Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuối tháng trước, Việt Nam đã ngưng dự án khoan dầu lớn đang tiến hành trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt nam ở Biển Đông, được cho là do áp lực của Trung Quốc. Sự kiện này cho thấy thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải quan trọng của mình khi Bắc Kinh tiếp tục khẳng định mạnh mẽ các yêu sách hàng hải.

what1

Người Việt nam biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn Quốc, 24 tháng Sáu, 2016. Ảnh : AP

Việt Nam không còn xa lạ đối với hành vi này của Trung quốc ở Biển Đông. Đối với Hà Nội, các tranh chấp chỉ là một phần của một vấn đề lớn hơn, kéo dài hàng thế kỷ vấn đề duy trì mối quan hệ với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc, vốn đã đô hộ Việt nam gần một ngàn năm và đã đối đầu trong nhiều cuộc chiến, gồm cả cuộc chiến gần đây nhất vào năm 1979. Do gần gũi với Trung Quốc, sự chênh lệch lớn về năng lực tiềm tàng của Việt Nam so với Bắc Kinh và sự tiến hóa lịch sử lâu dài trong mối quan hệ hai bên, Việt Nam từ lâu đã theo đuổi một sự kết hợp giữa cam kết và cân bằng, nhận ra những đe dọa và cơ hội từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sự cương quyết hiện tại của Trung Quốc, bắt đầu vào năm 2009, đã làm tăng mối quan ngại cho Hà Nội, cũng như các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Mặc dù biểu hiện kịch tính nhất là triển khai một giàn khoan dầu nước sâu của Trung Quốc trong vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền vào năm 2014, hành động của Bắc Kinh thực sự bao trùm mọi thứ. Họ quấy nhiễu ngư dân, xây dựng và quân sự hóa các đảo san hô và đảo đá, và tham gia vào các hình thức cưỡng chế ngoại giao và kinh tế mà đôi khi vẫn không được tiết lộ cho công chúng. Các động thái của Trung Quốc thể hiện quyền lực muốn có khả năng kiểm soát Biển Đông để thực hiện các tuyên bố rộng khắp và bất hợp pháp của họ, ngay cả khi ảnh hưởng đến các quốc gia khác và bằng mọi giá.

Những căng thẳng gần đây với Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí là kết qủa của chính sách này. Trung Quốc từ lâu đã luôn hô hào giá trị của "việc phát triển chung" của các nguồn lực với các nước láng giềng Đông Nam Á, ngay cả khi Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt luật pháp quốc tế vốn giúp xác định được diễn biến sẽ tiến triển ra sao. Theo quan điểm của Bắc Kinh, những nỗ lực của Việt Nam đối với những gì mà họ cho là "phát triển đơn phương" đi ngược với trào lưu của cách tiếp cận đó, mặc dù Hà Nội chỉ đơn thuần là làm những gì cần cho sự an toàn và thịnh vượng của riêng mình.

Trung Quốc đã phản ứng với hàng loạt áp lực lẫn với mê hoặc để đưa thông điệp cho Việt Nam - đó là những rủi ro của các cuộc mạo hiểm lớn hơn nhiều so với bất kỳ những gì họ có được. Tháng 6 năm ngoái, trong một sự kiện được công bố rộng rãi, Trung Quốc đã huỷ bỏ một cuộc họp quốc phòng với Việt Nam, một phần trong nỗ lực chấm dứt việc thăm dò dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông. Vào tháng 7, bị buộc phải chịu áp lực từ phía Trung Quốc, chính phủ Việt Nam yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngừng hoạt động khoan tại Lô 136/03, ở phía đông nam khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh thường theo đuổi những hành động này với nỗ lực ổn định ở cấp Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam, bao gồm các chuyến thăm cấp cao và thúc đẩy quan hệ kinh tế để củng cố quan điểm Trung Quốc là trung tâm của phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Xu hướng này không thể hiện dấu hiệu nới lỏng sớm nào, như đã đưa tin vào cuối tháng 3 khi Repsol một lần nữa được lệnh đình chỉ một dự án ngoài khơi phía đông nam của Việt Nam, lần này là một dự án được gọi là "Cá Rồng Đỏ" 07/03, gần khu mà Repsol đã từng phải ngừng khoan. Reuters trích dẫn một nguồn xác nhận rằng do áp lực của Trung Quốc tcan dự vào quyết định tạm dừng dự án, trong khi chính phủ còn tranh luận liệu có nên đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng của Repsol.

