Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam qua góc nhìn của người Việt

Benoît de Tréglodé, Thu Hằng, RFI, 11/10/92021

Một nước Việt Nam qua cách nhìn của người Việt, để người Việt tự đoán vận mệnh là ý tưởng của cuốn sách Vietnamiens : Lignes de vie d’un peuple (tạm dịch : Người Việt : Những đường đời của một dân tộc) của nhà nghiên cứu lịch sử Benoît de Tréglodé, do nhà xuất bản Henry Dougier phát hành ngày 30/09/2021.

nguoivn1

Nhà sử học Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu Viện IRSEM, trường Quân sự Pháp, giới thiệu tác phẩm mới "Vietnamiens : Lignes de vie d'un peuple" (Người Việt : Đường đời của một dân tộc), Nhà xuất bản Henry Dougier, tại phòng thu của RFI, ngày 06/10/2021. © RFI tiếng Việt

26 người Việt được tác giả mời tham gia vào cuốn sách là 26 mảnh đời khác nhau, đại diện cho nhiều lĩnh vực, từ nhà nghiên cứu đến nghệ sĩ, từ cựu chiến binh, cảnh sát đến những nhà đối lập… và đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Tác giả muốn để những người trong cuộc nói về một "Việt Nam thay đổi !", không chỉ còn là "những xáo trộn trong thế kỷ trước" mà hướng đến "một tương lai năng động", theo lời tóm tắt của nhà xuất bản về cuốn sách.

Nhà sử học Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu tại Viện IRSEM, trường Quân Sự Pháp, tác giả cuốn sách, đã dành cho ban tiếng Việt đài RFI buổi phỏng vấn ngày 06/10/2021.

*****

RFI :Cuốn sách "Vietnamiens : Lignes de Vie d’un peuple" (tạm dịch : Người Việt - Những đường đời của một dân tộc), được phát hành từ ngày 30/09/2021. Ông đã liên lạc với nhiều người Việt để mời họ tham gia vào cuốn sách. Họ có phản ứng như thế nào ?

nguoi2

Bìa cuốn "Vietnamiens : Lignes de vie d'un peuple" của nhà sử học Benoit de Tréglodé, Nhà xuất bản Henry Dougier, 30/09/2021.  © Ateliers Henry Dougier

Benoît de Tréglodé : Trước tiên phải nói là cuốn Vietnamiens không phải là một tác phẩm chỉ đơn thuần nói về lịch sử hay lịch sử chính trị, không phải kiểu sách bình thường tôi vẫn viết. Tôi muốn nói về Việt Nam ngày nay, với cách tiếp cận vừa mang tính văn hóa, vừa thường nhật.

Đúng là một số người biết tôi trong tư cách là nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đương đại, vì thế tôi đã gặp một vài khó khăn để tìm được 26 vị khách mời. Một vài người trong số này đã từ chối tham gia cuốn sách bởi vì sợ tôi kéo họ vào lĩnh vực chính trị. Dĩ nhiên đó không phải là mục đích của tôi, nhưng khi nói về Việt Nam đương đại, thì bằng cách này hay cách khác cũng chạm đến cuộc sống hàng của người dân và đôi khi là thêm một chút chính trị.

RFI :Từ chối vì sợ hoặc tự kiểm duyệt có phải là điều bình thường trong xã hội ngày nay không ?

Benoît de Tréglodé : Những ai đã sống ở Việt Nam, làm việc với Việt Nam đều biết rằng kiểu tự kiểm duyệt này đôi khi là cần thiết để có thể tiếp tục đối thoại. Điều thú vị mà tôi nhận ra trong cuốn sách này là những người tự kiểm duyệt, thậm chí là không muốn tham gia vào tác phẩm, thường là những người thuộc thế hệ cũ, cao tuổi hơn. Ngược lại, những người Việt tầm 20, 30 tuổi mà tôi liên lạc, thì lại không phản ứng như thế, kiểu như sợ phải nói gì.

Tôi có cảm giác là có sự thay đổi về mối liên hệ với chính quyền, mối liên hệ với tương lai của xã hội Việt Nam. Theo tôi, sự thay đổi này được giải thích đơn giản bằng một điều, đó là mỗi cá nhân không có chung cách cảm nhận về lịch sử, ý tôi muốn nói đến lịch sử các cuộc chiến tranh, các xung đột, chế độ chuyên quyền. Lịch sử đó không còn hiện rõ, không còn được cảm nhận như cách của các thế hệ trước. Rõ ràng thế hệ trẻ muốn hướng đến phát triển kinh tế, muốn chinh phục khu vực Đông Nam Á. Tôi tin là có một sự thay đổi thực sự.

RFI : Vì ít nhiều liên quan đến đời sống thường nhật nên cuốn sách được chia thành nhiều chương, liên quan đến lịch sử, văn hóa, xã hội… ?

Benoît de Tréglodé : Đây không hoàn toàn là ý tưởng của tôi.Cuốn sách này bắt nguồn từ một bộ sưu tập được nhà xuất bản Henry Dougier phát hành từ 6 năm nay. Ông Henry Dougier là một nhà xuất bản có tiếng ở Pháp, ông lập một bộ sưu tập và Vietnamiens là cuốn thứ 50 được phát hành, có rất nhiều cuốn khác nói về các nước Châu Á.

Chủ ý của bộ sưu tập là vẽ nên chân dung của một dân tộc, một đất nước qua tiếng nói của 26 nhân vật, 26 người được gặp gỡ, trao đổi và được cho là mang lại hình ảnh gần với thực tế của đất nước đó.

RFI :Chính vì thế mà trong cuốn sách này, vai trò đã được thay đổi. Ông để người Việt tự nói về họ, về đất nước, về quá trình phát triển của đất nước, còn ông đóng vai trò là người nghe, ghi chép và truyền tải lại thay vì là nhà quan sát, nhà nghiên cứu. Ông chọn những người phỏng vấn như thế nào ?

Benoît de Tréglodé : Trước hết phải nói là tôi không thấy thoải mái với ý nghĩ là tôi, một nhà nghiên cứu, người Pháp, lại viết một cuốn sách nói về người Việt là ai, Việt Nam là nước như thế nào… Vì thế khi nhà xuất bản đề nghị tôi để 26 người Việt tự nói về cuộc sống hàng ngày của họ, cách họ nhận thức và hiểu về lịch sử đất nước họ, những khó khăn và niềm vui của họ, thì tôi thấy vô cùng thú vị.

Công việc của một nhà nghiên cứu về Việt Nam đã buộc tôi có được phần nào tính khách quan để cố gắng hiểu được những gì đang xảy ra ở đất nước này. Và với cuốn Vietnamiens, đó là một niềm hạnh phúc bởi vì tôi đã có thể đến ngồi nhà bạn bè, nhà người quen, đi uống cà phê hay nhà hàng để nghe họ nói với tôi về nước Việt Nam của họ. Đây chính là động lực đã khiến tôi muốn viết cuốn sách này.

Tiếp theo là phải tìm cách có được một hình ảnh hài hòa vì chúng ta biết ý nghĩa quan trọng của yếu tố địa lý, nên cần có một người Việt ở miền bắc, miền trung, miền nam, hay một người Việt ở cao nguyên hoặc vùng núi, một người dân tộc thiểu số hay dân tộc Kinh đa số, một người Việt ở đô thị hay ở nông thôn, một người Việt ở tầng lớp trung lưu hay thượng lưu hoặc có xuất thân bình dân hơn. Tất cả những yếu tố đó đều quan trọng giúp hiểu được và tạo cho người đọc một cách diễn giải về thực tế của Việt Nam khác đi một chút.

Thường thì một nhà nghiên cứu khi đi thực địa hay gặp những người khá có uy tín và chuyên môn nhưng những người này không phải là đại diện cho sự phức tạp của một quốc gia, một xã hội. Cuốn sách nhỏ bé này lại cho phép tôi làm điều đó, được nán lại với những người mà tôi vẫn tạm gác qua một bên khi làm nghiên cứu với tư cách là một nhà sử học.

RFI :Bìa của cuốn sách là hình một bàn tay, như để xem bói, với những đường chỉ tay là những con sông hay đường phân giới giữa các tỉnh trên bản đồ Việt Nam. Đây là ý tưởng của ông ? Có thể thấy trong cuốn sách có quá khứ, có hiện tại, nhưng dường như tương lai không được đề cập nhiều.

Benoît de Tréglodé : Mọi dân tộc trên thế giới đều rất khó dự đoán được tương lai của họ. Ở Pháp cũng thế, có nhiều câu hỏi được đặt ra cho người dân Pháp, có những câu hỏi về dự định, về tương lai.

Thực ra, hình ảnh trang bìa là ý tưởng của nhà xuất bản và họ nhấn mạnh ngay ở phía dưới là "lignes de vie d’un peuple" (đường đời của một dân tộc). Cần phải nhắc lại lần nữa, đây là một bộ sưu tập dành tiếng nói cho những con người đóng góp vào lịch sử một đất nước. Họ không ở đó để phán xét hay sử dụng những diễn đạt của họ về xã hội Việt Nam cho một mục tiêu khác.

