Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vào lúc tập đoàn Nga Rosneft được cho là đã từ bỏ một đề án khai thác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông dưới sức ép nặng nề của Trung Quốc, phải chăng lối thoát cho Việt Nam để bảo đảm chính sách năng lượng của mình sẽ là đẩy mạnh hợp tác với Mỹ ? Đây chính là quan điểm của chuyên gia Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak tại Singapore.

daukhi1

Logo tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ.  AFP/File

Trong bài phân tích "Ý nghĩa chiến lược của công cuộc hợp tác Viêt Mỹ về dầu khí - The Strategic of Vietnam-US Oil and Gas Cooperation" đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat vào hôm qua, 07/09/2020, nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm về Biển Đông này đã cho rằng việc tăng cường hợp tác với các tập đoàn dầu khí Mỹ sẽ cho phép Việt Nam vừa giảm được thặng dư thương mại với Mỹ, một điều đang cần làm, vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình tại Biển Đông.

Mỹ nổi lên thành đối tác dầu khí quan trọng của Việt Nam

Theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến ​​s tăng t 8,5% đến 9,5% mỗi năm trong vòng 5 năm ti đây. Vào lúc cần phải gim lệ thuc vào các nhà máy đin chạy bằng than, Việt Nam đang tìm cách tăng nguồn cung cấp dầu khí và phát triển các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên, với Mỹ đang nổi lên thành một đối tác quan trọng.

Việt Nam hiện đang làm việc với tập đoàn Mỹ ExxonMobil để phát triển mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung, có trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí sẽ xây dựng tại khu kinh tế Dung Quất gần đó.

Vào tháng 11 năm 2019, công ty AES Corp của Mỹ cũng đã giành được sự chấp thuận xây dựng tổ hợp nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 (2,25 GW) tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy sẽ chạy bằng khí hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ.

Ngoài Sơn Mỹ 2, Việt Nam hiện đang phát triển 4 dự án điện khí khác sử dụng LNG nhập khẩu là Cà Ná 1, (1,5 GW), Sơn Mỹ 1 (2,25GW), Bạc Liêu (3,2 GW) và Long Sơn 1 (1,2 GW).

Với hàng loạt nhà máy điện chạy bằng khí đốt như trên, Việt Nam tất yếu sẽ phải sẽ phải tăng nhập khẩu khí LNG, một sản phẩm mà Hoa Kỳ hiện đã trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, chiếm hơn một nửa công suất khí hóa lỏng toàn cầu vào năm ngoái 2019.

Hợp tác với Mỹ sẽ giúp Việt Nam giảm được thặng dư thương mại

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, sức cung đang tăng của Mỹ cùng với nhu cầu ngày lớn của Việt Nam về khí đốt hóa lỏng mở ra một triển vọng mới cho hợp tác Việt-Mỹ, và nhất là sẽ cho phép Việt Nam giảm bớt thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Hiệp đã nêu ví dụ về nhà máy điện Sơn Mỹ 2, khi vận hành, mỗi năm sẽ cần đến khoảng 2 tỷ đô la khí hóa lỏng nhập từ Mỹ. Đây là một con số đáng kể khi mà trong năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chỉ ở mức 14,4 tỷ đô la.

Dĩ nhiên, Mỹ không phải là nhà cung cấp LNG duy nhất, nhưng việc mua từ các nhà cung cấp Mỹ sẽ cho phép Việt Nam cải thiện cán cân thương mại với Hoa Kỳ, một vấn đề mà Washington luôn yêu cầu Hà Nội phải giải quyết.

Theo Hải Quan Việt Nam, trong năm 2019, Việt Nam đã có đến 47 tỷ đô la thặng dư mậu dịch với Mỹ. Mức thâm hụt này đã khiến chính quyền của tổng thống Donald Trump bất bình, và vào giữa năm ngoái, ông Trump từng gọi Việt Nam là "kẻ lạm dụng" thương mại. và đe dọa áp đặt thuế quan đối với hàng nhập từ Việt Nam.

Trước phản ứng bất bình từ Washington, Hà Nội đã cam kết cải thiện cán cân thương mại, đặc biệt bằng cách tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Việc mua khí hóa lỏng của Mỹ để dùng trong các nhà máy nhiệt điện theo kế hoạch của mình là một chiến lược có thể gọi là "nhất tiễn hạ song điêu".

Đối với chuyên gia Lê Hồng Hiệp, giải tỏa được quan ngại của Washington rất quan trọng đối với Hà Nội, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và mọi sắc thuế trừng phạt đều tác hại đến ngành xuất khẩu và đe dọa tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Mỹ sẵn sàng ủng hộ doanh nghiệp của minh nếu bị Trung Quốc áp lực

Không chỉ được lợi về phương diện thương mại, về mặt chiến lược, thì Hoa Kỳ đang đóng một vai trò chủ chốt trong nỗ lực của Việt Nam đẩy lùi các hành vi cưỡng bức của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trong những cuộc đối đầu lớn với Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2014 và 2019 chẵng hạn, lập trường ủng hộ của Mỹ đã giúp cho thấy then chốt đói với Hà Nội trong nỗ lực huy động ủng hộ của quốc tế trước hành vi bắt nạt của Trung Quốc.

Theo ông Lê Hồng Hiệp, việc hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông bị Trung Quốc liên tục sách nhiễu trong thời gian gần đây, có thể là cơ hội "tốt" để Hà Nội đưa các công ty Mỹ như ExxonMobil vào tham gia các đề án dầu khí của mình, nhất là khi mà các đối tác ngoại quốc khác không thể kháng cự lại Trung Quốc.

Sau tập đoàn Tây Ban Nha Repsol bỏ việc khai thác cùng với PetroVietnam ở 3 lô gần Bãi Cỏ Rong, thì đối tác lâu đời của PetroVietnam, là tập đoàn Nga Rosneft như cũng đang rút lui trước sức ép của Bắc Kinh.

Gần đây, Hoa Kỳ đã cứng giọng đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và lên án Bắc Kinh ngăn chặn hoạt động hợp pháp của các quốc gia tranh chấp khác trong vùng biển của họ.

Để chống lại hành động của Trung Quốc, phương án làm việc với các công ty Mỹ để phát triển tài nguyên dầu khí là một chiến lược khả thi đói với Hà Nội, vì chính quyền Mỹ có quyết tâm cao hơn là các nước khác trong việc hậu thuẫn cho các công ty của mình trước sự sách nhiễu của Trung Quốc.

Hà Nội không thể tiếp tục cúi đầu trước Trung Quốc

Thế đứng từ lâu của Việt Nam là tránh đối đầu với Trung Quốc, đồng thời duy trì một thế cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Hà Nội không thể tiếp tục cúi đầu trước sức ép của Trung Quốc.

Cho dù Việt Nam có thiện chí và nỗ lực để giữ chừng mực trong việc xích lại gần Washington để không làm Bắc Kinh phật ý, Trung Quốc vẫn ngày càng áp lực thêm trên chính quyền Việt Nam qua nhiều lần làm gián đoạn hoạt động dầu khí ngoài khơi Việt Nam. Cho nên dứt khoát Việt Nam phải biến hợp tác dầu khí với Mỹ thành một loại đòn bẩy chiến lược chống lại hành vi cưỡng ép của Trung Quốc.

Cuối cùng, nếu Hà Nội chọn xích lại gần Washington, Bắc Kinh chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Chính chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc và hành động hù dọa đã ép buộc Việt Nam.

Ngoài ra, nếu không đứng lên kháng lại Trung Quốc, Việt Nam sẽ bị đe dọa không chỉ về mặt chủ quyền ở Biển Đông, mà cả trên mặt an ninh năng lượng lâu dài và thịnh vượng kinh tế.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 08/09/2020

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa
Published in Diễn đàn