Những gợi ý rõ ràng và trực tiếp nhất của tập phim mới nhất này là kinh tế. Việt Nam khẳng định rằng cần phát triển các lĩnh vực này do nhu cầu về an ninh năng lượng, và với trữ lượng khoảng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí, Khối 07/03 không phải là dự án dầu khí nhỏ. Nếu dự án thực sự bị hủy bỏ vĩnh viễn, chính phủ Việt Nam sẽ không chỉ từ bỏ những lợi ích đó mà còn có thể sẽ phải chịu tổn thất bởi vì sẽ phải bồi thường cho Repsol và các đối tác các khoản đầu tư của họ, ước tính khoảng 200 triệu đô la.

Nhưng quyết định này cũng có thể có tác động lớn hơn đến các cuộc thăm dò dầu khí hiện có ở Biển Đông, bao gồm cả đầu tư nước ngoài. Rủi ro liên quan đến việc khoan dầu và khí đốt đang tiến hành hoặc đang được khoan khác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí địa lý và các loại hoạt động được tiến hành. Nhưng nói chung, khi PetroVietnam, Tổng công ty dầu khí quốc gia của Việt Nam, tuyên bố một cách chần chừ trong một tuyên bố hiếm hoi trên trang mạng của họ về sự việc gần nhất về việc khoan dầu của Repsol rằng "sự tiến triển không thể đoán trước" ở Biển Đông "sẽ ảnh hưởng đến việc thăm dò dầu mỏ, khí đốt của công ty và nỗ lực thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào những mỏ dầu ngoài khơi".

Không có nghi ngờ về những ý nghĩa chiến lược sâu rộng ở đây. Hầu hết tất cả, sự kiện này là một lời nhắc nhở rằng, ngay cả Việt Nam, là nước đi đầu trong số bốn quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á và lcó tiềm lực quân sự nhất, cũng đang phải vật lộn chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Việc tạm hoãn khoan dầu dưới áp lực của Trung Quốc hai lần trong vòng chưa đầy một năm gây ra những lo ngại rằng lời nói của Washington về "một nước Đông Dương tự do và mở cửa" chỉ là nói suông. Với hành động đó, Bắc Kinh dường như đang tiến xa nữa trong việc tạo ra một trật tự Trung quốc tập trung không tự nguyện, áp đặt cái giá thực lên các quốc gia nhỏ hơn để ép buộc họ phải thối chí hoặc ít nhất là làm phức tạp quá trình ra quyết định ở Hà Nội, Manila và các thủ đô khác đủ để hạn chế khả năng phản ứng.

Để chắc chắn, mọi thứ vẫn nên lạc quan. Các hoạt động thăm dò dầu khí đang được tiến hành chỉ là một phần trong nỗ lực của Việt Nam để đạt được an ninh năng lượng. Và các dự án của Repsol chỉ là một trong số những dự án đang được tiến hành; những dự án khác không chỉ bao gồm các công ty trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài như ExxonMobil của Hoa kỳ và ONGC Videsh của Ấn Độ. Các thành tố khác trong hành động cân bằng của Việt Nam đối với các hoạt động của Trung Quốc như đầu tư vào hiện đại hóa quân sự và tăng cường quan hệ với các cường quốc Châu Á Thái Bình Dương khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ không chỉ tiếp tục mà còn tăng tốc. Chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực này còn xa mới được xác định trước. Thực tế là Việt nam vẫn là một quốc gia độc đảng không che giấu thực tế rằng có những cuộc tranh luận về những vấn đề này ở trong nước, hoặc một quyết định hoặc kết quả duy nhất phản ánh một quan điểm rộng hơn.

Mọi thứ diễn ra như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào không chỉ những gì Việt Nam và Trung Quốc làm, nhưng những quốc gia khác cũng phản ứng ra sao. Mặc dù có vẻ như Trung Quốc đang thắng thế hiện nay, nhưng điều có thể nhanh chóng xoay chiều nếu các bên có yêu sách và liên quan khác sẽ trở nên xa lánh sau một đợt áp lực khác từ Bắc Kinh, trong khi các cường quốc khác đẩy mạnh các hoạt động trong khu vực. Thực vậy, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam từ lâu đã phải vật lộn với thực tế, Việt Nam là một quốc gia nhỏ hơn, số phận của quốc gia này sẽ được định hình bởi những điều các quốc gia khác làm cũng như bởi chính họ. Biển Đông chắc chắn cũng không ngoại lệ.

Prashanth Parameswaran

Nguyên tác : What a nixed energy project reveals about Vietnam’s South China Sea calculus, WorldPoliticReview, 05/04/2018

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 09/04/2018

Published in Diễn đàn