Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tân Thủ tướng nhận lời "che chở" Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Tấn Dũng "thở phào nhẹ nhõm"

Có thể nói từ ngày mà Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm rồi sau đó bị giáng chức xuống làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng thì lúc đó sự nghiệp chính trị của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng đang trong tình thế nguy hiểm. Thế lực ông Dũng cài lại Bộ chính trị rơi rụng gần hết, ông Đinh La Thăng thì tả tơi vì bị ông Nguyễn Phú Trọng hành "cho ra bã", ông Hoàng Trung Hải thì bị cách chức bí thư thành ủy Hà Nội chuyển về làm phó ban văn kiện đại hội XIII thì xem như ông Hải cũng hết cửa. Nguyễn Thiện Nhân một thời được Nguyễn Tấn Dũng nâng đỡ cũng đi hai hàng ngả về ông Trọng để kiếm ghế bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, hơn nữa Nguyễn Thiện Nhân cũng bị ông Trọng cho thay bằng Nguyễn Văn Nên vì ông Trọng thấy không an tâm với con người đi hai hàng như Nguyễn Thiện Nhân. Chỉ còn lại bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng bà Ngân thì lo thân mình còn không xong nói gì cưu mang ai ? Phần vì bà cũng là phận nữ nhi, cùng lắm là ngã về phía Ba Dũng để nương theo sức mạnh ông Dũng mà tiến thân chứ bản thân bà không có khả năng khuynh đảo chính trường.

nhansu1

Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Minh Chính tại Quốc hội ngày 6/4/2016

Nói chung lúc Nguyễn Thanh Nghị bị kiểm điểm vào tháng 8/2020 và sau đó bị điệu ra khỏi hang ổ Kiên Giang và giáng chức xuống làm thứ trưởng, lúc đó gia tộc ông Dũng gần như không còn điểm tựa nào để bấu víu. Tất cả những nhân vật mà Nguyễn Tấn Dũng cài vào trước khi về hưu, kẻ thì bị triệt hạ người thì chỉ lo an nguy cho bản thân. Điều đáng nói là khi thuyên chuyển Nguyễn Thanh Nghị, ý của ông Trọng khi đó là muốn đẩy ra ngoài chính phủ, tuy nhiên với quyền hạn của một trưởng ban tổ chức trung ương, Phạm Minh Chính cố hết sức lái Nguyễn Thanh Nghị về chính phủ nơi mà có thể sau này ông Chính sẽ làm chủ. Lúc đó Phạm Minh Chính chỉ giúp Nguyễn Tấn Dũng được như thế không thể giúp nhiều hơn. Bởi khi đó Phạm Minh Chính chưa thể chắc chắn là loại được đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi chính phủ được. Nói chung lần thuyên chuyển đó, đối với gia tộc Nguyễn Tấn Dũng nói chung và đối với Nguyễn Thanh Nghị nói riêng là lành ít dữ nhiều.

nhansu2

Tháng 8/2020, Nguyễn Thanh Nghị bị thuyên chuyển, lành ít dữ nhiều – Thanh Niên Online, 26/08/2020

Nguyễn Tấn Dũng "cầu trời" suốt 2 tháng

Nguyễn Thanh Nghị về làm thứ trưởng Bộ Xây Dựng mà không biết người sếp tiếp theo của mình là ai. Vào tháng 10/2020, lúc đó chưa có gì chắc chắn Phạm Minh Chính sẽ ngồi vào ghế thủ tướng vì còn 2 hội nghị trung ương nữa mới ngã giá xong cho cục diện tứ trụ. Ông Phạm Minh Chính rất mạnh, tuy nhiên để một bí thư trung ương đảng bên ban bí thư mà đánh bật được đương kim thủ tướng ra khỏi ghế thì có thể nói là rất khó. Lúc đó ông Phạm Minh Chính không chỉ đá bật ông Phúc mà còn loại 2 người khác trên đường đua tới chiếc ghế thủ tướng, đó là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nói chung ông Chính phải loại được 3 đối thủ mới làm thủ tướng được. Ắt hẳn ông Dũng đã cảm thấy số phận gia đình ông chưa bao giờ mong manh đến thế. Phạm Minh Chính đấu với 3 người khác thì ông Chính chỉ có 25% chiến thắng thôi, nói chung là quá mong manh.

Thật sự mà nói, người ta đánh bạc bằng cách gieo đồng tiền hai mặt nghĩa là 50% khả năng thắng – 50% khả năng thua người ta còn không an tâm về cửa thắng huống hồ chi ông Nguyễn Tấn Dũng đang đặt cược tương lai của con trai vào Phạm Minh Chính với khả năng chiến thắng chỉ có 25% ? Vậy nên có thể nói sau khi đặt cược, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn biết cầu trời.

