Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 21 avril 2019 10:09

Tháng Tư, nghĩ về hòa giải !

Chiến tranh đ làm gì ? Tái lp hòa bình và tái thiết quc gia, hay đ phc v mc tiêu ca mt ý thc h không tưởng ! Và sau chiến tranh, chính sách "hòa gii hòa hp" cho quc gia là gì đ xây dng li nhng đ nát và hàn gn nhng vết thương ?

Đó là những câu hỏi quan yếu cho mi lãnh đo chính tr quc gia, trước và sau mi cuc chiến tranh.

hoagiai0

nhng người sn sàng tha th, nhưng quên thì chc là không, dù mun.

Nhưng nhng gì xy ra sau 30 tháng 4 năm 1975 là nhng biến c gây s hãi tt cùng lên phn ln người dân min Nam. Cho đến nay nó tht s vn chưa hoàn toàn chm dt.

Hàng chục vn sinh linh đã chết trong tù ci to, hay trên đường tìm t do, hay tiếp tc kháng chiến, v.v… k t tháng Tư đó. Nhng người còn sng sót, trong ln ngoài Vit Nam, hn mun tìm mi cách đ quên đi nhng ni đau, nhng chn thương quá ln lao này. Nhưng rt cuc khó mt ai có th quên ! Cách đối phó của đa s nhng người khi gp chn thương quá ln là tìm cách tách ri, là không mun dính líu hay quan h đến nhng ký ức đau thương, đ hy vng t t quen và quên đi. Có nhng người sn sàng tha th, nhưng quên thì chc là không, dù mun. B óc con người được thiết kế như thế đnhớ mi đe da, nhất là các đe da sng còn, đã tng gây kinh hoàng và ác mng lên h.

hoagiai11

Sự đi x hung bo và tàn ác của bên thng cuc trong cuc chiến Vit Nam đi vi bên thua cuc tưởng chng như chưa tng xy ra trước đó trong lch s Vit Nam

Không quên là nỗi kh tâm có khi sut đi, dù đó cũng là kh năng sng còn. Nó là hai khía cnh đi nhau ca tâm lý con người. Nhiu khi chúng ta ước gì có th quên được nhng ký c đau bun. Nhng cu chiến binh M, Úc tng tham chiến Vit Nam ch hai ba năm, lúc v nước vn có nhng người b ri lon căng thng (tâm lý) hu chn thương, PTSD. Hung chi nhng người đã tng vào sinh ra tử, may mắn sng st gia ln đn, mười đến hai chc năm, chng kiến nhng tình hung bi thương, tàn khc và kinh khiếp nht ca chiến tranh. Nhưng điu đáng nói là sau chiến tranh, hòa bình vn không đến vi h và gia đình h. Có người b tù đy, trù dp qua chính sách tồi t nht mà con người có th tưởng tượng ra đến thêm năm, mười đến mười lăm năm na. Nhng chính sách đy hn thù và phân bit làm cho h không nhng mt nhng người thân thương nht trong đi, mà còn mt tt c tài sn, mt nhân phm, mt nhân cách. Họ còn b coi là phn bi t quc, b tước hết mi quyn công dân, nếu qu tht công dân có chút quyn gì trong xã hi đó. Nhiu người đi tìm t do, và khi có được t do, thì cái giá h tr quá đt. Cuc sng ca h b đo ngược hoàn toàn. H không còn gì cả. H b lit kê là ngụy quân ngụy quyn, b toàn b máy chính quyn và truyn thông lên án kết ti my chc năm qua, ri b bng ra khi quê hương đ mãi mãi lưu vong.

Những chn thương quá ln như thế, dù có được các chuyên gia hàng đu cha trị bi các phương pháp khoa hc và thích hp nht, và được h tr bi mt chính quyn vi nhng chính sách hòa gii tht s, thì cũng mt nhiu thi gian và cũng khó th nào vượt qua nhng h ly còn li, hung chi ngược li.

