Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Năm 2022, còn 2 địa phương tại Thanh Hóa bị tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc ở Hàn Quốc. Trước đó, có tới 4 thành phố, huyện gặp tình trạng tương tự do số lượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao.

Đó là thông tin được nêu ra tại Hội thảo khoa học lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp diễn ra ngày 16/8.

laodong1

Một người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc - Ảnh : Đoàn Trung

120 - 150 triệu USD kiều hối 'đổ về' mỗi năm

Theo ông Lê Đình Tùng, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2021, Thanh Hóa có trên 42.000 lượt lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

Hiện tại, Thanh Hóa đang có hơn 32.000 lao động đang làm việc ở nước ngòai, chủ yếu ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông.

Hằng năm, khoảng 120 - 150 triệu USD (tương đương 2.760 - 3.450 tỉ đồng) được người lao động tỉnh Thanh Hóa ở nước ngoài gửi về gia đình.

"Hộ nghèo có người đi làm việc ở nước ngoài cơ bản đã thoát nghèo và có hướng phát triển vươn lên làm giàu", ông Tùng cho biết.

Tuy nhiên, vị phó giám đốc sở này bày tỏ Thanh Hóa phải đối mặt với tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi hết hợp đồng thì bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh lao động Việt Nam.

Thống kê của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), đến hết ngày 30/6/2022, vẫn còn 890 trong tổng số hơn 6.000 lao động làm việc tại Hàn Quốc đang cư trú trái phép. 

Do tỉ lệ lao động hết hợp đồng, ở lại trái phép tại Hàn Quốc còn cao, nên năm 2022, Thanh Hóa vẫn còn 2 huyện (Hoàng Hóa và Đông Sơn) nằm trong danh sách tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (trước đó, thành phố Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn, huyện Thiệu Hóa và huyện Nga Sơn từng bị Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận người lao động).

Theo ông Lê Đình Tùng, do chênh lệch thu nhập của việc làm ở nước ngoài và việc làm trong nước là rất lớn (từ 7 đến 10 lần, thậm chí cao hơn) nên nhiều người lao động vì lợi ích trước mắt đã tìm mọi cách để ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động.

"Một số người lao động thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật, không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngòai, vì lợi ích cá nhân, sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc nhằm có thu nhập cao", ông Lê Đình Tùng chỉ rõ.

Ông Tùng cũng nêu một số nguyên nhân khác như việc tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi về nước còn khó khăn, nhiều gia đình chưa quyết liệt trong khuyên nhủ người thân tuân thủ pháp luật; một số chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền lao động về nước… khiến tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của một số địa phương còn cao.

Giải bài toán lao động bỏ trốn như thế nào ?

Để hạn chế tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi hết hợp đồng, tỉnh Thanh Hóa triển khai các phiên giao dịch việc làm cho lao động về nước đúng hạn, giới thiệu vào làm việc tại doanh nghiệp có trình độ tay nghề phù hợp.

Tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngòai, đồng thời có chế tài, xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm, không bảo vệ quyền lợi của lao động khi đi nước ngòai.

Theo ông Lê Đình Tùng, Thanh Hóa sẽ kiến nghị, đề xuất trung ương, các cấp ngành xây dựng cơ chế bảo lãnh người đi làm việc ở nước ngòai, ký quỹ với người lao động và khuyến khích họ về nước đúng hạn khi hết hạn hợp đồng. Trường hợp ở lại quá hạn sẽ bị xử phạt nghiêm. 

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng của các nước tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường kiểm tra, giám sát, truy quét, trục xuất lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp, đồng thời xử phạt nặng các doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp.

Hà Quân

Nguồn : Tuổi Trẻ online, 16/08/2022

Additional Info

  • Author Hà Quân
Published in Việt Nam

Vì sao 54% người lao động không muốn tiếp tục công việc của mình ?

