Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Các bác ăn (cả giày cả tất) đất xung quanh. Bộ Dục đè con cháu ra bắt thay sách hàng năm. Bộ Y đè cả nước ra ăn cứt mũi. Viễn thông ăn đằng viễn thông. Gang thép ăn đằng gang thép. Ăn cả phân (Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc). Hàng không với lãnh sự đồng tình bóp v. à nhầm ăn giải cứu công dân. Các bác có hồng phúc, quản người sống ăn được từ nhà xí ăn đi. Em hẩm hiu quản toàn người chết, người già, mẹ bỉm, trẻ con sơ sinh với người bệnh tật ốm đau, cựu chiến binh các thứ, em ăn cái gì ? Nghĩ ra vụ khắc tên này là tuyệt cú mèo. Em đảm bảo với các bác, tuyệt đối không có đương sự nào đi kiện cả".

banqua1

Một người phụ nữ thắp hương trên mộ người thân ở nghĩa trang ở Hà Nội hôm 27/7/2017 nhân ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam - AFP

Đấy bọn phản động nó sẽ giả mạo bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, chính chủ Đào Ngọc Dung nói thế.

Bộ Lao động làm gì ?

Bộ Lao động, thương binh và xã hội, như cái tên dài dòng của nó, được Nhà nước Việt Nam giao quản lý tới 22 lĩnh vực, ngoài ra là thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng giao.

Đó đều là các lĩnh vực rất quan trọng. Kể ra vài cái nhé :

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện hợp đồng lao động, k ỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công.

- Về tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương ; các quy định của pháp luật lao động đối với mọi dạng lao động.

- Phân tích, dự báo, công bố thông tin thị trường lao động về bảo hiểm thất nghiệp.

- Ban hành điều lệ trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp ; quy chế tuyển sinh đào tạo, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo ; quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

- Phát triển thị trường lao động ngoài nước.

-H ướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Về an toàn, vệ sinh lao động ; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia ; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội.

- Điều phối việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phòng, chống tệ nạn xã hội : mại dâm, cai nghiện ma túy, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách ; giáo dục nghề nghiệp và tái hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy ; xây dựng các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị mua bán…

Riêng về lĩnh vực người có công với cách mạng, cụ thể Bộ phải làm những việc như sau :

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công.

- Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp.

- Tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ ; thông tin về mộ liệt sĩ ;

- Tổ chức phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Việt Nam trải qua mấy cuộc chiến tranh, hậu quả rất nhiều và nặng. Theo Thông tấn xã Việt Nam, cả nước có gần 1,2 triệu liệt sĩ ; gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt ; gần 300.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính và hàng triệu thương, bệnh binh mang trên mình thương tích, bệnh tật. Có những người mất bộ phận cơ thể khi không có nghề nghiệp chuyên môn, không có vốn liếng nên tìm việc vô cùng khó khăn. Họ sống nhờ vào các khoản trợ cấp ít ỏi.

Dân Việt ai cũng quen thuộc với cái quỹ gọi là "Đền ơn đáp nghĩa", trong đó mọi người được Nhà nước kêu gọi đóng góp tiền để giúp đỡ những người có công với cách mạng, cụ thể là giúp về nhà cửa (gọi là Nhà tình nghĩa), nhận chăm sóc, nuôi dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng không còn người nương tựa, hay tặng sổ tiết kiệm cho họ. Dĩ nhiên, doanh nghiệp là đối tượng được đặc biệt quan tâm để xin tiền trong dịp này.

Những người bị nhiễm chất độc da cam thì đời sống hoàn toàn là bi kịch : con cái họ hết đứa nọ đến đứa kia bị nhiễm, trở nên tâm thần, khù khờ hoặc điên dại, không thể sống bình thường. Có những người buộc phải xích chính những đứa con của mình vào gốc cây hay đóng chuồng nhốt lại để rảnh tay kiếm ăn nuôi chúng.

Khẩu hiệu của ngành này là người có công phải có đời sống tốt hơn hoặc bằng mức chung của xã hội, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều người có công còn sống nghèo khổ. Chính ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động, thương binh và xã hội) viết trong một bài viết mang tên Hoạt động đền ơn đáp nghĩa người có công với cách mạng, đăng trên trang web Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương vào ngày 26/7/2021, "trong năm 2020 đã xóa trên 16.000 hộ người có công thuộc diện nghèo". Nghĩa là ít nhất đã có 16.000 gia đình của người có công với cách mạng thuộc diện nghèo.