Sự đi x hung bo và tàn ác của bên thng cuc trong cuc chiến Vit Nam đi vi bên thua cuc tưởng chng như chưa tng xy ra trước đó trong lch s Vit Nam. Nhưng nó đã tht s xy ra, vi mc đ và hình thc khác. Chng hn, s tr thù tàn khc cNguyễn Ánh đi vi nhà Tây Sơn, và ngược li, đã nói lên được rt nhiu v các ý nim tha th hay hn thù, khoan dung hay cc đoan, tư thù hay quc hn, quyn li gia tc hay dân tộc, vân vân, của gii lãnh đo quc gia trong lch s Vit Nam. Nhng tư tưởng và hành đng như thế này hin nhiên đ li nhng h qu khc lit, gieo nhng mm móng ung nht, cho bao nhiêu thế h sau đó. Đó là mt văn hóa bo đng và hn thù không li thoát. Và nó là vòng luẩn qun không th vượt qua nếu tiếp tc được bao che và bào cha.

Vì thế cho nên tôi đng ý rng con đường đ dân tc Vit Nam vượt qua được s chia r hn thù chng cht bao nhiêu thp niên qua, hay đúng hơn, gn bn trăm năm qua, t thi Trnh Nguyn phân tranh, nếu không phi là trước đó na, là chính sách hòa gii đích thc. Nhưng mt chính sách như thế mun tht s có giá tr và hiu qu, theo tôi, đòi hi mt s yếu t và điu kin căn bn sau đây.

Một, tính chính danh ca chính sách đó. Nghĩa là nếu đây ch là mong ước ca mt s người, dù thành tht đến my, cũng không th nào thành công vì nó không có chính danh. Ngay c khi ch trương này do nhà cm quyn Vit Nam hin nay khi xướng, điu mà h đã tng làm trước đây vi ch trương tuyên truyền và la gt là chính, thì nó cũng không mang tính chính danh. Bi h chưa bao gi tht s đi din tiếng nói ca người dân. Theo tôi thì ch khi nào th chế chính tr Vit Nam tht s dân ch trong đó lãnh đo chính tr quc gia trong c ba ngành tư pháp, hành pháp và lp pháp được chính người dân bu chn, thì lúc đó nhà nước Vit Nam mi tht s có chính danh và chính nghĩa đ thc hin ch trương này.

Hai, tính công lý và nhân bản. Khi đã có chính danh và chính nghĩa, lãnh đo chính tr quc gia mi tht s là đi din tiếng nói và quan đim ca các xu hướng chính tr khác nhau. Đây là tin điu kin cn thiết và quan trng đ tho lun rt ráo và tranh lun sâu sc vi nhau mt chính sách hòa gii và hòa hp phc tp, mang mt phm trù bao hàm thay vì loại tr, đ đưa đến các gii pháp mang li công lý tht s cho người Vit. Và các gii pháp này phi tht s nhân bn, hàn gn vết thương và xoa du ni đau, đ tâm hn ca đi đa s người dân Vit Nam được tht kha lp bi tình thương và cảm thông. Chúng ta không thể thc hin thành công mc tiêu hòa gii nếu ch đến t thin chí hay lương tri đến t mt thiu s chưa th xác đnh và chun mc được nhng giá tr công lý và nhân bn.

Ba, tính tôn trọng s tht lch s và hướng đi tương lai. Mt chính sách hòa gii và hòa hp mang tính tượng trưng, biu kiến, thay vì mc đích hàn gn vết thương và vượt qua ni đau quá kh, s không tn ti. Mun có giá tr lâu dài, chính sách này phi ghi nhn nhng li lm lch s, nhng bài hc cn thiết, và những li xin li chân thành. Chính sách này cũng cn nêu ra nhng giá tr nn tng lâu dài cho đt nước đ tái thiết cũng như đ tránh lp li nhng li lm ca quá kh. Nhưng ch có lãnh đo chính tr quc gia tht s đi din cho toàn th người dân và được y nhim (empowered) mi có th hoàn thành s mng khó khăn này.

Bốn, ghi nhn và nâng đ nhng nn nhân bng nhng vic làm c th. Trong tương lai, lãnh đo chính tr dân c ti Vit Nam cn quyết đnh mt s vic c th đ khc ghi nhng chính sách sai lầm ca quá kh, t ci cách rung đt, nhân văn giai phm ti min Bc, đến tri tù ci to, kinh tế mi, đi tin, thuyn nhân Vit Nam v.v... Mt s nơi cn được đo lut đc bit do quc hi thông qua đ tr thành di tích lch s chính thc, và các viện bo tàng s trưng bày nhng câu chuyn và nhng chng vt, nhng thm ha chiến tranh t mi phía, cho đến các câu chuyn thuyn nhân Vit Nam. Điu quan trng khác là cn phi có chính sách c th đ nâng đ bao nhiêu nn nhân b đi x tàn t, k c nhng người đi tù mc xương, chết trong tù, và nhng h ly đến gia đình h. Lch s phi ghi nhn nhng s tht này, đó là điu căn bn và bước đu. Và sau đó là chính sách bi thường cn thiết. Nhưng chúng ta không th làm bt c điu gì trong các nhu cầu trên trong thi đim hin nay, khi chưa th có tính chính danh và s y nhim chính thc ca người dân t mi xu hướng chính tr trên mi min đt nước. S phân bit đi x và s đàn áp ti t đi vi các sc tc thiu s ti Vit Nam cũng cn phi được lịch s ghi nhn mt cách chính thc và các ch trương hòa gii, và các b lut tôn trng các quyn căn bn ca h, k c ngôn ng và văn hóa, đi vi các dân tc thiu s.