Báo Tuổi Trẻ ngày 14/6 đưa tin, hơn 300 đại diện doanh nghiệp cùng các chuyên gia, lãnh đạo địa phương đã cùng tham gia hội thảo Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19 tại tỉnh Long An. Một khảo sát được công bố với những số liệu gây bất ngờ. Theo đó 54% người lao động Việt Nam đang có tâm lý muốn nghỉ công ty mình đang theo làm. 

laodong1

Ông Phạm Anh Thắng - phó chánh văn phòng Bộ Lao động, thương binh và xã hội - thảo luận về cách giữ chân người lao động tại hội thảo - Ảnh : Sơn Lâm

Theo bà Nguyễn Tâm Thanh - giám đốc nhân sự vùng Cargill Việt Nam và Thái Lan (thuộc đơn vị đăng cai tổ chức hội thảo), đây là tâm lý chung của người lao động trên toàn thế giới sau dịch Covid-19. "Khi đại dịch xảy ra, suy nghĩ người ta thay đổi. Họ thấy cuộc đời quá ngắn ngủi, thấy người thân lần lượt ra đi và xuất hiện tâm lý nghĩ xa quá làm gì cho mệt. Điều này dẫn đến tinh thần thị trường bây giờ cũng đã thay đổi". Nhận xét chung này hoàn toàn đúng, nhưng chưa thể lý giải được cặn kẽ các nguyên nhân dẫn tới việc hơn nửa số người lao động không muốn tiếp tục công việc của mình.

Theo quan điểm người viết bài này, có hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Đó là việc người lao động nhận thấy thu nhập của họ không tương xứng với sức lao động bỏ ra (hoặc nói theo cách khác, thu nhập không đủ để tái sản xuất sức lao động của bản thân) cùng lúc họ mất niềm tin vào tương lai sau khi trải qua đại dịch Corona Virus. Chỉ có hai nguyên nhân này mới làm cho người lao động không còn thiết tha với công việc hiện tại của họ nữa.

Thời gian tạm ngưng công việc do đại dịch cũng đã làm cho nhiều người lao động có thời gian suy ngẫm về cuộc sống, nhân sinh. Điều mà họ nhận thấy rõ nhất, đó là sức lao động của họ bỏ ra, nhưng nhận được tiền lương quá ít ỏi, không đủ để họ duy trì cuộc sống với tình trạng tinh thần và thể chất bảo đảm cho công việc tiếp theo. Mức lương công nhân các khu công nghiệp, các công ty, nhà máy hiện nay sau khi thanh toán hết các khoản sinh hoạt như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước… thì bữa ăn của họ cũng chỉ còn rau và đậu phụ. Với sức khỏe của thanh niên, việc ăn uống kham khổ nhưng duy trì công việc trong một giai đoạn ngắn thì chưa sao, nhưng kéo dài tất sẽ sinh nhiều bệnh tật. Đây là thực tế người lao động đối diện hàng ngày hàng giờ, họ cố gắng vượt qua khi còn có những niềm tin về tương lai, về một xã hội tốt đẹp hơn sẽ tới. Nhưng tất cả đều đã bị dập tắt, hủy hoại sau khi họ chứng kiến sự kinh hoàng trong đại dịch Corona virus vừa qua.

laodong2

Hàng trăm ngàn người lao động từ các tỉnh Đông Nam Bộ tự phát về quê sau khi lệnh phong tỏa Thành phố Hồ Chí Minh được bãi bỏ. 

Niềm tin vào tương lai của người lao động bị hủy hoại trước hết là họ nhận ra sự đối xử với người lao động của nhà cầm quyền hoàn toàn vô trách nhiệm và tàn bạo. Không có một sự trợ giúp, hỗ trợ nào khả dĩ có thể giúp họ đối phó được với tình trạng bần cùng trong đại dịch. Tiền thuê nhà mấy tháng, tiền ăn, tiền sinh hoạt phí trong đại dịch khi không đi làm… đại bộ phận người lao động đều phải tự trang trải. Họ nhận ra phúc lợi xã hội mà công sức lao động của họ đóng góp vào gần như một số không tròn trĩnh. Không những thế, họ còn bị ép buộc xét nghiệm, ép buộc vào các khu cách ly, vào các bệnh viện dựa trên một chiến dịch chống dịch tàn bạo cực kỳ khắc nghiệt, hoàn toàn chủ quan của nhà cầm quyền. Những sự hoảng sợ, hoang mang và những cái chết tức tưởi trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh là những nỗi ám ảnh không bao giờ nguôi ngoai. Tất cả đều được người lao động trải nghiệm và chứng kiến. Nỗi đau và sự thất vọng còn được đẩy lên tới cùng cực, khi họ biết rằng, trong tất cả các giai đoạn, tất cả các công đoạn, công việc chống dịch đều bị các quan chức, cán bộ và nhà cầm quyền thực hiện hành vi ăn cướp, tham nhũng và trục lợi. Hệ quả đến bây giờ vẫn còn tiếp tục đưa quan chức vào tù trong vụ Việt Á.

