Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Rốt cuc, cái gì phi đến cũng đã đến. Hay chính xác hơn, bt đu đến.

Đó là cuộc hi tho khoa hc v vùng bin Bãi Tư Chính và lut pháp quc tế do Vin Nghiên cu chính sách pháp lut và phát trin t chc ti Hà Ni vào ngày 6/10/2019.

toadam1 - Copie

Tọa đàm v bãi Tư Chính, din ra Hà Ni hôm 6/10/2019

‘Quân đỏ’ và ‘quân xanh’

Điều mà nhiu trí thc phn bin và trí thc - cu quan chc tham gia vào nhóm phản bin đã kiến ngh hay đòi hi t nhiu năm qua v hình thành cơ chế đi thoi gia đng và trí thc, rt cuc đã l m hin ra dưới hình thc hi tho gia ‘quân đ’ và ‘quân xanh’. Và tt nhiên chng có tuyên b chính thc nào cho dạng thức đi thoi đu tiên này.

Hội tho v Bãi Tư Chính không ch nhy cm v tính ch đ - trong bi cnh chiến dch xâm phm Bãi Tư Chính ca Trung Quc đã kéo dài quá ba tháng và còn chưa có du hiu nào kết thúc, mà còn bi yếu t thành phn tham d hi tho này.

Ngoài những người ch trì cuc hi tho như ông Hoàng Ngc Giao - nhân s thuc mt trong nhng hi đoàn nhà nước là Liên hip các Hi Khoa hc và K thut Vit Nam, còn có nhng cái tên cu quan chc ‘thân chính quyn’ nhưng có tiếng nói phn biện như ông Lê Văn Cương - cu vin trưởng Vin Nghiên cu chiến lược (B Công an), là mt trong s hiếm hoi cu quan chc ngành công an dám tương đi thường xuyên tr li phng vn ca đài RFA Vit ng (Á châu T do) ; ông Vũ Ngc Hoàng - cu Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, là mt trong nhng người đã thiết kế giàn giáo ‘kim soát quyn lc’ cho ‘Tng tch’ Nguyn Phú Trng, và mi đây đã có mt bài viết yêu cu chính quyn Vit Nam phi kin Trung Quc ra tòa án quc tế ; anh hùng lc lượng vũ trang Lê Mã Lương - người thường xuyên lên tiếng v ‘thoát Trung’… Có th xem nhng quan chc này là ‘quân đ’.

Còn về ‘quân xanh’, người ta có th ngc nhiên khi nhìn thy nhng gương mt Chu Ho, Lê Đăng Doanh, Phm Chi Lan, Nguyn Khc Mai, Nguyn Trung, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cng, Nguyn Xuân Din, Đào Tiến Thi, Phm Viết Đào… Đa s nhng gương mt này thuc ‘nhóm 23’, gm các trí thc và cu quan chc mang tính phn bin, dù nhiu người trong nhóm này vn còn là đng viên Đảng cộng sản Việt Nam và vn sinh hot đng. Nhưng trong s nhng gương mt d hi tho Bãi Tư Chính vào ngày 6/10 còn có nhng người luôn đòi b điu 4 hiến pháp đng v tính đc tài cai tr ca Đảng cộng sản Việt Nam, nhng người mà đã nhiu ln b gii dư lun viên ca đng mit th và xúc phm không thương tiếc.

‘Nhóm 23’ cũng là nơi phát xut nhiu nht thư yêu cu được đi thoi vi đng.

Nội b đng đang chia r ra đến mc nào ?

Hội tho khoa hc v vùng bin Bãi Tư Chính và lut pháp quc tế đã b đng ch đo hoãn li khi đnh t chc vào ngày 22/9/2019, với mt lý do rt v vn như ‘đ có thi gian chun b chu đáo hơn’. Nhưng đó li là thi đim gn sát ngày quc khánh Trung Quc - s kin mà toàn th B Chính tr Vit Nam, trong lúc tuyt đi ‘câm như hến’ v Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quc, vn m miệng chúc tng Bc Kinh.