Cần phải biết là chuyện biến khoa học nhân văn thành công cụ là điều gì đó vô cùng quan trọng ở Việt Nam, cũng như phần nào đó ở Pháp. Tôi là một nhà nghiên cứu về Việt Nam xuất thân từ một thế hệ lớn lên sau thời kỳ mà thế hệ nghiên cứu trước khá thiên về chính trị, cách nhìn về Việt Nam cũng mang tính đấu tranh. Nhưng điểm này chưa bao giờ khiến tôi quan tâm hay thúc đẩy tôi mà ngược lại, cuốn sách này là nhằm để người dân tự do nói trong khuôn khổ loạt trao đổi, gặp gỡ. Đó là những chân dung, những lúc tôi kể lại bối cảnh rất thực tại nhiều nơi ở Việt Nam. Tôi cố gắng giữ một khoảng cách thường xuyên nhất có thể và để 26 người tôi gặp tự quyết định điều họ muốn nói.

RFI : Chương cuối cùng được dành cho tiếng nói của một số Việt kiều, dù ban đầu ông không có ý định đó, theo giải thích trong lời mở đầu. Trong một buổi phỏng vấn với RFI về tập điều tra Opérations d’Influence chinoises (Những chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc), đồng nghiệp của ông ở Viện IRSEM, ông Paul Charon đã lưu ý rằng Đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách kiểm soát "cách" kể về chính quyền, về lịch sử đảng trong cộng đồng kiều dân Trung Quốc sống ở các nước dân chủ. Ở Việt Nam thì thế nào ?

Benoît de Tréglodé : Thực ra, chính sách của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Việt kiều thì đã có rất nhiều điều được viết và được làm. Đúng là từ năm 1975, người ta có thể xác định nhiều thời kỳ mà đối với chính quyền Việt Nam, vấn đề thoạt tiên được cho là nhạy cả về mặt chính trị, sau này chính sách về Việt kiều lại mang ý nghĩa trung tâm về mặt kinh tế. Nhưng đây không phải là mục đích của cuốn sách. Nếu như tôi quyết định dành chương cuối cho bốn Việt kiều ở Pháp và Mỹ, đó là vì họ mang lại một cách nhìn khác đi về văn hóa gốc gác của họ, đôi lúc là mơ tưởng, lúc thì lại được trí thức hóa.

Khi tôi bắt tay viết cuốn sách này, tôi được xem vở kịch Sài Gòn rất hay của nhà viết kịch Pháp gốc Việt Caroline Nguyễn. Tôi thấy có hướng hoài cổ, u sầu, đẹp vô cùng và phần nào có cách nhìn của tác giả về Việt Nam. Tôi thấy có mối liên hệ giữa lời ca của ca sĩ Hồng Nhung ở Việt Nam với điều người ta thấy trong cách diễn đạt của một bộ phận Việt kiều về quê hương họ và nhu cầu kết nối lại với bản sắc Việt Nam, thông qua ẩm thực, âm nhạc, những kỷ niệm, gia đình…

Đối với tôi đây là điều không thể thiếu. Không thể nói về Việt Nam ngày nay, người Việt ngày nay mà lại không gộp cả Việt kiều.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà sử học Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu IRSEM của trường Quân Sự Pháp (Ecole militaire), tác giả cuốn Vietnamiens : Lignes de vie d’un peuple.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 11/10/2021

Published in Diễn đàn

Người Việt bỏ tiền nhập cư trái phép vào Anh để được gì ?

Thanh Trúc, RFA, 30/10/2019

Hôm 28/10, Anh đã chuyển cho Việt Nam 4 hồ sơ đầu tiên trong số 39 người chết trong một chiếc xe tải đông lạnh ở vùng Essex của Anh quốc để xác định xem họ có phải là các nạn nhân người Việt Nam hay không. Đây là những người nhập cư trái phép vào Anh. Chiếc xe tải chở theo xác họ được phát hiện vào ngày 23/10/2019.

bonuoc1

Hình hai người được cho là nạn nhân trên chiếc xe chở người lậu từ Pháp sang Anh hôm 23/10/2019 - Courtesy of Reuters, Facebook, RFA edit

Hé lộ đường dây buôn người

Sau khi thông tin về những người thiệt mạng khi tìm đường vào Anh được loan tải rộng rãi trên báo chí, một số gia đình tại Hà Tĩnh đã thông báo về con mình cũng đang tìm đường sang Anh và đã mất tích trong khoảng thời gian chiếc xe tải bị phát hiện. Họ được cho biết đã vào Anh theo một đường dây nhập lậu người vào Anh quốc, người đi phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, có lúc lên tới 30.000 bảng Anh, chuyển qua nhiều chặng trước khi vào Anh là nơi họ sẽ trở thành những lao động bất hợp pháp.

Mặc đù đến lúc này giới chức Anh vẫn chưa xác định chính xác có người Việt Nam nào trong số 39 nạn nhân hay không, nhưng đã có những nghi ngờ cho rằng có một số người Việt đến từ các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An nằm trong số các nạn nhân này.

Theo truyền thông trong nước, cho đến lúc này, đã có 30 gia đình từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Huế thông báo với giới chức về sự mất tích của con cái họ khi đến Anh trong khoảng thời gian trên. Ông Nguyễn Đắc Vinh, bí thư ỉnh ủy Nghệ An, nói với báo giới bên hành lang Quốc Hội ngày 28/10 rằng đây là sự việc đáng tiếc.

Đây cũng không phải lần đầu tiên có thông tin về người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh, nhưng sự việc 39 thi thể phát hiện được trên chiếc xe tải ở Essex hôm 23/10 đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Bước sang ngày 29, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho hay Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiếp nhận cũng như trao đổi thông tin về 14 gia đình trình báo để phía Anh kiểm tra xem có trùng khớp với hồ sơ 39 nạn nhân trong chiếc xe thùng đông lạnh ở Essex hay không.

Một cư dân dấu tên ở Nghệ An, cho đài Á Châu Tự Do biết tình hình tại nơi ông ở lúc này :

Tình hình bây giờ coi như là xáo trộn vấn đề của Nghệ An đấy, đặc biệt đông nhất là ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, hiện công an lấy vân tay coi như lấy mẫu AND để cử người sang Anh thống kê số người chết.

Còn tình hình dân coi như rất đáng buồn, ai nấy mong ngóng chờ đợi nghe thông tin của con mà không có hy vọng gì cả. Ai cũng thấy buồn cả vì nghe đó là cái xe bị chết toàn bộ 39 người thì 18, 20 tuổi có cả. Đã có một số nhà lập bàn thờ hương khói đầy đủ cả rồi, bảo là không còn hy vọng gì nữa. Chủ tịch tỉnh Nghệ An đề nghị xác minh lại, giám định cụ thể thông tin những người con của họ, coi như chính quyền cũng có ý hỗ trợ cho vấn đề những người có con bị chết ở nơi đó.

Tin cho hay tại Nghệ An đến lúc này đã có 18 người được gia đình trình báo với chính quyền từ hôm 26/10.

Theo truyền thông trong nước thì Tổng đài Bảo hộ Công dân thuộc Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tiếp nhận thông tin vừa nêu.

Tuy nhiên theo phó thủ tướng kiêm bộ trường ngoại giao Phạm Bình Minh thì hiện vẫn chưa thể khẳng định điều gì mà phải gởi qua Anh các mẫu vật cần thiết để đối chiếu. Điều này có nghĩa khi các dữ kiện và mẫu vật hai phía đưa ra trùng khớp với nhau thì mới xác định được danh tính nạn nhân và việc này cần rất nhiều thời gian. Cũng vậy, ông nói tiếp, đối với hồ sơ về 4 trường hợp đầu tiên mà phía Anh chuyển cho cơ quan chức năng Việt Nam hôm 28/10 thì cũng cần phải kiểm chứng, đối chứng.

Sở dĩ vẫn còn sự thấp thỏm mong ngóng của thân nhân từ Nghệ An là vì trước đó có tin là không chỉ một mà tới 3 chiếc xe tải đưa người nhập lậu vào Anh trong thời điểm đó. Nhà báo Lê Trung Khoa từ Đức cho biết :

Ba chiếc xe tải sang tới Bỉ và chạy sang Anh, 2 chiếc kia dường như đã thoát, chỉ chiếc này cả 39 người bị đóng băng kinh khủng như vậy. Cho đến nay cũng chưa có thông tin chi tiết 39 người đấy là toàn bộ người Việt Nam, nhưng qua báo chí Anh và một số nước chung quanh thì có người Việt Nam trong số đó.

Rõ ràng đường đi của họ như vậy là bất hợp pháp, theo như ở Đức và Châu Âu người ta vẫn nói đây là những di dân lậu. Trong quá trình tìm hiểu, điều tra về vụ 39 người chết, mà rất nhiều được cho là từ Việt Nam sang Anh, thì con đường đi của các bạn thực sự quá nguy hiểm, quá may rủi. Nếu được thì xin gia đình, thân nhân và cả những bạn trẻ đang có ý định nhập cư lậu vào Đức vào Châu Âu hãy suy nghĩ lại, tìm một cách đầu tư khác có thể cho mình cuộc sống bền vững ổn định hơn.

