Ngay trong thiên tai, Quốc hội "thông qua" luật "Tàn phá môi trường"
Đất nước đang oằn mình trong bão lũ và một tai họa mới mà nhà văn Nguyên Ngọc đặt tên chính xác là ĐẤT CHẢY cuốn trôi núi đồi nhà cửa và hàng trăm sinh mạng. Cơn bão 12 đã vào, bão số 13 sắp đến nhưng nguy hiểm hơn là cơn bão vô hình dự kiến sẽ khởi xướng từ Ba Đình và sẽ kéo dài vô tận về thời gian, không gian cho đất nước Việt Nam nếu ngày 11/11 Quốc hội thông qua Luật mang tên Bảo Vệ Môi Trường nhưng đích thực là Luật Tàn Phá Môi Trường hay là Bảo Vệ Kẻ Phá Hoại Môi Trường.
Hiện trường vụ sạt lở tại Đoàn 337 Hướng Hóa, Quảng Trị. Ảnh minh họa
Người thiếu trách nhiệm được giao làm luật
Theo chương trình dự kiến kỳ họp 10 Quốc hội khóa XIV, ngày 11/11 sẽ thông qua Dự luật Bảo Vệ Môi Trường (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và môi trường soạn thảo. Dư luật đã lọt trơn tru qua bước thẩm định của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội ngày 22/10/2020, và qua phiện thảo luận toàn thể ngày 24/10/2020.
Từ nhiều năm qua, từ thảm họa Formosa, vụ xả thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, vụ không khí Hà Nội nhiểm độc sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông... tất cả đều do người dân thậm chí các tổ chức khoa học nước ngoài phát hiện và cảnh báo. Bộ Tài nguyên và môi trường luôn làm nguợc với chức năng, trách nhiệm của mình không hề bảo vệ môi trường, không hề cảnh báo với người dân mà lấp liếm, giấu diếm mức độ nguy hiểm, bao che cho kẻ vi phạm.
Ngay trong thảm họa tàn khốc của mùa mưa lũ năm nay tại miền Trung, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn Quốc hội cho rằng lũ là do "Trời đổ nước xuống chứ không phải mưa nữa" (1), không phải do Thủy điện.
Ai cũng thấy rừng ở Việt Nam đang bị tận diệt, không ảnh của Google cho thấy trên nóc nhà ngả ba biên giới Đông Dương, phía Campuchia, Lào xanh bạt ngàn, chỉ có phía Việt Nam là đỏ như màu máu. Bị chất vấn Bộ Trưởng Trần Hồng Hà "can đảm" khẳng định trước Quốc hội rằng diện tích rừng đang tăng và quyết "sẽ rà soát từng mét đất rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng" (2). Chắc là tìm để… cao su hóa thủy điện hóa.
Rất tiếc là trong thể chế chính trị Việt Nam Phát biểu giải trình của các Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Phùng Xuân Nhạ chỉ có tác dụng mua vui cho xã hội thay cho các sân khấu tấu hài đã lụi tàn. Họ mắc sức kéo dài sợi dây kinh nghiệm, còn mọi thứ chức quyền, ghế dẳng đã có Đảng bố trí hết rồi.
Chính trong cơ chế ấy, những kẻ vô trách nhiệm, tham nhũng chia chác lợi ích nhóm bán rẻ môi trường lại được giao soạn thảo dự luật mang tên đẹp đẻ Bảo Vệ Môi Trường. Tất yếu dự luật ấy thực chất là lá chắn là tấm "kim bài miễn tử" cho các cơ quan quản lý, các đại gia đầu tư dự án bắt tay nhau tàn phá tận diệt mầm xanh, sự trong lành, an toàn của môi trường để tha hồ trục lợi. Dự luật này nếu được thông qua, sẽ là thảm hoa kinh khiếp trùm lên suốt chiều dài tương lai dân tộc.