Nghèo, theo chuẩn của Việt Nam thời điểm ấy là thu nhập trên đầu người mỗi tháng dưới mức 700.000 đồng (ở nông thôn) và 900.000 đồng (ở thành thị). Đồng thời họ cũng bị thiếu hụt ít nhất 3/5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm : y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Cụ thể ra là có tận 16.000 hộ gia đình người có công (tổng cộng số người ít nhất gấp đôi số hộ, vì mỗi gia đình tối thiểu phải 1-2 người) phải sống với mức thu nhập bèo bọt này, thiếu cả nước sạch hoặc không được chăm sóc y tế đúng mức…

Vẫn theo ông Lợi, trong năm 2022 Bộ đã hỗ trợ gần 394.000 hộ gia đình người có công có khó khăn về nhà ở và tặng gần 62.000 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 104 tỷ đồng.

Các con số nói lên rất rõ ràng rằng khẩu hiệu của ngành Lao động, Thương binh và xã hội vẫn đang là … khẩu hiệu mà thôi.

banqua0

Một phụ nữ viếng mộ người lính đã hy sinh tại nghĩa trang ở Hà Nội nhân ngày Thương binh Liệt sĩ của Việt Nam 27/7/2009. AFP

Tham nhũng

Bộ Lao động có trách nhiệm chăm sóc người yếu thế (trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người già neo đơn không người chăm sóc, v.v.), còn lại là lĩnh vực thuộc về liệt sĩ, rất linh thiêng theo tập quán của người Việt. Nhưng kể cả tiền già, tiền sữa, lẫn tiền thương binh, các cụ đều từng xơi tuốt.

Trước năm 2015, từng có nhiều đơn thư tố cáo về việc làm giả hồ sơ để hưởng chế độ thương binh tại Quân khu 1 và Bộ tư lệnh thủ đô. Theo chính Bộ Lao động, thương binh và xã hội, kết quả kiểm tra có đến 70% tố cáo đúng. Con số làm giả hồ sơ thương binh và thương binh nặng được phát hiện năm 2015 lên đến hơn gần 3.000 vụ, nhiều cán bộ liên quan đã xộ khám.

Một trong những người phát hiện vụ án động trời này kể lại : "Hồi đó gia đình nào có người đi lính, có sẹo và nhiều tiền đều đổ xô làm hồ sơ. Có những người bị tai nạn xe máy cụt một ngón tay, hay tuốt lúa bị vật nhọn đâm vào trán cũng đi giám định để hưởng chế độ thương binh. Trong khi tôi đi bộ đội mấy chục năm, từng bị thương nặng, đặc biệt bao nhiêu chiến sĩ hy sinh trên chiến trường đến nay vì nhiều lý do vẫn chưa được Nhà nước công nhận. Đó là điều bất công khiến chúng tôi không thể im lặng…" - ông Lãng (Nguyễn Tiến Lãng, ở tỉnh Bắc Ninh, một trong hai người tố cáo và góp phần lột trần đường dây chạy hồ sơ thương binh ở các tỉnh thuộc địa bàn Quân khu) nói trên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5/2017.

Số tiền đương sự phải nộp cho mỗi bộ hồ sơ giả là 100 triệu đồng. Số tiền thu hồi về công quỹ là 115 tỷ đồng, giảm chi mỗi năm 20 tỷ.

Năm 2018, chỉ riêng tỉnh Nghệ An phát hiện gần 600 hồ sơ thương binh giả, phải thu hồi gần 118 tỷ đồng.

Trở lại với con số gần 1,2 triệu liệt sĩ và gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt ; gần 300.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính và hàng triệu thương, bệnh binh mang trên mình thương tích, bệnh tật. Có những người cha người mẹ trước khi qua đời vẫn đau đáu dặn con cháu phải tìm cho ra hài cốt của anh/em/chú/bác, đưa về an táng và thờ cúng trong gia tộc. Có những người bỏ gần như cả cuộc đời còn lại để giúp đồng đội đi tìm và quy tập hài cốt của các liệt sĩ về nghĩa trang hay gia đình. Chi phí cho những cuộc lặn lội tìm kiếm mỗi năm suốt khắp các vùng rừng núi, thành thị, hay sông biển là không thể nào tính xuể. Dư âm của cuộc chiến tranh đau đớn không chỉ ở sự mất đi sinh mạng hay một phần cơ thể, nó còn kéo lê qua nỗi mong đợi và hy vọng đằng đẵng ở hàng triệu người.