Nhà báo Lê Trung Khoa cũng xác nhận nguồn tin là ngoài 39 người chết trên chiếc xe tải thứ ba thì cảnh sát Anh cũng phát hiện thêm 10 người nhập lậu trên một chiếc xe tải khác.

bonuoc2

Một số người Việt mất tích trên đường sang Anh mà gia đình nghi ngờ liên quan đến vụ 39 người chết trong xe tải hôm 23/10/2019. Ảnh : RFA edited

Đánh cược cuộc đời

Thực tế chưa có con số chính xác về số lượng người Việt nhập cư trái phép vào Anh bao năm qua. Tuy nhiên, theo ước tính của Salvation Army UK, tổ chức thiện nguyện chi nhánh Anh Quốc, số liệu mới nhất về người Việt nhập cư trái phép vào Anh từ tháng Bảy 2018 đến tháng Bảy 2019, mà Salvation Army tiếp cận được, đã tăng kỷ lục ở mức 248% so với những năm trước đó.

Về phía ECPAT UK, tổ chức hỗ trợ làm việc với nạn nhân bị buôn bán, nhất là trẻ em, thì số nạn nhân Việt từ 135 trường hợp năm 2012 tăng lên thành 740 ca năm 2018.

Giám đốc ECPAT UK, Debbie Biddle, cho biết phần lớn người Việt nhập cư bất hợp pháp được chuyển sang Anh trên những xe tải tương tự như chiếc xe thùng với 39 người chết cóng hôm 23/10.

Hầu hết những người nhập lậu theo kiểu này, giám đốc Debbie Biddle của ECPAT nói tiếp, đều nói rằng đó là trải nghiệm kinh khủng nhất trong cuộc đời họ.

Tháng Ba năm nay, một bản phúc trình có tên Precarious Journey, Hành trình Hiểm nghèo, được công bố cho thấy số phận bi thảm của những người tìm đường sang Anh và Âu Châu, bên cạnh những bấp bênh gian khổ của người lao động bất hợp pháp ở nước ngoài như thế nào.

Đây là phúc trình có sự đóng góp phối hợp giữa ECPAT với Anti Slavery International và Pacific Links (Vòng Tay Thái Bình), là tổ chức hoạt động phòng chống và hỗ trợ nạn nhân buôn người ở Việt Nam gần 2 thập niên qua. Bà Diệp Vương, chủ tịch Pacific Links - Vòng Tay Thái Bình, cho biết phúc trình thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính phủ Anh trước tệ trạng người Việt nhập cư trái phép vào lãnh thổ Anh :

Trong vòng 2 năm chúng tôi hợp tác với 2 tổ chức, Anti Slavery International là tổ chức chống buôn người lâu đời nhất của thế giới, có mặt tại Anh 130 năm nay. Tổ chức thứ hai là ECPAT UK, chúng tôi đã được sự hỗ trợ của Home Office UK tức Bộ Nội Vụ Anh quốc, để nghiên cứu và hoàn tất bản phúc trình này.

Thực sự con số mình biết được là vì mình giúp người ở bên Anh như thế nào, rồi mình đã gặp rất nhiều người trong các trung tâm giam giữ bên Pháp, mình cũng gặp những người đi dọc đường trong Vietnam City (ở Pháp, đã bị giải tỏa) vân vân… nói chuyện với những người ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức là những nước trên đường họ đi đó.

Tại Việt Nam, chúng tôi thu thập thông tin về những người bị trả trở lại Việt Nam, hoặc về những người đang suy nghĩ là họ nên đi như thế nào. Đây là lần đầu tiên có một bản phúc trình gọi là end to end mapping đến đầu đến đũa về câu chuyện và bối cảnh khiến người ta ra đi cho tới khi đến Anh quốc và những chuyện gì sẽ xảy ra.

Trở lại những vụ người Việt nhập cư lậu vào Anh mà chừng như chính phủ Anh ý thức rất rõ tệ trạng này, điển hình qua bài viết hồi tháng Chín 2019 của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward, cảnh báo về nạn mua bán người sang Anh quốc, rằng đừng đánh cược tương lai vào những cuộc phiêu lưu bất trắc, biến mình thành tội phạm trên xứ người. Bà Diệp Vương nhận định :

Bài chia sẻ của ông đại sứ Anh đã có nhưng đương nhiên tới tai ai, để dân của mình có thể hiểu được, để những người trẻ muốn đi có thể biết được thì đòi hỏi phải có những chương trình, những sự vận động, những công tác truyền thông mạnh hơn nữa thì mới tới tai những người quyết định đánh cược đời của họ như thế này.

Đi như thế thì điều chắc chắn là không có giấy tờ hợp pháp. Đối với những người thiệt mạng trong xe container ở Essex, như cô gái đã text về cho cha mẹ, thì thật là thương tâm. Đi một đoạn đường xa như vậy, trả một số tiền lớn như vậy, trả từng chặng một, tới Pháp rồi, tới Đức rồi, tới Bỉ rồi, vậy thì tại sao phải đi qua Anh mới được, cái này là bị gạt.

Tha phương cầu thực

Đó là chưa nói tới cái hệ lụy đeo đẳng những người bỏ tiền ra khỏi nước và nhập cư bất hợp pháp vào một nước khác, bà Diệp Vương phân tích tiếp :

Ở nước ngoài mình sẽ là bất hợp pháp suốt đời cho tới khi nào mình mua một tờ giấy giả để mà trở về Việt Nam. Như vậy thì suốt đời mình chỉ có chơi được với những người làm việc bất hợp pháp thôi. Đây là một điều rất kinh khủng.

Theo nhà báo Lê Trung Khoa, trước giờ đã có nhiều người Việt đi Nga, Cộng Hòa Séc, nói chung một số nước Đông Âu và cả Đức, để đi làm thuê, buôn bán và đã chứng tỏ có thu nhập cao hơn bên nhà.

Tuy nhiên do kinh tế khó khăn và công việc trở nên ít ỏi tại những nước này, người Việt nhập cư lậu nhắm vào Anh quốc như mảnh đất hứa hẹn. Nhiều người sang Anh làm trong nghề nails tức nghề làm móng tay, nhiều người khác đi làm thuê. Một số khác nữa được thuê hoặc tự đứng ra trồng cần sa khiến ảnh hưởng ít nhiều đến bộ mặt của cộng đồng người Việt ở vương quốc này.

Linh mục Nguyễn Văn Hùng, thường trợ giúp pháp lý cho công nhân Việt tại Đài Loan, cho biết người nhập cư lậu và làm việc trái phép ở Đài Loan phần nhiều đi từ miền Trung. Vì là lao động bất hợp pháp nên đời sống của họ ở Đài Loan cũng rất là vất vả :

Họ ở trên những vùng núi, chừng 8 người trong không phải là cái nhà mà là cái chòi, đời sống rất kham khổ. Nếu có khả năng làm việc thì có tiền gởi về. Nếu trời mưa lạnh không đi làm thì không có tiền và họ phải đi vô rừng. Tôi đã đi thăm các trại tù, tôi gặp rất nhiều lao động Việt đi chặt cây bất hợp pháp trên rừng, có người bị tù tới 11, 12 năm vì đi làm những công việc vừa nguy hiểm vừa vi phạm pháp luật của Đài Loan như vậy.

Những người đi đánh cá xa bờ mà khi có cơ hội vào bờ thì họ bơi vào và trốn lên những khu trồng rau hoặc trồng trà trên núi. Họ ở đó họ làm và không dám đi đâu cả vì sợ bị bắt.

Người Việt ở nông thôn Việt Nam tìm đủ cách vay tiền để đi nước ngoài vì không tìm được việc làm trong nước mà cũng không được chính phủ cung cấp hỗ trợ công ăn việc làm, là nhận định của linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan.

Còn theo Nhà báo Lê Trung Khoa thì ông cho rằng :

Tổng quan chung thì đây là bằng chứng cho thấy đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam chưa làm đủ cho công dân của mình, chưa thể giữ chân thế hệ trẻ lại để có thể phục vụ quê hương mà cuối cùng phải bỏ rất nhiều tiền thậm chí cả tính mạng để tìm cuộc sống với hy vọng có thu nhập tốt hơn cho mình và gia đình mình.

Sau vụ việc 39 thi thể chết cóng trong xe tải ở Anh mà trong đó có người Việt Nam, thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, ủy viên thường trực Ủy Ban Quốc Phòng An Ninh nói với báo chí ngày 28/10 vừa qua rằng người có hành động đi nước ngoài "chui" sẽ mất hết quyền công dân, không được ra ngoài xã hội cũng không được làm việc trong các công xưởng.

Một điểm quan trọng được ông tướng này nhấn mạnh ở đây, là người đi chui sẽ khó có điều kiện quay trở lại Việt Nam.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 30/10/2019

**********************

Việt Nam đang phát triển, tại sao người lao động tìm đường xuất ngoại ?