Năm cơ quan khoa học khẩn thiết kiến nghị : Ngưng
Những nhà khoa học tâm huyết đã không thể im lặng trước thảm họa này. Bác sĩ Tiến sĩ Trần Tuấn Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (Research and Training Centre for Community Development – RTCCD), Cơ quan điều phối Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (Vietnam Non-communicable Diseases Prevention and Control Alliance - NCDs-VN) đã công bố thông tin trên mạng xã hội cho biết :
17g chiều thứ hai 9/11/2020, 5 tổ chức, hội thành viên hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực "Bảo vệ môi trường cho mục tiêu sức khỏe sinh thái và phát triển bền vững " của Liên minh Phòng chống Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) đã đồng lòng gửi thư kiến nghị tới bà Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan Nhà nước Việt Nam, cùng toàn thể Đại biểu quốc hội khóa XIV đang họp kỳ họp thứ 10, để vận động "Dừng không thông qua" dự luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), do tồn tại 3 vấn đề dẫn đến 3 kết luận không đảm bảo yêu cầu cơ bản của một dự luật bảo vệ môi trường phải có, và đưa ra 3 kiến nghi hành động không thông qua trong nghị trình Quốc hội ngày 11/11/2020 !
5 tổ chức đứng tên trong thư kiến nghị gửi Quốc hội là : Trung ương Hội Y tế Công cộng Việt Nam (Vietnam Public Health Association -VPHA) gồm các cơ quan ; Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) ; Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID) ; Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Cộng đồng (Center for Media Educating Community - MEC), và Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (Law & Policy suistanable development - LPSD) (3).
Nội dung thư kiến nghị nêu rỏ như sau :
"Chúng tôi gồm 16 hội chuyên ngành, tổ chức nghiên cứu khoa học và 3 cá nhân tập hợp trong Liên minh Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), gửi thư này tới lãnh đạo cao nhất của hệ thống nhà nước Việt Nam, khẩn thiết kiến nghị :
Tập thể lãnh đạo cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thống nhất ý kiến qua bà Chủ tịch quốc hội, cho hoãn phiên họp thông qua "Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi)" (sau đây gọi tắt là dự luật Môi trường), tổ chức vào ngày 11/11/2020 trong kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIV.
Phải phê phán và loại bỏ những lãnh đạo vô trách nhiệm liên quan
1. Trường hợp phiên họp trên vẫn tổ chức, chúng tôi kiến nghị các đại biểu quốc hội, với trách nhiệm cao nhất của người Đại biểu nhân dân trước nguy cơ môi trường thoái hóa ảnh hưởng tới sức khỏe toàn dân, sức khỏe môi trường sinh thái, đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững môi trường và xã hội của đất nước cả hiện tại và trong tương lai, các đại biểu hãy thể hiện quyết tâm phê phán những vi phạm nặng nề cả về mặt khoa học và đạo đức tồn tại trong cấu trúc và nội dung của phiên bản dự luật hiện hành, và thể hiện ý chí đồng tâm cao nhất không thông qua dự luật môi trường tại kỳ họp này. Đồng thời, nhanh chóng lên tiếng đòi hỏi chỉnh sửa lại tạo phiên bản đáp ứng tốt nhất các nguyên lý khoa học bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững đất nước, để Quốc hội khóa XIV thông qua trong kỳ họp lần thứ 11 tới đây (tháng 5-6/2021).