Thực ra Nguyễn Xuân Phúc cũng từng là người thân cận của Nguyễn Tấn Dũng, theo lí mà nói thì nếu ông Phúc ngồi lại ghế thủ tướng một nhiệm kỳ nữa thì ông Phúc cũng có thể tạo điều kiện cho Nguyễn Thanh Nghị. Tuy nhiên không ai hiểu ông Phúc cho bằng ông Dũng. Ông Phúc không có bản lĩnh, là người rất dễ gió chiều nào ngã theo chiều đó nên dù cho có nhờ cậy ông Phúc thì số phận của Nguyễn Thanh Nghị sẽ không được đảm bảo vì ông Phúc không có khả năng ngăn cản ông Nguyễn Phú Trọng thọc tay vào chính phủ xử lý Nguyễn Thanh Nghị.

nhansu3

Ông Nguyễn Xuân Phúc không đủ khả năng che chở cho Nguyễn Thanh Nghị

Bất lực và vỡ òa

Như vậy có thể nói giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10/2020 ông Nguyễn Tấn Dũng đã bất lực. Nguyễn Thanh Nghị về Bộ Xây Dựng ngồi tạm để chờ may mắn. Trong lúc đó ông Phạm Minh Chính bận đấu đá ở cung đình nên không thể can thiệp gì nhiều cho Nghị mặc dù ông Chính là trưởng ban tổ chức trung ương ông đủ quyền lực để định hướng cho Nghị chuyển nến nắm bộ trưởng chứ không phải là thứ trưởng như thế vì Nghị là đương kim ủy viên cung ương đảng cơ mà ?

Ông Nguyễn Tấn Dũng vốn là ủy viên Bộ chính trị nên ông đã hiểu nguyên tắc đấu đá trong phạm vi tứ trụ. Mâm này chỉ 18 ủy viên Bộ chính trị tham gia mà thôi và thông tin bị bịt kín hết đối với mọi người. Việc họ đóng cửa đấu nhau như thế ngay cả ông Dũng cũng bất lực đợi họ đấu xong thì những người thân thuộc mới báo cho biết. Một khi đấu chưa ngã ngũ thì ông Phạm Ninh Chính có báo cho ông Dũng cũng bằng thừa vì báo ông Dũng cũng chẳng biết gì thêm.

Mãi đến kết thúc hội nghị trung ương 15 của trung ương đảng khóa XII thì ông Nguyễn Tấn Dũng mới biết chắc Phạm Minh Chính đánh bại 3 người còn lại, lúc đó là ngày 17/1/2021. Như vậy từ ngày 25/8/2020 ngày mà Nguyễn Thanh Nghị bị kỷ luật cho đến ngày 17/1/2021 là gần 6 tháng chờ đợi trong bất lực và chỉ vỡ òa sau khi ông Phạm Minh Chính chiến thắng.

Trò chơi quyền là như vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ lo được như vậy chứ không thể làm gì hơn. Nói gì thì nói, ông Nguyễn Tấn Dũng đã mất quyền lực kể từ năm 2016 nên quyền lực của ông bây giờ không phải là quyền lực nhà nước mà là quyền lực dựa trên mối quan hệ thân hữu. Trong khi đó Đinh La Thăng thì ở tù, Hoàng Trung hải thì mất chức, Nguyễn Thiện Nhân thì vô năng, Nguyễn Thị Kim Ngân thì bất lực. Ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ trông cậy vào một mình Phạm Minh Chính.

Chính trị là con dao hai lưỡi, chuyện quan hệ nay bạn mai thù trong chính trị là bình thường. Tất cả những người làm chính trị đều vì quyền lợi của chính họ chứ không vì quyền lợi của ai cả. Ngay cả Phạm Minh Chính thì rõ ràng Nguyễn Tấn Dũng từng là ân nhân của ông Chính, nhưng trên bàn cờ chính trị không ai có thể chắc chắn ông Phạm Minh Chính sẽ không thỏa hiệp với đối thủ của ông Dũng. Vấn đề là ông Chính có đủ tiềm lực để đứng một mình một tụ hay không, chứ tiềm lực yếu thì thỏa hiệp là chuyện bình thường. Nói cho đâu xa, ngay cả Nguyễn Thiện Nhân cho thấy kết quả nhãn tiền. Khi còn ở chính phủ Nguyễn Thiện Nhân mang ơn Nguyễn Tấn Dũng và được ông Dũng nâng đỡ nhiều. Tuy nhiên khi làm chủ tịch mặt trận tổ quốc thì ông Nhân lại ngã về Nguyễn Phú Trọng để kiếm chác chiếc ghế bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Và khi làm người đứng đầu thành phố ông ta thỏa hiệp với Lê Thanh Hải và né tránh nhiệm vụ nặng nề ông Trọng giao cho. Vậy nên, ông Nguyễn Tấn Dũng hiểu hơn ai hết, bản chất của con người làm chính trị. Sẽ không có gì là đảm bảo.