VOA, 31/10/2019

Ngày nay Việt Nam có mt trong nhng nn kinh tế phát trin nhanh nht thế gii, mc lc quan trong các cuc kho sát công chúng cao, và mi quan h tt đp vi các nước cu thù trong chiến tranh là M và Pháp. Vì vy, v 39 di dân bt hp pháp chết trong thùng xe tải Essex (Anh) mà trong đó có người Vit Nam có th khiến người ta ngc nhiên bi v vic chng t mt s người nghĩ rng h có th tìm thy cơ hi nước ngoài tt hơn trong nước.

bonuoc3

Thân nhân cô Bùi Thị Nhung, người b nghi nm trong s 39 nn nhân thit mng trong thùng lnh xe ti Anh, theo dõi tin tức v vic t quê nhà Ngh An, ngày 26/10/2019.

Cảnh sát Anh phát hin thi th 39 người trong xe ti vào tun trước, dy lên quan ngi rng các nn nhân này là nn nhân ca tình trng buôn người. Mt s người đã b bt Anh. Mt người đã b truy t ti ng sát và đng lõa buôn người. Th tướng Vit Nam đã ra lnh điu tra xem đây có phi là mt v án buôn người hay không.

Một s người đây ngc nhiên khi thy có người chu chi ti hàng chc ngàn đô la, tương đương hàng trăm triu đng Vit Nam, đ xut ngoi, dù Vit Nam có mt nn kinh tế tăng trưởng nhanh đã đưa nhiu người thoát khi đói nghèo. Mt người dân địa phương nói rng s tin đó có th dùng đ tìm vic trong nước.

"Cho dù là nước nào đi na, chuyn này cũng rt đau bun", mt người bình lun trên trang tin Vnexpress viết v cái chết ca 39 nn nhân. "Tôi nghĩ cuc sng hin nay Vit Nam không quá khó khăn. Thay vì chi hàng trăm triệu đi nước ngoài, s tin đó Vit Nam có th to ra nhiu công ăn vic làm".

Đời sng Vit Nam đã ci thin đi vi nhiu người và đã tr thành mt nơi khác hn vi thi chiến tranh. Trong thp niên 60 và 70, làn sóng thuyền nhân chy lánh bo lc ca chiến tranh Vit Nam. Đó là lúc mt s người Vit Nam b đói kém, đa s ch có xe đp làm phương tin di chuyn tt nht, rt ít người làm ăn buôn bán vi thế gii bên ngoài gia s cô lp ca quc tế.

Tuy nhiên, lao động di cư vn là mt thc tế. Người dân Vit Nam chn sang Nga làm vic trong các công xưởng, sang Libya làm xây dng, hay sang Anh làm vic trong các nông tri cn sa. Lái xe vòng quanh các thành ph nh như Đà Lt, bn s thy các bin qung cáo ca môi gii về vic đưa lao đng đi nước ngoài.

Một s người cho rng lit kê các lao đng di cư này là nô l mi hay nn nhân b đưa vào đường dây buôn người không phi lúc nào cũng có ích. Ti Anh chng hn, nhà nghiên cu Nicolas Lainez nói xem người Vit như các nạn nhân cn cnh sát bo v có th "là mt màn ha mù che đy s kim soát nghiêm ngt v s di chuyn ca con người do Anh và các đi tác EU thc thi, s phi điu tiết các th trường lao đng, s quanh co ca người lao đng, và tình trng gia tăng bt bình đẳng dưới các chính sách theo ch nghĩa tân t do".

Nói cách khác, theo ông, nhà chức trách coi lao đng di cư là mt vn đ ca an toàn công cng hay hot đng ti phm hơn là quy trách nhim cho các chính sách nhà nước gây phương hi cho lao đng và di dân.

"Các lực lượng cu trúc này, b pht l trong các cuc tho lun v nô l mi, khiến công dân ln nhng người không phi là công dân không được bo v gì my và khuyến khích nn bóc lt lao đng cũng như di cư trên quy mô ln", Lainez đăng trên blog.

Người Vit cũng xem thm kch mi đây nht là trường hp nhng người lao đng nghèo khó tìm kiếm mt cuc sng tt hơn.

"Họ không có đ tin đ ra đi như các doanh nhân", mt người bình lun trên Facebook v v án ca nhng người chết trên xe ti Anh. "Họ ra đi đ tìm kiếm tương lai tt đp và lo lng cho gia đình nhưng rt cuc b mc by…kết qu tht đau lòng… Xin gi li chia bun ti các nn nhân".

Nguồn : VOA, 31/10/2019

******************

Vụ 39 người chết : Người Việt đi làm lậu có phải vì nghèo ?

BBC, 31/10/2019

Chuyến thăm nhà các gia đình nghi có người thân trong vụ 39 người chết ở vùng Yên Thành, Nghệ An của BBC đã cho thấy một khung cảnh bất ngờ.

bonuoc4

Tuy nhiên không phải tất cả người dân Nghệ An đều giàu có (Ảnh minh họa)

Trái với suy nghĩ của một số người rằng đây là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có động cơ về tài chính lớn đến mức nhiều người sẵn sàng mạo hiểm chọn con đường sang châu Âu làm việc trái phép.

Nhưng những gì nhà báo Jonathan Head chứng kiến là "nhà lầu và xe hơi" tại huyện Yên Thành, nơi đã có 5 gia đình trình báo có con bị mất tích.

Và những gì phóng viên BBC thấy có thể là chính xác.

Nhà lầu, xe hơi là nhu cầu 'bình thường'

Từ 2018, báo Dân Trí đã ghi nhận hiện tượng giàu lên nhanh chóng tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Bài viết "Xã 1.000 tỷ phú : Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô kể" đăng tháng 11/2018 cho biết "người dân Đô Thành kéo nhau đi Tây lập nghiệp".

Theo bài báo này, xã Đô Thành từng thuộc một trong những xã nghèo nhất huyện Yên Thành, với nghề truyền thống là làm mộc.

Đến những năm 1990, nguồn gỗ khan hiếm, thị trường bão hoà, nhiều người nảy ý định sang những nước như Anh, Úc, Ba Lan, Đức...

bonuoc5

Không khí tang thương bao trùm huyện Yên Thành, Nghệ An nhiều ngày nay

"Người sang trước làm ăn rồi về đưa gia đình, họ hàng theo sau. Cứ như thế, người dân Đô Thành kéo nhau sang Tây lập nghiệp, có gia đình 3-4 người con cùng xuất ngoại.

Tiền từ nước ngoài gửi về nhiều, người dân bắt đầu xây dựng nhà lầu, biệt thự, mua sắm xe máy, ô tô...", bài báo viết.

Và để có tiền gửi về cho gia đình, người lao động ở nước ngoài làm đủ mọi nghề như cửu vạn, công nhân, buôn bán, spa…

Nhiều người đi vài năm tích luỹ được số vốn lớn rồi về lại quê hương lập nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết vào năm 2018, xã Đô Thành có 1.450 người đang làm việc ở các nước châu Âu ; 1.047 người đi làm việc, buôn bán tại Lào ; 439 người đang làm việc tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...

"Nhờ số tiền con em làm ăn xa gửi về mà Đô Thành ngày càng thay da đổi thịt. Toàn xã có hơn 4.000 hộ thì 3/4 trong số đó có nhà 2 tầng trở lên. Hàng trăm hộ có xe ô tô, biệt thự", ông Hà nói.

Tuy nhiên bài báo của Dân Trí không đề cập cụ thể con đường đi nước ngoài của những người dân vùng Đô Thành là này hợp pháp hay không.

Một số báo Việt Nam còn ghi nhận hiện tượng này sớm hơn.

Cụ thể như báo Zing, đã đăng bài báo "'Làng đại gia' khiến nhà giàu thành phố cũng nể trọng" từ 2014 về hiện tượng giàu có của xã Đô Thành nhờ "đi Tây".

bonuoc6

Một gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đi trên chuyến xe định mệnh đó

"Ban đầu toàn xã cũng chỉ có một vài người đi, về sau thấy làm ăn được nên họ về kéo anh em, họ hàng cùng xuất ngoại kiếm tiền. Cứ thế, lượng người 'đi Tây' ngày một tăng lên.

"Thời kỳ bấy giờ đi xuất khẩu lao động còn dễ nên cứ thấy làm ăn được là họ lại ồ ạt kéo nhau sang đó. Chính nhờ hướng đi này mà người dân nơi đây đã đổi thay một cách chóng mặt", bài báo viết.

Trưởng xóm Phú Vinh khi đó nói : "Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú, giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt".

Bài báo đưa ví dụ có ba người con đi lao động ở nước ngoài, đã đem tiền về xây cho gia đình một căn biệt thự đồ sộ tốn vài tỷ đồng từ 2004.

"Biệt thự, xe con bóng loáng được người dân ở đây xem như là một nhu cầu bình thường trong cuộc sống thường ngày mà thôi", một người dân.

Trang web Du lịch Nghệ An của tỉnh, thậm chí còn có bài viết "Top 5 xã giàu nhất Nghệ An" với lời quảng cáo "Nghệ An được biết đến là quê hương của Bác Hồ kính yêu. Không những thế, có thể ít ai biết rằng, Nghệ An còn là nơi có các làng xã được xếp hạng giàu nhất nước ta nữa".

Và tất nhiên là không thể vắng cái tên xã Đô Thành, huyện Yên Thành.

Chính vì vậy, khi những người dân khác trong vùng, kém "giàu có hơn" thấy những căn biệt thự, xe hơi bóng lộn của hàng xóm, họ có thêm động lực để tìm đường sang trời Tây bất chấp.