Đại dịch và việc chống dịch đã hủy hoại niềm tin của người lao động vào tương lai, động lực cuối cùng của họ trong cố gắng duy trì công việc để tồn tại. Khi không còn niềm tin vào tương lai, công việc hiện tại đã trở thành một gánh nặng mà nhiều người muốn buông tay trong một tâm trạng hoàn toàn bế tắc. Đó cũng là trạng thái chung của xã hội hiện nay.

Hà Nội, ngày 24/6/2022

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 24/06/2022 (nguyenvubinh's blog)

Additional Info

  • Author Nguyễn Vũ Bình
Published in Diễn đàn

Năng suất Việt Nam thấp còn do nguyên nhân thể chế (VOA, 30/12/2016)

nangsuat1

Công nhân tại mt xưởng may mc Singapore Singlun Star ti ngoi ô Hà Ni, ngày 19/08/2014.

Tổng cc Thng kê Vit Nam va ra báo cáo nói năng sut ca đt nước đã tăng nh sau hơn mt năm.

Theo báo cáo, năng suất lao đng toàn nn kinh tế Vit Nam trong năm 2016 ước tính tăng 5,31% so vi năm 2015.

Số liu ca tng cc cho thy trong năm 2016 năng sut lao đng xã hi ca Vit Nam ước tính đt 84,5 triu đng mi người, tương đương khong 3.853 đôla Mỹ. Tng cc cũng cho biết năng sut lao đng đã tăng đáng k sau 5 năm, t mc 55,2 triu đng vào năm 2011.

Thuật ng năng sut lao đng xã hi được dùng đ ch mc tng sn phm quc ni (GDP) bình quân ca mt lao đng t 15 tui tr lên đang làm việc.

Một năm trước, năng sut lao đng ca Vit Nam đt 3.660 đôla, bng 4,4% ca Singapore. Các báo Vit Nam nói nhng con s này đng nghĩa là mi người Singapore có năng sut bng 23 người Vit cng li.

Tuy nhiên, sau khi sự so sánh này được nêu ra, một s chuyên gia viết trên mng xã hi vic ly GDP chia ra đu người đ kết lun rng người Vit thua v năng sut so vi người Singapore là phiến din, d gây hiu nhm.

Họ cho rng trong cùng điu kin làm vic, người Vit không kém v năng sut và hiệu qu qua nhiu so vi người trong khu vc nói chung hay Singapore riêng.

Tiến sĩ Hoàng Ngc Giao, Vin trưởng Vin Nghiên cu Chính sách Pháp lut và Phát trin, nói vi VOA rng ngoài yếu t con người, cn lưu ý đến các nguyên nhân v công ngh, pháp luật, th chế :

"Thứ nht là công ngh đã đành. Nhưng mà cái th hai na đó là vn đ th chế, vn đ môi trường làm vic đ người lao đng có th phát huy ti đa sáng kiến cũng như năng lc, s khéo tay ca mình. Máy móc thiết b thì có th mua sm được. Nng vn đ th chế h khó mà trong 1, 2 ngày mà mua sm được, mà to dng được. Rõ ràng là Vit Nam hin nay, môi trường làm vic đi vi người lao đng Vit Nam là rt khó khăn v mt th chế, không to nên đng cơ làm vic, t câu chuyn tin lương, đến đng cơ thăng tiến ca người lao đng. Rõ ràng là không có nhng th chế đ kích thích kh năng lao đng ca người Vit, cũng như kh năng sáng to ca người Vit".

Tiến sĩ Giao cũng ch ra rng môi trường làm vic ca người lao đng li gn vi môi trường pháp lý cho doanh nghip.

Vit Nam, theo ông, nói mt cách khái quát, các doanh nghip được chia ra gm doanh nghip nhà nước được coi là "công dân hng 1", doanh nghip đu tư nước ngoài được coi là "công dân hng 2" và các doanh nghip va và nh tư nhân được coi là "công dân hng 3". Gia các doanh nghip này có s bt bình đng v tiếp cn vn, đt đai, tài nguyên và các điu kin kinh doanh, và điu này đã được báo chí phn ánh lâu nay.

