Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

CPTPP và mối tình tay ba Việt – Đài – Trung

Nguyễn Quốc Tấn Trung, Luật Khoa, 01/10/2021

Việt Nam chọn ai ?

cptpp1

Từ trái qua : Nguyễn Phú Trọng (Việt Nam), Tập Cận Bình (Trung Quốc) và Thái Anh Văn (Đài Loan). Ảnh gốc: Google Maps/Reuters/ Bloomberg. Đồ họa: The Vietnamese.

Chỉ một tuần sau khi Trung Quốc nộp đơn chính thức để được xem xét trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), Đài Loan cũng đề nghị  tham gia vào hiệp định thương mại tự do quan trọng này [1]. Theo giới chức Đài Loan, họ đã chuẩn bị, tham vấn, nghiên cứu vấn đề này từ lâu, dường như muốn lý giải rằng việc họ đệ đơn ngay sau Trung Quốc chỉ là sự trùng hợp.

Cùng lúc đó, có thông tin về việc đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm trực tiếp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. [2] Những câu hỏi liệu Trung Quốc có đang nhắc nhở Việt Nam về việc hạn chế con đường gia nhập CPTPP của Đài Loan hay không đã được phóng viên quốc tế gợi ý trong buổi họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 23/9 mới đây [3].

Câu trả lời của bà Lê Thị Thu Hằng, như mọi khi, là một câu nói nước đôi và nhấn mạnh vào vai trò tập thể của các thành viên còn lại của CPTPP. Nhưng rõ ràng nó không trả lời cho câu hỏi liệu Việt Nam có dùng quyền thành viên của mình để phản đối Đài Loan gia nhập cùng lúc với Trung Quốc hay không. Điều này đặc biệt quan trọng khi chính quyền Bắc Kinh đã thể hiện rõ rằng mình không bằng lòng với đơn xin gia nhập của Đài Bắc [4].

***

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc và Đài Loan kèn cựa nhau về việc tham gia vào một tổ chức thương mại quốc tế lớn.

Đầu thiên niên kỷ này, Trung Quốc đã chạm đích trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế  (WTO) vào năm 2001, vừa trước Đài Loan một năm. Sự hiện diện và vai trò ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trên chính trường quốc tế đồng nghĩa với việc Đài Loan không thể lấy bất kỳ tên gọi nào khác có ngoài một cái tên vô hồn "Separate Customs Territory of Taiwan, Penghu, Kinmen and Matsu" (thường được gọi ngắn là Chinese Taipei) [5].

Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, cần nhớ rằng WTO còn có Hoa Kỳ, người bạn lớn của Đài Loan, và ở thời điểm đó, Việt Nam vẫn còn loay hoay đọc hiểu những quy định của tổ chức này (Việt Nam gia nhập chính thức WTO vào năm 2005).

Nay, khi CPTPP không còn Hoa Kỳ, Việt Nam lại đang đóng vai thành viên sáng lập, liệu tương lai của Đài Loan với hiệp định này có bị hai người anh em cùng đảng Đông Á ngăn cản ?

cptpp2

Vị trí địa lý của Đài Loan trong tương quan với Việt Nam và Trung Quốc. Ảnh : KOAM.

Thủ tục và ngôn ngữ tiếp nhận thành viên mới của CPTPP

Điều mà độc giả cần lưu ý trước tiên là quy định của CPTPP. Theo đó, chương về Quá trình Gia nhập (Accession Process có vài điểm đáng chú ý [6].

Đầu tiên là việc chương này không dùng thuật ngữ quốc gia (nation-state hay state) để gọi các thành viên, thay vào đó là từ "nền kinh tế" (economy). Ví dụ, trong thủ tục thông báo, CPTPP quy định : "Khuyến khích các nền kinh tế tiếp cận và thương thảo không chính thức với các thành viên về mong muốn tham gia vào CPTPP trước khi đệ trình đơn gia nhập chính thức" (Aspirant economies are encouraged to engage informally with all CPTPP Signatories…).

Như vậy, ở một mức độ nào đó, có thể thấy CPTPP đã tính trước đến việc cho phép các vùng lãnh thổ chưa thể có danh tính quốc gia tham gia vào Hiệp định.

Vấn đề khác là, tương tự như WTO, CPTPP cũng dành khá nhiều thời gian yêu cầu các nền kinh tế muốn gia nhập phải làm tốt quá trình tham vấn các thành viên (consultation process) và từ đó tạo điều kiện cho Hội đồng CPTPP (the Commission) chính thức khởi động quá trình đàm phán (negotiation process). Đây có lẽ là lý do chủ yếu khiến Đài Bắc phải đẩy nhanh tiến trình tham vấn quốc gia thành viên và khởi động quá trình đàm phán trước khi Trung Quốc trở thành thành viên của tổ chức này.