Năm, biết được các gii hn ca hòa gii hòa hp. Cho du lãnh đo chính tr quc gia có th đưa ra mt chính sách hòa gii hòa hp toàn ho đi na, vi các chun mc nói trên, chúng ta ch có th mong đi mt cách thc tế là mt phn nào đó người dân s hàn gắn, s tha th cho nhau, qua thi gian vết thương s được lành ln, và hy vng s xây dng được s thông cm cho nhau. Điu này tuy hơi lý tưởng nhưng không phi là bt kh. Tuy nhiên chúng ta cũng phi thc tế nhìn nhn rng s có mt thành phn dân tc khác s không th thc hin được, dù c gng đến my và dù được h tr đến my. Có th là vì s hn thù ca h là quá ln mà h không th vượt qua được. Nhưng cũng có th chính h là nhng người b nhng chn thương quá ln, b PTSD, đu óc ca h đã bị hư hi ít nhiu. Nhng người này đáng thương hơn đáng trách. Mi giác quan ca h, t nghe, thy, ngi, ném, cm nhn hoc linh cm, tuy ch quan và không da trên cơ s bng chng c th nào, nhưng đu d dàng đưa h tr v quá kh ca đe da, đau thương, hãi hùng.

Những người trong trường hp như thế không còn kh năng điu chnh hay ch đng phn não lý trí PRC (pre-frontal cortex), trong khi phn não Amygdala d dàng cưỡng chiếm mi cm xúc ca h. Rt nhiu người trong chúng ta được cha m thương yêu, nhưng vn không quên được lúc năm, sáu tui tng b cha m da đem b ch, hoc ví rng mình là con rơi lượm ngoài ch hay thùng rác. Cũng có nhng lúc b đánh đp, chi mng hay da nt làm chúng ta tn thương tt cùng mà đeo đui chúng ta sut đi. Nhưng nhng hình pht th xác nhiu khi không gây tn thương và đ li chn thương bng nhng li nói, c ch khc ghi vào b óc ca mình. Ch tng đó thôi mà c đi mình còn không quên, hung gì nhng chn thương chiến tranh tâm lý làm tan nát cuc đi. Khi những chính sách phân bit đi x nng n kéo dài nhiu thế h như thế, h qu đ li s ăn sâu vào tâm khm ca nn nhân. Cũng vì như thế cho nên chính sách hòa gii bng các bin pháp tích cc và thích đáng nht đi vi chính sách nô l và đi x tàn tệ với người da đen ti M hàng trăm năm, chính sách đi x tàn t đi vi người th dân Úc, k c Thế h b đánh cp (Stolen Generation), hay h thng phân bit chng tc được th chế hóa ti Nam Phi, vân vân… s mt rt nhiu thi gian đ phn nào đt được kết qu hàn gn, đoàn kết và cm thông.

Tóm lại, hòa gii là mt mc tiêu chính đáng, cn thiết và cp bách đi vi Vit Nam. Không th xây dng sc mnh và phát huy tim năng ca dân tc đ đi phó vi nhng th thách ln lao bng tinh thn rã ri và mc nát như hin nay. Tôi hiu được ch trương và mc tiêu ca hòa gii hòa hp là xây dng sc mnh và đoàn kết. 30 tháng Tư 1975 là mt cơ hi quý hiếm b b l. Nhưng đ thc hihòa giải thành công thì không thể ch bng thin chí, công lý, s tht, tha th, hàn gn hay tình thương là đ. Khi không có thc quyn, không được y nhim, không mang tính đi din cho mi khuynh hướng chính tr ca dân tc và cho các nn nhân ca thi cuc, thì chính sách hòa gii s không đi đến đâu c. Có l cn phi có y ban hòa gii đc lp quy t nhng người uy tín được nhà nước Vit Nam do dân bu lên trong tương lai y quyn, đt mc tiêu và chun mc hot động đ thc hin nhim v cao c này.

