêm cuc đi. Hát rong và tm qut, đó là hai ngh ph thông nht mà h chn đ nuôi thân, nuôi gia đình. Và đương nhiên, người khiếm th tm qut có th nói không chê vào đâu được.

Anh Định, mt khách hàng thường xuyên s dng dch v tm qut ca người khiếm th, chia s vi VOA Vit ng : "Cm nhn ca tôi khi đm lưng tm qut người mù là h được đào to bài bn, có tay ngh. Tôi là khách hàng có nhu cu là khi mi mệt sau nhng gi lao đng, tôi thường hay vào nhng quán đm lưng ca hi người mù đ tôi mượn h đm lưng, bm huyt, tôi s thy thoi mái hơn, đu óc thoi mái, tinh thn mnh khe".

keugoi3

Bt kì người khiếm th nào hát rong kiếm cơm cũng có cht ging truyn cm và đau đn mt cách l thường

Hát rong, có lẽ cũng hiếm có ai hát hay hơn nhng người mù. Bi ngoài ý nghĩa công vic kiếm cơm mi ngày, dường như nhng người mù đã ký thác tâm s, thân phn vào ging hát. Mi ln nh ch là mt ln t s vi s phn riêng chung. Có l do vy mà bt kì người khiếm th nào hát rong kiếm cơm cũng có cht ging truyn cm và đau đn mt cách l thường. Nhưng, đau đn hơn là công vic chân chính này đang b nhà nước cm, nhng người khiếm th kiếm cơm b đy vào tình trng phi pháp.

Anh Hải, mt người khiếm thị hát rong ch Đng Đăng, Lng Sơn, cho biết : "Thc ra vic không nhìn thy thì đi li rt khó khăn. Người ta thiết kế cho chúng em mt cây gy đ tránh xe, gà, vt, vt cn... Đó là khó khăn th nht. Khó khăn th hai là vic đi hát ca chúng em bị nhà nước cm. Chúng em mong mun nhà nước to điu kin đ anh em chúng em có th hành ngh".

Những đng tin l kiếm được t nhng ngày rong rui hát rong hay t nhng bui vt vã vi công vic tm qut, nn gân, day huyt, to thư giãn cho khách chưa bao giờ có th giúp h vượt qua cái nghèo, s thiếu thn hng ngày. Bi cho dù có tm qut gii ngh c nào đi na, người khiếm th vn được tr tin công rt thp so vi người mt sáng. Người hát rong có hát hay và có trách nhim vi ngh hát c nào vn b xếp vào nhóm hát rong ăn xin trong xã hi Vit Nam. Đó là chưa mun nói đến chuyn h có th b li dng, xúc phm. Nhưng h luôn t nh lòng phi biết tha th cho k đã xúc phm h.

Chị Liên, người khiếm th làm ngh tm qut, than th : "Em làm ngh này cũng rt khó, nht là em là con gái, nhiu khi cũng gặp khách kiu này kiu n, liên quan đến tin bc thì ít thôi nhưng nhiu người h buông nhng li rt khó nghe, nht ti em là con gái. Cũng có khách trêu gho, em mong sao là ti em đã khó khăn ri, nếu h đã vào đây ri thì ti em ch mong là họ có s tôn trng ti em chút thôi".

Anh Hùng, người khiếm th hát rong và tm qut t Hà Ni lên Lng Sơn kiếm sng, cho biết thêm : "Đc thù công vic ca ti em là tiếp xúc rt nhiu khách hàng. Trong đó có rt nhiu khách hàng h hiu biết, thông cm, chia sẻ vi ti em nhiu trong cuc sng. Nhưng cũng có nhiu khách không hiu mình, đôi khi h cũng ch l li chút thôi, nhng câu nói, h không thông cm cho mình lm ! Nhưng ti em như vy quen ri, cái ngh ca mình thì mình phi hết sc thông cm, không nên để cái t ái quá cao trong cuc sng. Như vy cũng không tt cho mình và cũng không giúp mình trong cuc sng. Mình phi làm sao đó hài hòa gia mình và khách hàng".