Đài Loan hiểu rõ tính ương ngạnh của đại lục và những lý luận cùn mà họ có thể viện dẫn trong mối quan hệ giữa hai vùng lãnh thổ.

Dù không ngăn được Đài Loan trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc chưa bao giờ chấp thuận để Đài Loan sử dụng các công cụ của WTO để giải quyết tranh chấp giữa hai nền kinh tế. Ví dụ, trong năm 2003, sau khi cả hai cùng là thành viên của WTO, Trung Quốc đột ngột hạn chế nhập khẩu polyester từ Đài Loan mà không có thông báo hay giải thích rõ ràng [7]. Khi Đài Loan vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, phía Bắc Kinh ngúng nguẩy từ chối bảo rằng đây là "việc nội bộ của Trung Quốc".

Gia nhập trước hoặc cùng lúc với Trung Quốc là cơ hội duy nhất để Đài Loan có thể trở thành một thành viên của CPTPP mà không gặp quá nhiều những rào cản từ chính người anh em cùng mẹ khác cha của mình. 

Nhưng còn câu chuyện đàm phán với từng thành viên thì sao ?

cptpp3

Một công ty của tập đoàn Đài Loan Foxconn ở Bắc GIang. Ảnh: VietnamNews.

Việt Nam chọn ai

"Chọn" là một từ hơi mạnh. 

Nếu thật sự buộc phải chọn, không quốc gia nào dám chọn Đài Loan cả. 

Nói đúng hơn phải là, Việt Nam có vì tình bạn 16 chữ vàng với Trung Quốc mà gây khó dễ hay công khai phản đối việc Đài Loan trở thành thành viên trước mặt Hội đồng CPTPP hay không ?

Hành vi này đòi hỏi sự cam kết và lòng trung thành chính trị vững vàng với Trung Quốc. Người viết không tin rằng Việt Nam thật sự có đủ can đảm làm điều đó.

Bằng chứng mắt thấy tai nghe đầu tiên là Việt Nam không dám đứng chung hàng ngũ với 65 quốc gia lên án việc các quốc gia phương Tây sử dụng nhân quyền như là một công cụ để "can thiệp" vào nội bộ Trung Quốc, ngay trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Human Rights Council) [8].

Có thể, Việt Nam vẫn bằng mặt không bằng lòng với Trung Quốc về nhiều vấn đề quan trọng, mà đặc biệt là Biển Đông. 

Có thể Việt Nam tin rằng việc các hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra tại Trung Quốc và việc can thiệp là cần thiết. 

Nhưng dù lý giải ra sao đi nữa, có thể thấy chính quyền Hà Nội dường như cũng không tin tưởng mù quáng vào tình bạn trung thành với Bắc Kinh, hoặc ít ra là nó không được son sắt như quan hệ của Pakistan hay một số quốc gia châu Phi khác với Trung Quốc.

Mặt khác, cũng không thể xem thường mối quan hệ bang giao thực dụng (pragmatic diplomacy) giữa Việt Nam và Đài Loan.

Đài Loan là một trong những nền kinh tế đầu tiên đổ tiền vào thị trường mới mở cửa của Việt Nam, và hiện nay vẫn đang tiếp tục là nhà đầu tư lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau ba anh đại khác của khu vực là Hàn, Nhật và Singapore (bất ngờ là tổng đầu tư của Trung Quốc chỉ đứng thứ bảy) [9]. Nói về con số, các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đài Loan đang vận hành gần 2.500 dự án với tổng giá trị lên đến hơn 30 tỷ Mỹ kim [10]. Tổng giá trị mậu dịch song phương cũng lên đến 16 tỷ Mỹ kim với hàng loạt các ngành nghề từ sản xuất cho đến dịch vụ du lịch [11].

Hiển nhiên, so với con số 100 tỷ Mỹ kim giữa Việt Nam và Trung Quốc thì con số này chỉ là tép muỗi [12]. Song nếu cân nhắc việc Việt Nam vẫn còn tiếp tục nhập siêu từ Trung Quốc, lợi ích từ những đồng đô-la Mỹ do thương nhân Đài đem đến tận nơi tận chỗ là không thể chê bai.

Theo quan sát của giáo sư Samuel C. Y. Ku từ những năm 1999, việc Đài Loan đầu tư sớm và quyết liệt vào Việt Nam không đơn thuần chỉ là để tận dụng nguồn lực giá rẻ của quốc gia này [13]. Việt Nam, theo đó, là một phần quan trọng trong chính sách Hướng Nam (Southward policy) của Đài Loan với kỳ vọng rằng sự kết nối chặt chẽ về mặt kinh tế sẽ giúp ràng buộc các mối quan hệ bang giao hơn. Ông cũng nói thêm, tính đến năm 1995, Việt Nam là quốc gia nhận nhiều viện trợ nhất của Đài Loan (dù các số liệu này không còn dễ tìm trong giai đoạn hiện nay).

Việt Nam nối biển cùng Đài Loan và nằm ở đường biên giới quan trọng nhất phía Nam của Trung Quốc, khóa đường ra biển của Bắc Kinh. Với vị trí chiến lược này, có thể thấy kỳ vọng của Đài Loan để nâng cấp mối quan hệ Đài – Việt trở thành "substantive relations" (quan hệ thực chất) là điều dễ hiểu. Đổi lại cho Việt Nam, nguồn cung đầu tư đều đặn từ Đài Loan cùng khả năng nâng cấp chất lượng lao động phổ thông nhờ sự hiện diện của các công ty phần cứng, bán dẫn hàng đầu thế giới như Foxconn là một cơ hội không thể bỏ qua.

***

"Đi hai hàng" trong quan hệ quốc tế đã trở thành thói quen khó bỏ của các chính khách Việt Nam, và thật sự thì nó cũng giúp mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn cho các đời chính phủ. Trong bối cảnh đó, Đài Loan vẫn là một người bạn "còn dùng được". Đứng ra thay mặt Trung Quốc để trực tiếp chống lại khả năng gia nhập CPTPP của đảo quốc Đài Loan chắc chắn không phải một hành vi sáng suốt trong tư duy về quan hệ quốc tế của nhà nước Việt Nam.

Nguyễn Quốc Tấn Trung

Nguồn : Luật Khoa, 01/10/2021

Chú thích :

1.  Reuters. (2021, September 22). Taiwan applies to join Pacific trade pact week after China

2.  Xi Jinping Speaks with General Secretary of the Communist Party of Vietnam Central Committee Nguyen Phu Trong on the Phone. (2021). Embassy of the PRC. 

3.  Vietnam willing to share information with China in its drive to join CPTPP. (2021, September 22). Talk Vietnam. 

4.  Kwan, C. (2021, September 24). Taiwan’s bid to enter CPTPP meets firm opposition from China. ZDNet. 

5.  WTO | Separate Customs Territory of Taiwan, Penghu, Kinmen and Matsu – Member information. (2021). WTO. 

6.  Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) – Accession Process. 

7.  China-Taiwan tug of war in the WTO HW Cho – Asian Survey, 2005 – JSTOR. 

8.  65 countries express opposition to interference in China’s internal affairs at UN Human Rights Council. (2021). Global Times. 

9.  A. (2021, August 23). Xếp hạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Luật VN, Tư Vấn Luật Việt Nam. 

10.  AsiaNews.it. (2021). Since 1990 economic relations between Vietnam and Taiwan have grown ever closer. AsiaNews. 

11.  Taiwan-Vietnam Economic Relati... (2021). Bureau of Foregin Trade. 

12.  Nguyen, D. (2020, November 20). China-Vietnam trade soars past $100 bln. VnExpress International – Latest News, Business, Travel and Analysis from Vietnam. 

13.  KU, S. C. Y. (1999). The Political Economy of Taiwan’s Relations with Vietnam. Contemporary Southeast Asia21(3), 405–423. 

*************************

Việt Nam nên làm gì trước quyết định gia nhập CPTPP của Đài Loan

Nguyễn Nam Cường, RFA, 27/09/2021

CPTPP tht là hp dn

Chưa đy mt tun sau khi Trung Quc chính thc đ đơn xin gia nhp Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngày 22/9, Đài Loan đã đưa ra mt tuyên b tương t, đng thi thông báo cho tt c các nước thành viên hip đnh đ tìm kiếm s ng h.

cptpp4

Lãnh đạo 11 nước thành viên CPTPP chụp hình ở Santiago, Chile hôm 8/3/2018 - AFP

CPTPP là hip đnh thương mi t do có tiêu chun cao nht thế gii, bao gm 11 nước thành viên, có quy mô dân s 500 triu người, chiếm 13% tng lượng kinh tế toàn cu. Hin nay, có ba nn kinh tế đã np đơn xin gia nhp hip đnh này, đó là Vương quc Anh sau tròn mt năm ri khi Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quc và Đài Loan.

Đài Loan np đơn xin gia nhp CPTPP vào ngày 22/9 đã khiến Trung Quc tc gin. Bc Kinh luôn coi đo Đài Loan là mt trong nhng tnh ca mình và không có quyn tr thành mt quc gia đc lp.

Mt s chuyên gia kinh tế nhn xét Trung Quc có trình đ thương mi chưa đt tiêu chun ca CPTPP. Tuy nhiên, ch năm ngày sau khi ký hip đnh Hip đnh Đi tác Kinh tế Toàn din Khu vc (RCEP) vào tháng 11/2020, Ch tch Tp Cn Bình đã tuyên b s tích cc xem xét gia nhp CPTPP.

Đến ngày 13-14/9, y viên Quc v kiêm B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh đã đến thăm Singapore, đích thân truyn ti thông tin Ch tch Tp Cn Bình mun Trung Quc gia nhp CPTPP và B Ngoi giao Singapore đã th hin s "hoan nghênh" trong tuyên b chính thc. Trong vòng ba ngày sau đó, Trung Quc đã chính thc đ đơn xin gia nhp.

Trong khi đó, Đài Loan đã th hin mong mun gia nhp CPTPP t rt sm. Trong bài din văn nhm chc năm 2015, người đng đu chính quyn Đài Loan Thái Anh Văn nhn mnh mong mun dn dt Đài Loan gia nhp Hip đnh Đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và RCEP. Tháng 3/2018, khi 11 nước thành viên chính thc ký kết CPTPP, bà Thái Anh Văn li ch th dc toàn lc, chun b sn sàng tham gia. Phát biu ti thành ph cng Keelung min Bc Đài Loan ngày 24/9, Tng thng Thái Anh Văn cho biết hòn đo này rt mnh v công ngh và sn sàng gia nhp khi. Bà nói :"Vic tham gia CPTPP s cng c v thế chiến lược, kinh tế và thương mi toàn cu quan trng ca Đài Loan, đng thi hi nhp sâu rng hơn na vi thế gii".

Ai s ng h Đài Loan ?

Đi din thương mi hàng đu ca Đài Loan John Deng ngày 23/9 nhn đnh rng n lc gia nhp CPTPP ca Đài Loan s đi mt vi ri ro đáng k nếu Trung Quc được chp nhn trước. Phát biu ti cuc hp báo hôm 23/9, nhà đàm phán John Deng cho biết : "Trung Quc đã và đang cn tr s hin din quc tế ca Đài Loan. Nếu Trung Quc được gia nhp CPTPP trước chúng ta, điu đó chc chn s đt ra nguy cơ vi vic Đài Loan gia nhp khi thương mi. Đó là mt s tht hin nhiên. Đơn xin gia nhp CPTPP ca Đài Loan ch yếu là đ phc v li ích ca chúng tôi, li ích ca các công ty ca chúng tôi và vì mc đích lp kế hoch kinh tế dài hn, và nó không liên quan gì đến mc tiêu ca các nước khác hay bình lun ca Trung Quc v đơn đăng ký ca chúng tôi".

Nht Bn là nn kinh tế ln nht kiêm Ch tch luân phiên năm nay ca CPTPP. Liên quan đến vn đ này, ngày 24/9, Nht Bn đã hoan nghênh vic Đài Loan xin gia nhp CPTPP và đánh giá cao các giá tr ca Đài Loan v dân ch và pháp quyn. B trưởng Kinh tế Nht Bn Yasutoshi Nishimura nói trong mt cuc hp báo :"Chúng tôi coi Đài Loan là mt đi tác rt quan trng mà chúng tôi chia s các giá tr nn tng như t do, dân ch, nhân quyn và pháp quyn".

Mt quan chc Nht bn cho biết mc dù Đài Loan luôn sn sàng tham gia CPTPP, nhưng toàn b quá trình gia nhp có th mt mt năm hoc dài hơn.

Đài Loan đã có các tha thun thương mi t do vi hai thành viên ca CPTPP là New Zealand và Singapore, đng thi tn không ít n lc đ tham gia tha thun CPTPP trong sut nhiu năm qua. Tng thng Thái Anh Văn thm chí còn coi đây là mc tiêu cho nhim k cui ca mình. Tuy nhiên, Trung Quc phn đi mi đng thái ci m vi Đài Loan, thc tế chc chn s khiến các cuc tho lun gia Bc Kinh, Đài Bc và 11 quc gia thành viên CPTPP tr nên khó khăn.

Vic kết np thành viên mi đòi hi s đng thun t tt c các thành viên cũ, vì vy Trung Quc nhiu kh năng s phn đi đơn xin gia nhp t Đài Loan nếu nước này được CPTPP chp nhn trước, và ngược li.

Đài Loan đã không th tham gia mt s cơ quan quc tế do s phn đi ca Trung Quc, vn luôn xem Đài Loan là mt phn lãnh th ca mình. Tuy nhiên, nhiu chuyên gia cho rng có nhng mô hình kh thi khác đ m cánh ca gia nhp CPTPP cho Đài Loan. Hòn đo dân ch này là thành viên ca Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), bên cnh Trung Quc, bi APEC đnh hình là mt din đàn gm"các nn kinh tế" thay vì "các quc gia thành viên" (Hong Kong cũng là thành viên ca APEC). Trung Quc thường thng thng phn đi vic kết np Đài Loan ti các t chc xác đnh thành viên là các quc gia đc lp. Đài Loan cũng tham gia WTO vi tư cách"vùng lãnh th hi quan", đa v tương t Hong Kong và Macau.

Đài Loan đã np đơn đăng ký ca mình vi tên gi"Lãnh th Thuế quan riêng bit Đài Loan, Bành H, Kim Môn, và Mã T" mà h đã s dng khi gia nhp T chc Thương mi Thế gii (WTO). Ông John Deng nói rng Đài Loan đã s dng tên gi này nhiu ln trong các cuc đàm phán vi các quc gia khác và là tên gi ít gây tranh cãi nht.

Theo quy đnh ca CPTPP, bt k quc gia thành viên nào trong khi này cũng có th ph quyết đơn xin gia nhp nên Bc Kinh s tìm kiếm các mt xích yếu trong s 11 thành viên hin ti ca nhóm đ ngăn chn n lc ca Đài Bc. Trong s các thành viên này, Nht Bn và Australia được cho là s ng h mnh m n lc ca Đài Bc. Canada là quc gia có th s ng h Đài Loan. Ngoài ra còn có New Zealand và Singapore s khó t chi Đài Loan vì c hai đu đang có hip ước thương mi t do vi hòn đo này, còn Malaysia lên tiếng ng h đơn xin gia nhp ca Bc Kinh nên cho thy Kuala Lumpur có th phn đi Đài Loan.

Vit Nam s phn ng ra sao ?

V phía Vit Nam, theo phát ngôn viên ca B Ngoi giao thì Vit Nam rt hoan nghênh Trung Quc là thành viên và sn sàng chia s thông tin và kinh nghim đ Trung Quc tham kho trong quá trình chun b đáp ng các yêu cu do CPTPP đưa ra. (1)

Vy Vit Nam nên đưa quyết đnh như thế nào trong trường hp Đài Loan ? Nên nh Đài Loan và Vit Nam có rt nhiu liên h t văn hóa đến kinh tế. Nhiu doanh nghip Đài Loan đã đến Vit Nam đu tư t rt sm, ngay khi Vit Nam mi m ca. Công ty Phú M Hưng là mt ví d c th. Chưa k có rt nhiu người Vit Nam đang sinh sng, làm vic và hc tp ti hòn đo này.

Giáo sư Trn Văn Th - chuyên gia kinh tế ln t Nht Bn đưa ra li khuyên cho Vit Nam : "Nếu hu hết các nước trong CPTPP đu đng ý cho Đài Loan tham gia mà ch có Vit Nam phn đi thì rt không hay. Đài Loan có quan h kinh tế (đu tư và mu dch) khá mt thiết vi Vit Nam. Nếu phn đi Đài Loan, Vit Nam s phi gii thích vi cng đng quc tế như thế nào ? Nếu nói là mun tôn trng ch trương ch có mt Trung Quc thì trong trường hp này không có sc thuyết phc lm và gây n tượng là b Trung Quc tác đng.

Theo tôi Vit Nam không nên phn đi Đài Loan. Vit Nam nên đng ý cho c Trung Quc và Đài Loan tham gia. Vit Nam có th ch trương phân ly chính tr và kinh tế mà trường hp này CPTPP ch là t chc thúc đy hp tác kinh tế. Trong quá kh đã có hai tin l c Trung Quc và Đài Loan đu là thành viên trong t chc khu vc hoc quc tế. Đó là Din đàn Kinh tế Á Châu Thái bình dương (APEC) và T chc Thương mi Thế gii (WTO). APEC ra đi năm 1989, c Trung Quc và Đài Loan gia nhp năm 1991. WTO ra đi năm 1995, Trung Quc gia nhp năm 2001 và Đài Loan năm 2002.

Mong thy bn lĩnh ca Vit Nam trước cc din mi ca CPTPP".

Nguyễn Nam Cường

Nguồn : RFA, 27/09/2021

Published in Diễn đàn