Với hầu hết những người bị kết án tử hình ở Việt Nam, họ mặc định bị cùm một chân trong thời gian bị tạm giam chờ thi hành án. Điều này được chính thân nhân tử tù, luật sư, cựu tù nhân xác nhận với RFA. Theo lời ông Nguyễn Trường Chinh, thân nhân của tử tù Nguyễn Văn Chưởng nói với RFA hôm 5/9/2023, thì ông tin đây là luật :
Cứ tử tù chờ thi hành là bị cùm chân thế này à. Nếu thế thì giảm hình thức từ bắn xuống tiêm có ý nghĩa gì đâu.
"Từ xưa đến giờ vẫn bị cùm một chân 24/24. Không có gì thay đổi cả. Năm nọ sang năm kia. 17 năm bị cùm như thế rồi. Năm 2015, 2016 còn bị cùm treo chân trái. Khi tôi phản đối thì họ mới thêm một đoạn xích vô cái xiềng để đưa chân xuống dưới bệ xi măng cho khỏi giơ chân lên nó teo chân. Trước chân trái bị teo. Bên 10, bên 7. Giờ họ cải thiện cái xiềng, thêm một đoạn xích thành thử chân của cháu cũng đỡ rồi, trở lại gần như bình thường. Luật của Việt Nam là người bị kết án tử hình đều bị cùm chân. Một tuần chỉ được đổi chân một lần. Nếu gặp quản giáo nhân đạo thì ba, bốn ngày họ đổi cho một lần".
Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) nói với RFA :
"Khi có án rồi là họ sẽ giam trong khu tử hình. Khu này thì buồng giam rất nhỏ và họ bị cùm một chân 24/24 cho đến khi thi hành án. Nếu họ thấy tù nguy hiểm thì họ cùm hai chân luôn. Ban ngày thì những người tù này ngủ. Ban đêm họ thức vì thường họ bị đưa đi thi hành án vào nửa đêm về sáng. Khi quản giáo vào mở cửa khu tử hình thì cả khu thức dậy hết rồi chào nhau. Người đi chúc anh em ở lại mạnh khỏe. Người ở lại chúc người đi thanh thản.
Còn tù thường khi bị kỷ luật thì bị đưa vào khu kỷ luật biệt giam. Mà theo quy định của luật thi hành hình sự thì họ bị giam 10 ngày và có thể bị cùm trong khu kỷ luật. Nhưng hiện nay Việt Nam có Thông tư 37 của Bộ công an cho phép biệt giam tới ba tháng".
Luật sư Ngô Anh Tuấn cho RFA biết :
"Tôi thì không nghiên cứu kỹ về luật thi hành án, nhưng mấy thân chủ của tôi khi bị tuyên án tử hình trong phiên sơ thẩm thì kể từ thời điểm đó họ bị cùm chân. Đến khi án có hiệu lực pháp luật thì họ tiếp tục bị cùm đến khi thi hành án".
RFA gọi điện thoại đến Trại tạm giam Hải Phòng, nơi tử tù Nguyễn Văn Chưởng đang bị tạm giam chờ thi hành án, thì người nghe máy không trả lời thắc mắc của chúng tôi mà yêu cầu chúng tôi gọi lại một số khác. Sau đó không ai bắt máy nữa.
"Cái này chỉ phải gọi lên Đội hồ sơ thì họ mới nắm rõ. Mà chị chờ để tôi hỏi xem bên đó họ có cho số không thì tôi mới cho được. Tôi không trả lời chị được".
22222222222222222222222
Ông Nguyễn Trường Chinh lặn lội từ Hải Dương lên Hà Nội để kêu cứu cho con trai là tử tù Nguyễn Văn Chưởng hôm 7 tháng 8 năm 2023
Theo Điều 37 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị kết án tử hình bị tạm giam chờ thi hành án được hưởng chế độ ăn, mặc, sinh hoạt, chăm sóc y tế, nhận quà, gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu như người bị tạm giam khác. Trại tạm giam phải tổ chức buồng riêng hoặc khu riêng để giam giữ người bị kết án tử hình. Trong quá trình quản lý tạm giam người bị kết án tử hình, nếu xét thấy họ có biểu hiện bỏ trốn, tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc cùm một chân và tổ chức theo dõi, quản lý, ngăn ngừa.