2. Tập thể lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam đánh giá và loại ngay ra khỏi hệ thống lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư Pháp, Vụ Pháp luật Văn phòng chính phủ, Thường trực Ủy ban khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc hội, những nhân sự yếu kém về đạo đức công vụ đã tạo ra báo cáo số 599 /BC-UBTVQH14 ngày 22/10/2020 "Giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Bởi đây là đầu mối che đậy những thủ đoạn tinh vi tạo ra một dự luật không tuân thủ theo các nguyên lý làm luật môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững đất nước, để tồn tại một cách chủ ý dự luật thiếu tính logic trong cấu trúc, không rõ ràng tầm nhìn và mục tiêu phát triển môi trường bền vững, không cụ thể những điểm có thể và phải cụ thể về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong bảo vệ môi trường, Đặc biệt dự thảo rất yếu về các nội dung thể hiện vai trò của cộng đồng ; thiếu minh bạch, gây chồng chéo và khó giải trình trách nhiệm của các tổ chức nhà nước trong tổ chức đánh giá tác động môi trường từ các dự án can thiệp cộng đồng ; không luật hóa vai trò giám sát và phản biện độc lập của các tổ chức khoa học ngoài bộ Tài nguyên và môi trường ; nguyên tắc bồi hoàn tổn hại môi trường của người gây ô nhiễm không được luật hóa rõ ràng như là một chiến lược căn bản phòng ngừa hành vi xâm hại môi trường ; hoàn toàn không thể hiện nguyên lý bảo vệ môi trường , an toàn môi sinh cho các chủ thể con người-động, thực vật có trong môi trường trong chiến lược lồng ghép-hiệp đồng "một sức khoẻ" đã được đưa vào Bộ Tài nguyên và môi trường từ hơn một thập kỷ nay[2] ; trên hết, dự thảo luật không làm rõ được cơ chế xử lý trách nhiệm không hoàn thành vai trò của cơ quan nhà nước, đặc biệt bộ Tài nguyên và môi trường, trong tuân thủ các chiến lược bảo đảm sự ổn định phát triển của hệ thống môi trường sinh thái trước những dự án can thiệp môi trường. Chỉ bằng cách loại bỏ những nhân sự kém phát chất này, mới đảm bảo phiên bản mới đưa ra Quốc hội trong kỳ họp thứ 11 (tháng 5-6/2021) tuân thủ theo các nguyên lý khoa học môi trường sinh thái và phát triển bền vững, làm cơ sở pháp lý cho toàn xã hội hợp tác giải quyết tốt những thử thách thực tế đang gây thoái hóa nghiêm trọng môi trường tự nhiên Việt Nam".
Đính kèm đơn thư là 3 phụ lục dài hơn 12 trang phân tích, lý giải khoa học, chứng minh rằng dự luật này sẽ gây nhiều tác hại vì dự luật này 1-mất căn bản, 2 gắn nối yếu ớt lỏng lẻo với các luật môi trường quốc tể, 3 cô ý thể hiện trúc trác khó hiểu, chồng chéo về thẩm quyền ...
Công đồng xã hội cần chung tay, lên tiếng
Không chì kiên nghị với Quốc hội, Bác sĩ Trần Tuấn còn kêu gọi cộng đồng cùng lên tiếng, đồng lòng chung tay bảo vệ môi trường.
Thay mặt liên minh NCDs-VN, tôi trân trọng đề nghị các tổ chức, cá nhân hoạt động bảo vệ môi trường sống của Việt Nam,
- Vì sự tồn tại của Môi trường sinh thái cha ông để lại,
- Vì sự phát triển bên vững đất nước,
- Vì quyền bình đẳng cho thê hệ tương lai trước di sản ca ông để lại cho con cháu bao đời,
- Vì sự đồng hành cùng nhân loại cho một hành tinh xanh an toàn môi sinh cho con người cùng các sinh thể chung sống bền vững,
hãy bằng mọi cách cùng lên tiếng đồng hành với NCDs-VN vận động Quốc hội khóa XIV không thông qua dự luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) và thực hiện đổi mới tiến trình chỉnh sửa, thẩm định dự luật bảo vệ môi trường trong thời gian tới, để có được dự luật bảo vệ môi trường đảm bảo các nguyên lý khoa học thế kỷ 21 cho mục tiêu Môi trường sinh thái, phát triển bên vững, sức khỏe cho tất cả và cho thê hệ tương lai, thông qua trong kỳ họp thứ 11 (2021) Quốc hội khóa XIV ! (4)
Cả dãy miền trung đang oằn mình với thảm họa "ĐẤT CHẢY’ chứ không còn là sạt lở. Trưởng sơn đang bị nung khô vì tấm áo rừng đã bị bóc sạch. Đất nước nham nhở ô nhiễm vì những nhà máy, dự án mà báo cáo tác động môi trường chỉ như tấm hóa đơn thanh toán lợi lộc ăn chia. Tiếng nói của 5 tổ chức này thật đúng lúc như tiếng kêu cứu ngay trong dông bảo. Liệu tiếng kêu đầy trách nhiệm ấy có đủ sức lay động 500 trái tim đang an lành trong hội trường nhung lụa mát lạnh Ba Đình ?
Với giới trẻ Việt, xin hãy bớt chút thời gian thể hiện cái tôi trên bàn phím để tung hô Trump, hạ bệ Trump và quan tâm hơn đến môi truòng Việt Nam vì đó mới chính là hơi thở, là tương lai của bạn, con cái gia đình bạn chứ Trump và nước Mỹ thi xa xôi lắm.
Gió Bấc
Nguồn : RFA, 10/11/2020 (Gió Bấc's blog)
3. https://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2020/11/Thu-kien-nghi-Luat-Bảo vệ môi trường...
4. https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219249537004226
Luật sư trả thẻ nếu phải tố giác thân chủ (VOA, 05/06/2017)
Các luật sư và nhiều người Việt Nam đang phản đối dự thảo sửa đổi một điều trong luật hình sự đòi luật sư tố cáo thân chủ nếu biết người đó phạm tội nghiêm trọng. Có những luật sư nói sẽ trả thẻ hành nghề cho liên đoàn luật sư nếu điều khoản sửa đổi được thông qua.
Thẻ luật sư Việt Nam
Dự thảo sửa đổi khoản 3 của điều 19 trong Bộ luật Hình sự 2015 viết : "...Người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác khách hàng về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điều 389". Có tới 80 tội danh trong danh sách những tội đặc biệt nghiệm trọng.
Vấn đề này được đưa ra thảo luận ở Quốc hội Việt Nam cách đây hơn một tuần, từ đó đến nay đã có nhiều phản ứng bức xúc từ giới luật sư lẫn nhiều người trong công chúng.
Sau khi nhiều luật sư đã bày tỏ quan điểm riêng trên cả báo chí chính thống lẫn trên mạng xã hội, hôm 4/6, khoảng 40 luật sư đã tổ chức tọa đàm tại trụ sở Liên đoàn Luật sư Việt Nam ở Hà Nội.
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng ở Hà Nội, cho VOA biết cuộc tọa đàm có mục đích thu nhận các ý kiến để gửi một kiến nghị "một cách tích cực" lên quốc hội, đề nghị xem lại dự thảo về khoản 3 điều 19 Bộ luật Hình sự.
Theo ông Hướng, việc buộc luật sư tố cáo thân chủ là "hoàn toàn không đúng với tôn chỉ, mục đích của nghề". Ông phân tích thêm về những điểm bất hợp lý :
"Nó cũng không phù hợp với bản Hiến pháp 2013 của Việt Nam. Mục tiêu của Hiến pháp là bảo vệ quyền con người. Quyền bào chữa và quyền được bào chữa là quyền của con người. Trên góc độ về khoa học pháp lý, chưa bao giờ vai trò của người bào chữa lại đi làm cùng một hướng với người thú tội. Và chúng tôi cũng có tìm hiểu luật của những nước đi trước, đã hoàn thiện, thường thường người ta chỉ điều chỉnh vai trò luật sư chỉ đưa vào quy tắc mẫu về đạo đức, chứ điều chỉnh hẳn bằng luật hình thức của hình sự thế này thì rõ ràng là không phù hợp".
Tại cuộc tọa đàm, luật sư Đinh Việt Thanh, cũng thuộc Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, đã yêu cầu những luật sư đang là đại biểu quốc hội và lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt nam "tìm mọi cách thuyết phục" quốc hội không thông qua điều luật dự thảo đang gây tranh cãi
Ông Thanh tuyên bố nếu quốc hội vẫn thông qua điều luật được gọi tắt là 19.3, ông sẽ trả thẻ hành nghề cho liên đoàn vì ông không muốn "làm điều thất đức". Những người có mặt tại buổi tọa đàm cho VOA biết rất nhiều luật sư đã vỗ tay sau khi ông Thanh phát biểu. Có những luật sư cũng khẳng định sẽ làm như ông.
Luật sư Thanh nói rõ thêm về chính kiến của ông :
"Đoàn luật sư đại diện cho tôi. Nếu đoàn không bảo vệ được tôi thì tôi trả lại cho đoàn cái thẻ đoàn đã cấp cho tôi. Phản ứng của tôi là phản ứng đối với tổ chức nghề nghiệp của tôi. Đương nhiên khi nhà nước thông qua [điều 19.3], tôi thấy không phù hợp với tôi. Nếu pháp luật bắt buộc phải tham gia một đoàn luật sư thì mới được hành nghề luật sư, thế thì bây giờ tôi trả lại cho đoàn, có nghĩa là thôi. Nếu như vậy thì tôi hoạt động làm gì nữa, bởi vì cái điều đó mang lại rất là nhiều rủi ro cho tôi. Vì là luật sư, tôi nghĩ rằng mình phải có ý chí của mình. Mình không thể im lặng".
Giới luật sư cho rằng nếu điều 19.3 được thông qua, đó sẽ là một "bước thụt lùi" trong nền tư pháp Việt Nam, dù trong hơn một thập niên trở lại đây hệ thống pháp luật Việt Nam được giới luật sư đánh giá là "đã hoàn thiện tương đối tốt".
Trong các thảo luận trên mạng xã hội, một số người nêu ý kiến các luật sư có thể nộp đơn kiện chống lại điều luật mới, nếu nó được thông qua, với lập luận rằng nó trái Hiến pháp.
Tuy nhiên, luật sư Hoàng Văn Hướng không lạc quan về khả năng này :
"Không thiết thực vì ở Việt Nam chưa có tòa Hiến pháp. Chắc chắn là không làm được. Không có phương pháp tài phán đối với cái vi hiến như thế này".
Theo các luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần đăng ký một cuộc gặp với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thậm chí có thể mời các nhà khoa học tham gia, để phân tích và thuyết phục phía Quốc hội cân nhắc.
Các luật sư khẳng định nếu so sánh với hầu hết các hệ thống luật pháp trên thế giới hiện nay, sẽ thấy việc ép luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ là "lạc lõng" và "phi lý".
Họ nhấn mạnh rằng trong rất nhiều hệ thống tư pháp nước ngoài, việc trao đổi thông tin giữa luật sư và thân chủ được bảo vệ bởi "đặc quyền của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ". Đặc quyền này bắt buộc luật sư phải bảo vệ thông tin của thân chủ một cách tuyệt đối.
********************
Quốc hội Việt Nam : Súng kíp, đám ma và khỉ (BBC, 05/06/2017)
Một đại biểu quốc hội Việt Nam, ông Giàng A Chu (Yên Bái) được trích lời nêu ra nhu cầu để đồng bào dân tộc thiểu số "dùng súng để báo đám hiếu" hoặc "đón lãnh đạo về thăm".
Người Hmong tại vùng núi phía Bắc Việt Nam làm việc trên nương - hình minh họa
Ông Giàng A Chu, dân tộc H'mong cho hay đồng bào dân tộc "hiện vẫn dùng tiếng nổ, vũ khí thô sơ trong một số phong tục tập quán và đời sống hàng ngày".
"Chẳng hạn như khi có người chết, đặc biệt là người có uy tín, bà con dùng tiếng súng để báo tin ; khi có lãnh đạo đến viếng thì người dân cũng dùng tiếng súng để báo".
Trong cuộc thảo luận tại diễn đàn Quốc hội về việc dùng vũ khí thô sơ, chất nổ, đại biểu Giàng A Chu, sinh năm 1959 ở Mù Cang Chải, Yên Bái nói :
Khỉ má đỏ bị nhốt tại nhà dân ở Văn Chấn, Yên Bái : loài này sắp tuyệt chủng vì săn bắn quá nhiều
"Nếu Luật cấm người dân dùng vũ khí thô sơ, nay mai nếu già làng, trưởng bản qua đời, bà con dùng tiếng súng để báo trong đám hiếu thì sau đó có khi cả gia đình mấy chục người đi tù hết. Quy định như vậy không ổn".
Ông cũng nói : "Đồng bào có khẩu súng kíp trong nhà là chuyện thường, không gây nguy hiểm cho cộng đồng".
Vị đại biểu Quốc hội còn kể rằng ngày xưa ông đi thăm nương, "nếu không có súng thì phải cầm một cái mõ để gõ, phòng khi có con khỉ xuất hiện, gõ cho nó chạy".
"Đó là con khỉ ở trong rừng, chứ nó chạy ở hội trường này thì đoàn chủ tịch sẽ làm kiểu gì đây ?"
Đề nghị của ông Giàng A Chu được các báo Việt Nam hôm 02/06/2017 trích lời đã thu hút nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam, gồm cả các ý kiến coi đây là chuyện lạ.
Tuy nhiên, những gì ông Giàng A Chu nêu đã đề cập đến nhu cầu khá quan trọng của nhiều cộng đồng địa phương, nhất là ở các vùng núi, trên thế giới muốn có súng để săn bắn, tự vệ và duy trì tập quán của họ.
Vấn đề súng tại Châu Âu
Sau vụ các tay súng cực đoan tấn công bằng tại Paris tháng 11/2015, Liên hiệp Châu Âu cũng mở cuộc thảo luận tại Brussels về nhu cầu có luật chung bao trùm toàn EU để kiếm soát súng và chất nổ.
Người ta nêu ra nhu cầu thắt chặt nạn buôn lậu vũ khí sát thương cao (tiểu liên AK-47, lựu đạn...) từ vùng Balkans, Liên Xô cũ và Trung Đông vào EU.
Bán đấu giá súng săn tại Gleneagles Hotel hồi tháng 8/2015 tại Auchterarder, Scotland
Nhưng các báo Châu Âu cũng nêu ra rằng, các nước ở Châu lục này có luật khác nhau, không đồng nhất về quản lý súng và chất nổ.
Chuyện lực lượng vũ trang và các cơ quan được ủy quyền dùng súng thì đã rõ nhưng vấn đề là việc quản lý súng mà người dân có thể mua hợp pháp.
Nhìn chung, các nước EU đều cấm thường dân mua bán, tàng trữ và sử dụng súng đạn, chất nổ quân sự (military grade), nhưng cho phép các cộng đồng vùng núi dùng súng săn (hunting guns).
Anh Quốc có luật kiểm soát và cấm súng, chất nổ gần như tuyệt đối nhưng các nước Đông Âu (Ba Lan và Slovakia) lại có luật dễ dãi hơn và công dân có nhu cầu riêng có thể mua súng ngắn để tự vệ.
Nhưng cũng tại Anh Quốc, vùng Bắc Ireland có luật khác, phù hợp với truyền thống của người dân tại đây là thường có súng săn và các loại súng khác.
Theo báo The Guardian, tính đến năm 2012, có chừng 59 nghìn công dân tại Bắc Ireland được cấp giấy phép trang bị các loại súng khác nhau.
Tại Pháp, các loại súng quân sự đã hết sử dụng và bị đổ chì vào nòng có thể được mua bán làm kỷ niệm hoặc để diễu hành (salute guns).
Một số loại súng hơi chỉ gây tiếng nổ (acoustic guns) để dùng trong lễ hội cũng được phép sở hữu và sử dụng tại Châu Âu.
Đây có lẽ là quy định gần nhất với nhu cầu bắn súng kíp để tạo tiếng nổ vì tập quán dân tộc H'mong mà đại biểu Giàng A Chu nêu ra tại Quốc hội Việt Nam.
**********************
Phát triển kinh tế gây ô nhiễm môi trường đáng báo động (RFA, 05/06/2017)
Giới chức môi trường Việt Nam vào ngày 5 tháng 6 tham gia Hội nghị đối thoại chính sách về môi trường và phát triển bền vững tại khu vực phía nam tổ chức ở Vũng Tàu.
Mật độ giao thông cao cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. AFP photo
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi Trường Nguyễn Linh Ngọc phát biểu tại Hội nghị rằng Việt Nam đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội.
Báo trong nước dẫn lời ông Ngọc cho biết cụ thể cả nước có 67 khu công nghiệp, 532 cụm công nghiệp đang hoạt động chưa hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung, hơn 5000 làng nghề còn sử dụng công nghệ lạc hậu.
Theo ông Ngọc, Việt Nam còn nhiều các cơ sơ có nguy cơ ô nhiễm môi trường đang hoạt động, đặc biệt việc khai thác khoáng sản đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước do khí thải phát sinh trong quá trình khai thác.
Cũng trong buổi đối thoại, vấn đề sửa đổi hoàn thiện Luật Bảo vệ Môi trường được nhắc đến.