Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ở Việt Nam, nhiều người thương tiếc cho sự sụp đổ của một thần tượng Mỹ

Phạm Thị Thùy Dương và Trương Thúy Quỳnh, VNTB, 13/11/2020

Một người dùng Facebook Việt Nam viết "Nếu tôi có thể chết để ông Trump trở thành tổng thống, thì tôi rất sẵn lòng làm như vậy".

Nghe có vẻ phi lý, tuyên bố trong phụ đề của bài viết này không phải do một người ủng hộ Trump ở Mỹ đưa ra mà là của một người dùng Facebook ở Việt Nam, khi biết rằng tổng thống đương nhiệm đã thất bại trước cựu Phó Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong khi theo dõi cuộc bầu cử này, nhiều người Việt Nam khẳng định chắc nịch rằng "thần tượng" của họ – Donald J. Trump – sẽ đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Chúng tôi đã nói chuyện với một số người dân Việt Nam và quan sát những tương tác của họ trên mạng xã hội để nỗ lực giải mã hiện tượng này.

trump1

Tổng thống Donald Trump chào từ biệt Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Hà Nội ngày 27/02/2019. Ảnh : Flickr / Nhà Trắng

Một nhận xét được chia sẻ rộng rãi mà ông Lê Hồng Hiệp tóm tắt trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Viettimes, là nhiều người Việt Nam thấy các chính sách quyết đoán của Trump đối với Trung Cộng có lợi cho Việt Nam. Lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh đã gây được tiếng vang lớn và khiến tổng thống Trump được công chúng Việt Nam tín nhiệm.

Đây là lý do rõ ràng nhất nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất để người Việt ủng hộ Trump. "Ông Trump là một doanh nhân quyền lực, tự tin và thậm chí độc tài. Mọi thứ ông ấy làm đều mang tính chiến lược và tính toán", Vương Toàn Hiệp, 41 tuổi, một người ủng hộ Trump sống tại Hà Nội, nói với các tác giả. Đồng tình với ông Vương Toàn Hiệp, ông Trương Xuân Thái, một công dân ở Hội An, ngoài 80 tuổi, cho rằng : "Tổng thống Hoa Kỳ nên cương nghị, lôi cuốn và cứng rắn ! So với Biden, Trump chắc chắn phù hợp hơn".

Việc tôn vinh các đức tính của Trump có thể xem xét đến nhận thức về lãnh đạo đã ăn sâu vào văn hóa chính trị Việt Nam. Sự tồn tại của truyền thống Nho giáo trong xã hội Việt Nam có thể đã định hình việc người dân đánh giá một nhân vật có quyền lực bằng phẩm hạnh của họ.

Trong khi đó, ý thức hoài nghi chính trị lan tràn môi trường chính trị trong nước của Việt Nam đan xen với tình cảm mến mộ mà nhiều người dành cho Trump. Ông Vương nói : "Nhiều người cảm thấy mệt mỏi với các chính trị gia lừa dối và lũng đoạn", Vương khi giải thích lý do tại sao ông thích Trump hơn Biden. 

Ý kiến này được lặp lại bởi một viên chức của chế độ cộng sản Việt Nam 46 tuổi, người đã chọn ẩn danh khi nói lên suy nghĩ của mình. "Tôi thích Trump chính xác vì ông ấy không phải là một chính trị gia. Ông ấy nói bất cứ điều gì mà ông ấy nghĩ và hành động theo lời hứa của mình", viên chức này nói. 

Phần không thành văn trong tuyên bố của ông là Trump không giống như các chính trị gia khác, những người nói những lời sáo rỗng và đưa ra những lời hứa suông. Nói cách khác, xu hướng ủng hộ Trump bắt nguồn ngay từ việc số đông người Việt Nam không hài lòng với hoạt động của các chính trị gia trong quốc gia họ.

Thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 có thể tạo ra niềm tin rằng người Việt Nam tin tưởng cao vào nhà cầm quyền cộng sản. Tuy nhiên, bên ngoài bối cảnh khủng hoảng sức khỏe cộng đồng hiện nay, sự hoài nghi chính trị đã trở thành một phần thường lệ trong cuộc sống hàng ngày ở Việt Nam. Những ví dụ gần đây bao gồm tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, vụ lùm xùm sách giáo khoa Cánh Diều, và vụ án kết tội tử hình Hồ Duy Hải.

Những bình luận châm biếm và mỉa mai về tham nhũng tràn ngập trong bữa ăn gia đình, trong khi sự thất vọng trước hành vi sách nhiễu công dân của các viên chức nhà nước lại chiếm ưu thế trong những cuộc nói chuyện nhỏ nhặt bình thường. "Zing đã quá quen với cách biết kết quả bầu cử ngay cả trước khi bỏ phiếu ở Việt Nam, họ nghĩ điều tương tự cũng xảy ra ở Mỹ", một người dùng Facebook Việt Nam nhận xét về cập nhật mới nhất về chiến thắng của Biden trên Zing News, một hãng tin Việt Nam, . 

Không chỉ hệ tư tưởng chống chủ nghĩa tinh hoa trong chiến dịch của Trump cộng hưởng với ý thức hoài nghi chính trị lan rộng ở Việt Nam, việc sử dụng ngôn ngữ dễ xúc động và thách thức của ông cũng được đánh đồng với sự phẫn nộ thực sự đối với giới tinh hoa tham nhũng. So với phong cách thận trọng của các quan chức Việt Nam, thái độ và hành động ngang ngược của Trump đã tạo ra một sự tương phản hoàn toàn trong suy nghĩ của nhiều người Việt Nam, xếp ông Trump vào loại trung thực, trong khi các chính trị gia trong nước lại không được như thế.

Mối tương quan đặc biệt giữa tình yêu của người Việt Nam dành cho Trump và sự hoài nghi chính trị chỉ là vô thưởng vô phạt cho đến khi người ta cân nhắc đến thực tế rằng chính phương tiện truyền thông xã hội là nơi thể hiện các ý kiến công khai về vấn đề này.

Tổng thống Trump có một lượng người hâm mộ hùng hậu ở Việt Nam, bao gồm hàng chục nghìn người trên Facebook, mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, với khoảng 45,3 triệu người dùng thường xuyên tính đến năm 2019. 

Ngoài việc nói về Trump, người dùng Facebook tham gia vào các cuộc trò chuyện sôi nổi liên quan đến vô số vấn đề chính trị mà chỉ một thập kỷ trước đây có thể được coi là nhạy cảm và đặc biệt ở Việt Nam. Các chủ đề này bao gồm các tranh chấp Biển Đông, tính hợp pháp của các chế độ cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc, và khả năng liên minh Hoa Kỳ-Việt Nam, và nhiều chủ đề khác.

 "Đảng cộng sản Trung Quốc là một nhóm khủng bố ! Thế giới, hãy đoàn kết và tiêu diệt Chủ nghĩa cộng sản… một hình thức mới của chủ nghĩa phát xít".

"Tôi nghĩ tốt hơn là tôi nên học tiếng Trung Quốc ngay bây giờ. Chúng ta sẽ sớm mất các đảo ở Biển Đông".

"Nếu Tổng thống Trump có thể tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa, có lẽ, người dân Việt Nam sẽ có thể đạt được nền dân chủ, vốn đang bị Đảng cộng sản hạn chế".

Các phát biểu như trên được tìm thấy trên các nền tảng Facebook phổ biến dành cho những người ủng hộ Trump ở Việt Nam, chẳng hạn như nhóm "Những người Việt Nam ủng hộ Tổng thống Trump" và trang phụ trợ của nó "Diễn đàn của những người yêu mến Donald Trump". Cả hai đều do một người Mỹ gốc Việt sống ở San Jose quản lý. 

Điều thú vị là trang này ban đầu có tên là "Ngăn chặn Virus cộng sản Trung Hoa". Không phải ngẫu nhiên, San Jose cũng là quê hương của Việt Tân, một tổ chức chống cộng nổi tiếng trong cộng đồng người Việt Nam.

Các nhóm chống chế độ cộng sản Việt Nam ở nước ngoài từ lâu đã bị cho là gây ra những vụ chống lại Đảng cộng sản Việt Nam và những đợt bất ổn chính trị gần đây, chẳng hạn như các cuộc biểu tình vì môi trường năm 2016 hoặc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2018. Mạng xã hội giúp cho các tác nhân này một kênh tốt hơn để gây ảnh hưởng đến dư luận Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có lý do chính đáng để lo lắng : xen kẽ giữa nội dung ca ngợi Trump trên các nhóm/trang Facebook này là những luận điểm chống lại các chế độ cộng sản, vốn có nguy cơ làm mất tính chính danh của Đảng cộng sản Việt Nam.

"Người Việt Nam cực kỳ dễ bị lôi kéo bởi luận điệu dân túy của Donald J. Trump và các thuyết âm mưu được lan truyền bởi các trang Facebook ủng hộ Trump này", Rosie Nguyễn, một tác giả Việt Nam hiện đang theo học thạc sĩ về truyền thông tại Mỹ, nói với các tác giả bài báo này. "Trình độ hiểu biết về phương tiện truyền thông thấp và lộ trình xử lý kích thích ngoại vi là những yếu tố chính".

Ngay cả khi đã có các cơ chế pháp lý và chính sách (như Luật An ninh mạng 2018 và Lực lượng 47), thì vẫn còn lâu mới đủ để ngăn người dân Việt Nam tiếp xúc với nguồn thông tin đa dạng hơn nhiều. Như Nguyễn Thu Giang từ Đại học Queensland đã lưu ý trong một bài báo nghiên cứu gần đây "Chiến lược quan trọng của quản trị kỹ thuật số ở Việt Nam vẫn là dựa trên trừng phạt… Nhưng với sự sản xuất và điều phối hàng ngày một lượng lớn dữ liệu trực tuyến, chiến lược này không thể thay đổi sự hình thành và khuếch đại của sự bất bình tập thể và bất đồng thông thường".

Kể từ sau thất bại của ông Trump, một số người hâm mộ Việt Nam đã từ chối chấp nhận kết quả, đổ lỗi cho các cơ quan truyền thông chính thức của Việt Nam đã lan truyền "tin giả" – một thuật ngữ được Trump phổ biến. Cuối cùng, mọi người sẽ phải tiếp tục. Tuy nhiên, sau sự kiện này, công chúng Việt Nam sẽ tiếp tục coi mạng xã hội không chỉ là một nguồn thay thế cho thông tin chính trị mà còn là một khu vực công khai mới để bày tỏ chính kiến một cách tự do hơn.

98387299

Một quán bar mang tên Donald Trump ở Đà Nẵng - Linh Pham / Getty Images

Sự quan tâm mạnh mẽ của người Việt Nam đối với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cũng nêu bật mong muốn của họ về quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ gần gũi hơn nhằm đối phó với Trung Cộng. Giờ đây, khi triển vọng chính quyền Biden đang hình thành, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã cố gắng trấn an công chúng rằng quan hệ với Washington sẽ tiếp tục phát triển. 

Thông tin Chính Phủ (Cổng thông tin điện tử Chính phủ), trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam, với khoảng 1,3 triệu người theo dõi, mới đây đã đăng tải một tuyên bố của ông Dương Hoài Nam, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết hai nước sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ hai bên. 

"Chúng tôi tin rằng bất kỳ tổng thống Hoa Kỳ nào cũng sẽ ủng hộ quá trình này", ông nói "Việt Nam hoan nghênh vai trò và các sáng kiến của Hoa Kỳ trong việc giúp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực".

Pham Thi Thuy Duong & Truong Thuy Quynh

Nguyên tác : In Vietnam, Many Are Mourning the Downfall of an American Idol, The Diplomat, 12/11/2020

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 13/11/2020

Phạm Thị Thùy Dương là học giả tại Học viện Yenching thuộc Đại học Bắc Kinh và là học giả Baixian tại Baixian Asia Institute. Các mối quan tâm nghiên cứu của cô bao gồm quan hệ Trung-Việt, chủ nghĩa dân tộc và Lý thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc ở Việt Nam, tranh chấp Biển Đông, chủ nghĩa khu vực và khu vực hóa ở Đông Á. 

Trương Thúy Quỳnh là sinh viên Đại học Ewha Womans, Hàn Quốc. Nghiên cứu của cô tập trung vào quan hệ quốc tế và xã hội học chính trị. Cô là người đồng sáng lập Diễn đàn Nghiên cứu Đông Á của Học viện Yenching.

*********************

Còn bao nhiêu phần trăm thắng cử cho Trump, tại sao ?

Nguyễn Duy, Thoibao.de, 13/10/2020

Hiện nay trên mạng xã hội, người Việt Nam ủng hộ Donald Trump còn khẳng định 100% là Trump thắng kiện và sẽ làm tổng thống thêm 4 năm tiếp theo. Thế nhưng nếu hỏi các người có thái độ trung trung dung không theo ai thì họ nghiên về Joe Biden hơn. Với 290 phiếu đại cử tri, nhiều người có thể ví ông Joe Biden như là kẻ vô dịch trước nhiều vòng đấu. Hiện giờ còn 2 bang kiểm phiếu chưa xong nhưng ông Biden đã bỏ xa mốc chiến thắng 20 phiếu đại cử tri. Việc của ông Biden bây giờ chỉ là chờ thời gian kiểm phiếu xong là tuyên bố chính thức.

trump3

Thủ tướng Canada chúc mừng Biden

Tuy nhiên, một số người thận trọng thì lại cũng có chút nghi ngại cho trường hợp của ông Joe Biden. Những dòng trên twitter của tổng thống Donald Trump cứ làm cho xã hội nóng lên và tin rằng ông sẽ thắng. Nói chung hiện giờ không có tin tức nào khẳng định Joe Biden thắng cử hay gian lận cả.

Thực ra nếu so sánh những trường hợp bầu cử trước đây thì người ta cũng có thể nhận ra cơ hội kiện cáo của Trump không cao. Nếu không có bằng chứng thuyết phục, rất dễ bị tòa án loại đơn kiện ngay từ vòng gởi xe. Thực tế, tổng thống rất khó Trump thừa nhận thất bại vì bản tính của ông vốn là như vậy, chính vì thế ông ta mới sách động thành phần cuồng ông làm náo loạn xã. Người dân Mỹ không giống với người Việt, họ rất sáng suốt, vì thế họ đã cầm lá phiếu truất phế Trump vì họ cho rằng Trump là một ông tổng thống bất lực trước việc ứng phó với dịch bệnh. Dân Mỹ nhiễm bệnh còn đông hơn cả dân số Singapore và người chết vì dịch bệnh cao ngất ngưởng. Trong khi đó, người Việt thì tỏ ra ủng hộ Trump gần như tuyệt đối. Thậm chí họ còn vững tin rằng, Trump sẽ làm tổng thống Mỹ thêm 4 năm nữa.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao người Việt cuồng Trump đến thế ? Câu trả lời là nền tảng giáo dục nhồi sọ của CS gặp hiện tượng Trump thì chẳng khác nào xăng gặp lửa. Hiện nay trên mạng xã hội số người tỏ ra sùng bái Trump không khác gì những người Bắc Hàn sùng bái Kim Jong Un. Một người ở một đất nước Việt Nam nửa vòng trái đất mà làm được diều như thế quả là rất bất thường. Người Mỹ không cuồng Trump bằng người Việt. Có lẽ đó là điều nooirt bậc nhất là ông Trump đã làm so với những người tiền nhiệm của ông ta.

Với hiện tượng như vậy, cho thấy rằng dân trí của Việt Nam vẫn dẫm chân tại chỗ không khác gì trước đây hơn nửa thế kỷ. Vẫn sùng bái lãnh tụ như ngày nào dù rằng hôm nay đã là năm thứ 20 của thế kỷ 21.

trump4

Thượng nghị sĩ Susan Collins chúc mừng Biden

Sự thật về cái gọi là "người trăm tuổi" đi bầu

Hiện nay, nếu ai chỉ đọc tin tức bầu cử Mỹ bằng tiếng Việt thì chắc chắn sẽ nhận ra rất rõ, cuồng Trump phát động phong trào tấn công vào những trường hợp họ là gian lận. Thực ra đây là những trường hợp máy nhầm lẫn ngày sinh bởi lý do khách quan. Đây là lỗi xảy ra do cử tri cung cấp thông tin ngày tháng năm sinh bị thiếu, và máy đã tự động hiểu ngày thánh năm sinh theo lối mặc định. Việc này rất đơn giản chỉ cần tìm ra chính cử tri đó xác minh chính xác là xong. Và sau đây là một số trường hợp điển hình

Trường hợp thứ nhất là cử tri có tên Austen Fletcher, một cựu cầu thủ tự xưng là "nhà báo mạng", đăng một video lên Twitter cho hay ông phát hiện tài liệu đăng ký trên website của bang Michigan cho thấy 4 cử tri có năm sinh từ 1900 tới 1902 đã nộp phiếu bầu vắng mặt trước cuộc bầu cử. "Điều này đã xảy ra trong bao lâu rồi", Fletcher đặt câu hỏi trong video. Video này sau đó được những người ủng hộ đảng Cộng hòa lan truyền rộng rãi, nhằm củng cố cho cáo buộc có gian lận bầu cử diện rộng. "Tại sao phải để một người Mỹ bình thường phơi bày mức độ sai trái rõ ràng đến thế", Candace Owens, một nhà bình luận bảo thủ, nói trên tài khoản Twitter có 2,7 triệu người theo dõi của mình.

Tuy nhiên, giới chức bang Michigan nhanh chóng làm rõ thông tin sau cáo buộc của Fletcher, cho biết những "người hơn trăm tuổi" này trên thực tế đều là cử tri hợp pháp, nhưng năm sinh của họ bị hệ thống ghi nhận sai.

Trường hợp thứ nhì, một bà cụ 74 tuổi sống ở thị trấn Hamlin, Michigan, người lần đầu tiên đề nghị được bỏ phiếu vắng mặt sau nhiều năm không đi bầu cử. Vì người này không có dữ liệu trên hệ thống bầu cử, máy tính của bang thông báo không có thông tin về ngày sinh của bà và tự động gán cho cử tri này ngày sinh mặc định là 01/01/01, tức ngày 1/1/1901, theo Catherine Lewis, thư ký thị trấn Hamlin. Lewis cho hay bà biết rõ nữ cử tri trên, vì thị trấn vùng nông thôn này chỉ có 3.400 dân. Bà sau đó đã lái xe tới nhà người phụ nữ để chụp ảnh bằng lái xe của cụ bà, để nữ cử tri này có thể bỏ phiếu qua thư, nhưng chưa cập nhật thông tin lên hệ thống trước khi Fletcher đăng video "tố cáo". "Xin hãy yên tâm, bà ấy là một cử tri hợp pháp", Lewis cam đoan. Có những bài đăng trên Twitter cho rằng tại Michigan, có cử tri tên William Bradley sinh năm 1902 và đã qua đời nhưng vẫn được tính phiếu bầu. "Các cử tri của Joe Biden tích cực hơn tôi tưởng tượng. William đã sống dậy từ dưới mồ để ủng hộ cho ứng viên của ông ấy", một tweet viết và đã bị Twitter gắn nhãn thông tin giả.

trump5

Mẫu lá phiếu bầu qua thư

Sự thật về cái gọi là ‘người chết bỏ phiếu’ cho Biden

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đi vào hồi kết, phía Trump cảm thấy thua cuộc và từ đó nhiều tin đồn thất thiệt và gây hiểu lầm được lan truyền trên mạng. Điều đáng nói là một tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ như Donald Trump lại là người tung thông tin như vậy và từ đó những người ủng hộ Trump phát tán, gặp môi trường những kẻ cuồng trump khuếch trương khuếch đại thành "gian lận bầu cử" và thế là tạo một làn sóng hô hào "đòi lại công bằng cho Trump", đặc biệt là làng sóng này mạnh ở những người Việt cuồng Trump.

Việc bố con trong một gia đình trùng tên, trùng địa chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tin đồn vô căn cứ rằng "người đã chết" bầu cho Biden. Thực chất là những sự nhầm lẫn này đều xảy ra cho cả phiếu bầu cho Joe Biden lẫn phiếu bầu cho Donald Trump. Thế nhưng phía Trump muốn sử dụng nửa sự thật này để cáo buộc phía Joe Biden đã gian lận bầu cử. Rudy Giuliani, một luật sư của Trump, khẳng định Biden giành lợi thế ở Pennsylvania nhờ lá phiếu từ những người đã chết. Các nguồn tin tại Nhà Trắng hôm 8/11 nói với Axios rằng Tổng thống Trump lên kế hoạch công bố cáo phó của những "cử tri đã chết" trong các cuộc mít tinh tới đây của ông.

Theo luật pháp kẻ thua cuộc có quyền đâm đơn kiện, và với con người như Trump không bao giờ chịu thua. Co dù ông ta bị knock out ngã gục dưới sàn đấu thì ông ta cũng muốn gào thét là "tôi chưa chịu thua". Bản tính Trump là vậy, và thêm vào đó những kẻ cuồng Trump thiếu lí trí đã tin rằng "thánh Trump" của mình luôn luôn đúng cho nên họ sẵn sàng xông vào tường facebook các người nói lên sự thật thất bại của Trump mà chửi rủa và mạt sát người khác rất vô học. Chính điều này tạo nên một làn sóng "bò Trump" làm xã hội phải tránh né.

trump6

Hình ảnh một status của những người cuồng Trump, rất giống tệ cuồng lãnh tụ ở Việt Nam

Khả năng Trump có thể lật ngược thế cờ không ?

Với người tỉnh táo thì cuộc tranh tài giữa Joe Biden và Donald Trump đã hạ màn. Thế nhưng với những kẻ cuồng Trump thì họ không thể chấp nhận thực tại này. Họ đang điên cuồng quyên gióp tiền cho Trump kiện, trong khi đó Trump là một tỷ phú đô la. Thật tội nghiệp cho họ khi mà họ chẳng hiểu gì về cơ hội thắng kiện của Trump cả. Mới đay Văn Phòng Tổng Chưởng Lý Washington D.C đã có thông báo, việc sai sót trong bầu cử vẫn có nhưng không anh hưởng đến kết quả bầu cử. Nghĩa là việc kiện cáo của Trump ngày một trở nên vô vọng.

Thực ra người Mỹ thì đã ngán ngẩm Trump nhưng người Việt vì hiểu biết về chính trị còn hạn chế nên họ sinh ra cuồng Trump. Ngay cả những tên tuổi đấu tranh dân chủ, đội ngũ luật sư , bác sĩ… lâu nay những tưởng am hiểu nhiều về nền dân chủ Mỹ nhưng qua sự việc này có thể thấy trình độ của họ cũng ngang với đám trí thức "dởm" do chế độ cộng sản Việt Nam tạo ra. Họ ngây ngô cho rằng tối cao pháp viện, nơi mà thẩm phán thuộc đảng cộng hòa đến 6 người trong tổng số 9 người sẽ phán quyết cho Trump thắng kiện như điều hiển nhiên. Họ không hề biết rằng xưa nay trong lịch sử nước Mỹ chưa hề có vụ kiện nào thành công khi ứng viên đã được truyền thông và thế giới công nhận. Vụ của Al Gore và Bush chỉ là do Trump photoshop hình mạo nhận. Các hãng truyền thông Mỹ lúc bấy giờ chưa có công nhận.

trump7

Thông báo của tổng chưởng lý Washington D.C

Một điều nữa cơ chế giám sát đa đảng, đối lập tạo ra sự kiểm soát quy trình bầu cử rất chặt chẽ và khoa học nên việc gian lận là không thể xảy ra. Bởi luật pháp cho tội gian lận rất nặng về phạt tiền và tù. Nếu có xảy ra gian lận thì chỉ có thể là sự thông đồng giữa 2 đảng đối lập, một đảng muốn gian lận không thể qua được mắt kiểm soát của đảng kia.

Họ không thấy là nếu có thể gian lận thì đảng Dân chủ không cần bỏ ra số tiền tranh cử hơn 6 tỷ Mỹ kim để vận động dân đánh bại Trump và một số thành viên đảng Cộng hòa như Lincoln Project, Bush -43, Nerver Trump không cần tốn hàng trăm triệu USD để trả tiền quảng cáo truyền hình ở các bang chiến trường.

Nếu đã gian lận tại sao không gian lận luôn các ghế thượng viện và hạ viện để nắm luôn quốc hội. Trong khi đó ở nhiều bang Biden thắng nhưng ghế thượng viện và hạ viện vẫn thuộc đảng Cộng hòa.

Trên hết họ không hiểu rằng nếu hệ thống bầu cử Mỹ có gian lận thì Mỹ đâu còn là nước dân chủ mà chuyển thành nước độc tài. Khi đã là nước độc tài thì mọi giá trị Mỹ đều bị đảo lộn.

Nguyễn Duy (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 13/11/2020

***********************

Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump ?

Nhiều người Việt ủng hộ Trump hơn đơn giản là vì họ thấy chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực, nhất là ứng phó với Trung Quốc hay tình hình Biển Đông, là hiệu quả và có lợi cho Việt Nam, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói.

lhh1

Để bảo vệ chủ quyền, Nhà nước đã đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển, đảo (Ảnh : CSBVN)

Trường Minh : S có mt khong trng quyn lc xut hin khi ông Trump mun đưa kết qu lên Tòa án Ti cao. Nếu thi gian công b kết qu bu c M kéo dài, Vit Nam có b nh hưởng không ?

Lê Hng Hip : Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ.

Tuy nhiên, theo tôi đây là tình trạng chung, các nước khác cũng rơi vào tình trạng tương tự trong quan hệ với Mỹ, không riêng Việt Nam.

lhh2

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore (Ảnh nhân vật cung cấp)

Trường Minh : Có mt điu lý thú vi cuc bu c M ln này là nhiu người Vit Nam trông ngóng như mt đim ta. Theo ông, điu đó th hin tâm thế gì ?

Lê Hng Hip : Có nhiều lý do để nhiều người Việt Nam ủng hộ Biden hay Trump trong cuộc bầu cử vừa rồi, bao gồm đánh giá của mỗi người về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi ứng viên, lý tưởng chính trị của mỗi người, thậm chí trong nhiều trường hợp là vì ai thắng sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của họ theo những hướng khác nhau.

Tuy nhiên nhìn tổng thể có nhiều người Việt Nam ủng hộ Trump hơn đơn giản là vì họ thấy các chính sách của chính quyền Trump đối với khu vực, nhất là trong việc ứng phó với Trung Quốc hay tình hình Biển Đông, là hiệu quả và có lợi cho Việt Nam, và họ muốn các chính sách đó tiếp tục khi ông Trump tái đắc cử.

Việc này tôi nghĩ là hoàn toàn dễ hiểu, vì hiện tại Mỹ là đối tác rất quan trọng của Việt Nam, nhất là về mặt chiến lược và vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, Mỹ hiện là nước duy nhất đủ sức đối trọng với Trung Quốc hiện nay, nên chính sách của Mỹ với khu vực và nhất là Trung Quốc như thế nào sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Việt Nam.

Sẽ ít người trông đợi việc Mỹ sẽ làm mọi thứ để bảo vệ lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng ít nhất hoàn toàn hợp lý khi họ mong đợi một nước Mỹ mạnh mẽ, quyết liệt sẽ giúp kiềm chế tham vọng của Trung Quốc và tạo nên một thế chiến lược có lợi cho Việt Nam.

Xu hướng đi đu M - Trung vn tiếp din

Trường Minh : Trong 4 năm nhim k ca Tng thng Trump, quan h M - Trung đã xu đi nhanh chóng. Ông d đoán mi quan h này s din biến như thế nào dưới thi chính quyn mi ca ông Joe Biden ? Cách tiếp cn ca ông Biden vi Trung Quc s có gì khác bit so vi ông Trump ?

Lê Hng Hip : Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi dưới thời Tổng thống Donald Trump một phần là do các chính sách cụ thể của chính quyền Trump, nhưng nguyên nhân sâu xa hơn lại nằm ở cấu trúc quan hệ hai nước, nhất là việc quyền lực của Trung Quốc ngày càng tăng, đe dọa vị thế siêu cường dẫn đầu của Mỹ.

Chính vì vậy, sau khi chính quyền Mỹ chuyển sang tay Đảng Dân chủ dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Joe Biden, quan hệ song phương vẫn sẽ mang tính đối đầu, cạnh tranh, vì nguyên nhân cấu trúc vẫn còn.

Tuy nhiên, chính quyền Biden có thể có một số điều chỉnh về cách tiếp cận trong việc đối phó với Trung Quốc, vừa cạnh tranh trong các vấn đề cốt lõi như quân sự, thương mại, công nghệ, ý thức hệ, nhưng cũng sẽ cố gắng lôi kéo Trung Quốc hợp tác trong một số vấn đề như chống biến đổi khí hậu, đối phó dịch Covid-19, hay kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Vì vậy, có khả năng sẽ có những thỏa hiệp, đánh đổi giữa hai bên trên những vấn đề nhất định. Điều đó cũng có nghĩa là cách tiếp cận của chính quyền Biden dù vẫn mang tính cạnh tranh, đối đầu, nhưng sẽ bớt trực diện, gay gắt hơn thời Trump.

Ngoài ra, chính quyền Biden cũng sẽ nhấn mạnh việc hàn gắn các liên minh, để tạo ra đồng thuận quốc tế trong việc ứng phó với Trung Quốc.

Điều này giúp chính sách kiềm chế Trung Quốc trở nên bền vững về lâu dài, nhưng có thể bị hạn chế về tác dụng, nhất là trước mắt, do sự đồng thuận như vậy cần có thời gian để xây dựng, chưa kể các nước có lợi ích khác nhau trong quan hệ với Trung Quốc nên bản thân một sự đồng thuận như vậy cũng rất khó đạt được.

lhh3

Hai tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông (Ảnh : Hi quân M)

Trường Minh : Dưới thi ông Obama mà ông Biden là Phó Tng thng, chính quyn M đã khi đng chiến lược xoay trc v Châu Á nhm kim chế Trung Quc. Theo ông, liu ông Biden có tiếp ni di sn đi ngoi ca ông Obama hay không ?

Lê Hng Hip : Chính quyền Obama đã khởi xướng chiến lược ‘xoay trục’ để ứng phó với Trung Quốc, nhưng chưa thực hiện được nhiều về thực chất.

Đến thời ông Trump, chiến lược này được đóng gói lại thành chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do" (FOIP), đi kèm với nhiều động thái thực chất, nhất là về mặt quân sự.

Với xu hướng đối đầu Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn như đã nói trên, nhiều khả năng chiến lược FOIP của chính quyền Trump vẫn được tiếp tục dưới thời Biden, mặc dù có thể có điều chỉnh về cách thực hiện.

Vấn đề đặt ra ở đây là chính sách vẫn được duy trì nhưng các bước thực hiện dưới chính quyền mới sẽ thực chất và hiệu quả đến đâu.

Hiện có những lo ngại là nếu chính quyền Biden quay lại cách tiếp cận thận trọng, hòa hoãn, thiếu quyết đoán của thời chính quyền Obama thì chính sách này sẽ không hiệu quả trong việc ứng phó với Trung Quốc. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Trường Minh : Trong hơn mt năm tr li đây, vn đ Bin Đông được đy lên và nhn được mi quan tâm cao ca chính quyn ông Trump trong chiến lược kim chế Trung Quc. M đã có nhiu tuyên b cng rn lên án Trung Quc gây hn Bin Đông. Ông d đoán vn đ Bin Đông s đâu trong chính sách ca chính quyn mi ?

Lê Hng Hip : Chính quyền Biden nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì cách tiếp cận cứng rắn về vấn đề Biển Đông. Thực tế trong giai đoạn chính quyền Obama, chính sách Biển Đông của Mỹ đã bắt đầu cứng rắn lên, khởi đầu với phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2010 tại Hà Nội.

Dưới thời Trump, sự cứng rắn đó được đẩy lên cao, quyết liệt hơn, bằng cả diễn ngôn và hành động. Nay dưới chính quyền Biden, sự cứng rắn đó sẽ nhiều khả năng được duy trì vì tranh chấp Biển Đông đã trở thành một công cụ để Mỹ có thể tập hợp lực lượng và kiềm chế tham vọng chiến lược của Trung Quốc.

Mỹ sẽ không dùng Biển Đông để đánh đổi các lợi ích khác trong quan hệ với Trung Quốc.

Chỉ có một điều mà chúng ta chưa rõ là sự cứng rắn đó có được thể hiện bằng các hành động cụ thể, quyết liệt trên thực địa hay không, hay chỉ là cứng rắn trên luận điệu mà thôi.

Chính quyền Obama từng bị nhiều chuyên gia và quan chức khu vực chỉ trích là dù phát ngôn mạnh mẽ nhưng hành động lại thiếu cứng rắn, cầm chừng.

Hi vọng, kiểu tiếp cận như vậy sẽ không lặp lại dưới thời Biden.

Ch có Vit Nam mi giúp được Vit Nam

Trường Minh : Ông Biden không phi là nhân vt xa l vi Vit Nam. Ông Biden thuc nhóm thượng nghng h tiến trình bình thường hóa quan h vi Vit Nam, là Phó Tng thng chính quyn Obama - giai đon quan h Vit - M phát trin toàn din. Có th trông đi điu gì v quan h Vit - M thi gian ti hay không ?

Lê Hng Hip : Dù ai làm chủ Nhà Trắng thì quan hệ Việt - Mỹ vẫn sẽ duy trì đà phát triển, vì giữa hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chung, nhất là về chiến lược và kinh tế. Những lợi ích này là lợi ích quốc gia, vượt qua phạm vi lợi ích đảng phái.

Tất nhiên, về cách thực hiện và chính sách cụ thể thì mỗi chính quyền sẽ mang lại cho Việt Nam những thuận lợi và thách thức khác nhau.

Đối với chính quyền Biden, thuận lợi là họ sẽ nhấn mạnh hơn khía cạnh hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương và các thể chế toàn cầu, ưu tiên chống biến đổi khí hậu…, đều là những chính sách phù hợp với lợi ích của Việt Nam.

Thách thức là họ có thể đề cao các vấn đề giá trị, hoặc không đủ mạnh mẽ trong hành động trên hồ sơ Biển Đông, hoặc quá bận tâm với các ưu tiên mới mà lơ là khu vực và Việt Nam…

Việt Nam có thể chủ động phối hợp với các nước khác có cùng tư duy, cùng mối quan tâm để vận động chính quyền mới đưa ra hoặc duy trì các chính sách phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Tuy nhiên, có thành công hay không lại là chuyện khác.

Chỉ có một điều rõ ràng là Việt Nam cũng như các nước đều phải chấp nhận thực tế chính trị mới ở Washington, qua đó đưa ra những điều chỉnh để thích nghi và bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia của mình.

Trường Minh : Theo ông, Vit Nam cn phi x lý mi quan h vi hai siêu cường M và Trung Quc như thế nào khi cnh tranh chiến lược M - Trung ngày càng gia tăng ? Đi vi Bin Đông, chúng ta nên chun b gì thay vì trông đi "nước xa ti cu la gn" ?

Lê Hng Hip : Về nguyên tắc, chỉ có Việt Nam mới giúp được Việt Nam. Chỉ có một nội lực mạnh mẽ, một tâm thế tự cường, một sự đồng lòng của mọi người dân mới có thể giúp Việt Nam đứng vững được trước các áp lực từ bên ngoài, nhất là trên Biển Đông.

Tuy nhiên, đồng thời Việt Nam cũng cần có những bước đi phù hợp để thúc đẩy quan hệ với ASEAN, với các nước lớn, để tạo dựng một môi trường chiến lược quốc tế phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Điều đó hoàn toàn cần thiết, thậm chí rất quan trọng, trong bối cảnh nội lực cần phải có thời gian để tích lũy.

Hiện tại, Việt Nam vẫn cần phải nỗ lực tối đa để duy trì sự cân bằng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vì cả hai nước đều quan trọng với Việt Nam trên nhiều mặt.

Tuy nhiên, tùy vào diễn biến quan hệ giữa hai cường quốc, cũng như giữa Việt Nam với hai nước, mà chúng ta có thể có những điều chỉnh ở cấp độ "dưới chiến lược" để bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình.

Ví dụ, nếu Trung Quốc tiếp tục hành động hung hăng trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế, đe dọa lợi ích hợp pháp của Việt Nam, thì Việt Nam có quyền cân nhắc nâng cấp quan hệ chiến lược với Mỹ, thắt chặt quan hệ với Mỹ và các cường quốc khác trên các lĩnh vực phù hợp để cân bằng lại mối đe dọa trên Biển Đông.

Chúng ta không chọn phe, nhưng chúng ta có quyền chọn quan điểm, chọn lập trường trong từng vấn đề cụ thể, sao cho lợi ích của mình được đảm bảo một cách tối đa.

Ngoài ra, hiện tại năng lực, vị thế của Việt Nam cũng đã tiến bộ rất nhiều so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Việt Nam hoàn toàn có thể tham dự cùng các nước lớn để định hình môi trường chiến lược khu vực, chủ động thiết lập luật chơi có lợi cho mình.

Chúng ta không nên để cho những so sánh lịch sử che mờ tư duy lý tính thực tại. Đơn giản là thời thế đã thay đổi, cân bằng quyền lực đã thay đổi, tập hợp lực lượng cũng đã thay đổi so với cách 40 năm.

Vì vậy, chúng ta cũng cần phải thay đổi để bắt kịp, trước hết là về mặt tư duy chiến lược.

Có như vậy chúng ta mới bắt nhịp được với tình hình thế giới và bảo vệ được tốt nhất lợi ích quốc gia của mình.

Trường Minh : Xin cám ơn ông.

Trường Minh thực hiện

Nguồn : VietTimes, 10/11/2020

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, tổ chức hàng đầu khu vực về nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế.

Trước khi làm việc cho ISEAS, ông làm việc cho Bộ Ngoại giao Việt Nam và sau đó giảng dạy tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Các nghiên cứu của ông đã được xuất bản rộng rãi, bao gồm hai cuốn sách : "Sng cnh Người khng l : Kinh tế Chính tr ca mi quan h Vit - Trung thi kì Đi mi" (ra mắt năm 2016) và "Chính sách Đi ngoi ca Vit Nam thi kì Đi mi" (ra mắt năm 2018, đồng chủ biên với Anton Tsvetov).

********************

Vì sao người Ving h Tng thng Trump

Nguyễn Hùng, VOA, 10/11/2020

Mc dù nhiu nhà lãnh đo thế gii, ngoi tr Nga và Trung Quc, đã chúc mng Tng thng đc c Joe Biden, không ít người Vit và người M gc Vit tiếp tc chờ đi các v kin mà Tng thng Trump đang theo đui.

mandam1

Mt cnh người Vit sinh sng trong Qun Harris t chc tp hp vđng cho ông Trump.

Các Thượng ngh sĩ ng hộ ông Trump như Ted Cruz vn c quyết tng thng đương nhim có ca thng. Nhưng ít nht hai v kin công Trump  Georgia và Michigan trong nhng ngày qua đã b tòa bác b vì không đ bng chng đ khi kin.

Mđiu khác cũng được nói ti là trong cùng cuc bu c mà ông Trump cho rng có gian ln, chính Đng Cng hòa công li tăng được s ghế ti H vin t 191 lên 196 còĐng Dân ch mt bn ghế xung còn 215.

Đng Cng hòa hin cũng được dđoán s có 50 ghế ở Thượng vin so vi 48 ghế ca phía Dân ch trong khi hai ghế bang Georgia còn phi ch ti cuc tái bu c trong tháng Mt vì không ng viên nàđt quá 50% phiếu. NếĐng Cng hòa thng, h s li kim soát Thượng vin và ông Biden s rt cht vt trong vic mang li nhng ci t ln. Chưa cóng viên vào Thượng vin nào cĐng Dân ch chiến thng  Georgiatrong 20 năm qua.

71 triu lá phiếu

Điđáng nói là mc dù được dự đoán s có màn th hin kém ci trong ln bu c năm nay, ông Trump vn có được sự ng h ca 71 triu c tri Hoa K trong đó hn có nhiu người M gc Vit. Ông Trump cũng được sng h ca nhiu người Vit Nam da trên nhng gìđược phát biu trên truyn thông và mng xã hi.

Lý do rõ nht gii thích sng h này là lp trường cng rn ca Tng thng Trump đi vi Trung Quc. Trung Quc va là quc gia cng sn ln nht thế gii, va là k thù tng đượĐảng cộng sản Vit Nam ghi vào hiến pháp. Người dân vn còn nh cuc chiến biên gii 1979 cũng như bt bình trước nhng hành đng ngang ngược ca Trung Quc hin nay  BiĐông.

Đi vi người Vit Nam ti Hoa K, mt lý do khác là s chán ghét chính tr truyn thng cũng nhưđiđược xem là nhng chính sách có màu s"xã hi ch nghĩa" cĐng Dân chĐiu tr trêu làĐng Dân ch mt nhiu phiếu t nhng người sng ti nông thôn và c nhng người không có cơ hđ hc hành.

Mt trong nhng người b phiếu cho ông Donald Trump, ông bâm nhc Dũng Taylor hiđang sng ti Qun Cam  California, nói trong mvideo trên YouTube hôm 2/11 : "[V] bn cht và ging điu, Dũng không đng tình vi tng thng, nhưng v chính sách cĐng Cng hòa, hai mươi năm nay Dũng đã gi lp trường, nếu mà nói theo cái Cng hòa ca Dũng thì… là John McCain Cng hòa… Trong lòng mình nói là"tôi vn bđng vông nhưng tôi không bt kính ông và tôi không có đi ngược li cái luân lý cđng ca tôi".

Trong mvideo khác được truyn trc tiếp hôm 9/11 v cơ hi thng kin ca Tng thng Trump, ông Dũng Taylor cho rng ch khi có gian ln rng khp mi có cơ hi cho ông Trump còn các gian ln cc b s không đủ đ tng thng đương nhim lt li thế cÔng cũng nói rng khác bit v s phiếu giông Biden và ông Trump đ lđ cho thy cơ hi thng kin và nhờ đó thng c cđương kim tng thng không nhiu. Ông nói trong lch sử án l ti Hoa K, ch khi khong cách dưới 3000 phiếu mi có kh năng đo ngược tình thế.

Mác ‘cung trump

Phó Giáo sư Hoàng Ngc Giao, Vin trưởng Vin Nghiên cu Chính sách, Pháp lut và Phát trinnói vi BBC Tiếng Vit : "Tôi và bn bè tôi và rt nhiu người mong mun Tng thng Donald Trump thng c, thm chí còn b dán cho mt cái mác làcung Trump.

"Ở đây chúng ta phi phân bit ra căn c ca hai lung ý kiến. Cái lung ý kiến th nhng hộ ông Donald Trump là nhìn vào kết qu nhng gì ông làđược cho nước M, nhìn vào nhng gìông đã làđược vi sự đđu và hung hăng ca Trung Quc mun lp li trt t quc tế.

"Nhìn vào nhng cáđó phn ln người Vit Nam đu mong ông Donald Trump thng c bi vì ông y thng c thì có nghĩa là cái chính sách cng rn vi Trung Quc và kim chế Trung Quc nó mnh m hơn, nó rt rõ ràng.

"Còn vông Biden, rõ ràng vn là s hoài nghi rt ln do tác phong công y cũng như do chuyn tám năông  trong Nhà Trng cùng ông Obama nhưng cái hành đng đ ngăn cn cái s có th nói là hung hăng, mun lp li trt t thế gii ca Trung Quc thì chính quyn Obama-Biden không làđược bao nhiêu c".

Ngay dưới video phng vông Hoàng Ngc Giao, mt trong nhng người xem vào bình lun : "[Ô]ng Giao rt thng thn, cung Trump, tôi cũng thế".

Nhưng bên cnh nhng ngường hông Trump vì khía cnh chính sách, nhiu người còng h v tng thng vì điu vđược gi là"thc tế thay thế" tn ti cùng thc tế thường ngày.T Washington Post nói nhng điu sai s thđượông Trump nói ra mi ngày, tính theo mc trung bình, đã tăng t sáu trong ba năđu tiêông làm tng thng lên ti 50 mi ngày trong năm th tư. Trong cuc tranh lun truyn hình đu tiên, ông Trump được cho làđã nói sai s tht 40 ln so vi sáu ln v phíông Biden.

Truyn thông quc tế nói rng dùông Trump không còn làm tng thng, ch nghĩa Trump s vn còn vàông Biden s cai qun tt nước ca Trump". Người ta còn nói ti kh năng ông Trump có th ra tranh c ln na và cũng không loi tr mt trong nhng người con công, vđang thuyết phc b quyết chiến ti cùng, có th ra tranh c. Vàđiu có nhiu kh năng xy ra là nhiu người M gc Vit ln người Vit s gi nguyên sự ng h hin thđi vi ông Trump hay đi din mi ca ch nghĩa Trump.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 10/11/2020

Additional Info

  • Author Phạm Thị Thùy Dương,Trương Thúy Quỳnh, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Duy, Lê Hồng Hiệp, Trường Minh, Nguyễn Hùng
Published in Diễn đàn

Nhưng ông Trump thì liên quan gì đến những người Úc hoặc người Âu Châu gốc Việt ? Và ông Trump thì liên quan gì tới những người Việt đang sống tại Việt Nam ?

Lẽ dĩ nhiên là cũng có, càng có mạnh trong thời buổi toàn cầu hóa này.

viet1

Ông Donald Trump hiện là tổng thống Hoa Kỳ.

Những người Mỹ gốc Việt bênh hay chống ông là điều bình thường, vì những quyết định cũng như cách hành xử của ông sẽ ảnh hưởng lên đời sống của họ và tương lai con cháu họ, và ngược lại, là công dân Hoa Kỳ, họ có trong tay lá phiếu để ảnh hưởng khiến ông Trump có được tiếp tục làm tổng thống nữa không. Do đó, lưu tâm và tham dự vào những đánh giá đúng sai, khen chê, tâng bốc, hay moi móc thói hư tật xấu của người đang ứng cử điều khiển vận mạng quốc gia của họ thêm 4 năm nữa (và sẽ để lại những hậu quả lâu hơn) là hiện tượng bình thường .

Nhưng ông Trump thì liên quan gì đến những người Úc hoặc người Âu Châu gốc Việt ? Và ông Trump thì liên quan gì tới những người Việt đang sống tại Việt Nam ?

Lẽ dĩ nhiên là cũng có, càng có mạnh trong thời buổi toàn cầu hóa này.

Nhưng không phải là ảnh hưởng trực tiếp lên họ mỗi ngày, như cuộc sống có đắt đỏ hơn không, số người thất nghiệp tăng hay giảm, hay ông Trump đang làm gì để chống lại Corona vẫn còn tiếp tục hoành hành gieo rắc chết chóc… mà là ảnh hưởng của ông Trump trong thời gian đang giữ chức tổng thống Mỹ, với quyền hành của người đứng đầu cường quốc số 1 trên thế giới, có thể ảnh hưởng đến thế quân bình toàn cầu và ảnh hưởng đến quốc gia nơi họ đang sinh sống.

Về vấn đề uy quyền của tổng thống Mỹ, có thể lấy thí dụ của ông Obama lúc làm tổng thống và lúc sắp chấm dứt nhiệm kỳ : trong thời gian 8 năm làm tổng thống nước Mỹ , Obama đã qua thăm Trung Quốc (Trung Quốc) ba lần. Hai lần đầu, ngày 15/11/2009 và ngày 10.11.2014 (dự Hội nghị Apec), dù có nhiều căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, Obama đã được Hồ Cẩm Đào và Tập cận Bình tiếp đón đúng lễ nghi, nhưng lần thứ ba khi tới Trung Quốc để dự hội nghị thượng đỉnh G20, sau khi Hillary Clinton đã thua trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, nghĩa là Obama chấm dứt nhiệm kỳ và đảng Dân chủ thất thế, thì Obama bị Tập cận Bình bỉ mặt bằng cách tạo cản trở để máy bay của ông tổng thống không thể đậu vào đúng vị trí và Obama không thể rời máy bay bằng cầu thang trải thảm đỏ nghênh đón. 

Tuy rằng phía Trung Quốc đổ lỗi cho trục trặc kỹ thuật, nhưng những nhân vật ngoại giao quốc tế đều đồng ý đó là một sự trả thù có tính toán trước, vì Obama trong chuyến thăm Nhật và Việt Nam vào tháng năm trước đó, đã lên tiếng ủng hộ Nhật và Việt Nam tranh đấu giữ vững chủ quyền tại Biển Đông. Tập Cận Bình đã nắm lấy cơ hội vì biết không phải e ngại bất cứ một hậu qủa nào đến từ Hoa Kỳ.

Tổng thống Mỹ có luôn luôn đối đầu Trung Quốc không ?

So sánh vị tổng thống đương nhiệm và người tiền nhiệm thì phong cách đầy kịch tính của Trump khác xa sự điềm tĩnh, kín đáo của Obama, và cho cảm tưởng là họ sẽ luôn luôn hành xử hoàn toàn trái ngược. Nhưng so sánh một số việc họ đã làm thì sẽ thấy nổi bật lên một số điều tương tự , cho thấy vị thế của một ông tổng thống Hoa Kỳ cũng như mục đích chiến lược quốc gia, đã là cái khung giới hạn cách hành xử của họ. Thí dụ điển hình là những lời tuyên bố trong khi tranh cử và thái độ cũng như cách hành xử sau khi đắc cử của cả hai người :

Obama và Trump đều đã đến thăm Trung Quốc vào tháng 11 năm đầu tiên nhậm chức và chuyến đi của họ đều vấp phải sự chỉ trích vì mang nặng tính trọng vọng chủ nhà Trung Quốc. Cả hai tổng thống đều lập luận rằng quyết định của họ là một phần trong chiến lược lớn nhằm thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ về mọi mặt trên thế giới.

Những chỉ trích nhắm vào những lời tuyên bố của họ trong khi tranh cử :

Năm 2008, Obama gay gắt buộc tội Trung Quốc đã thao túng tiền tệ, mà ông cho là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với nước này. Nhưng sau đó Obama đã chọn một con đường mềm mại vừa phải với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của mình, với hy vọng lôi kéo Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với Iran hoặc chương trình hành động vì biến đổi khí hậu.

Còn Trump, trong suốt thời gian tranh cử năm 2016, đã tấn công mãnh liệt Trung Quốc, cáo buộc Trung Quốc thực hành thương mại không công bằng, bao gồm cả việc nhiều lần bán phá giá thép trên thị trường quốc tế. Chỉ trích cực mạnh của Trump đưa ra vào tháng 5 khi ông tuyên bố rằng sẽ không "tiếp tục cho phép Trung Quốc hãm hiếp đất nước chúng ta" qua việc thao túng tiền tệ.

Nhưng khi vào việc, trước chuyến thăm Trung Quốc lần đầu, Obama bận bịu việc tổ chức trong nước và sửa soạn ACông an (Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền) nên chưa kịp sửa sọan những kế hoạch rộng lớn để đặt vấn đề với Hồ Cẩm Đào, trong khi đó lại quyết định hoãn buổi gặp mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều mà người ta cho rằng để tránh đối đầu với Trung Quốc. Hành động này không làm trở ngại, hoặc có thể lại chính là lý do Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2009 cho ông "vì những nỗ lực phi thường của ông nhằm tăng cường ngoại giao và hợp tác quốc tế giữa các dân tộc". Đây là một trường hợp điển hình cách xử sự cuả quốc tế mà các nước nhược tiểu cần lưu ý.

Kết qủa chuyến đi là Trung Quốc từ chối những yêu cầu chính của Obama liên quan đến Iran và nhân quyền. Cuộc trao đổi giữa Obama và các sinh viên Thượng Hải bị ngăn không được phát sóng rộng ra toàn quốc. Trong bản thông cáo báo chí chung, Obama đã nhắc đến tình trạng nhân quyền nhưng các ký giả không được phép đặt câu hỏi thêm.

Với Trump, mối quan hệ với Trung Quốc trong chuyến thăm đầu cũng là một sự đổi ngược những phát biểu tấn công gần như thô bạo của ông về sự mất cân bằng thương mại giữa hai quốc gia thành những thân thiện,vuốt ve tán tỉnh Tập Cận Bình, để mong Trung Quốc có hành động đối với Bắc Hàn. (Những diễn tiến sau đó với Bắc Hàn cho thấy Trump đã bị Trung Quốc và Bắc Hàn xỏ mũi).

Suốt chuyến đi, Trump tỏ vẻ tôn qúi chủ nhà, rất hài lòng đắm mình vào các nghi lễ chào mừng của Trung Quốc và cũng đồng ý với yêu cầu không cho các ký giả có câu hỏi nào liên quan tới tuyên bố báo chí chung với Tập. Phát biểu của ông dành cho Trung Quốc về việc "lợi dụng" thương mại của Hoa Kỳ nhẹ nhàng hơn nhiều so với những gì ông thể hiện trong những buổi vận động tranh cử. Trump không hề một lần nhắc đến chữ Nhân quyền. Một nhượng bộ của Trung Quốc mà Trump được hưởng là gửi tweet vượt bức tường lửa vĩ đại của họ.

Tổng thống Mỹ và niềm mơ thoát nạn Trung Quốc của người Việt.

Người Việt sống tại Việt Nam, tại Mỹ, hay tại những quốc gia khác trên thế giới, dù có nhiều khác biệt, nhưng mang cùng một nét tâm lý chung là sợ và căm ghét cực độ Trung Quốc. Mối lo bị tên láng giềng bất hảo nuốt trỏng, cộng thêm ý thức càng ngày càng tăng là nhà cầm quyền Việt Nam bất lực, không hy vọng có thể tự bảo vệ, khiến họ bấu víu vào giấc mơ vị tổng thống của cường quốc số 1 sẽ là người anh hùng dám tuyên bố đương đầu, và đủ sức diệt tan Trung Quốc, cái đầu tầu của cộng sản, và cộng sản Việt Nam do đó sẽ thành rắn không đầu v.v..và v.v.

Niềm hy vọng đã dấy lên năm 2011 khi chính phủ Obama bắt đầu chính sách xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với sự trổi dậy của Trung Quốc, thắt chặt quan hệ với những nước đồng minh truyền thống (Nhật, Hàn quốc) và chú trọng đến việc mở rộng quan hệ với các nước Châu Á khác như Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Việt Nam…bằng việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực quân sự, công nghệ. Ngoài ra trụ cột trong chính sách xoay trục của Obama là Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) không cho Trung Quốc tham dự, với mục tiêu nêu ra là "không để cho các nước như Trung Quốc viết ra các quy tắc của nền kinh tế toàn cầu" (1), đồng thời từ chối tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank) mà Bắc Kinh thành lập để tài trợ cho Sáng kiến Vành đai và Con đường .

Lời trách móc đầy bực tức của Hồ Cẩm Đào cho thấy Trung Quốc đã lập tức nhìn rõ ý đồ của Mỹ đằng sau thái độ lịch sự khiêm tốn của Obama (2).

[Hoa Kỳ] đã tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường liên minh quân sự Mỹ-Nhật, tăng cường hợp tác chiến lược với Ấn Độ, cải thiện quan hệ với Việt Nam, thành lập chính phủ thân Mỹ ở Afghanistan, tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan, và như vậy. họ đã mở rộng các tiền đồn và đặt các điểm áp lực lên chúng tôi từ phía đông, nam và tây.

Những động thái quân sự và ngoại giao của Obama đã tạo thêm rất nhiều chỗ dựa cho Mỹ và ít nhiều mang lại cho họ cái nhìn thiện cảm từ các nước Đông Nam Á và Nhật Bản trong vấn đề bảo đảm tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế (ở Biển Đông).

Tháng 1 năm 2017 Hoa Kỳ thay đổi người lãnh đạo.

Ngay sau khi nhậm chức, Trump đã rút khỏi TPP và sau một thời gian thương lượng song phương với Trung Quốc không thành công, đã bắt đầu áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải tuân thủ các yêu cầu kinh tế của Mỹ. Chính sách của Trump đối với Trung Quốc khác với chính sách Obama ở chỗ, trong khi Obama áp dụng cách tiếp cận đa phương, thì Trump không những nhấn mạnh vào phương pháp đơn phương mà còn gây bất hòa với các nước đồng minh. Tuy nhiên, không nên quên rằng họ có chung một mục đích chiến lược là ngăn chặn Trung Quốc thiết lập quyền bá chủ ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã bắt đầu từ thời Obama và đã tăng tốc rất nhanh với Trump để trở thành một cuộc chiến.

Tháng 9/2009 Obama áp thuế nhập khẩu bổ xung lên đến 35% trên lốp xe Trung Quốc với lý do bảo vệ công nhân trong ngành sản xuất lốp xe và "nhằm khắc phục sự đổ vỡ của thị trường, xuất phát từ tình trạng nhập khẩu lốp xe gia tăng". Mỹ được Tổ chức thương mại Thế giới WTO ủng hộ, nên Trung Quốc uất ức trả đũa bằng cách tiến hành điều tra chống phá giá đối với một số sản phẩm phụ tùng xe hơi và thịt gà nhập khẩu từ Mỹ. Kết qủa việc tăng thuế không ngã ngũ có mang tới thắng lợi cho Mỹ hay không và Obama bị TNS Cộng Hòa Mitt Romney chỉ trích nặng nề.

Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi Trump nhậm chức, ông đã tiếp tục theo chiều hướng đó và áp mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì Mỹ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Từ đó cuộc chiến thương mại giữa đôi bên tiếp tục leo thang và gây tổn hại cho cả đôi bên, nhưng trong thời gian tranh cử hiện nay, TTTrump bị đẩy vào thế không thể lui bước.

Người Việt và "tình trạng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".

Theo Giáo sư Keikichi Takahashi (3) thuộc đại học Osaka, bất kể ứng cử viên nào – Trump hoặc Biden – chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới , cũng có rất ít khả năng có sự thay đổi về mục đích chiến lược của Hoa Kỳ. Chừng nào Bắc Kinh còn tìm cách thiết lập quyền bá chủ ở phía tây Thái Bình Dương, căng thẳng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ còn kéo dài và trở thành một loại "tình trạng bình thường" mới. Và trong "tình trạng bình thường đó" điều có triển vọng xảy ra nhất là một thỏa ước chia chác quyền lợi giữa hai cường quốc.

Nếu Trump thắng cử, với tình trạng bất hòa với đa số các đồng minh, Mỹ sẽ khó nắm thế thượng phong để dành được nhiều phần lợi trong cuộc mặc cả với Trung Quốc.

Và với phương châm "Nước Mỹ trên hết" Trump sẽ chỉ có thể bảo vệ phần nào quyền lợi của nước Mỹ. Còn TT Trump "đánh tan Trung Quốc" hay "tiêu diệt cộng sản" như một số người Việt mong muốn thì chẳng thể xảy ra.

Thật ra ông Trump cũng chưa từng bao giờ hứa những điều này.

Vậy nay mai, những ai mộng ảo rồi vỡ mộng cũng đừng nên trách cứ ông.

Thục Quyên

Nguồn : VNTB, 29/06/2020

Ghi chú :

(1) https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2015/10/05/statement-president-trans-pacific-partnership

(2) Robert Kagan, The World America Made, (New York : Alfred A. Knopf. 2012), p 65.

(3) https://thediplomat.com/2020/06/how-unique-is-trumps-china-policy/

Additional Info

  • Author Thục Quyên
Published in Diễn đàn