Những đa bé có đôi mt sáng được sinh ra trong gia đình các đôi v chng khiếm thị như mt tia hy vng thay đi tương lai ca h. Tuy nhiên, đ bước vào tương lai, nhng đa bé nghèo có cha m khiếm th luôn vp phi nhng mc cm bi s nghèo kh ca bn thân và s kỳ th ca xã hi, nht là mt xã hi cun trong vòng xoáy kim tin như Việt Nam hin nay. Nhng người khiếm th vn chưa bao gi thoát được bóng đêm cuc đi đang bao ph ly họ.4

********************

PetroVietnam và ExxonMobil hợp tác dự án Cá Voi Xanh (RFA, 27/03/2017)

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ ký kết thỏa thuận hợp tác trong dự án mỏ khí Cá Voi Xanh.

petro1

Giao diện trang web Petrovietnam. Captured photo

Lễ ký kết diễn ra hôm 26 tháng 3, tại Quảng Nam, trong "Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam 2017" với sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Theo thỏa thuận vừa ký kết, ExxonMobil sẽ đầu tư vào Mỏ khí Cá Voi Xanh 1 giàn đầu giếng để xử lý tách nước ngoài khơi, 4 giếng khai thác và một đường ống dài 88 km nối vào bờ biển Chu Lai.

Phía PVN sẽ đầu tư vào một nhà máy xử lý khí và một nhà máy điện, xây dựng tại huyện Núi Thành và dự kiến vận hành vào năm 2023.

Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh ước tính sẽ khai thác từ 9 đến 10 tỷ m3 sản lượng khí hàng năm, trong đó khoảng 1 tỷ m3 sẽ kết nối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quốc.

Tại "Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam 2017", tỉnh Quảng Nam ký kết hợp tác tổng cộng 24 dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 16 tỷ Mỹ kim.

*******************

Bốn phóng viên Việt Nam bị bắt vì sai phạm (BBC, 27/03/2017)

keugoi5

Ảnh minh họa  - AFP

Ba phóng viên, trong đó có trưởng đại diện văn phòng báo Kinh doanh và Pháp luật ở Hải Phòng, vừa bị bắt hôm 24/3 vì hành vi "lợi dụng danh nghĩa nhà báo để cưỡng đoạt tiền của nhân dân".

Công an Thành phố Hải Phòng cho hay đã bắt quả tang ông Phan Thành Long, phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật, "có hành vi đe dọa người dân là sẽ đăng trên báo Kinh doanh và Pháp luật vì vi phạm nguyên tắc xây dựng" để tống tiền.

Qua điều tra, Công an Hải Phòng phát hiện ông Phan Văn Thương, Trưởng văn phòng đại diện báo này ở Hải Phòng đã tổ chức cho các phóng viên và cộng tác viên trong đó có ông Long, nắm "các hộ gia đình, các tổ chức xã hội có dấu hiệu vi phạm về quản lý xã hội thì đến dọa đăng báo nếu không chịu nộp tiền".

Công an đã bắt ông Phan Văn Thương, khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của ông về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Một phóng viên khác của Kinh doanh và Pháp luật ở Hải Phòng là Phạm Văn Tân cũng bị bắt.

Theo Công an Thành phố Hải Phòng, nhóm này đã thực hiện hành vi phạm tội "trong thời gian dài và thu tiền của nhiều người".

Ban biên tập báo Kinh doanh và Pháp luật, thuộc Trung ương Hội Marketing Việt Nam, hôm thứ Hai 27/3 thừa nhận sự việc và ra thông cáo "coi đây là một vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm vẩn đục môi trường báo chí cách mạng cần phải vạch trần và xử lý nghiêm để làm gương".

Trong khi đó, một người thuộc báo Bảo vệ Pháp luật, văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt tối 25/3 vì nghi "liên quan tới một vụ lừa đảo chạy án".

Bảo vệ và Pháp luật là báo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Báo Tuổi Trẻ cho hay nghi can là lãnh đạo văn phòng đại diện của tờ báo ở Thành phố Hồ Chí Minh, bị Công an phường 8 quận Phú Nhuận bắt vì liên quan chạy án cho một gia đình có ba người bị bắt giữ, xử lý về hành vi cố ý gây thương tích.

Báo này cũng nói nghi can bị bắt đã nhận 100 triệu đồng của gia đình nhưng đòi thêm 500 triệu để chạy giảm án.

Published in Việt Nam