Tuy thế, tôi mong mi rng mt ngày nào đó người Vit có th vượt qua được s hn thù và chia r chng cht hin nay, ước mong tôi đã trình bày nhiu ln trên trang này, đ tng bước đi đến tinh thn hòa gii đích thc cho tương lai ca đt nước và thế h mai sau. Tinh thn hòa gii khi chưa th thc hin tm ln thì, không cn phi ch đi, vì chúng ta vn có th tm cá nhân, qua tư duy và hành đng chân tht ca mình vi người khác.

Úc Châu, 18/04/2019

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 21/04/2019

Published in Diễn đàn

Đầu năm 2017, người đứng đầu Hội Nhà Văn của đảng cộng sản Việt Nam đánh tiếng mời gọi các nhà văn người Việt ở nước ngoài về nước mở hội hòa giải, hòa hợp dân tộc vào ngày giỗ Vua Hùng, ngày giỗ thiêng liêng của nước, mồng mười tháng ba lịch ta. Lời mời đó chủ yếu hướng tới những nhà văn đứng ở bên kia trận tuyến trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc đẫm máu vừa qua. Lời mời vu vơ rơi tõm vào im lặng.

hnv0

Nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối lời mời của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Không nản chí, người đứng đầu Hội Nhà Văn của đảng liền tính lại cách làm cụ thể, thiết thực hơn và chỉ hai tháng sau liền triển khai một chiêu mới : Chi tiền đưa một dư luận viên văn chương sang tận Mỹ tìm gặp bằng được nhà văn tay bút, tay súng trên mặt trận chống cộng. Gặp để mở đường làm quen. Như một cuộc hòa giải cá nhân. Như lễ chạm ngõ trong hôn nhân. Tạo cớ cho người đứng đầu Hội Nhà Văn của đảng viết thư mời đích danh nhà văn đó về nước tham dự "Cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp".

Cuộc gặp "làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc" chỉ là cách nói văn vẻ, hoa mĩ và sáo rỗng, cách nói né tránh, lừa mị, giấu ý đồ thực vốn là thuộc tính của những người cộng sản. Cuộc gặp của các nhà văn cộng sản và các nhà văn không chấp nhận cộng sản thực chất chỉ để tìm thêm một hướng thoát cho nhà nước cộng sản bị tham nhũng và dốt nát phá nát nền kinh tế, đang trống rỗng túi tiền, đang cạn kiệt nguồn thu và đang thân cô thế cô. Nhà nước của nhóm vua tập thể, của những lãnh chúa cộng sản đã trở thành nhà nước Chúa Chổm, nợ ngập đầu, nợ khắp thế giới. Làm ăn không hiệu quả, đồng vốn vay như ném vào thùng không đáy. Các chủ nợ đều cạch mặt, không ai cho vay nữa. Chỉ còn biết nghiêng ngó nhòm vào túi dân, trông chờ nguồn lực trong dân. Bỗng nhận ra nguồn lực to lớn trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài mà cộng đồng người Việt ở Mỹ là lớn nhất nhưng cũng là cộng đồng chống đối nhà nước cộng sản Việt Nam quyết liệt nhất. Muốn đến với nguồn lực to lớn của cộng đông người Việt xa nước thì phải giấu bộ mặt nhà nước cộng sản, phải mượn bộ mặt văn hóa, phải tìm sự bao dung, độ lượng, sự dung hòa, nhân văn của văn hóa. Và Hội Nhà Văn của đảng được lệnh tìm đến các nhà văn người Việt sống ở Mỹ.

Nhưng dù là cuộc gặp của các nhà văn của hai phía cũng là cuộc gặp của kẻ ở phía cái ác và người chống lại cái ác, nạn nhân của cái ác. Nếu gặp để làm lành, gặp để hòa giải và phục thiện thì dù là cuộc gặp của cái ác với nạn nhân của cái ác cũng đáng gặp và cần gặp.

Nhưng có phải gặp để làm lành, để hòa giải, để cái ác phục thiện ?