Ông Giao nói thực trng đó gây nh hưởng đến môi trường làm việc ca các lao đng trong các doanh nghip :

"Cái môi trường pháp lý làm sao bình đng, lành mnh cho các doanh nghip, to cơ hi cho các doanh nghip thì Vit Nam thiếu cái đó. Mi đ án, mi hp đng gi là đu thu nhưng mà chc gì đã là đu thu. Nếu không có th chế pháp lý, mt môi trường pháp lý lành mnh, minh bch, công bng cho các doanh nghip, thì khó có cơ hi đ người công nhân Vit Nam phát huy được hết năng lc, sáng kiến và có đng cơ đ mà tăng năng sut lao đng, đ hiu qu lao đng tốt hơn. Nếu như Vit Nam mà th chế thay đi, môi trường làm vic tt hơn và công ngh cũng được đưa vào tt hơn thì tôi tin chc là người Vit cũng không thua kém gì người Singapore".

Theo Tổ chc Lao đng Quc tế, 15 người Vit Nam có năng sut lao động bằng mt người Singapore vào năm 2013. Đến năm 2014, gn 16 người lao đng Vit mi có năng sut bng mt người Singapore.

Điều này cho thy khong cách v năng sut lao đng ca Vit Nam vi Singapore và mt s nước láng ging đang ngày càng dãn rng. Nếu không có ci cách đt phá nào, Vit Nam s phi mt hơn 60 năm na mi đui kp được Singapore.

*********************

23 người Việt có năng suất lao động bằng 1 người Singapore (VnEconomy, 29/12/2016)

Năng suất lao động bình quân của người Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với một số nước ngay trong khu vực...

nangsuat2

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore.

Năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết hôm 28/12. 

Cụ thể, năng suất lao động xã hội (GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên) của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt 84,5 triệu đồng/người, tức là khoảng 3.853 USD/lao động. 

Theo khu vực kinh tế, năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 32,9 triệu đồng/lao động ; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 112 triệu đồng/lao động ; khu vực dịch vụ đạt 103,5 triệu đồng/lao động.

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, chẳng hạn giai đoạn năm 2011-2016 lần lượt là 55,2 triệu đồng/người vào 2011 ; 63,1 triệu đồng/người vào 2012 ; 68,7 triệu đồng/người vào 2013 ; 74,7 triệu đồng/người vào 2014 ; 79,4 triệu đồng/người vào 2015 ; và 84,5 triệu đồng/người vào 2016.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động bình quân của người Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với một số nước ngay trong khu vực.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore. Như vậy, mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người Việt cộng lại. 

Ngoài ra, năng suất lao động của người Việt cũng chỉ bằng 17,4% của Malaysia, 35,2% của Thái Lan ; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia. 

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7 triệu người, tăng 275.900 người so với năm trước. 

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,3%, đạt mức tương đương như năm 2015, trong đó khu vực thành thị là 3,18%, khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,3%, khu vực nông thôn là 5,74%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,4% của năm 2014. 

Quy mô dân số đến cuối năm 2016 ước tính là 92,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2015. Trong đó, dân số thành thị 32 triệu người, nông thôn là 60,6 triệu người.

Bạch Huệ

**********************

Một người Singapore làm việc bằng 23 người Việt Nam (RFA, 29/12/2016)

nangsuat3

Một hội chợ việc làm ở Hà Nội. AFP photo

Năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết tin này hôm qua.

Năng suất lao động xã hội được tính theo GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn nền kinh tế trong năm qua tính theo giá hiện hành ước đạt 84 triệu 500 ngàn động một người, tương đương 3,853 đô la.

Năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế ở mức 32 triệu 900 ngàn đồng một người. Năng suât này ở khu vực công nghiệp và xây dựng là 112 triệu đồng.

 

Tổng cục thống kê đánh giá năng suất lao động của người Việt Nam tăng đều trong các năm qua tính từ năm 2011 đến nay nhung vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 4,4% của Singapore. Tức là, mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người Việt Nam. Năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 17,4% của Malaysia, 35,2% của Thái lan và 48,5% của Philippines.

Published in Việt Nam