Ông Bùi Quang Mộng nhận chiếc tàu đánh cá mới của mình vào tháng 6 năm 2016. Ảnh : Cung cấp
Ngư dân Bùi Quang Mộng, 50 tuổi, phải đối mặt với nhiều thách thức khi thả lưới sờn cũ ở Biển Đông : ông phải hứng chịu bão tố, bị tàu hải quân Trung Quốc truy đuổi, bắt giữ, bị giam, bị mất thuyền cho một ngân hàng Việt Nam.
Vận xui của Mộng đeo đuổi ông từ năm 2008 khi người vợ đầu của ông mất đi vì ung thư và để lại cho ông hai đứa con thơ.
Người vợ thứ hai, 36 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp và vừa trải qua đợt xạ trị thứ tư.
Nghề cá không là nghề trong gia đình. Cha ông Mộng xuất thân từ cuộc sống làm nông vất vả ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, không có kinh nghiệm đi biển. Năm 1992, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Mộng quyết định trở thành ngư dân.
Công việc đầu tiên của Mộng phụ bếp trên một chiếc thuyền câu mực ven biển miền Trung. Trong thời gian làm đầu bếp, Mộng bắt đầu học sửa máy từ thợ máy tàu.
Chủ tàu đối xử với thợ máy học việc như thuyền trưởng Ahab trong truyện Moby Dick của Herman Melville.
May mắn thay cho Mộng là học hỏi nhanh và bắt đầu tìm hiểu mọi thứ về máy tàu. Mỗi khi động cơ của tàu bị hỏng – và đây là điều thường xuyên xảy ra – Mộng lại tích lũy được kinh nghiệm, được chủ tàu tin tưởng, thậm chí còn giới thiệu kỹ năng sửa chữa động cơ của Mộng cho các tàu khác.
Anh em Mộng đánh bắt gần bờ, có cuộc sống gia đình khá ổn định. Nhưng Mộng có những ước mơ lớn hơn, và với những ước mơ đó, rủi ro lớn hơn. Ông đã vay tiền ngân hàng để đi đánh bắt xa bờ trên một chiếc tàu đánh cá làm bằng composite được chế tạo theo yêu cầu ở Biển Đông.
Vùng biển nửa kín phong phú, đa dạng sinh học này có hơn 250 đảo san hô, vịnh, đảo, bãi cạn, rạn san hô và vỉa. Nghề cá ở Biển Đông có tầm quan trọng đáng kể ở địa phương, quốc gia và quốc tế, vì đóng góp lớn vào an ninh lương thực và kinh tế của các nước có chung biên giới.
Từ những tàu đánh cá, một số tàu vỏ thép, một số tàu composite, nhưng chủ yếu bằng gỗ và gần như rò rỉ, ngư dân cạnh tranh để tìm các loài cá nổi như cá ngừ, cá thu, cá chuồn, cá bạc má và cá mập cùng với một lượng lớn cá nước sâu và động vật không xương sống đặc biệt là tôm he. Các loài cá nổi di cư cao thường bơi qua các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và các vùng biển quốc tế và do đó còn được gọi là đàn chung.
Tuy nhiên, nước láng giềng Trung Quốc ít quan tâm đến việc chia sẻ cá của họ. Việc Bắc Kinh tuyên bố bằng mọi giá trở thành cường quốc hàng hải và là thành viên được tôn trọng của cộng đồng quốc tế đã gây nhiều áp lực lên ngành đánh cá.
Việc Bắc Kinh thúc giục kiểm soát các vùng biển là một phần trong sự phát triển của họ và theo đuổi "Giấc mơ Trung Hoa". Đây là la bàn mà ngư dân đang sử dụng khi họ lái tàu cá vào vùng biển địa chính trị nguy hiểm. Theo nghiên cứu của Viện phát triển Hải ngoại đội tầu cá Trung Quốc có 17.000 chiếc.
Ngư dân trong khu vực không cần phải biết thêm về việc vùng biển này là một trong những khu vực gây tranh cãi nhất thế giới với các tranh chấp lãnh thổ đáng kể giữa các nước láng giềng ra sao.
Đã có những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (đã bị Trung Quốc chiếm đóng thay vì Việt Nam từ năm 1974) và giữa Trung Quốc đại lục với Đài Loan và các nước láng giềng Đông Nam Á về chủ quyền của quần đảo Trường Sa và các tài nguyên ngoài khơi khác.
Mặc dù các cơ quan chức năng của Việt Nam cố gắng dự báo trữ lượng cá ở tất cả các ngư trường, nhưng nhìn chung ngư dân luôn giữ bí mật về nơi họ có thể tìm thấy nguồn cá dồi dào. Câu cách ngôn phổ biến về câu cá là có hai cách để nói lên kinh nghiệm của một người câu cá : anh ta cầm một con cá như thế nào và anh ta giữ bí mật của mình ra sao. Điều sau, đặc biệt là đối với người Việt, luôn quan trọng hơn.
Do vậy, ngư dân thường dựa vào kinh nghiệm để tìm địa điểm đánh bắt. Tuy nhiên, thời tiết cũng góp phần quan trọng vào sự thành bại của họ. Những cơn bão ở Biển Đông có thể rất tàn khốc. Trên thực tế, gần 15 cơn lốc, bão xảy ra hàng năm trên vùng biển hỗn loạn và cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Những ngư dân đi xa hơn 200 hải lý không có lời vì doanh thu của chuyến đi như vậy không đủ bù đắp chi phí hoặc không hòa vốn. Ông Mộng, người nông dân Quảng Ngãi chưa bao giờ quên cuộc sống khó khăn của mình, mong muốn chính quyền vào cuộc để giải quyết khó khăn cho ngư dân.
Ông cho biết nhiều người khác đã phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự như ông.
Ông Mộng có thể đăng ký vay tiền đóng thuyền thương mại theo Chỉ thị số 67 của chính phủ Việt Nam, tạo điều kiện cho vay lãi suất thấp để giúp ngư dân có đủ năng lực đóng tàu mới hoặc nâng cấp tàu hiện có.
Người ngư dân gan dạ đã thành công trong việc tiếp cận một xưởng đóng tàu nhỏ đã hạ thủy một số tàu bằng sợi thủy tinh. Phải chứng minh cho ngân hàng thấy ông xứng đáng được mượn tiền và có khả năng trả nợ, ông Mộng đã có thể đặt đóng chiếc tàu dài 24 mét rộng 6,5 mét và đặt tên Ju Mong Truong Sa.
Ông Mộng nói rằng ông muốn đóng một chiếc thuyền bằng sợi thủy tinh với một động cơ lớn đắt tiền, vì sẽ giúp ông cùng thủy thủ mình đi xa hơn và nhanh hơn.
Vào tháng 6 năm 2016, một Bùi Quang Mộng đầy tự hào và quyết tâm đã nhận chiếc tàu cá mới của mình với độ sâu mô hình 3,5 mét và dung tích nhiên liệu 10.000 lít. Với sức chứa 70 mét khối trong tám ngăn, sử dụng đá hiệu quả và cung cấp kho lưu trữ cho sản lượng khai thác đáng kể cá ngừ và các loài cá khác.
Mộng có máy tàu mạnh mẽ và đáng tin cậy, Cummins KTA38 12 xi-lanh, công suất 800 mã lực tại 1.800 vòng / phút.
Tàu cá của ông được nhà nước tài trợ 95% và tự đóng góp 5% còn lại. Riêng động cơ của tàu đã có giá 3 tỷ đồng (khoảng 130.000 USD) và tổng giá trị của con tàu là 12,5 tỷ đồng (538.000 USD). Trong khi đó, một chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ truyền thống chất lượng tốt có giá 1 tỷ đồng (khoảng 43.000 USD).
Những ngư dân ở ven biển miền Trung Việt Nam đã vay vốn từ các ngân hàng thương mại để mua tàu đánh cá bằng thép theo chương trình do chính phủ hỗ trợ đã báo cáo thiệt hại lớn.
Ít nhất 10 chủ tàu cá vỏ thép đã ký đơn khiếu nại về chất lượng tàu do Công ty đóng tàu Nam Triệu và Đại Nguyên Dương đóng, ông Võ Đình Tâm, cán bộ kiểm ngư tỉnh Bình Định, cho biết.
Từ những chiếc thuyền thúng đan bằng nan tre truyền thống đến những chiếc tàu đánh cá vỏ xanh truyền thống nhiều màu sắc, ngư dân Việt Nam ở mỗi cảng và thị trấn đánh cá ven biển đang tất bật sửa chữa lưới của mình để chờ một ngày khác làm nghề mưu sinh.
Ngày càng có nhiều sự cạnh tranh đối với nguồn cá đang bị suy giảm ở Biển Đông đang tranh chấp. Ngư trường đã bị đánh bắt quá mức một cách nguy hiểm và tỷ lệ đánh bắt đã giảm 70% trong 20 năm qua. Giờ đây, nhiều ngư dân hoàn toàn nhận ra rằng những chiếc thuyền lớn hơn và nhanh hơn chỉ có nghĩa là đánh bắt được ít cá hơn.
Tuy nhiên, Mộng cảm thấy tự tin vào quyết định chế tạo một chiếc tàu đánh cá bằng composite, vì quá nhiều chiếc thuyền đóng bằng thép hiện đại trị giá hàng trăm nghìn đô la bị chìm chỉ vài tháng sau khi hạ thủy, thường là từ thép kém chất lượng mua từ các nhà cung cấp Trung Quốc.
"Thép Trung Quốc có chất lượng kém, và điều này chỉ dẫn đến thiệt hại và thất vọng cho ngư dân," ông Mộng khẳng định.
Một ngư dân, người quen của Mộng, đóng tàu vỏ thép cũng thuộc Chương trình 67. Tuy nhiên, tàu của chở nặng nên không đuổi được cá và về cảng gặp nhiều trục trặc.
Hầm đá của tàu vỏ thép quá nóng nên đá tan nhanh, làm giảm chất lượng cá. Do đó, chỉ bán được cá với giá thấp hơn. Hơn nữa, những con tàu vỏ thép này sẽ xuống cấp từ sau ba đến năm năm và mỗi lần sửa chữa tốn rất nhiều tiền.
Khi vợ bị bệnh, ông Mộng không thể đi biển và chọn ở nhà chăm con, còn tàu của thì nằm lại cảng. Nhưng ông vẫn phải trả lương cho thủy thủ cũng như khoản vay của chính phủ để đóng tàu (trả nợ trong 16 năm).
Ngân hàng đã xếp ông Mộng vào danh sách những cá nhân không có khả năng trả nợ và kiện ông. Ông không chịu ra tòa, nhưng đã bị xét xử vắng mặt và tòa án đã đứng về phía ngân hàng, tịch thu tàu của ông.
Ông buộc phải giã từ cuộc đời đi biển dù không muốn. Ông Mộng chuyển sang một công việc khác và bỏ lại một vài người bạn ngư dân trước đây.
Giờ ở nhà, Bùi Quang Mộng nhớ nhất những ngày đi biển. Còn bây giờ, Mộng bám vào ký ức ra khơi của mình. Mùa đông đang đến gần, cùng với đó là sự suy giảm ngư trường cũng như nhiều tàu đánh cá Trung Quốc phía xa, chỉ có làm cho Mộng và biể cả thêm phần khó khăn.
James Borton
Nguyên tác : "Bad luck sinks fisherman’s dreams in South China Sea", AsiaTimes, 15/12/2020
Khánh An dịch
Nguồn : VNTB, 17/12/2020