******************

Kinh tế khốn quẫn khiến nhiều công dân Việt đi lao động ‘chui’ ở Anh

VOA, 30/10/2019

Vụ 39 thi th được tìm thy trong thùng lnh ca xe ti bên ngoài th đô London ca Anh, trong đó nghi là có nhng di dân lu t Vit Nam, thu hút s chú ý v vn đ xut khu lao động bt hp pháp vn biến hàng ngàn người t nhng vùng quê nghèo khó tr thành nn nhân ca tình trng đưa lu người và buôn người.

bonuoc7

Một tm bng qung cáo xut khu lao đng bên ngoài nhà máy thép Formosa ở tnh Hà Tĩnh, ngày 28/10/2019.

Các thi thể được phát hin hôm 23 tháng 10 sau khi các cơ quan tình hung khn cp được báo v nhng người b nht trong mt container xe ti ti mt khu công nghip Grays, cách trung tâm London khong 32 km v phía đông.

Cảnh sát Anh vn đang c gng xác đnh danh tính ca các nn nhân trong v vic và đang kêu gi s giúp đ t cng đng người Vit nước này cũng như nước ngoài. Truyn thông chính thng Vit Nam đưa tin nhà chc trách Anh đã chuyn bn h sơ và đã được B Công an Vit Nam tiếp nhn.

"Quốc tch ca các nn nhân chưa được xác nhn chính thc", Th trưởng Ngoi giao Vit Nam Nguyn Quc Cường nói với hãng tin Reuters hôm 29/10 bên l mt hi ngh ti thành ph Vinh, tnh Ngh An. Ông nói hai nước đang c tăng tc tiến trình nhận dng các thi th nhưng không có thi hn nào được đt ra.

Kể t khi tin tc v 39 thi th Anh được loan đi, nhiu người vùng quê thuc tnh Ngh An ca Vit Nam nhng ngày qua cho biết h lo s bn bè và người thân tìm đường sang Anh có th chiếm phn đông trong s nn nhân chết trong xe ti.

Nghệ An là mt trong nhng tnh nghèo nht ca Vit Nam và là nơi xut thân ca nhiu nn nhân ca tình trng buôn người mà cui cùng có mt Châu Âu, theo mt báo cáo vào tháng 3 ca Pacific Links Foundation, một t chc chng buôn người đt ti M.

Các nạn nhân khác được nói là đến t tnh Hà Tĩnh lân cn, nơi mà trong tám tháng đu năm nay đã chng kiến 41.790 người b quê đi tìm vic nơi khác, k c nước ngoài, theo truyn thông nhà nước.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thng, Giám đc Điu hành y ban Cu người vượt bin BPSOS và là người đng sáng lp Liên minh CAMSA (Liên minh Bài tr Nô l mi Á Châu), nói vic nhiu người dân t hai tnh min Trung này t ri đi xut khu lao đng cho thy tình hình kinh tế khn qun mà h đi mt k t sau thm ha ô nhim môi trường bin do công ty Formosa gây ra vào năm 2016.

"Nghề đi bin ca h hoàn toàn chết", ông nói. "Mt s giáo x chúng tôi liên lc trước đây có c trăm thuyn đánh cá bây gi bán sch ri, bởi vì không ra biển được".

"Ra biển rt kh bi vì gn b th nht là không có cá na, đánh v không đ ăn. Đi ra xa na thì b đui bi tàu Trung Quc. Không còn sinh kế thì làm sao đây ? Đi ra thành ph thì kiếm đâu có đ sng vì ngh đi bin h tương đi có thu nhập khá. Không đ sng thành ph thì phi đi lao đng thôi. Rt d đ b thuyết phc, b lường gt".

Một s gia đình có người thân mt tích Ngh An đã lp bàn th sau khi mt liên lc trong khi mt s khác vn hi vng người thân ca h không nằm trong số 39 thi th đó. Mt s thành viên ca nhng t chc xã hi dân s đã tìm cách tiếp cn các gia đình này đ h tr tìm kiếm thân nhân nhưng n lc ca h đã b nhà chc trách ngăn cn, theo Tiến sĩ Thng.

Từ kinh nghim giúp đ nhng nn nhân buôn người, ông nhn đnh s ngăn cn này có th là nhm tránh s săm soi đi vi nhng đường dây buôn lu lao đng bt hp pháp mà ông nói được nhà chc trách "bo kê".

"Chúng tôi có những chng c trước đây cho thy có nhng cp rt, rt cao đã ra lnh tr thù những người lên tiếng [trình báo chuyn buôn người] đ bt v trng pht. Luôn luôn có s bo kê", ông nói.

"Tôi không ngạc nhiên khi công an ti quy nhiu, cm cn, không mun cho quc tế biết vì h s l mt đường dây và chính h cũng liên ly, chưa k là h s mt đi ngun thu nhp ln ca h nht là sau v Formosa".

Reuters đưa tin nhà chc trách Ngh An kêu gọi các thành viên gia đình liên quan hãy gi các bn sao nh và giy t tùy thân ti y ban nhân dân đa phương đ xác minh.

Bộ Ngoi giao Vit Nam trong mt tuyên b vào cui ngày 28 tháng 10 cho biết đến nay h đã nhn được thông tin t 14 gia đình đang tìm kiếm người thân mt tích Anh.

*****************

Người Việt ra ngoại quốc lao động trốn ở lại ngày càng tăng

Tr. N, Người Việt, 30/10/2019

Sau thảm kịch 39 người bị chết tại Anh Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam đã cảnh báo về tình hình "di cư lao động bất hợp pháp" trong số hàng trăm ngàn người Việt Nam đi làm việc ở ngoại quốc đang tăng mạnh.

bonuoc8

Theo ước tính người lao động Việt Nam gửi về nhà từ 2,5 tỷ USD đến 3 tỷ USD mỗi năm. (Hình : Hải Quan)

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/10/2019, dẫn số liệu từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết số lượng người Việt Nam ra ngoại quốc làm việc đang tăng mạnh. Riêng trong năm 2019, tuy mới mười tháng nhưng đã có hơn 142.000 người lao động xuất cảnh (trong đó 50.000 nữ lao động) đi làm việc theo hợp đồng.

Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, xác nhận với báo Công Lý, số lượng người Việt Nam ra ngoại quốc lao động đang tăng nhanh. Nếu năm 2017 xấp xỉ 100.000 người, thì năm 2018 tăng lên 143.000 người. Riêng năm nay tuy chưa hết năm nhưng đã có hơn 142.000 người. Địa bàn "xuất khẩu lao động" được mở rộng ra một số nước như Đức, Úc, Romania, Czech… Theo ước tính của chính phủ, người lao động di cư gửi về nhà (ở Việt Nam) từ 2,5-3 tỷ USD mỗi năm.

Báo Hải Quan dẫn một nghiên cứu gần đây của ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy, người lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở ngoại quốc, nhưng có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư lao động, cho dù quyết định lựa chọn của họ là hợp pháp hay không hợp pháp.

bonuoc9

Người dân chen lấn nộp hồ sơ xin đi "xuất khẩu lao động". (Hình : An Ninh Thủ Đô)

Hơn ba phần tư lao động Việt Nam được phỏng vấn (77% lao động nam và 75% lao động nữ) trả lời rằng họ bị "vi phạm quyền lao động khi làm việc ở ngoại quốc".

"Hiện, trong các bộ luật của Việt Nam chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nào trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho số lao động này để có thể bảo đảm quyền và lợi ích của họ được bảo vệ khi làm việc ở ngoại quốc, cũng như khi về nước", ông Chang Hee Lee, giám đốc ILO Việt Nam phân tích.

Ông Chang Hee Lee, cho biết thêm theo thống kê của ILO số lượng người dân Việt Nam gần đây ra ngoại quốc làm việc gia tăng. Bên cạnh số người "xuất khẩu lao động" chính thức còn kiểm soát được, hiện nay tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn hay di cư sang các nước trong khu vực và Châu Âu cũng đang tăng mạnh.

Theo phúc trình giám sát gần đây nhất của Ủy ban về các Vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2017, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có hơn 111.000 người đi "xuất khẩu lao động" làm việc ở ngoại quốc. Điều đáng nói là hai tỉnh trên cũng đứng đầu về tình trạng người lao động bỏ trốn ở lại, hoặc di cư lậu sang nơi khác.

Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lao động Việt Nam ra ngoại quốc bỏ trốn, lao động "chui", ông Đào Ngọc Dung, thừa nhận : "Thời gian qua tỷ lệ người ‘xuất khẩu lao động’ theo kênh chính thức tăng, nhưng cùng với đó tỷ lệ lao động đi ‘chui’ cũng tăng theo đáng kể". (Tr.N)

*****************

39 người chết trong xe vận tải ở Anh : Tại sao người Việt Nam liều mạng ?

Th. Long, Người Việt, 29/10/2019

Nhiều người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở Anh cũng đang lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải.

bonuoc10

Linh mục Simon Nguyễn. (Hình : Reuters)

Theo Reuters, một linh mục người Việt ở London hôm Thứ Ba, 29 Tháng Mười, cho biết có sáu gia đình ở Việt Nam liên lạc với ông vì lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải ở Anh Quốc.

Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân 

Linh mục Simon Nguyễn cho hay, những gia đình này nói rằng họ biết người thân đang đi Anh lúc chiếc xe vận tải đang trên đường đến đây, nhưng không thể liên lạc được với người thân mấy ngày qua.

"Họ không có thông tin gì kể từ khi có tin tức về những người chết trên xe vận tải. Thông thường, nếu đi trót lọt, mỗi lúc, mỗi điểm, những người này đều báo cho gia đình ở Việt Nam biết để gia đình có thể yên tâm là họ vẫn bình an. Nhưng mấy ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình không nghe tin gì cả. Do đó, họ nghi ngờ là người thân nằm trong số các nạn nhân", ông nói.

Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Linh mục Simon Nguyễn gặp gỡ cảnh sát Anh để chia sẻ thông tin về người thân mà những gia đình ở Việt Nam cung cấp cho ông để giúp nhận dạng nạn nhân.

Ông kêu gọi cộng đồng người Việt ở Anh, nhất là những người ở chui, mạnh dạn ra báo tin cho cảnh sát. Những người này có lẽ cũng đang lo ngại người thân mình nằm trong số 39 nạn nhân, nhưng họ không dám xuất hiện vì sợ bị bắt.

bonuoc11

Cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, ở Hà Tĩnh, được cho là nằm trong số 39 người chết trong chiếc xe vận tải ở Anh hôm 23 Tháng Mười, được gia đình và bà con hàng xóm lập bàn thờ cầu nguyện tại nhà. (Hình : Linh Phạm/Getty Images)

Trước đó, hôm Thứ Bảy, cảnh sát Anh nói họ muốn cộng đồng người Việt ở Anh cũng như hải ngoại giúp nhận dạng nạn nhân.

"Quý vị cứ ra báo tin đi, quý vị được bảo vệ. Những người ở đây tôi có thể tin được. Khi cảnh sát nói vậy, họ sẽ giữ lời", ông khuyên.

Linh mục Simon Nguyễn cũng kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn của Việt Nam không nên liều mạng thực hiện những chuyến đi nguy hiểm như vậy để đến Châu Âu với hy vọng đổi đời.

"Rất nhiều người đến đây bằng xe vận tải. Lúc nào tôi cũng nói với mọi người rằng rủi ro lắm, nguy hiểm lắm. Do đó, phải suy nghĩ kỹ mới quyết định. Mỗi lần có dịp về Việt Nam giảng đạo, tôi cũng khuyên mọi người là không nên đi như vậy vì dù có nghèo, cuộc sống ở đó có khó khăn, nhưng còn đỡ hơn là bỏ mạng", Reuters trích lời Linh mục Simon.

Ba mươi chín thi thể, gồm 31 nam và 8 nữ, được tìm thấy vào nửa đêm ngày 23 Tháng Mười sau khi chiếc xe vận tải từ Zeebrugge ở Bỉ đến thị trấn Grays của Anh.

Các nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng, nhưng Việt Nam nói họ đang cố gắng giúp đẩy nhanh công việc này. Việt Nam đang lo ngại hầu hết các nạn nhân là người Việt.

Tại sao ngày càng nhiều người Việt Nam liều mạng thực hiện những chuyến đi như vậy ? 

Theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, "Nền kinh tế Việt Nam đang lên nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Và Việt Nam có số lao động dư thừa khổng lồ".

Còn theo Liên Hiệp Quốc, mặc dù Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng mức giảm này không đồng đều ở các nhóm dân số và vùng miền khác nhau.

bonuoc12

Linh mục Simon Nguyễn cầu nguyện cho các nạn nhân. (Hình : Reuters)

Bà Mimi Vũ, chuyên gia chống buôn người ở Sài Gòn, cho biết "Hầu hết người Việt Nam di cư sang Châu Âu và Anh Quốc là người ở một vài tỉnh của Việt Nam mà thôi".

Ở những tỉnh này, mấy chục năm nay, có phong trào đi nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để kiếm việc làm rồi gửi tiền về nhà.

Trong 10 năm qua, làn sóng di cư từ Việt Nam sang Anh bắt nguồn từ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, nhưng gần đây, số người di cư từ ba tỉnh nghèo miền Trung là Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày càng tăng.

Theo các chuyên gia, hiện nay, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đưa khoảng 18.000 người sang Châu Âu một năm, nhưng chỉ chưa đầy 1.000 người sang Mỹ.

Tại sao nhiều người di cư chọn Anh Quốc ? 

BBC cho hay, với người di cư Việt Nam, Anh Quốc có lẽ là điểm đến hàng đầu ở Châu Âu, theo Tiến sĩ Tamsin Barber của Đại học Oxford-Brookes, chuyên nghiên cứu về di cư và người Anh gốc Việt.

Tiến sĩ Barber cho hay họ biết rằng nếu đến Anh trót lọt, sẽ rất dễ tìm được việc làm và kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.

Hơn nữa, ở Anh cũng đã có một mạng lưới người Việt chuyên giúp người mới đến tìm chỗ ở và việc làm, vì đang có nhu cầu rất cao lao động tay nghề thấp cho các nhà hàng, tiệm nail của người Việt cũng như các nông trại trồng cần sa lậu.

Qua những cuộc phỏng vấn với người Việt hồi hương từ Anh Quốc, phần lớn đến Anh là làm những việc tay chân như làm nông nghiệp và đánh cá, nhưng cũng có người làm việc thời vụ, "thợ đụng" (tức đụng gì làm đó), hoặc mở tiệm buôn bán nhỏ. Có người cũng thất nghiệp.

Nhưng Tiến sĩ Barber nhấn mạnh : "Hiện tại, không có con đường hợp pháp nào cho người di cư Việt Nam tay nghề thấp đến làm việc ở Anh. Do đó, muốn đến Anh thì chỉ có qua những con đường vòng và nguy hiểm". 

Th.Long

*******************

Châu Âu, ảo ảnh miền đất hứa của một số thanh niên miền trung Việt Nam

Thụy My, RFI, 29/10/2019

Nghèo túng, không tìm được chỗ đứng trong xã hội và hy vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn đã thúc đẩy nhiều thanh niên nông thôn miền trung Việt Nam vay nợ để cố gắng nhập lậu và Tây Âu, hoàn toàn không ý thức được các rủi ro cũng như nỗi thất vọng đang chờ đợi đối với đa số người.

bonuoc13

Di ảnh anh Nguyễn Đình Tứ, mà gia đình tại Nghệ An, Việt Nam tin rằng nằm trong số 39 nạn nhân trên chiếc xe tải định mệnh ở Anh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019. Reuters/Kham

Những nguy hiểm của các chuyến tương tự đã được nhắc nhở trong tuần rồi, sau khi phát hiện xác của 31 người đàn ông và 8 phụ nữ trong một xe tải kéo theo container lạnh ở Essex, gần Luân Đôn. Cảnh sát Anh ban đầu cho rằng các nạn nhân là người Trung Quốc, nhưng nay dường như đa số là người Việt Nam.

Nhiều người Việt nhập cư lậu có nguyên quán là các tỉnh miền trung, họ phải lưu lạc xứ người chủ yếu vì không có được việc làm ổn định, và cuộc sống buồn tẻ ở nông thôn.

Rất quen thuộc với mạng xã hội, nhiều thanh niên chưa đầy 30 tuổi, tin vào những lời bình trên Facebook và tiền bạc do người thân sống ở Anh, Pháp, Đức gởi về.

Những mạng lưới đưa người vượt biên có chân rết ở Việt Nam và Đông Âu tổ chức những chuyến đi này, với cái giá có thể lên đến 40.000 đô la. Để có được số tiền lớn ấy, những người muốn ra đi thường phải lao vào vòng xoáy nợ nần – theo các nhà chuyên môn và lời chứng của các gia đình. Nhà nghiên cứu Nadia Sebtaoui ở Paris nói với AFP : "Những người môi giới vẽ vời ra một nước Anh như là miền đất hứa".

"Không ý thức được thực tế"

Các đường dây vượt biên hứa hẹn với di dân bất hợp pháp số tiền lương hàng tháng 3.000 bảng Anh (3.500 euro) tại Anh quốc, tương đương ba năm lương tại các tỉnh nghèo nhất của Việt Nam. Nhưng thực tế thường khác hẳn. Oằn lưng dưới gánh nợ đã vay để ra đi, nhiều người nhập cư lậu có nguy cơ bị bóc lột.

Theo bà Sebtaoui, "họ hoàn toàn không ý thức được thực tế công việc ở Châu Âu". Nhiều người rốt cuộc vào làm tại các tiệm nail, hay các trại trồng cần sa bất hợp pháp, thậm chí bán dâm, với hy vọng kiếm tiền thật nhanh.

Đa số những người nhập cư lậu đến từ vài tỉnh ở miền trung Việt Nam như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình – theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Anti-Slavery International, ECPAT UK và Pacific Links Foundation. Khu vực này không được hưởng lợi từ sức bật kinh tế của đất nước trong thập niên vừa qua, và đối với đa số thanh niên, họ chỉ có thể tìm được những việc làm khiêm tốn tại các nhà máy, trên công trường hay đồng ruộng. Trong khi đó, những câu chuyện người nhập cư thành công ở nước ngoài được kể lại trong làng, nơi một số cư dân đổi đời nhờ kiều hối.