Rõ ràng, chủ đ hi tho và thành phn tham d hi tho trên - điu mà trước đây chưa bao gi được din ra và cũng chưa bao gi có du hiu được chp thun bi bt kỳ cơ quan đng hay chính quyn nào - là quá nhy cm và thách thc đối vi chính th đc tài Vit Nam.

Vậy ti sao hi tho v Bãi Tư Chính, vi thành phn nhiu trí thc đã b đng xem là ‘phn đng’, li din ra êm thm vào ngày 6/10 ti Hà Ni ?

Phải chăng đng áp dng chiến thut ‘x xu páp’ trước phn ng ca nhân dân đối vi Trung Quc và vi c s im lng đn hèn ca đng, nên cho t chc hi tho theo cách m dân và t ra mt chút dân ch ?

Nhưng kh năng trên là rt khó xy ra. Trước đây, thnh thong cũng din ra mt cuc hi tho, ta đàm v xã hi dân s, nhưng nội dung ch rt chung chung và thành phn tham d hu như không có mt ‘phn đng’. Bi thế nếu cho t chc hi tho Bãi Tư Chính ch đ m dân, người ta s ch nhn ra toàn ‘quân ta’ mà khó lòng lt vào phòng hp mt gương mt ‘phn đng’ nào.

Hay phải chăng đảng cm quyn đã ‘hi tâm’ và mun lng nghe tiếng nói phn bin ca trí thc nên mi cho hi tho này din ra suôn s ?

Nhưng li có mt du hi phn bin khác : nếu đng có mt chút hi tâm thì ti sao li không c mt hay mt nhúm quan chc ‘có thm quyn’ nào tham d hi tho này đ ghi nhn ý kiến ?

Cái cách giới quan chc trn bit như thế là s phn ánh rt đi thường v não trng ‘cái gì cũng s, ch ăn là không’ ca tng lp quan li Vit Nam.

Nhưng khác vi trước đây quan chc va trn va không cho hội tho, gi đây tình thế đã khác hn : cuc khng hong Bãi Tư Chính đã khiến phân hóa và chia r sâu sc trong ni b Đảng cộng sản Việt Nam, th hin ít nht vi s hình thành hai phe - phe ‘kin Trung Quc’ vi phe ‘không kin Trung Quc’.

Và cả mâu thun ngày càng khó thỏa hip gia hai lung quan đim : ‘da M’ hay tiếp tc ‘đu dây’.

Những người nói thay và tương lai ‘đi thoi’

5 năm sau cái năm 2014 vừa khn khó va phi chu nhc bi giàn khoan Hi Dương 981, chóp bu Vit Nam vn ngp nga nguyên trng trong cảnh nguy khn thc s cùng tương lai mt du khí và lãnh th.

Kịch bn ngày càng l rõ là Vit Nam khó có th tránh thoát nguy cơ mt cuc tn công quân s, dù có th ch cp đ l đoàn, t phía Trung Quc. Chiến dch tn công này, nếu xy ra, chắc chắn s din ra trên bin và rt gn gũi v mt kinh tuyến và vĩ tuyến vi nhng m du mà Vit Nam đang d đnh khai thác nhưng nm trong "đường lưỡi bò" mi được Trung Quc v b sung.

Lối thoát duy nht ca gii quan chc Vit Nam là phi càng nhanh càng tt da vào sc mnh ca hi quân Hoa Kỳ - đi trng quân s duy nht vi Trung Quc Bin Đông. Và vn đng quc tế đ kin Trung Quc ra tòa án quc tế.