Còn theo Thông tư 39/2012/TT-BCA quy định về quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình, trại tạm giam phải tổ chức khu vực riêng để giam người bị kết án tử hình và phải có biển ghi rõ là khu giam người bị kết án tử hình.
Buồng biệt giam bị theo dõi 24/24h, mỗi ngày tử tù được mở cùm chân không quá 15 phút để làm vệ sinh cá nhân. Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình được thực hiện trong buồng giam. Trường hợp người bị kết án tử hình có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì có thể bị cùm một chân cả ngày, đêm. Mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần. Mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá 15 phút để người bị kết án tử hình làm vệ sinh cá nhân.
Như vậy, người bị kết án tử hình trong thời gian bị giam giữ thì chỉ bị giam giữ ở buồng riêng, chỉ khi người đó có biểu hiện bỏ trốn, tự sát hoặc có hành vi nguy hiểm khác thì thủ trưởng cơ sở giam giữ mới quyết định việc cùm một chân.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết, ngay sau phiên tòa cấp sơ thẩm bị tuyên hình phạt tử hình, cho dù họ có kháng cáo hay không, thì chế độ giam giữ tử tù đã được kích hoạt để áp dụng ngay với họ khi bước chân từ tòa án về đến trại tạm giam. Ông nói tiếp :
"Gần 30 năm hành nghề luật sư, tôi bào chữa án hình sự khá nhiều, trong đó, không ít vụ án bị tuyên hình phạt đến mức tử hình. Điều đó đủ để tôi biết về sự khủng khiếp mà các tử tù phải gánh chịu cho đến trước khi bị mang ra tử hình. Đến mức, ngay cả sự tử hình cũng vẫn có vẻ dễ chịu và dễ chấp nhận hơn hoàn cảnh chờ đợi thực hiện tử hình.
Thay vì phòng giam chung với những người khác để còn có thể tán gẫu, chăm sóc nhau khi đau ốm thì họ phải bắt đầu chịu đựng cảnh biệt giam trong một phòng giam nhỏ bé, chân bị cùm suốt 24/7. Mọi sự sinh hoạt ăn uống, vệ sinh đều thực hiện tại chỗ… Thật ra theo quy định của pháp luật thì điều này là không được phép. Vì vậy, bản thân sự chờ đợi đã là hình phạt khủng khiếp về thể chất lẫn tinh thần mà tử tù phải chịu đựng bên cạnh hình phạt tử hình.
Nghịch lý khi mà hình phạt tử hình được tuyên bởi tòa án, thế nhưng, hình phạt khủng khiếp về thể chất và tinh thần trong thời gian chờ thi hành tử hình dù không được tuyên bằng tòa án nào cả, nhưng hàng ngày vẫn hành hạ theo cách nặng nề nhất đối với tử tù".
Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện vẫn duy trì hình phạt tử hình với diễn giải đây là hình phạt rất cần thiết, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Luật Hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy vậy, một số chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp cho rằng, Việt Nam nên bỏ án tử hình bởi nền tư pháp không độc lập và đầy những bản án oan, sai. Nếu tử hình oan một con người thì sẽ không còn cơ hội để sửa sai.
Ngoài những bản án tử hình được minh oan sau hàng chục năm bị kết án như vụ ông Hàn Đức Long, ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Huỳnh văn Nén… Nhiều bản án tử hình oan khác được báo chí nhà nước loan tải như vụ ba người ở Vĩnh Phúc gồm ông Trần Chung Thám, ông Trần Ngọc Trinh, ông Khổng Văn Đệ mang án oan giết người gần 40 năm ; ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh mang thân phận tử tù hơn 40 năm. Họ bị ép cung, bức cung, dùng nhục hình để nhận tội.
Những tử tù này chỉ được minh oan khi thủ phạm thật sự của vụ án ra đầu thú.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 05/09/2023
Cùm chân không chỉ áp dụng với tử tù. Các luật, nghị định và hướng dẫn 2015, 2017, 2019 tái xác nhận công an có quyền cùm chân nghi can, bị can, bị cáo dù "cùm chân" vẫn được dùng như một biện pháp ép dân lành "cúi đầu nhận tội" họ không phạm !
