Nếu như trước đây gần một năm, chính Chu Xuân Phàm tự nhận Formosa giết biển miền Trung Việt Nam bằng một câu hỏi rất kêu "Việt Nam chọn thép hay chọn cá ?" thì sau đó gần một năm, chính nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã trả lời câu hỏi ai là thủ phạm chính trong việc giết chết biển Việt Nam bằng hành động ngăn chặn, đánh đập, bắt bớ, đe dọa, thậm chí ruồng bố những người dân đi kiện Formosa. Vì sao ?
Chính Chu Xuân Phàm tự nhận Formosa giết biển miền Trung Việt Nam bằng một câu hỏi rất kêu "Việt Nam chọn thép hay chọn cá" ?
Vì trước đây một năm, với tính khí phổi bò của một nhà quản lý luôn ăn trên ngồi trốc, ăn to nói lớn với các quan lại địa phương và mặc dù mang thân phận một kẻ thực dân đúng nghĩa nhưng Chu Xuân Phàm lại quá được giới chức đại phương o bế bởi những đồng tiền mà Formosa ném ra nên đâm ra Phàm trở nên hống hách đến độ hoang tưởng, nghĩ rằng Formosa là kẻ mang ánh sáng cho kinh tế Việt Nam, thậm chí không chừng là ánh sáng khai thị cho Việt Nam…! Chính vì vậy, khi phóng viên VTC14 hỏi Phàm về vấn đề hải sản chết hàng loạt, Phàm không ngại ngần hỏi ngược, vừa hỏi mà cũng vừa là răn đe "Việt Nam chọn cá hay chọn thép ?".
Chính sự hống hách phổi bò của Phàm đã làm mọi chuyện trở nên xấu hơn. Nhưng xấu cho Formosa một thì xấu cho kẻ đã nhận tiền của Formosa và rước cái tập đoàn vốn bị tai tiếng về tàn phá môi trường này vào Việt Nam thì mười. Và không dừng ở đó, hàng loạt vấn đề về cho thuê đất vược quá ngưỡng cho phép của luật nhà đất Việt Nam, hoàn thuế mờ ám, các khoản lót tay có liên quan đến các quan chức cộm cán trong hệ thống trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Điều này dẫn đến hệ quả hết sức tồi tệ đối với các cái ghế quyền lực đang bị lung lay ở trung ương đảng cộng sản vì Formosa nhanh chóng trở thành nhược điểm, thành tử huyệt của phe cánh thân Trung Quốc, và mọi vấn đề có liên quan đến Formosa, biển miền Trung đều có thể trở thành tử đòn đối với họ. Trong khi đó, đáng sợ nhất là các phái đối lập trong hệ thống chính trị cộng sản Việt Nam vẫn chưa có động tịnh nào, họ dụng chiêu "ngư ông đắc lợi" bằng cách chấp nhận, ra vẻ như là đang thỏa hiệp với Formosa để họ đền bù một khoản tiền bé mọn có tính tính tượng trưng cho ngư dân.
Bởi 500 triệu đô là mới nghe thì to lớn nhưng nếu chia đều cho các nạn nhân thiệt hại do biển nhiễm độc khắp miền trung thì mỗi người nhận chưa được 10 đô la. Số tiền này đủ để mua bánh mì lạt ăn sáng chừng hai tháng cho một người. Nếu cộng thêm bữa trưa, bữa tối thì ăn nhín uống nhịn chưa đủ một tuần. Trong khi đó, phía chính phủ lại phân năm xẻ bảy số tiền đó ra để lên các "dự án lớn, có tính lâu dài cho ngư dân". Và đương nhiên, số tiền đền bù chỉ còn lại chưa đầy 3 đô la trên mỗi nạn nhân bị thiệt hại kinh tế. Người dân bức xúc là chuyện đương nhiên!
Khi người dân càng bức xúc thì có một nhóm chính trị trong nội bộ trung ương đảng cộng sản càng thấy vui và ngồi rung đùi, án binh bất động để xem trận đấu. Trong khi đó, phe phái đã từng có liên hệ với Formosa và chính quyền Trung Quốc tỏ ra lo lắng và bất an, vì nếu như sự vụ này thực sự đưa ra ánh sáng, thanh tra chính phủ sẽ chính thức vào cuộc để bứt một dây mà động cả rừng.
Và ở đây, rõ ràng cả hai phe cũng chẳng tốt đẹp gì với nhân dân mà chỉ toàn là lợi dụng nhân dân. Kẻ thì bán đứng dân tộc, bán đứng tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia cho ngoại bang. Kẻ kia thì bán đứng sinh mệnh và quyền lợi nhân dân cho nước cờ chính trị của mình. Ở đây, chỉ có nhân dân là chịu thiệt mọi bề.
Kinh tế gia đình khủng hoảng, sinh kế bị đập nát, muốn nộp đơn khiếu kiện kẻ đã gây ra sự thiệt hại cho con người và tài nguyên quốc gia thì liền bị kẻ đã đi đêm với Formosa chặn đứng bằng mọi giá và ruồng bố. Bởi nếu người dân kiện được Formosa, truy ra manh mối tội lỗi thì điều đó cũng đồng nghĩa với sự thành công, ván cờ chính trị đã đến lúc bị đối phương chiếu nước bí. Chính vì vậy mà bằng mọi giá, họ phải chặn đứng nhân dân kiện Formosa nhằm bít những lỗ hổng tội lỗi của họ.