Cho nên, nếu có dư tiền, Bộ Lao động, thương binh và xã hội nên làm cái việc giúp đỡ cho thân nhân đang còn sống của những liệt sĩ được có cơ hội việc làm, học hành, chăm sóc y tế, có nhà ở, có nước sạch và vệ sinh. Gánh một phần chi phí đi tìm hài cốt người thân cho họ. Chăm sóc thật tốt cuộc sống của những thương binh, bệnh binh, cho họ ăn thức ăn ngon, uống sữa tốt, mua những thiết bị hỗ trợ cuộc sống, giải trí lành mạnh cho họ, đền đáp những ngày cuối cùng của họ.

Còn dòng chữ Vô danh khắc trên bia mộ của những người đã ngã xuống mà chưa tìm ra tên tuổi, đó là dòng chữ thiêng liêng và bi tráng. Nó thuật lại sự đau thương vô hạn của những cuộc chiến tranh, bất kể là chiến tranh vì mục đích gì. Nó thuật lại sự hy sinh không thể kể xiết của hàng triệu triệu con người bằng xương bằng thịt, ở tuổi mười tám hai mươi, mắt trong, môi hồng, tâm hồn phơi phới đầy nhạc và thơ. Và, trên hết mọi quan điểm chính trị, chủ nghĩa anh hùng và thời gian, bất cứ tấm bia mộ chiến sĩ Vô danh nào cũng khiến cho người ta đau xót, thương tâm. Người ta sẽ sợ hãi và căm ghét những gì đã tạo nên những nghĩa trang trùng trùng bia mộ vô danh. Giá trị này sâu sắc và mang tính nhân loại hơn vô vàn những lời hiệu triệu, ca ngợi, bia đá bảng vàng.

Nó không có cái nghĩa thô thiển, sỗ sàng như Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị kiến nghị và ông Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát ngôn.

Trích bản tin trên trang web Bộ Lao động, thương binh và xã hội :

"Liên quan tới việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ liệt sĩ mà đoàn công tác tỉnh Quảng Trị kiến nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo quyết liệt tỉnh Quảng Trị thực hiện việc đổi tên bia mộ.

"Không liệt sĩ nào là vô danh. Các liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán, vì thế, việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện. Với những liệt sĩ chưa xác định được danh tính, cần thống nhất tên trên những tấm bia này là "Liệt sĩ chưa xác định được thông tin". Bia mộ nên làm với cùng một loại đá, làm đẹp, dày dặn, chữ khắc sâu, rõ ràng" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng yêu cầu đến năm 2023, tỉnh Quảng Trị phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin trên bia mộ liệt sĩ. Trong quá trình tu sửa và khắc lại tên trên bia mộ liệt sĩ cần có sự bàn bạc với địa phương. Bộ trưởng đặc biệt lưu ý, không được để tiêu cực trong việc này".
Ủa ủa hóa ra tiêu cực là việc quen quá trong ngành rồi hay sao mà tới việc này Bộ trưởng phải đặc biệt lưu ý vậy ta ? Mà mấy đứa quen ăn bẩn không sợ liệt sĩ hiện về bóp cổ ằng ặc hay sao ?

Nói túm lại, có tiền thì cần dùng vào việc đền ơn đáp nghĩa thiết thực. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nên quyết liệt rút lại yêu cầu khắc lại bia mộ liệt sĩ vô danh của bản thân. Ai chả nhìn ra đấy là một dự án móc tiền ngân sách để cuối năm xài Tết của những người đề nghị, chứ chẳng hề có ý nghĩa hay giá trị nào với các liệt sĩ hay thân nhân của họ.

Đừng để như Việt Á ! Vài năm nữa tổ chức hội nghị ngành trong tù, thì lại tiết kiệm được chi phí nhiều lắm !

Chánh Anh

Nguồn : RFA, 13/07/2022

Tham khảo :

https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=66172

https://plo.vn/can-bo-tiep-tay-lam-ho-so-thuong-binh-gia-post541644.html

https://plo.vn/2-lao-nong-khui-gan-3-000-ho-so-thuong-binh-gia-post436041.html

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-59-2015-QD-Tổng thống g-chuan-ngheo-tiep-can-da-chieu-ap-dung-2016-2020-296044.aspx

https://tuoitre.vn/thu-hoi-118-ti-dong-tien-thuong-binh-gia-mao-ho-so-20181211142734496.htm

http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=231566

Additional Info

  • Author Chánh Anh
Published in Diễn đàn
vendredi, 08 juillet 2022 20:24

Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ…

Làm việc nhỏ cũng gây hại lớn

Liệt Sĩ Vô Danh không phải chỉ là hàng chữ vô hồn ghi trên tấm bia mộ xi măng trong nghĩa trang để những hiểu biết nông cạn, những tâm hồn thô thiển muốn tùy tiện vứt bỏ, thay đổi hàng chữ đó thế nào cũng được.

lietsi1

Một góc Nghĩa trang Trường Sơn, nơi có hơn 10.300 phần mộ liệt sĩ. Ảnh : quangtri.gov.vn.