Thân phận những tử tù bị cùm chân trong một căn phòng nhỏ ăn ngủ, đahi tiện và tiểu tiện ngat tại chỗ suốt ngày này qua ngày kia.
Người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ không thể truy cập để tham khảo lời kêu gọi mà luật sư Ngô Ngọc Trai gửi tới các đồng nghiệp, đề nghị họ cùng ký tên vào một thư ngỏ gửi Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Nhà nước và Thủ tướng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề nghị bãi bỏ hình thức cùm chân tù nhân (1).
Chưa rõ vì sao lại thế nhưng nội dung thư ngỏ vừa đề cập vẫn còn ở một số chỗ trên Internet (2). Qua trường hợp của ông Đặng Văn Hiến (3) – người vừa được ân giảm, thay đổi hình phạt từ tử hình thành tù chung thân – ông Trai và khoảng 30 luật sư đề nghị bãi bỏ việc cùm chân tù nhân trong giam giữ vì sau vài thập niên đổi mới, hội nhập, sau mấy chục năm đất nước đổi mới - hội nhập, kinh tế phát triển, nhận thức thay đổi, các giá trị liên quan đến nhân quyền được đề cao, tôn trọng thì những biện pháp trong quản lý giam giữ cũng cần điều chỉnh cho phù hợp. Thực tế giam giữ, đặc biệt với tử tù vẫn còn nhiều khắc nghiệt, tử tù và thân nhân không biết làm sao để thay đổi tình trạng này...
Trong thư ngỏ, ông Trai và các đồng nghiệp chỉ đề cập đến tinh thần của Luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ tạm giam, Luật Thi hành án hình sự theo đó, hệ thống tư pháp phải tôn trong các quyền con người, nghiêm cấm việc đối xử vô nhân đạo hoặc hạ nhục tù nhân... để đề nghị bãi bỏ việc cùm chân phạm nhân.
***
Thật ra việc cùm chân tù nhân, đặc biệt là tử tù không phải do hệ thống bảo vệ - thực thi pháp luật không lĩnh hội được tinh thần của Luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ tạm giam, Luật Thi hành án hình sự,... mà là thực hiện theo các qui định khác của pháp luật Việt Nam.
Năm 2012, Bộ Công an Việt Nam ban hành Thông tư 39/2012/TT-BCA - Quy định về quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình, có hiệu lực từ 20/8/2012. Theo đó, trại giam phải có khu vực riêng để giam tửtù, Buồng giam tử tù phải xây theo mẫu thống nhất của Bộ Công an, bảo đảm đủ ánh sáng,có cùm chân (4).
Thông tư 39/2012/TT-BCA cho phép cùm chântử tù có biểu hiện tự sát, chống phá, trốn khỏi nơi giam hoặc có hành vi nguy hiểm khácthì có thểbị cùm một chân 24/24 giờ, mỗi tuần được đổi chân cùm ít nhất một lần, mỗi ngày được mở cùm chân một lần, mỗi lần không quá 15 phút để tửtù làm vệ sinh cá nhân.
Tuy thông tư vừa đề cập có quy định,Giám thị phải có sổ theo dõi, kiếm tra người, buồng giam, suốt, móng cùm chân, việc mở, đóng cửa buồng giam tửtù. Trongsổ theodõi phải ghi rõ tình trạng buồng giam, cùm, khoá, ngày, giờ, lý do thực hiệncác công việc, người thực hiện, tình trạng sức khỏe, biểu hiện tâm lý, diễnbiến tư tưởng của tử tù và những vấn đề khác có liên quan. Mỗi lần kiểm tra, các thành viên tham gia kiểm tra đều phải ký vào sổ theo dõi nhưng qua lời một số người từng là tử tù rồi được phóng thích vì kết án oan như ông Hàn Đức Long thì ông bị cùm chân suốt chín năm từ khi bị khoác án tử hình (5).
Cùm chân không chỉ áp dụng với tử tù. Luật Thi hành tạm giữ tạm giam - 2015 (6), Nghị định Hướng dẫn thi hành Luật tạm giữ, tạm giam - 2017 (7), Luật Thi hành án hình sự - 2019 (8) tái xác nhận công an có quyền cùm chân nghi can, bị can, bị cáo dù "cùm chân" vẫn được dùng như một biện pháp ép dân lành "cúi đầu nhận tội" họ không phạm !
***
Là thành viên Liên Hiệp Quốc, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần cam kết tôn trọng và thực thiCông ước về các quyền dân sự và chính trị (9), Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (10). Theo những công ước này thì dù có tước đoạt tự do của phạm nhân thì họ vẫn phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Cộng đồng quốc tế đồng thanh xác định : Việc cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người kể cả nhằm trừng phạt người đó vì hành vi mà người đó đã thực hiện cũng bị xem là TRA TẤN.
Tất cả các chính quyềncó nghĩa vụ phải dẹp bỏ và trừng phạtcông chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chứcTRA TẤN đồng loại. Cộng đồng quốc tế không chấp nhận việc viện dẫn ngoại lệ, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào để biện minh cho việc TRA TẤN. Những người như ông Long, ông Hiến... không chỉ bị TRA TẤN bởi các viên chức bảo vệ và thực thi pháp luật mà còn bị TRA TẤN bởi các quy định pháp luật duy trì, dung dưỡng "cùm chân".
***
Tháng 7 năm 2015, Quốc hội Việt Nam tổ chức một hội thảo quốc tế để thu thập ý kiến đóng góp cho Luật Tạm giữ, tạm giam.sau khi nghe các viên chức hữu trách của Việt Nam huyên thuyên về việc cần thay đổi nhận thức về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, Cố vấn về chính sách cho UNDP (United Nations Development Programme - Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc) tại Việt Nam lúc đó là ông Scott Ciment lưu ý : Sự ngược đãi về thể xác, giam những người bị tạm giam, tạm giữ trong phòng tối bị luật pháp quốc tế nghiêm cấm. Các hình phạt như cùm chân, cùm tay cũng bị coi là một kiểudùng nhục hình.
Ông Ciment khuyến cáo :Hãn hữu, nếu phảisử dụng cùm chân, cùm tay đểphạt những người vi phạm kỷ luật trong tạm giam, tạm giữ thì phải thông báo rõ lý do đối với người bị tạm giam, tạm giữ.Những người đang việctại trại giam cần phải biết rằng họ đang làm công việc rất quan trọng, đó là công việc liên quan đến thân phận con người(11).
Tháng 3 năm 2019, sau khi đại diện Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trình bày báo cáo định kỳ về việc thực thiCông ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam, đối chiếu với các báo cáo khác, Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết, một trong những vấn đề khiến cơ quan này đặc biệt lo ngại là :Tình trạng trạigiam nghèonàn, quá tải, áp dụng biệt giam kéo dài, cùm chân, tù nhân bị các tù nhân khác xâm hại nhưnggiámthị làm ngơ. Không tách tù nhân khỏe mạnh khỏi những người mắc bệnh truyền nhiễm, việc cố ý đểngười tù phơi nhiễm với HIV, từ chối chăm sóc y tế, chuyển trại mang tính trừng phạt. Phân biệt đối xử giữa thường phạm và tù nhân lương tâm(12).
Hạn chót để Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nộp báo cáo định kỳ về bốn năm vừa qua là ngày 29 tháng 3 năm 2023. Liệu có gì khác so với cách nay bốn năm, so với những tuyên bố, cam kết hướng tới văn minh tư pháp theo các tiêu chuẩn chung của cộng đồng quốc tế ? Dường như vẫn thế dù thiên hạ không ngừng khuyến cáo : Đừng hành xử dã man !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 27/09/2022
Chú thích
(2) https://baotiengdan.com/2022/09/24/kien-nghi-bai-bo-bien-phap-cum-chan-trong-giam-giu/
(3) https://tuoitre.vn/tu-tu-dang-van-hien-thoat-an-tu-2022091515275989.htm
(5) https://zingnews.vn/4-lan-bi-tuyen-an-tu-va-hanh-trinh-tim-loi-minh-oan-post740789.html
(6) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Luat-thi-hanh-tam-giu-tam-giam-2015-298373.aspx
(8) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Luat-Thi-hanh-an-hinh-su-2019-387991.aspx
(11) https://tuoitre.vn/cum-chan-cum-tay-co-phai-la-nhuc-hinh-778680.htm
(12) http://nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=331&mcid=2