Thế nhưng cái m bùng nhùng đa nguyên trong đảng v chuyn kin hay không kin vn khiến không ít chóp bu Vit Nam ‘tâm tư’ đến mt ng c mi nghe tiếng đng t phương Bc.

mt chiu kích ngày càng trái ngược vi nhóm quan chc trên, không ít quan chc khác - có th chiếm phn ln trong số quan chc được xem là ‘có trách nhim’ v chuyn nên làm gì vi tàu Trung Quc - càng lúc càng nghiêng v quan đim da M và nhân th kin Trung Quc. S quan chc này, vì nhiu lý do riêng tư như tài sn và thân nhân nm M và các nước phương Tây chứ tuyt đi không có Trung Quc, hn đã phi nhìn nhn rng t lâu h đã b quên gii trí thc phn bin - nhng người dù có lúc b xem là ‘phn đng’ nhưng li dám nói thng và nói tht v hin tình đt nước và vch ra li thoát. Gi đây, nhng trí thức phn bin y đang nói thay cho nhng k mà chưa m ming đã toát m hôi vì s ‘nói trái vi đường li cương lĩnh ca đng’.

Hẳn đó là ngun cơn va sâu xa va trc tiếp khiến hi tho v Bãi Tư Chính được t chc trót lt vào tháng 10 năm 2019 ti Hà Nội, cùng thành phn nhiu gương mt ‘phn đng’ là khách mi chính thc, thm chí hi tho này còn được đưa tin bi nhng báo đài ca đng.

‘Đối thoi’ cũng vì thế bt đu l m xut hin, gia ‘quân đ’ và ‘quân xanh’, gia trí thc nhà nước và trí thức phản bin.

Sau đó mới là s hin hình, thp thò hin ra đ p úng t ng ‘đi thoi’ ca mt s quan chc t cp thp dn lên cao hơn…

Chẳng phi quan đim ca cng đng người Vit hi ngoi luôn là ‘Mun nói chuyn vi người Vit hi ngoi, trước tiên nhà cầm quyn Vit Nam phi đi thoi vi gii bt đng trong nước’ sao ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 15/10/2019

Published in Diễn đàn

Thấy gì từ hội thảo Bãi Tư Chính ở Hà Nội ?

Thường Sơn, VNTB, 10/10/2019

Cuộc hội thảo khoa học về vùng biển Bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế do Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển tổ chức tại Hà Nội vào ngày 6/10/2019.

kien4

Người ta có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy những gương mặt khách mời chính thức của hội thảo này...

Hội thảo trên đã bị đảng chỉ đạo hoãn lại khi định tổ chức vào ngày 22/9/2019, với một lý do rất vớ vẩn như ‘để có thời gian chuẩn bị chu đáo hơn’. Nhưng đó lại là thời điểm gần sát ngày quốc khánh Trung Quốc - sự kiện mà toàn thể Bộ Chính trị Việt Nam, trong lúc tuyệt đối ‘câm như hến’ về Bãi Tư Chính và cái tên Trung Quốc, vẫn mở miệng chúc tụng Bắc Kinh.

Rõ ràng, chủ đề hội thảo và thành phần tham dự hội thảo trên - điều mà trước đây chưa bao giờ được diễn ra và cũng chưa bao giờ có dấu hiệu được chấp thuận bởi bất kỳ cơ quan đảng hay chính quyền nào - là quá nhạy cảm và thách thức đối với chính thể độc tài ở Việt Nam.

Vậy tại sao hội thảo về Bãi Tư Chính, với thành phần nhiều trí thức đã bị đảng xem là ‘phản động’, lại diễn ra êm thắm vào ngày 6/10 tại Hà Nội ?

Phải chăng đảng áp dụng chiến thuật ‘xả xu páp’ trước phản ứng của nhân dân đối với Trung Quốc và với cả sự im lặng đớn hèn của đảng, nên cho tổ chức hội thảo theo cách mị dân và tỏ ra một chút dân chủ ?

Nhưng khả năng trên là rất khó xảy ra. Trước đây, thỉnh thoảng cũng diễn ra một cuộc hội thảo, tọa đàm về xã hội dân sự, nhưng nội dung chỉ rất chung chung và thành phần tham dự hầu như không có mặt ‘phản động’. Bởi thế nếu cho tổ chức hội thảo Bãi Tư Chính chỉ để mị dân, người ta sẽ chỉ nhận ra toàn ‘quân ta’ mà khó lòng lọt vào phòng họp một gương mặt ‘phản động’ nào.

Hay phải chăng đảng cầm quyền đã ‘hồi tâm’ và muốn lắng nghe tiếng nói phản biện của trí thức nên mới cho hội thảo này diễn ra suôn sẻ ?

Nhưng lại có một dấu hỏi phản biện khác : nếu đảng có một chút hồi tâm thì tại sao lại không cử một hay một nhúm quan chức ‘có thẩm quyền’ nào tham dự hội thảo này để ghi nhận ý kiến ?

Cái cách giới quan chức trốn biệt như thế là sự phản ánh rất đời thường về não trạng ‘cái gì cũng sợ, chỉ ăn là không’ của tầng lớp quan lại Việt Nam.

Nhưng khác với trước đây quan chức vừa trốn vừa không cho hội thảo, giờ đây tình thế đã khác hẳn : cuộc khủng hoảng Bãi Tư Chính đã khiến phân hóa và chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện ít nhất với sự hình thành hai phe - phe ‘kiện Trung Quốc’ với phe ‘không kiện Trung Quốc’.

Và cả mâu thuẫn ngày càng khó thỏa hiệp giữa hai luồng quan điểm : ‘dựa Mỹ’ hay tiếp tục ‘đu dây’.

Hội thảo về Bãi Tư Chính không chỉ nhạy cảm về tính chủ đề - trong bối cảnh chiến dịch xâm phạm Bãi Tư Chính của Trung Quốc đã kéo dài quá ba tháng và còn chưa có dấu hiệu nào kết thúc, mà còn bởi yếu tố thành phần tham dự hội thảo này.

Người ta có thể ngạc nhiên khi nhìn thấy những gương mặt khách mời chính thức của hội thảo này như Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Trung, Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Xuân Diện, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào… Đa số những gương mặt này thuộc ‘nhóm 23’, gồm các trí thức và cựu quan chức mang tính phản biện, dù nhiều người trong nhóm này vẫn còn là đảng viên Đảng cộng sảnVN và vẫn sinh hoạt đảng. Nhưng trong số những gương mặt dự hội thảo Bãi Tư Chính vào ngày 6/10 còn có những người luôn đòi bỏ điều 4 Hiến pháp đảng về tính độc tài cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, những người mà đã nhiều lần bị giới dư luận viên của đảng miệt thị và xúc phạm không thương tiếc.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 10/10/2019

**********************

Vì sao đến giờ mới dám thập thò ‘phân tích tình hình Biển Đông’ ?

Thường Sơn, VNTB, 09/10/2019

Phải chăng cái gọi là ‘thỏa thuận song phương’ mà những qua chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Bắc Kinh đã quá bất lợi cho phía Việt Nam để đẩy tới tình thế ‘há miệng mắc quai’ ?

Cho tới nay, đã tròn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo. Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

ha2

Tàu thuyền Trung Quốc tự do ra vào Bãi Tư Chính như chốn không người - Ảnh minh họa 

Chỉ đến Hội nghị trung ương 11 của đảng cầm quyền, trong bài phát biểu khai mạc vào sáng ngày 7/10/2019, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng mới hé môi đề nghị Trung ương đảng "phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông ; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt".

Vì sao đến giờ mới ‘phân tích tình hình Biển Đông’ ? Vì sao Trọng không dám nói về vụ Bãi Tư Chính và gọi thẳng ra cái tên ‘bạn vàng’ Trung Quốc ? Phải chăng giới chóp bu Việt Nam đã ‘há miệng mắc quai’ vì ‘Vi phạm các thỏa thuận song phương’ ? 

Cần nhắc lại, vào ngày 18/9/2019 lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tung ra tối hậu thư lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.

Rất đáng chú ý, tuyên bố trên có nội dung : "Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những điều khoản của UNCLOS".

Tuy Cảnh Sảng - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - không nói rõ về thỏa thuận song phương nào, nhưng chừng đó là quá đủ để dư luận hình dung và liên tưởng đến hàng loạt ‘thỏa thuận song phương’ mà giới chóp bu Việt Nam đã lén lút ký với Trung Quốc nhưng không công khai cho người dân biết, dẫn tới hậu quả mất thác Bản Giốc trước đây, liên quan đến vô số đồn đoán về ‘Mật ước Thành Đô’ 1990 - hay còn gọi là ‘thỏa thuận bán nước’, những thỏa thuận song phương nào đó về xử lý tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ của Trung Quốc, và quá nhiều thiệt hại trong quan hệ kinh tế Việt - Trung sau này.

Phải chăng cái gọi là ‘thỏa thuận song phương’ mà những qua chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Bắc Kinh đã quá bất lợi cho phía Việt Nam để đẩy tới tình thế ‘há miệng mắc quai’ - cả Bộ Chính trị Việt Nam phải câm như hến khi bị phía Trung Quốc bắt bẻ ? Nếu đúng thế, những điều khoản nào bị sơ hở và bất lợi ? Trách nhiệm soạn thảo, thông qua và ký kết những điều khoản bất lợi đó thuộc về những quan chức nào ? Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam có dám đòi hỏi Nguyễn Phú Trọng và những quan chức cận thần của ông ta phải công khai các thỏa thuận song phương đã ký với Trung Quốc cùng những điều khoản bất lợi đang khiến Trọng ‘ngậm hột thị’ ?

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 09/10/2019

********************

Hội thảo về ‘Bãi Tư Chính,’ báo chí hầu hết ‘né tránh’

TN-KN, Người Việt, 07/10/2019

Một cuộc hội thảo về "Bãi Tư Chính" được tổ chức ở Hà Nội hôm Chủ Nhật vừa qua nhưng chỉ thấy được thông tin trên một số ít tờ báo trong khi cộng sản Việt Nam có hàng trăm cơ quan báo đài tuyên truyền.

toadam3

Giàn khai thác dầu khí của Vietsovpetro tại Bãi Tư Chính trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. (Hình : Tuổi Trẻ)

Giấy mời của "Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật và Phát Triển" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam , viết rằng buổi tọa đàm có mục đích "hướng tới những thảo luận, trao đổi về thực trạng tình hình tại khu vực với những giải pháp hòa bình xử lý xung đột dưới góc độ luật pháp quốc tế, địa chính trị, an ninh khu vực".

Địa điểm của cuộc hội thảo là "khách sạn Công Đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Hà Nội. Thời gian : 8 giờ 30 sáng ngày Chủ Nhật, 6 Tháng Mười, 2019. Báo chí chính thống đa số im lặng, một nhóm thông tin độc lập là nhóm truyền hình Chấn Hưng TV (CHTV) thì bị công an cưỡng ép lên xe đưa về trụ sở thẩm vấn và lấy hết máy móc, dụng cụ, giấy tờ xe".

Tuy nhiên, người ta thấy ông Phạm Viết Đào, một nhà báo từng bị bỏ tù hơn 5 năm trước vì bị vu cho tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ", phổ biến trên YouTube lời phát biểu của một số người như nhà giáo Chu Hảo, TS Nguyễn Xuân Diện, cựu Tướng Lê Văn Cương, cựu Tướng Lê Mã Lương và gần như trọn bài tham luận của ông cựu đại sứ tại Brunei Nguyễn Trường Giang (hiện là đại biểu Quốc Hội trong Ủy Ban Luật Pháp).

Theo ông Phạm Viết Đào cho biết, cuộc hội thảo có sự tham dự của "khoảng 200 nhân sĩ trí thức, các nhà khoa học, luật học và đông đảo các nhà báo đã tới dự".

Ông kể "nhiều tham luận nảy lửa đã được phát tại tọa đàm…" nhưng không thấy được nhiều trên các mặt báo.

Tính đến tối 7 Tháng Mười, 2019 (giờ Việt Nam), người ta thấy có các báo như Thanh Niên, Pháp Luật ở Sài Gòn và Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) có bài tường thuật.

Tờ Pháp Luật với tựa đề "Chuyên gia đề xuất giải pháp ứng phó Trung Quốc ở biển Đông" thuật lại tóm tắt nội dung bài tham luận của ông Nguyễn Trường Giang và lời phát biểu của ông Hoàng Ngọc Giao, một luật sư.

Ông Giao được tờ báo thuật lại kêu gọi "cần phải đưa hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ở biển Đông của Trung Quốc ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc". Nhà giáo Chu Hảo (từng bị khai trừ đảng) cũng hô hào "khởi kiện Trung Quốc bây giờ là đúng thời điểm".

Đài VOV viết bản tin trên mạng thuật ý kiến của ông Nguyễn Trường Giang, luật gia Hoàng Việt và tướng Lê Văn Cương. Không hề thấy đề cập gì, đưa tin gì về thực trạng đã và đang xảy ra tại khu vực Bãi Tư Chính. Điều này cho hiểu cách thức thông tin của báo đài chính thống phải theo lệnh từ trên, tránh né những gì phải cấm kỵ.

Riêng tờ Thanh Niên đã có lời lẽ mạnh mẽ khi đặt tựa bài viết là "Dã tâm bất tận của Trung Quốc ở Biển Đông" trên báo điện tử và đăng bài trên trang nhất của tờ báo in.

Báo Thanh Niên viết : "Theo các chuyên gia, trước những hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, điều Việt Nam cần làm là khởi kiện hoặc đưa Trung Quốc ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc".

Buổi hội thảo được dự trù tổ chức ngày 22 Tháng Chín nhưng sau đó bị hoãn lại đến sau ngày 1 Tháng Mười với lý do được công bố chính thức là : "Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, để có thời gian chuẩn bị và tọa đàm tốt hơn, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam có yêu cầu Viện Nghiên Cứu Chính Sách Pháp Luật và Phát Triển lùi thời gian tọa đàm trên sau ngày 5 Tháng Mười, 2019".

Dư luận cho rằng lý do Hà Nội tế nhị không muốn thấy có những lời chỉ trích Trung Quốc trước ngày Bắc Kinh tổ chức Quốc Khánh 1/10, đụng chạm tới "16 chữ vàng", gây khó khăn thêm cho "đồng chí" phương Nam.

Lực lượng trên biển của Việt Nam đã phải đối đầu không cân xứng với lực lượng Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính suốt từ ba tháng qua.

Giữa tuần trước, người ta thấy có tin từ nhóm Thông Tin Biển Đông South China Sea News trên mạng Twitter là "Các tàu Hải Cảnh Trung Quốc mang số hiệu 37111 và 31302 đã có những hành động nguy hiểm, chận đường đi của chiếc tàu tiếp liệu Crest Argus 5 có nhiệm vụ tiếp tế cho giàn khoan Hakuryu-5 đang hoạt động tại lô 6-1".

Theo nhóm thông tin vừa kể, "Trung Quốc đang cố ngăn chặn hoạt động dầu khí của Việt Nam tại lô 6-1 bằng cách chặn tàu tiếp liệu của Việt Nam. Đây là sự leo thang nguy hiểm có thể có những hậu quả không thể lường trước". Báo chí trong nước hoàn toàn im lặng.

Các lời phản đối ngoại giao của Hà Nội không hề có tác dụng và khi "bật đèn xanh" cho tổ chức hội thảo lại không để báo chí trong nước tường thuật rộng rãi, hay rầm rộ.

Trong một diễn biến khác, sau nhiều tháng không đề cập đến hai chữ "Biển Đông", ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước cộng sản Việt Nam tại "Hội Nghị Trung Ương lần thứ 11" của Đảng cộng sảnVN vào sáng 7 Tháng Mười tại Hà Nội đã lên tiếng "đề nghị trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông, chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua".

Hành động của ông Nguyễn Phú Trọng được dư luận cho rằng, tình hình Biển Đông, đặc biệt là khu vực Bãi Tư Chính, nay đã trở nên căng thẳng và nguy hiểm, khiến người đứng đầu chế độ cộng sản Việt Nam đã không thể im lặng được nữa.

TN-KN

Published in Diễn đàn