Liệt Sĩ Vô Danh là lời thì thầm, nghẹn ngào, xót xa, ngẩn ngơ, thảng thốt của mọi người Việt Nam khi đứng trước hàng hàng, lớp lớp những tấm bia rưng rưng hàng chữ Liệt Sĩ Vô Danh trong nghĩa trang Liệt Sĩ Trường Sơn, nghĩa trang Liệt Sĩ Đường 9, nghĩa trang Liệt Sĩ Vị Xuyên, nghĩa trang Liệt Sĩ trên đồi 82, Tân Biên, Tây Ninh...

Liệt Sĩ Vô Danh là lời sâu thẳm của hồn nước Việt Nam. Là lời vang vọng, bền bỉ và da diết của lịch sử Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam được viết bằng máu của lớp lớp thế hệ người Việt đánh giặc giữ nước. Khi ngã xuống có người đầy đủ hồ sơ nhân thân nhưng nhiều người không để lại một cái tên. Thơ Lê Anh Xuân :

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường.

Những người Việt đánh giặc giữ nước ngã xuống, máu của những người có tên và máu những người lịch sử chưa biết tên đều thấm vào đất đai làm nên sức sống, làm nên hồn thiêng sông núi, làm nên dáng đứng Việt Nam. Nhưng nấm mộ mang hàng chữ Liệt Sĩ Vô Danh tạo cho người tưởng niệm cảm xúc mạnh mẽ hơn để nhận ra cuộc sống có ý nghìa cao cả, rộng lớn, thăm thẳm hơn.

Có danh là một con người cụ thể, hữu hạn. Vô danh là con người trừu tượng, khái quát, là số nhiều, là thầm lặng quên mình, là khái niệm về cái lớn lao, cao cả, như khái niệm về Tổ Quốc, về Nhân Dân, về sự vô cùng, vô tận.

Trước nấm mồ liệt sĩ có danh, người đang sống mắc nợ với một nghĩa cả. Trước nấm mồ Liệt Sĩ Vô Danh, người đang sống mắc nợ với muôn vàn nghĩa cả. Nghĩa trang Liệt Sĩ thành phố Đà Lạt được phủ một loại cỏ cũng có tên là Cỏ Vô Danh. Năm 1981, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khi viếng nghĩa trang Liệt Sĩ thành phố Đà Lạt, viết :

Người vô danh, cỏ cũng vô danh

Nhưng tôi biết suốt đời tôi mắc nợ

Liệt Sĩ Vô Danh có từ trong xa thẳm lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam. Có từ trước khi có chữ Việt Hán Nôm do Hàn Thuyên sáng tạo. Có từ trước khi các giáo sĩ phương Tây tạo ra chữ Việt La tinh để hôm nay trên bia mộ có hàng chữ Việt La tinh Liệt Sĩ Vô Danh

Những người lính chết vùi xác dưới đáy sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, dưới đáy sông Lòng Tàu ở Rừng Sác, Cần Giờ, Sài Gòn, dưới đáy biển Gạc Ma, Trường Sa... Trên sóng nước không thể có bia mộ tất nhiên không có tên tuổi nhưng những hồn thiêng trên sóng nước mãi mãi tồn tại trong lịch sử, trong tâm khảm, trong thương nhớ của mọi người Việt Nam với tên gọi : Liệt Sĩ Vô Danh.

Ở nhiều nước trên thế giới không phải chỉ có bia mộ khắc chữ Liệt Sĩ Vô Danh mà còn có tượng đài mang hàng chữ vàng Liệt Sĩ Vô Danh, quảng trường đắp nổi hàng chữ đá Liệt Sĩ Vô Danh với ngọn lửa vĩnh cửu như hồn thiêng của Liệt Sĩ Vô Danh mãi mãi tồn tại cùng quê hương, đất nước.

Bất kì đâu trên thế giới có chiến tranh là có Liệt Sĩ Vô Danh. Từ trong xa thẳm lịch sử nhân loại, hàng chữ Liệt Sĩ Vô Danh đã khắc vào bia đá ở Việt Nam, đã khắc trên tượng đài, khắc nơi ngọn lửa vĩnh cửu, khắc trong tình cảm, trong trái tim con người trên khắp thế giới. Liệt Sĩ Vô Danh đã là từ ngữ ổn định bền vững có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, giá trị tâm linh trong ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ nhiều dân tộc trên thế giới.

Nay bỗng phải ngày trái gió trở trời người dân Việt Nam phải sững sờ nhận một tin hãi hùng từ truyền thông :

Các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin. Năm 2023 phải hoàn thành việc điều chỉnh thông tin này.

lietsi2

Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin là sự lủng củng, ngớ ngẩn, trần trụi của ngôn ngữ làm mất đi sự lung linh, huyền ảo sử thi của sự cống hiến, hi sinh. Mất đi cái trang trọng của lòng thành kính. Mất đi vẻ đẹp cổ điển của từ ngữ Liệt Sĩ Vô Danh.

Liệt Sĩ Vô Danh gây xúc động, mở ra giá trị cuộc sống lớn lao, cao cả bao nhiêu thì Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin của ngôn ngữ vô hồn làm cho giá trị cuộc sống cũng tầm thường bấy nhiêu. Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin hữu hạn đến nhỏ bé. Liệt Sĩ Vô Danh mở ra sự vô hạn, vô cùng, 

Với lệnh ban ra từ cấp Chính phủ, từ nay trên cả nước những tượng đài tưởng niệm những linh hồn sống mãi với non sông đất nước mang hàng chữ sử thi lung linh huyền thoại Liệt Sĩ Vô Danh sẽ phải bỏ hàng chữ cao cả Liệt Sĩ Vô Danh thay bằng hàng chữ chỉ để đưa thông tin vụ việc tầm thường : Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin.

Ai ban cái lệnh quái gở phải đổi Liệt Sĩ Vô Danh thành Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin ? Thì ra là lệnh của ông Bộ trưởng xuất thân từ tổ chức đoàn thanh niên đã bị báo chí cả nước bêu tên trong vụ lùm xùm mờ ám thi cử khi anh cán bộ đoàn ham hố, bon chen quyền lực phải thi tuyển vào trường Hành Chính quốc gia kiếm mảnh bằng để hoàn chỉnh hồ sơ của quan chức cấp nhà nước. Mờ ám thi cử không chỉ là bộc lộ của nền tảng văn hóa mà còn là nhân cách.

Văn hóa và nhân cách đó leo lên đến Bộ trưởng rồi lệnh cho cả nước phải gấp gáp thay bia Liệt Sĩ Vô Danh thành bia Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin thì càng lòi ra nền tảng văn hóa hạn hẹp, kiến thức xã hội nông cạn của ông Bộ trưởng xuất thân từ tổ chức đoàn, tổ chức cánh tay của đảng. Cánh tay thì chỉ là cơ bắp, phải có người cầm tay chỉ việc. Văn hóa và nhân cách đó, ông Bộ trưởng không nhìn ra việc, không làm được những việc đúng tầm có ích cho dân cho nước, chỉ thấy những việc sự vụ, quẩn quanh, chỉ làm những việc có hại. 

Thay bia Liệt Sĩ Vô Danh bằng bia Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin chỉ là việc nhỏ nhưng ở tầm quốc gia nên gây hại vô cùng lớn cả về kinh tế và văn hóa. Thiệt hại kinh tế chỉ nhất thời. Thiệt hại văn hóa mới vô cùng lớn lao và sâu xa.

Phạm Đình Trọng

(08/07/2022)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Quan điểm
mardi, 02 octobre 2018 23:51

Cũng là chết vì… cách mạng

Cuối cùng, hệ thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam cũng chính thc xác đnh ông Đ Mười, cu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã chết vào ngày 1 tháng 10. Theo các qui đnh pháp lut hin hành, Vit Nam s có quc tang và công kh s chi mt khon đáng k đ lo quốc táng ông Đ Mười và làm lăng cho ông…

chet1

Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam cũng chính thức xác định ông Đỗ Mười, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã chết vào ngày 1 tháng 10.

Khoan bàn đến chuyn công – ti, chuyn dng lăng cho ông Đ Mười - gi đã tr thành phong trào, đt cái chết ca ông Đ Mười – mt người có công vi cách mng bên cnh nhng cái chết khác cũng có công vi cách mng s thy nhiu điu đáng ngm nghĩ. Tuy nhng cái chết đu có liên quan ti cách mng nhưng cách hành x ca cách mng rt khác nhau…

***

Hôm 1 tháng 10 – cùng ngày với ngày h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam loan báo ông Đ Mười qua đi, báo giới Vit Nam cho biết, các viên chc ngoi giao ca Vit Nam ti Ukraine đã tìm - gp cô Anna Poyarkova, thông báo vi cô rng, Vit Nam đã tìm được hài ct ông ni ca cô : Đi úy Yuri Nikolaevich Poyarkov – mt sĩ quan không quân ca quân đi Liên Xô (1).

chet2

Đại úy Yuri Poyarkovphi và phi công Công Phương Tho. Photo VTC News.

Ông Poyarkov được bit phái sang Vit Nam đ h tr Quân đi Nhân dân Vit Nam "chng M, cu nước" hi đu thp niên 1970. Gia năm 1971, thân nhân ca ông ch được loan báo, ông "mt tích trong mt tai nn máy bay" và ch thế mà thôi.

Vào thời đim đó, gia đình ông Poyarko đành ngậm đng nut cay, vì c Vit Nam Dân ch Cng hòa ln Liên Xô cùng mun "bo mt" tai nn liên quan ti ông Poyarkov. Chuyn quân đi Liên Xô, cũng như quân đi Trung Quc hin din ti min Bc Vit Nam, giúp Vit Nam Dân chủ Cng hòa rnh tay trong vic bo v hu phương, dc toàn lc "gii phóng min Nam, thng nht đt nước" được xếp vào loi thông tin "tuyt mt", bi chúng có th nh hưởng ti… "chính nghĩa" ca s nghip "chng xâm lược M và bè lũ tay sai".

Dù vợ, con ông Poyarkov cam chu chuyn mt chng, mt cha mt cách thiếu minh bch, thiếu tình người và đã câm nín gn na thế k nhưng cô Anna Poyarkova - cháu ni ông Poyarkov thì không.

Tháng 9 năm 2017, thông qua mng xã hi, cô Poyarkova nh người Vit h tr thông tin v tai nn làm ông ni ca cô "mt tích". Li kêu gi ca cô Poyarkov làm mt s người Vit đã tng hc, làm vic ti Liên Xô cũ cm thy xu h. T h thu thp thông tin, xác đnh khu vc có th là hin trường v tai nn (xã Phc Linh, huyện Đi T, tnh Thái Nguyên), t t chc tìm kiếm. Hóa ra ông Poyakov là phi công, tham gia hun luyn phi công ca Không quân Nhân dân Vit Nam s dng Mig-21U. Không ch có ông Poyakov mt tích. Cùng mt tích vi ông vào ngày 30 tháng 4 năm 1971 còn có một phi công khác ca Không quân Nhân dân Vit Nam tên là Công Phương Tho.

Chuyện tìm kiếm mt chiếc phi cơ quân s lâm nn vi hai phi công không quân mt tích trước đó 44 năm tt nhiên là… thành công vì đa đim phi cơ rơi ch cách Hà Ni khong 70 cây số và nhiu người trong cuc vẫn còn sng. S dĩ cuc tìm kiếm này kéo dài na năm vì nó t phát và ph thuc vào kh năng, hoàn cnh ca nhng người tình nguyn. Không quân Nhân dân Vit Nam nói riêng và Quân đi Nhân dân Vit Nam nói chung, trong đó có cả Anh hùng Lực lượng vũ trang Phm Tuân ch h tr… thông tin đ xác thc tai nn, khu vc phi cơ quân s lâm nn !

H tun tháng 2 năm 2018, sau ba ngày chính thc lùng tìm, nhóm tình nguyn viên do ông Nguyn Lê Anh - cu Nghiên cu sinh Toán hc ti Đi hc Lomonosov, cu Ging viên Hc vin K thut quân s, cư trú Sài Gòn – thành lp, đã xác đnh chính xác v trí phi cơ quân sư lâm nn (2).

Bảy tháng sau (h tun tháng va qua), Quân đi Nhân dân Vit Nam mi thu thp xong hài ct ca hai phi công, mt Liên Xô, một Vit…

Nếu Anna Poyarkova không ng li nh giúp đ trên mng xã hi, nếu không có nhng người Vit chnh lòng, cm thy xu h vi dân chúng Liên Xô cũ, chc chn ông Yuri Nikolaevich Poyarkov và ông Công Thanh Phượng vn còn nm đó gia rng hoang, núi lạnh, hài ct tiếp tc phân rã thành bùn đt (3) vì h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam không bn tâm.

***

Cũng ngày 1 tháng 10 – ngày hệ thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam loan báo ông Đ Mười qua đi, ông Đinh Hu Hanh đưa lên facebook ca ông công văn s 3396/CT-CS do B Ch huy Quân s tnh Ngh An phát hành ngày 21 tháng 9 năm 2018. Theo công văn y, B Ch huy Quân s tnh Ngh An s không làm gì c đi vi 500 ngôi m vô ch, không người thăm viếng, chăm sóc Nghĩa trang Cồn Mng, xã Kim Liên, huyn Nam Đàn và đang là ch th trâu, bò (4).

Trước đó, dp rm tháng by, khi v quê d L Tế t, qua thân nhân, dân chúng đa phương, ông Hanh phát giác có mt nghĩa trang chôn ct nhng thương binh, bnh binh qua đi khi đang được cha tr ti Trm Quân y có tên là "Vin 42", b b hoang.

"Viện 42" vn là nơi tiếp nhn thương binh, bnh binh trong cuc chiến "chng M cu nước" được đưa t min Nam Vit Nam tr v min Bc Vit Nam. "Vin 42" vn ta lc ti xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn. Nghĩa trang ca "Vin 42" cũng ti đó. Sau khi công cuc "gii phóng min Nam, thng nht đt nước" thành công, "Vin 42" b gii tán. Cui thp niên 1970, chính quyn đa phương s dng lc lượng thanh niên b cưỡng bc ci to, ci táng phần ln các ngôi m trong nghĩa trang ca "Vin 42" v xã Kim Liên. Đến đu thp niên 1990, Huyn đi Nam Đàn mi ci táng nhng ngôi m còn sót li rìa nghĩa trang ca "Vin 42" v nghĩa trang lit sĩ ca huyn này.

Điều làm ông Đinh Hu Hanh – mt cu chiến binh trong cuc chiến "chng M cu nước" - bt bình là đt ci táng đu tiên hi cui thp niên 1970 đã được tiến hành rt cu th, m phn ca tt c nhng thương binh, bnh binh chết ti "Vin 42" được đưa v táng li ti xã Kim Liên đu mt tên vì không có bia cũng chẳng có sơ đ m chí. M phn ca nhng thương binh, bnh binh xu s gi ch là nhng nm đt nm san sát vi nhau, cùng làm bn vi trâu, bò. Ông Hanh k, ông đã đến tn nơi, báo cho B Ch huy Quân s tnh Ngh An thc trng làm ông và nhiều người đau lòng y. Nơi này đã yêu cu ông phi làm… đơn trình báo thì mi xem xét (5). Đ tn nghĩa vi đng đi, ông Hanh cun cút v làm đơn. Đơn gi ngày 29 tháng 8, đến 21 tháng 9 thì B Ch huy Quân s tnh Ngh An tr li. Theo đó, phn ln trong số 500 ngôi m vô ch xã Kim Liên là m ca… nhân dân trong xã, ch có vài chc là "m b đi" nhưng vì "chưa xác đnh được có phi là m lit sĩ hay không" nên đây s là chuyn do Đng y, chính quyn xã Kim Liên t… gii quyết.

Chưa thy nhân dân xã Kim Liên lên tiếng dù rng theo công văn va dn thì hóa ra h quá bc bo. Nghĩa trang vi 500 m, nơi đa s người chết là… nhân dân trong xã mà không có bt kỳ ai trong xã thăm viếng, nhìn nhn thân nhân ca h được táng ti đó ! Chưa k xem nhng tmnh chp Nghĩa trang Cn Mng mà ông Hanh đưa lên trang facebook ca ông, ai cũng có th thy, nếu đa s người chết được táng ti nghĩa trang này là… nhân dân trong xã thì Kim Liên hn đã tng có mt đt… "chết chùm", nhân dân trong xã phi táng hàng lot người chết trong cùng mt lúc thành ra các nm m mi ngay hàng, thng li theo cùng mt kiu như vy !

***

Hồi tháng 11 năm 2017, tướng Sùng Thìn Cò – Phó Tư lnh Quân khu 2 đng thi là đi biu ca tnh Hà Giang ti Quc hi khóa 14, báo vi các đng viện là còn khong 2.500 hài ct lit sĩ đang phơi mưa nng ti hàng chc cao đim Hà Giang. Tướng Cò không cung cp chi tiết nhưng da vào din biến xung đt vũ trang ti biên gii Vit – Trung, người ta tin rng nhng lit sĩ y đã đn n nước trong các đợt phn công - tái chiếm, phòng v lãnh th giai đon t gia năm 1980 đến đu năm 1987 Hà Giang.

Dù chết trong cuc chiến nào (chng Pháp, chng M, chng Trung Quc, chng Polpot), lý do chính khiến cha m, v con, anh em… ca nhiu lit sĩ ch cho tới bây gi vn chưa nhn được hài ct ca thân nhân là vì… h thng công quyn Vit Nam chưa cp tin đ tìm kiếm, mang hài ct ca các lit sĩ v nhà. Vào thi đim cui năm 2017, tướng Cò tng khng đnh vi các đng vin rng ch cn cp tin cho B Quốc phòng và Quân khu 2 mt ln thì trong hai năm 2018 và 2019, quân đi s đưa hết toàn b hài ct các lit sĩ đang phơi mưa nng ti hàng chc cao đim Hà Giang v vi gia đình, v vi quê hương (6).

chet3

Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) nơi yên nghỉ của hơn 1700 liệt sĩ hy sinh ở biên giới phía bắc từ 1978 đến 1994

Cho đến gi vn không thy báo chí Vit Nam tường thuật gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam quyết đnh thế nào v đ ngh ca tướng Cò. Ngay sau đó, người ta ch thy Ban Bí thư Ban Chp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công b ch trương, chính ph Vit Nam đã phê duyt kế hoch xây dng một nghĩa trang din tích 120 héc ta, tr giá 1.400 t đ lãnh đo cao cp ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam "yên gic ngàn thu". Đến gi, kế hoch xây dng nghĩa trang quc gia chưa trin khai vì hai l : Mt, gia tăng thêm s phn ut trong dân chúng. Hai, nghĩa trang quốc gia không còn hp thi trang. Gii lãnh đo đ cp trong h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam nay thích nm mt mình trong… lăng.

Những người như Yuri Nikolaevich Poyarkov, Công Thanh Phượng, nhng thương binh, bnh binh xu s đang nm trong Nghĩa trang Cn Mng, nhng lit sĩ mà hài ct đang phơi mưa nng ti hàng chc cao đim Hà Giang hoc nm ri rác đâu đó trên khp Vit Nam, k c Lào, Campuchia chc chn là nhng người hu công vì đã góp tính mạng cho cách mng.

Có thể thy, chưa bao gi, gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam b qua, không t chc nhng "bui l cp quc gia" kiu như "Bn hùng ca Xuân Mu Thân 1968" hi đu năm nay Thành phố Hồ Chí Minh, vì chúng là dp tái khng định "s lãnh đo tài tình, sáng sut ca Đảng Cộng sản Việt Nam đi vi cách mng Vit Nam". Tương t, nhng hot đng "đn ơn, đáp nghĩa", "tưởng nh, cu siêu" nếu có rm r thì cũng ch nhm nhc nh "công lao to ln, vĩ đi ca Đảng Cộng sản Việt Nam".

Còn tìm kiếm hài ct những người "chết vì cách mng" giao tr cho thân nhân hoc lo cho nhng người "chết vì cách mng" m yên, m đp thì thuc phm trù khác, không nht thiết, thm chí không cn phi bn tâm vì s chng góp bao nhiêu, đôi khi là có hi cho vic chng minh Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chc chính tr duy nht xng đáng trong vic tiếp tc duy trì đc quyn lãnh đo "toàn din, tuyt đi" Vit Nam.

Công khố luôn luôn có hn, chi tiêu phi cân nhc. Nhng cá nhân như ông Đ Mười, du không đ máu, góp xương cho cách mng thành công nhưng cn có quc tang, t chc quc táng, dng lăng vì h lãnh đo cách mng. Đó cũng là lý do phi dùng lut, đt đnh – buc phi t chc quc tang, l tang cp quc gia, cho nhng "công bc" hàng đu, tôn vinh h như "quc ph", "quc mu", công hầu,… hôm qua, hôm nay và c ngày mai.

Cả lut pháp hin hành ln thc tế ch ra "có công vi cách mng" hay "chết vì cách mng" dù không khác nhau v ng nghĩa nhưng khác bit rt ln v cách đi x. Đi x phi theo th bc. Vi th bc đã được phân đnh rạch ròi thì s còn nhiu quc tang và l tang cp quc gia khác cho nhng Lê Đc Anh, Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh, Lê Hng Anh… Nhng trường hp hu công khác, k c nhng người đã "chết vì cách mng" c ch cho đến lúc ai đó chnh lòng. Thế thôi !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 02/10/2018

Chú thích

(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/chau-gai-rom-rom-nuoc-mat-khi-nghe-tin-ve-nguoi-ong-phi-cong-gap-nan-tai-viet-nam-1009042.html

(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/hanh-trinh-tim-kiem-chiec-mig21u-mat-tich-47-nam-truoc-959059.html

(3) http://soha.vn/tim-thay-hai-cot-nghi-phi-cong-mig-21u-thoi-gian-qua-lau-hai-cot-khong-con-nguyen-ven-20181001064903858.htm

(4) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2117368001912463&id=100009178503986

(5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2099727390343191&id=100009178503986

(6) http://soha.vn/tuong-sung-thin-co-nhin-len-dinh-nui-biet-rang-hang-nghin-dong-chi-van-nam-do-20171102162626581.htm

Published in Diễn đàn