Lên đời xe gắn máy thay vì xe đạp

"Chúng tôi sống nhờ tiền từ nước ngoài gởi về" - chú của anh Nguyễn Đình Tứ, 27 tuổi, một trong số các thanh niên nghi là đã mất trong chiếc xe tải, thổ lộ. Tại làng Phú Xuân ở tỉnh Nghệ An, nở rộ những dấu hiệu làm giàu ở nước ngoài, như những ngôi nhà xây đã thay thế cho những căn nhà lụp xụp, hay những chiếc xe gắn máy thay cho xe đạp cọc cạch.

Người chú của Nguyễn Đình Tứ, ngồi trong ngôi nhà trị giá 13.000 euro mà đứa cháu đã giúp xây lên, cho biết : "Tiền bạc từ nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt của làng này, vì vậy đám trẻ mới ra đi". Bà Nadia Sebtaoui nói rằng đó là một số tiền đáng kể, tại một tỉnh mà thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ có khoảng 1.200 đô la.

Tại vùng đất này của Việt Nam, không khó tìm ra ai đó có thể giúp vượt biên nếu sẵn sàng chi tiền. Hướng đến đơn giản nhất là Nga, chỉ cần có visa du lịch hay một hộ chiếu giả là đủ. Từ đó, đường dây sẽ giúp di dân đi đến Tây Âu.

Người Việt chỉ mới định cư ở Đông Âu sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hoặc với tư cách người tị nạn, hoặc trong khuôn khổ chương trình hợp tác lao động với Liên Xô.

Đa số người nhập lậu tiếp tục đi từ Đông Âu đến Tây Âu, nhiều người phải chờ đợi trong những lán trại tạm bợ ở miền bắc nước Pháp, để lên xe tải vượt biển Manche. Họ phải trả rất nhiều tiền cho đường dây, vì xe tải được coi là phương tiện tốt nhất để đến Anh – theo bà Sebtaoui.

Nhưng Luân Đôn ngày 28/10/2019 loan báo sẽ tăng cường tuần tra biên giới, sau thảm kịch ở Essex. Bộ trưởng Nội Vụ Priti Patel khẳng định trước Hạ Viện "kể từ hôm nay, chính quyền Bỉ chấp nhận cho triển khai thêm các nhân viên di trú Anh tại cảng Zeebruges".

Miền đất hứa như vậy càng lùi xa thêm…

Thụy My

Published in Diễn đàn
mercredi, 10 avril 2019 16:12

Những đứa con của Mẹ

Trong bài viết trước, "Con phải tự đứng lên" tôi đã trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình về việc nuôi dạy trẻ trước các vấn đề của xã hội. Tôi rất xúc động và xin được cảm ơn mọi người, vì đã nhận được sự chia sẻ và đồng cảm rất lớn từ những bậc cha mẹ rất bình thường, vốn không phải là người hoạt động xã hội, hay cũng không phải là người thường hay lên tiếng trước các bất công.

nlt1

Blogger Nguyễn Lân Thắng trao tuyên bố 258 cho văn phòng Cao ủy Liên Hợp ngà 30/03/2013 - Ảnh minh họa

Trước đây, tôi cũng là người rất bình thường như quý vị, sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, an phận học hành rồi đi làm. Nhưng rồi đột nhiên năm 2011, tôi tham gia vào các đợt biểu tình chống Trung Quốc, và sau đó tôi dấn sâu vào các hoạt động bảo vệ quyền con người, như quyền tư hữu ruộng đất, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, bảo vệ môi trường, chống tham nhũng và bất công xã hội... Cả hệ thống an ninh và truyền thông nhà nước từng rất nhiều lần khủng bố và tuyên truyền rằng tôi là phản động, là chống phá chính quyền nhân dân, là bôi nhọ nhà nước, là xuyên tạc lịch sử, là thằng con bất hiếu... Có quá nhiều cái nhãn được gắn lên tên tuổi của tôi, nên tôi hiểu mỗi khi tôi nói hay viết đâu đó trên facebook, nhiều người thường theo dõi một cách đầy cảnh giác và thận trọng. Nhiều người vào đọc và dù có thể đồng ý nhưng không dám bấm vào nút like. Có người đồng cảm, nhưng lại nhắn nhủ riêng : không làm được gì đâu bạn ơi, làm gì phải cẩn thận nhé, bạn làm đúng đấy nhưng chúng tôi nhỏ bé quá, chúng tôi luôn ở sau lưng bạn... Rất nhiều năm tôi đã được nghe những điệp khúc như vậy. Tại sao những lời tôi nói thì khá nhiều người đồng tình, nhưng không mấy ai dám hưởng ứng ? Đó là một điều mà tôi vẫn đang trăn trở trong nhiều năm qua.

Chính vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ bàn về các vấn đề xã hội của Việt Nam và thái độ của công dân cần phải có trước những chuyện xã hội. Bạn cho rằng đâu là vấn đề chính của chúng ta hiện nay ? Ô nhiễm môi trường, cướp đất của dân, bạo lực học đường, giáo dục xuống cấp, mất tự do ngôn luận, mất tự do hội họp, mất quyền biểu tình và phản kháng bất công, mất chủ quyền biển đảo, nợ công tăng cao... có quá nhiều vấn đề bủa vây chúng ta bao lâu nay, nhưng tôi cho rằng : KHÔNG, đó là những chuyện nghiêm trọng, nhưng chưa phải là vấn đề chính của Việt Nam hiện nay.

Vấn đề chính của Việt Nam theo tôi đó là, chúng ta quen hành xử như là nạn nhân. Việt Nam là đất nước của các nạn nhân. Không phải chỉ mới đây thôi, từ xa xưa trong lịch sử chúng ta đã coi mình là nạn nhân của giặc phương Bắc, là nạn nhân của thực dân Pháp, là nạn nhân của chiến tranh, đói nghèo và lạc hậu. Ai cũng tự coi mình như là nạn nhân, và hành xử với tư cách là nạn nhân. Nạn nhân thì phải chạy trốn. Đó là vấn đề nghiêm trọng nhất của chúng ta hiện nay. Nếu chúng ta, mỗi người thôi phản ứng với các vấn đề xã hội trong tư cách nạn nhân, đất nước sẽ thay đổi. Xã hội sẽ trở thành một môi trường tích cực, với các công dân có trách nhiệm, và rồi nhất định Việt Nam sẽ phải khác đi.

Hãy kiên nhẫn để tôi tiếp tục phân tích nhé. Có 4 cấp độ phản ứng của con người trước các bất công, từ mức yếu nhất đến mạnh nhất.

Ở mức đầu tiên, phản ứng nhẹ nhất, là phủ nhận và lãnh cảm. Việt Nam hiện nay có rất nhiều người chọn cách phủ nhận tình cảnh mà chúng ta đang trải qua. Họ muốn được tiếp tục sống một cách bình yên, quên mọi thứ đi mà sống, cho dù điều kiện sống đó thật ra rất lạ lùng, không bình thường chút nào. Giống như một người đang bị cảm cúm. Nhiều người muốn giả vờ như Việt Nam đang bị cảm cúm, rồi bệnh sẽ qua thôi. Nhưng thực ra không phải vậy. Với các vấn nạn xã hội ngày càng trầm trọng, tôi có thể nói rằng Việt Nam đang bị ung thư. Và nếu không chữa trị thì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ chết. 

Chúng ta đang cần xã hội Việt Nam thay đổi. Từ những người thờ ơ và phủ nhận bệnh tật, chúng ta cần cả một xã hội thừa nhận vấn đề, và chuyển đến một cấp độ phản ứng thứ hai, đó là sự sợ hãi. Sự sợ hãi không phải là điều tích cực lắm, nhưng còn tốt hơn là phủ nhận hay thờ ơ, vì sợ hãi sẽ thôi thúc chúng ta hành động. Tại sao sợ hãi khiến chúng ta hành động, nếu muốn bàn sâu về vấn đề này, tôi đã từng có bài viết "Khi nỗi đau đủ lớn", các bạn có thể tìm đọc lại. 

Rất nhiều người Việt Nam đang sợ hãi, và thể hiện nỗi sợ đó ra ngoài. Ra đường, chúng ta phải bịt khẩu trang. Đi chợ, chúng ta phải cố sức tìm mua thực phẩm sạch. Con cái học hành, chúng ta tìm mọi cách để chúng đi du học. Bệnh viện, chúng ta tìm mọi cách lo lót và nhờ vả. Công quyền, chúng ta tìm cách đút lót để cho xong chuyện còn làm ăn. Đây là phản ứng rất bình thường của con người trước các vấn đề, để mong đổi lấy bình an. Nhưng có một điều là, khi mọi người càng co lại, phản ứng chống đỡ thụ động và thể hiện sự sợ hãi như một nạn nhân, thì cái ác càng lộng hành và ngang nhiên tồn tại như là một kẻ làm chủ xã hội. Đó là một cái vòng luẩn quẩn diễn ra nhiều năm nay ở Việt Nam. 