Đảng cộng sản cầm quyền đã gây quá nhiều tội ác với người dân của mình. Gây tội ác với những tế bào làm nên cơ thể đảng. Gây tội ác với những người dân nuôi dưỡng, che chở đảng từ khi còn trứng nước, những người dân làm nên sức mạnh của đảng, những người dân đã không tiếc của cải, công lao, trí tuệ và cả máu đưa đảng vượt qua mọi khó khăn, nguy nan, giúp đảng giữ được chính quyền, làm chủ giang sơn đất nước.

Những tội ác đảng cộng sản gây ra cho tất cả các tầng lớp nhân dân, từ những công thần cộng sản đến người nông dân, từ trí thức, văn nghệ sĩ đến nhà tư sản dân tộc. Những tội ác Cải cách ruộng đất, Xét lại, Nhân Văn Giai Phẩm, tiêu diệt, xóa sổ đội ngũ những nhà tư sản dân tộc và cướp đoạt, hủy hoại nền công nghiệp tư bản non trẻ và đầy tiềm năng là những món nợ lịch sử của đảng cộng sản cầm quyền với dân tộc Việt Nam. Nhưng đảng cộng sản cầm quyền vẫn đang vô cảm, thờ ơ lảng tránh món nợ lịch sử đó, như không hề có món nợ máu đó.

Chưa hòa giải được với người dân trong nước. Không đủ lòng dũng cảm nhìn nhận tội ác đã gây ra cho người dân, cho đất nước trong quá khứ. Không những không đủ lòng chân thành để tạ tội, để hòa giải với nhân dân về những tội ác đã gây ra mà nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang gây hấn, vẫn đang gây thêm tội ác mới với người dân trong nước.

Coi lương tri và khí phách nhân dân là thế lực thù địch, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang dành quá nhiều tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, dồn vốn liếng còm cõi của nước để dựng lên và chăm bẵm một bộ máy công cụ khổng lồ, tối tân và dùng sức mạnh bạo lực khổng lồ đó chống lại nhân dân, tước đoạt tự do, dân chủ của người dân, tước đoạt giá trị làm người của người dân.

Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang tồn tại bằng cái ác, ứng xử với dân bằng cái ác. Một người mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ chỉ làm những việc hợp pháp của lương tri con người và trách nhiệm công dân như : Thét lên tiếng thét lên án Đại Hán cướp biển đảo Việt Nam. Thét lên tiếng thét đòi tống cổ Formosa giết chết biển Việt Nam. Tiếng thét của lòng dân đòi quyền sống cho con người và đòi sự sống cho đất nước Việt Nam. Làm hồ sơ thống kê hàng trăm cái chết oan khiên, chết tức tưởi của người dân lương thiện dưới bàn tay công an, công cụ bạo lực của đảng. Một việc làm bình thường, hợp pháp và cần thiết để cảnh tỉnh những cái ác đang âm thầm diễn ra hàng ngày, đang dồn dập diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam đau thương. Những việc làm chính đáng và hợp pháp của người mẹ đơn côi đó đã bị nhà nước cộng sản vu cho là tội và tuyên bản án 10 năm tù. Đó là cái ác man rợ của một nhà nước tồn tại bằng tiền thuế của dân nhưng đang lạnh lùng, mê muội và quyết liệt chống lại nhân dân, chống lại lẽ phải, chống lại đạo lí.

Cái ác man rợ đó đã liên tục diễn ra và đang tiếp diễn nối dài theo năm tháng với những bản án phi pháp, bất lương đối với Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Cương, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Thúy Nga, Nguyễn Văn Oai… Những bản án man rợ nhằm giết chết lương tri và khí phách con người Việt Nam, biến người dân Việt Nam thành bầy cừu cam phận nô lệ, cam chịu sự chăn dắt của bạo lực cộng sản.

Với những nhà văn ở trong nước, những người đã mang cả năm tháng tuổi trẻ chiến đấu hi sinh trong đội ngũ những người cộng sản, làm lên chiến thắng cho những người cộng sản, nay tỏ thái độ không chấp nhận cộng sản bằng việc li khai khỏi Hội Nhà Văn của đảng cộng sản, lập Văn Đoàn Độc Lập để giành lại quyền độc lập tư duy và sáng tạo, để thực sự làm thiên chức nhà văn là thức tỉnh lương tri, đánh thức tính người, hướng con người tới cái đẹp và vun đắp đạo đức xã hội chứ không chịu cam phận làm công cụ cho quyền lực chính trị nữa. Lập tức bạo lực của nhà nước cộng sản, cái ác cộng sản liền xuất hiện, tước đoạt tự do, tước đoạt quyền con người của họ. Những lần Văn Đoàn Độc Lập làm lễ kỉ niệm ngày khai sinh và trao giải thưởng Văn Việt, nhiều thành viên Văn Đoàn Độc Lập bị an ninh nhà nước cộng sản bủa vây bịt bùng, không cho nhà văn ra khỏi nhà, không thể tham dự một sinh hoạt quan trọng của Văn Đoàn Độc Lập. Cuộc họp mặt của Văn Đoàn Độc Lập cũng bị an ninh nhà nước cộng sản phá bằng cách ép chủ phòng họp hủy hợp đồng, không cho Văn Đoàn Độc Lập thuê phòng họp.

Có được quyền lực và giữ được quyền lực bằng lừa dối và bạo lực. Cai trị bằng lừa dối và bạo lực. Ứng xử với dân bằng cái ác. Đảng cộng sản cầm quyền đã gây tội ác chồng chất với người dân. Không dám nhìn nhận những tội ác tày trời đó để hòa giải với nhân dân và vẫn đang dấn sâu vào những tội ác mới chống lại nhân dân. Đảng cộng sản cầm quyền chưa hòa giải được với người dân trong nước đang đóng thuế nuôi nấng đảng làm sao đảng cộng sản có thể hòa giải được với người dân phải bỏ nước ra đi chạy trốn cái ác cộng sản !

Sài Gòn, 21/09/2017

Phạm Đình Trọng

Published in Diễn đàn

Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : "Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ?".

philo1

"Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh ?"

Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) :

"Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.

Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận, được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu.

Với tư cách là người gốc Alsace, kẹt giữa nước Đức và nước Pháp, tôi đã chứng kiến hai cuộc bại trận. Sau cuộc chiến kỳ quặc, vào 1940, người Đức chiếm Alsace và chúng tôi bị cấm không được nói tiếng Pháp. Năm 1945, người Pháp chiếm lại Alsace, và chúng tôi không được phép sử dụng bất kỳ một từ tiếng Đức hay tiếng bản ngữ Alsace nào. Bao nhiêu người trong chúng tôi đã buộc phải chiến đấu, buộc phải khoác lên mình bộ đồng phục Pháp, rồi khoác lên mình bộ đồng phục Đức, rồi sau đó lại là bộ đồng phục Pháp, bị buộc phải đăng lính.

Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng kiến một điều kỳ diệu : chưa bao giờ, trong lịch sử thế giới, có một sự hòa giải nhanh đến như thế, như sự hòa giải giữa người Pháp và người Đức, giữa hai dân tộc từng sát hại lẫn nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhưng than ôi, ví dụ này hầu như rất ít khi được lặp lại. Đó là một trong số rất ít các trường hợp khi một cuộc chiến tranh khủng khiếp lại dẫn tới sự hòa giải giữa hai dân tộc.

Về phần tôi, tôi ghét sự thù hận".

Đấy là câu trả lời của Tomi Ungerer đăng trên tạp chí Philosophie Magazine, số 96, tháng 2, 2016, mà tôi muốn giới thiệu, vì văn bản ngắn này, của một người cùng thời với chúng ta, đã nói lên nhiều điều cần suy ngẫm về chính cuộc chiến của người Việt Nam chúng ta và về sự hòa giải của chính chúng ta với nhau.

Tôi sẽ phát triển các suy ngẫm của mình trong bài tiếp theo, lúc thời gian cho phép. Hy vọng rằng trong khi đó, những người khác, nếu có điều kiện, sẽ tiếp tục phát biểu về chủ đề này. Tạm thời xin nói ngắn gọn ý tưởng chính của tôi : sự hòa giải mà chúng ta cần hiện nay không phải là sự hòa giải do chính quyền đương nhiệm đứng ra dàn xếp (một chính quyền đang tiếp tục làm đổ máu những người dân vô tội làm sao có thể đứng ra hòa giải với những người mà họ từng làm đổ máu trong quá khứ !), mà là sự hòa giải trong chính mỗi người, sự hòa giải bên trong, do mỗi người tự tiến hành với chính mình. Nếu một sự hòa giải như vậy có thể thực hiện thì đó sẽ là điều kiện cho một tương lai tự do và hòa bình.

Paris, 4/3/2017

Nguyễn Thị Từ Huy

Nguồn : RFA, 04/03/2017 

Published in Diễn đàn