Thử đặt một giả thuyết, nếu không có cuộc đấu đá chính trị này, thẳng tay trừng trị Formosa và đưa tập đoàn này ra tòa án quốc tế nếu họ không đền bù đúng mức và thẳng tay đóng cửa Formosa thì nhân dân có phải đội đơn đi kiện, phải biểu tình như đã có ?
Chắc chắn là nhân dân sẽ bái phục nhà cầm quyền và chẳng rỗi hơi đâu mà đi biểu tình nếu như nhà cầm quyền đối xử tốt với dân. Nghiệt nỗi, ở đây, cái bóng của Formosa quá lớn, đụng đến nó là đụng đến chỗ nhạy cảm nhất của hệ thống chính trị nên một kẻ khôn ranh sẽ không lựa chọn đụng đến nó mà để cho nó tự diễn biến.
Chiêu bài để Formosa tự diễn biến đã xảy ra, không có vụ trừng phạt hay kiện tụng nào cả, Formosa tha hồ diễn trò cúi đầu xin lỗi, rơi nước mắt trước bàn dân thiên hạ và bỏ ra một chút tiền đền bù, bỏ thêm một chút tiền đút lót. Và đương nhiên cả kẻ thủ phạm và kẻ chơi đòn triệt đối phương đều có thể vui vẻ nhận tiền. Nước cờ tự nó ắt đi đến chung cục. Một kiểu vừa đánh cờ vừa gọi cà phê thuốc lá cho cả đối phương để xem đối phương loay hoay đi vào nước bí của mình.
Và trong cuộc cờ này, chỉ có nhân dân mất tất cả. Hai phe đánh nhau, kẻ nào ngã ngựa thì trắng bụng về quyền lực nhưng cũng đủ tiền bạc để sống nhiều đời, nhiều họ. Kẻ thắng thì một tay thâu tóm quyền lực làm vua một cõi. Chỉ có nhân dân héo mòn, đau khổ và tuyệt vọng vẫn cứ nỗ lực, cố gắng đi tìm công lý, đi tìm sự thật. Trong khi đó, sự thật nằm trong nước cờ chính trị của các bên, chính vì vậy, khi nhân dân đi tìm sự thật cũng có nghĩa là đang đụng đến vấn đề tử sinh của phe nhóm chính trị, đụng đến thủ phạm bự con nhất trong các vụ liên quan đến cái chết của môi trường Việt Nam. Và nhân dân cứ mãi là người chịu đau trên ván cờ chính trị, trong bữa tiệc lịch sử!
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA tiếng Việt, 16/02/2017 (VietTuSaiGon's blog)
Riêng việc tái tạo cácrạn san hô,sinh vật biểncó thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao".
Theo Tiến sĩ An, việccá chếtchỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như : cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó,ngư dân miền Trungsinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%.Kinh tế biểnmiền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…".
Thời báo Kinh tế Sài Gòn nêu tên các Doanh nghiệp mất vốn gồm : "Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và dự án Nhà máy đạm Ninh Bình".
Bảy (07) dự án thua lỗ tiền tỷ khác gồm : "Dự án Đạm Hà Bắc ; Đạm DAP 1 Lào Cai ; DAP 2 Hải Phòng ; Ethanol Bình Phước ; Ethanol Phú Thọ ; Nhà máy đóng tàu Dung Quất (dự án này trước của Tập đoàn Vinashin chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí khi đã thua lỗ nặng nề - chú thích của Thời báo Kinh tế Sài Gòn) ; dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy gang thép Lào Cai".
Không thấy ông Nguyễn Xuân Phúc tiết lộ số tiền nghìn-nghìn tỷ mất toi của các dự án này là bao nhiêu, hay đã chạy vào túi ai ? Cũng không thấy báo cáo chính phủ nói gì đến những người đã gây ra thua lỗ và làm mất tiền của dân.
Chỉ thấy Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế Vương Đình Huệđã báo cáo tại cuộc họp của Ủy ban xử lý thua lỗ ngày 20/12/2016 rằng : "Việc xử lý các dự án này phải tuân thủ nguyên tắc "kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường" như Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã chỉ đạo" (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 22/12/2016).
Điều đáng chú ý, theo Tuyết Nhung, phần đông những nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng này, sau khi chịu phạt hành chính vẫn được nhà nước cộng sản Việt Nam cho tiếp tục hoạt động.
Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang lũ lượt tháo chạy khỏi Việt Nam mà đảng và nhà nước Việt Nam không dám cho dân biết.
Chỉ lo giữ Đảng
Tình hình kinh tế bi đát như tiết lộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và của các chuyên gia tại cuộc Hội thảo đầu tư mới đây tại Hà Nội ngày 5/12/2016, hiển nhiên không sáng sủa cho Việt Nam trước hiểm họa ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng. Trong khi thảm họa Formosa vẫn đang treo trên đầu dân.