Chúng ta sợ. Ai cũng sợ. Và rồi tất cả cứ thế co lại trong đời sống cá nhân, âm thầm nhịn nhục tự giải quyết vấn đề của mình và ôm nỗi sợ đến chết. 

Không được. Chúng ta cần thay đổi. Chúng ta cần những con người chuyển từ sợ hãi sang hành động, dám lên tiếng và đối mặt với các vấn đề chung. Chỉ khi những con người nhỏ bé đang co mình trong nhà quay trở lại xã hội, chiếm lĩnh các mặt trận và đấu tranh ở những nơi mà bất công xã hội đang hoành hành, lúc đó cái ác cái xấu mới bị đẩy lùi. 

Đã có một số người hành động như vậy, tôi là một trong số họ. Nhưng nhiều người hành động với sự giận dữ. Chúng ta đi từ sợ hãi đến giận dữ. Chúng ta nói : "Tôi không thể chịu đựng được nữa. Hãy làm gì đó đi". Và rồi đã có nhiều người hành động. Nhưng rồi có nhiều người đi tù, bất kể họ có hành vi ôn hòa hay bạo lực hay không. Phản ứng bạo lực chính là cấp độ phản ứng thứ 3 mà tôi đang muốn đề cập ở đây. Theo thông tin báo chí đưa thì năm 2018 Việt Nam đang giam cầm 246 người chỉ vì tham gia các hoạt động xã hội, trong đó riêng năm 2018 bắt giữ 27 người, nhiều người phải bỏ chạy khỏi đất nước. Năm 2019 trôi qua gần nửa năm và tình hình bắt giữ những người hoạt động không hề giảm đi. Chính bản thân tôi cũng đang ở trong diện có nguy cơ cao, có thể bị bỏ tù bất cứ lúc nào. Điều đó có đáng sợ không ? Bắt những người lên tiếng ôn hòa ngày càng nhiều, thực ra chính nhà nước đang chứng tỏ mình ngày càng tuyệt vọng chống đỡ, và nó sẵn sàng bất chấp công lý, vơ lấy luật pháp về mình, để lấy đó làm công cụ chống lại xã hội, chống lại nhân dân. Đáng tiếc là trong những người hoạt động xã hội, có những người lựa chọn cách hành động bạo lực. Phản kháng bằng bạo lực của cá nhân thực ra đang là tấm bình phong, giúp nguỵ trang và che mờ đi bạo lực của nhà nước, mà sức mạnh của nhà nước thì luôn tuyệt đối thắng thế trước sức mạnh của mỗi nhóm đơn lẻ nào trong xã hội. 

Nếu bây giờ tôi đấm vào mặt bạn, bạn đấm lại tôi. Đó là bạn đang nguỵ trang cho cho hành động bạo lực của tôi. Bạn đấm vào mặt công quyền thì hậu quả sẽ càng tai hại hơn, vì họ sẽ càng có cớ để sử dụng bạo lực với danh nghĩa vì trật tự xã hội, vì bình yên cuộc sống. Vì thế cách thức phản ứng của công dân với những vấn đề xã hội rất quan trọng, và chúng ta cần hướng những người đang phản ứng theo cách thứ 3 này chuyển lên cách thứ 4, đó là phản ứng phi bạo lực. Hành động phi bạo lực là những hành động mang tính hòa bình, được cân nhắc thận trọng mà không hề bị động. Nó rất dũng cảm, không khoan nhượng, rất hiệu quả mà không hề bạo lực. Thực tế ở Việt Nam trong giới đấu tranh có những ví dụ rất rõ nét về chuyện này. Trong các cuộc biểu tình từ những năm 2011, rồi 2012, 2013, 2014... 2018, nhiều người bị bắt giữ trái phép về đồn công an, uỷ ban nhân dân phường, thậm chí cả trại phục hồi nhân phẩm để khủng bố. Đám đông người biểu tình đã tìm cách tập hợp, gọi cả người nhà người bị bắt và đến trước các nơi giữ người để hỏi người, đòi thăm gặp, đòi mang nước uống đồ ăn, đòi đảm bảo quyền có luật sư khi làm việc với cơ quan công quyền. Tất cả diễn ra trong ôn hoà, nhưng rất cương quyết. Họ nhanh chóng tạo ra một thông điệp ngầm với cơ quan nơi bắt giữ rằng : "Hãy bắt cả chúng tôi nếu người bên trong có làm gì sai, bởi chúng tôi cũng hành động như vậy. Chúng tôi sẵn sàng đợi ở đây cho các người bắt. Còn không thì hãy thả người ra ngay". Có những trận họ đã phải ngồi đó rất lâu đến tận nửa đêm, và với số lượng ngày càng đông. Những trường hợp này rất nhanh sau đó, người bị tạm giữ được thả ra trong ngày, và không chịu thêm nhiều sự khủng bố so với khi nếu không có ai hành động. Đó là một ví dụ đắt giá về tính hiệu quả của cách thức phản ứng phi bạo lực.

Dĩ nhiên là cơ quan công quyền có thể trả thù. Nhiều người sau đó bị khủng bố tại gia, bị đổ sơn, bị ném mắm tôm, bị an ninh điều tra và ngăn chặn tại cổng mỗi khi có chuyện gì lớn. Nhiều người còn bị cài bẫy trong các sự việc khác không liên quan, với mục đích để tống họ vào tù. Có người dừng lại. Có người chạy đi tị nạn. Nhưng vẫn có rất nhiều người dũng cảm. Họ tan vào đám đông, lách ra chỗ khác, tạo dựng một cuộc chơi mới, với những con người mới. Hàng ngàn người hành động như vậy thì Việt Nam sẽ trở thành một đất nước khác hẳn. Và thực tế thì bây giờ xin nói với các bạn rằng : họ vẫn đang ở ngoài kia, đang giơ tay lên, đang đòi hỏi sự phản ứng của cộng đồng, từ những việc nhỏ nhất như đi nhặt rác, lên tiếng chống nạn ấu dâm và bạo hành phụ nữ... cho đến những việc như chống BOT bẩn, chống cướp đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, chống nước mắm hoá chất, chống gian lận tuyển sinh, chống lạm thu trong trường học...

Tôi có một thời gian sống đủ lâu, đi đủ nhiều để rất yêu đất nước này, tổ quốc này, dù nó đang bị tàn phá từng ngày. Và tôi thấy rằng kể cả những bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam cũng không khó để yêu mảnh đất này. Nào những tà áo dài thướt tha, những cánh đồng quê hiền hoà, những cành hoa nở trắng núi rừng... không ở đâu sánh được với Việt Nam về lòng hiếu khách, về vẻ đẹp của sông núi, về những bí mật còn tiềm ẩn chưa được khám phá ra. Và tôi biết đó không phải chỉ là cảm giác của riêng mình. Hãy nhìn lại cảm giác vỡ òa của cả nước trước chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Sự tận tuỵ hết lòng và sự nhường cơm sẻ áo của mọi người mỗi khi có lũ lụt thiên tai. Tình cảm nồng nàn khi chúng ta cất lên tiếng hát, những lời về quê hương, về bạn bè, và về mẹ. Tất cả điều đó nói lên rằng vẫn còn nhiều người yêu tổ quốc, yêu đất nước này và sẵn sàng hi sinh vì lẽ đó.

Với người Việt Nam chúng ta có lẽ sự xúc phạm lớn nhất là động đến mẹ của mình. Việt Nam là đất mẹ của tất cả chúng ta. Chúng ta đang đi qua giai đoạn tối tăm nhất của lịch sử, khi mà mẹ của chúng ta bị bạo hành ngay trước mắt những đứa con. Mẹ Việt Nam đang đau. Mẹ Việt Nam của chúng ta đang chờ đợi. Mẹ đợi những đứa con được sinh ra trên mảnh đất này hành động. Những đứa con của bà đâu ?

Chúng ta sẽ làm gì ? Kẻ thù của đất nước này đang hoành hành, đang đầu độc, đang tàn phá hết thảy những gì được coi là quý giá, là thiêng liêng của quốc gia. Nhân danh tự do, nhân danh độc lập, chúng bóc lột nhân dân và tàn phá đất nước mà không mang lại hạnh phúc cho ai.

Một trăm năm trước, cụ Phan Chu Trinh đã nhìn thấy được cảnh "dịch chủ tái nô" (đổi chủ nhưng dân vẫn làm nô lệ) mà đáng tiếc rằng bây giờ thực tế vẫn chưa thay đổi được. Vì vậy chúng ta cần những con người Việt Nam, đàn ông hay đàn bà, người già hay trẻ em... những người yêu tổ quốc, hãy nắm tay nhau để sẵn sàng hành động một cách khôn ngoan, nhằm thay đổi đất nước này. Có thể ai đó còn hành động nóng nảy, vội vàng hoặc bỏ cuộc. Nhưng xin đừng trách họ. Hãy yêu thương và thông cảm với họ và động viên nhau thật nhiều. Vì nếu không hành động thì chắc chắn những gì tốt đẹp nhất, trân quý nhất của đất nước sẽ vĩnh viễn mất đi trên thế giới này.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 10/04/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn