Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổ chức lao động quốc tế ILO có bề dày lịch sử bảo vệ quyền lợi công nhân toàn thế giới. Việt Nam, là thành viên của ILO, hơn nữa đã cam kết thỏa thuận CPTPP nên cần thiết thực hiện mở cửa cho người lao động tự do thành lập nghiệp đoàn, công đoàn. Điều này còn phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp mà tổng bí thư-chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đang làm trưởng ban.

congdoan1

Công nhân Pouyuen Việt Nam đình công để phản đối quy định mới về Bảo hiểm xã hội gần đây.

Trong một nhà máy, có cả trăm công nhân thì cần bao nhiêu công đoàn ? Trong một ngành nghề cần bao nhiêu nghiệp đoàn là đủ ? Một hay hai hay ba, chúng tôi có cuộc tổng hợp ý kiến của nhiều người dân xung quanh vấn đề nhạy cảm này.

"Nói theo kiểu Việt Nam : "Có hai thằng để chọn chẳng sướng hơn ư ?", bạn đọc Võ Hoàng Tùng của Việt Nam Thời Báo trả lời nhanh gọn.

Phản đối ý kiến của anh Võ Hoàng Tùng, một bạn nữ nặc danh không dùng tên thật bình luận : "Tôi thì thấy Việt Nam mình đâu cần cái gọi là công đoàn độc lập, công đoàn hiện nay đã có chức năng nhiệm vụ rõ ràng rồi, cái gọi là công đoàn độc lập được tổ chức ra trong tình hình hiện nay thì ai quản lý, lấy cái gì mà hoạt động. Hơn nữa cũng như tôi coi công đoàn là người bảo vệ chính đáng của mình thì cái thứ mà các người gọi là công đoàn độc lập là cái thứ gì, đại diện cho ai ?".

Ý của bạn nữ này là chỉ cần công đoàn quốc doanh theo ý hệ Marx-Lenin là đủ rồi. Lưu ý rằng bạn nữ này dùng tài khoản ảo để bình luận chứ không tự tin sử dụng tên thật.

Chuyên gia tâm lý giáo dục Lã Minh Luận cho hay : "Luật mà cộng sản ra là không bao giờ đúng với người lao động". Còn cô giáo Lã Minh Luận quả quyết : "Mình hơn chục năm làm chủ tịch Công đoàn rồi. Tay sai cho chúng mà thôi. Công đoàn phải thật sự đứng về người lao động".

Từ nước Pháp, giáo sư Nguyễn Thái Sơn nhận định : "Thiếu pháp trị và một nền báo chí tư do, xã hội ta khó thăng tiến lên đươc vị thế của các nước phát triển ! E rằng Việt Nam sẽ còn mãi lẹt đẹt trong vị trí của một nền kinh tế với thu nhập trung bình thấp làm gia công cấp thấp !".

Có nhiều câu hỏi phải chất vấn Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Chủ tịch Quốc hội là biết. Bà từng là bộ trưởng Lao động. Chẳng có mánh khóe ăn chặn chấn lột nào của bọn đầu nậu môi giới xuất khẩu lao động mà bà Kim Ngân không biết. Bảo kê làm ngơ cho bọn trộm cướp cũng là một cách ngồi lu loa mà ăn tiền to trở thành dịch bệnh trong bộ này. Các đời bộ trưởng lao động, trước khi hết nhiệm kỳ sắp bị đuổi về hưu nên ra sức bảo kê, tham ăn cuồng điên.

Một tờ báo có thế mạnh về công đoàn là báo Lao động thì dường như ngại phải đề cập đến danh từ "nghiệp đoàn độc lập". Thay vào chỗ trống là những nội dung chẳng mấy liên quan : bóng đá, chân dài...".

Tổ chức lao động quốc tế ILO có bề dày lịch sử bảo vệ quyền lợi công nhân toàn thế giới. Việt Nam, là thành viên của ILO, hơn nữa đã cam kết thỏa thuận CPTPP nên cần thiết thực hiện mở cửa cho người lao động tự do thành lập nghiệp đoàn, công đoàn. Điều này còn phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp mà tổng bí thư-chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đang làm trưởng ban.

Người Việt phải đi mưu sinh vật vờ ở xứ người, mà còn bị bọn quan tham, bọn môi giới cò mồi liên quan đến bộ lao động-thương binh-xã hội, những cán bộ công đoàn quốc doanh con ông cháu cha... ăn chặn và ăn bớt. Những người xuất khẩu lao động dám nói thẳng nói thật, nếu không có nghiệp đoàn độc lập thì ai sẽ bảo vệ họ khi về Việt Nam ?

Một bạn đọc của Việt Nam Thời Báo, anh Trần Vinh đề nghị rằng : "Công đoàn độc lập cần tuyên truyền và giải thích cho người lao động, dám bảo vệ những quyền lợi thiết thân cho người lao động. Dần dần họ sẽ nhận ra, và khi đã nhận ra thì họ sẽ ủng hộ".

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 06/06/2019

Published in Diễn đàn

Vừa rồi, nhân vụ 10.000 công nhân đang làm trong công ty giày da ở Trà Vinh bị đuổi việc, ở Sài Gòn có một vị giáo sư đang dạy ngành nhân học (anthoropology/anthropologie) tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đặt câu hỏi rằng : Có doanh nghiệp nào đứng ra nhận 10.000 công nhân đó vào làm lại không ?

congdoan0

Có doanh nghiệp nào đứng ra nhận 10.000 công nhân đang làm trong công ty giày da ở Trà Vinh bị đuổi việc đó vào làm lại không ? - Ảnh minh họa

Câu hỏi mà vị giáo sư nọ đưa ra cần phải được trả lời một cách chính thức bởi các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong trường hợp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - tổ chức đã ăn tiền phần trăm của 10.000 người công nhân công ty giày da Mỹ Phong đó phải có nghĩa vụ phải tìm cho họ một công việc mới, bằng cách liên hệ với các doanh nghiệp đã có sẵn mối quan hệ mật thiết với Tổng Liên đoàn. 

Người đời có câu : "Đã ăn của ai thì phải làm cho tốt !". Tổng Liên đoàn Lao động Viêt Nam đã ăn của biết bao công nhân Việt Nam rồi thì không được trốn tránh trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho công nhân của họ. Ngoài việc không công bố chi tiết thu chi những khoản mà hàng triệu công nhân đóng nguyệt liểm hàng tháng, công đoàn nhà nước này còn cố tình giấu không cho công nhân biết về các phương thức đòi quyền lợi của mình.

Nước Pháp là một xứ có các nghiệp đoàn được quyền hoạt động tự do đến mức mãnh liệt. Hàng ngàn nghiệp đoàn trong cả nước tập hợp thành vài liên đoàn lao động (conféderation). Mỗi liên đoàn có một bản sắc riêng, một tư tưởng nghiệp đoàn nổi bật. Nhiều liên đoàn như vậy cạnh tranh sòng phẳng với nhau, đẩy chất lượng và thái độ phục vụ người công nhân lên cao. Giới chủ ở Pháp rất ngại đuổi việc một nhân viên lâu năm, dù người đó không còn khỏe mạnh để cho năng suất như trước. 

Hàng hàng không quốc gia Pháp Air France là một ví dụ. Tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn Việt Nam, chúng ta dễ dàng thấy, ngược với các hãng hàng không khác trưng ra toàn tiếp viên nữ chân dài trẻ đẹp, đoàn tiếp viên Air France chủ yếu là các phụ nữ U40 trở lên. Các bà này được ăn học đầy đủ, quyền hành rất lớn, giám đốc cũng phải nể. Mỗi bà tiếp viên ấy dù cấp thấp đến mức nào cũng có thể tạo ra một cuộc đình công làm tê liệt cả ngành hàng không Pháp. Cho nên, các ông chủ hãng không bao giờ dám nặng lời với bất kỳ một bà nào trong số đó, đừng nói là đuổi việc vô cớ. 

Trở lại câu chuyện các công đoàn ở Việt Nam. Không có công đoàn nào vô dụng cho bằng công đoàn nhà nước. Một mình một sân, công đoàn này không làm được gì ra hồn mỗi khi cần kíp. 

Vừa qua, những nhân viên của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines viết đơn kêu cứu lên tận trung ương, khóc lóc về việc bị ban giám đốc của hãng vắt chanh bỏ vỏ. Khi con gái người ta còn trẻ đẹp thì nịnh nọt, cho làm tiếp viên bay chuyến. Đến khi họ đã qua thời xuân sắc thì các sếp kiếm cớ để đuổi việc, nào là tinh giảm biên chế, nào là đòi bằng cấp tin học lập trình. 

Trong một xứ không có tự do cạnh tranh giữa các công đoàn lao động, giới chủ ngang nhiên tung hoành, đạo đức quản trị không cao hơn cái vỉa hè. Ông chủ chẳng có ràng buộc tình cảm nào với đội ngũ nhân viên, cũng chẳng họ hàng thân thích gì, cho nên thích thì giữ người ta lại làm việc, không thích nữa thì đuổi đi, cũng chẳng ai làm được gì nhau. 

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 25/02/2019

Published in Diễn đàn