Vẫn còn nghi ngờ và đến sự an tâm

Khi Phạm Minh Chính Chiến thắng thì ông Dũng mừng thật nhưng vẫn còn lo. Bởi ông Dũng không biết thực sự chiến thắng của Phạm Minh Chính là do ông Chính tự đánh bại 3 đối thủ kia hay có sự thỏa hiệp nào hay không ? Mà đặc biệt trong sự thỏa hiệp đó có liên quan đến số phận của Nguyễn Thanh Nghị ? Như vậy có thể nói việc chiến thắng của ông Phạm Minh Chính sau hội nghị trung ương 15 chỉ cho ông Dũng 80% sự an tâm thôi chứ chưa thể là 100%, vì biết đâu khi đặt điều kiện với ông Chính là ông Trọng phải nhả ghế chủ tịch nước cho ông Phúc nhằm tạo ghế trông cho Chính thì ông Trọng yêu cầu ông Chính phải loại Nguyễn Thanh Nghị thì sao ? Đã là thỏa hiệp thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Đấy mới là vấn đề làn nên 20% mối lo lắng còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì vậy ông Nguyễn Tấn Dũng phải chờ đến đại hội 13 với một chút lo âu. Nêu Nghị loại khỏi ủy viên trung ương đảng thì trong thỏa hiệp của ông Trọng với ông Chính không có vấn đề của Nguyễn Thanh Nghị. Còn nếu Nguyễn Thanh Nghị vẫn trúng cử ủy viên trung ương khóa mới thì xem như ông Chính đã không đem số phận của Nghị ra ngã giá cho chiếc ghế của mình. Và kết quả ngày 1/2/2021 Nghị có tên trong danh sách 200 ủy viên trung ương đảng, và đến đây ông Dũng trút đi 20% còn lại. Bây giờ Nguyễn Thanh Nghị sẽ nắm bộ xây dựng dưới sự bao bọc của Phạm Minh Chính.

Đến hôm nay, theo nguồn tin khả tín cho biết, Nghị có trong danh sách nội các của Phạm Minh Chính sẽ trình Quốc hội phê duyệt vào ngày 8/4 tới đây. Và đến đây ông Nguyễn Tấn Dũng đã thở phào nhẹ nhõm.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 10/04/2021

**********************

Nguyễn Xuân Phúc bị "bệnh nặng" ?

Người dân từng ví ông Nguyễn Xuân Phúc như là "thủ tướng đầu tàu" bởi vì khi làm thủ tướng, khi đến địa phương nào ông cũng ví kinh tế của địa phương đó là "đầu tàu cho nền kinh tế cả nước". Đấy là một hiện tượng buồn cười, bởi không có đoàn tàu nào mà có cả hàng chục đầu tàu thì không biết đoàn tàu đó sẽ tiến về đâu.

nhansu4

Chính "căn bệnh" nổ cũng phần nào nói lên sự bất tài của ông cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Việc nổ vô tội vạ ấy, nó cho thấy đầu óc ông cựu thủ tướng thiếu tính logic trầm trọng. Hoặc ở một góc độ khác nó cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc thiếu kiến thức và không cẩn trọng trong lời nói. Làm một thủ tướng là nắm trong tay nền kinh tế đất nước, chỉ cần một sai lầm thì đưa đất nước đến với sự khốn đốn, ấy vậy mà một ông thủ tướng của một đất nước trăm triệu dân lại như vậy.

Làm một người đứng đầu chính phủ rất quan trọng, ông là linh hồn của chính phủ nắm quyền sinh quyền sát cả nền kinh tế quốc gia. Mọi lời nói của ông đều cần phải rõ ràng, dễ hiểu và quan trọng nhất là phải có sức hấp dẫn.

Công tác chỉ đạo có hiệu quả hay không khi mà người thi hành hiểu được việc họ làm và quan trọng là việc họ làm mang lại hiệu quả. Chính vì vậy chính phủ rất cần một thủ tướng có tầm nhìn và viết truyền đạt để mọi việc trở nên suông sẻ.

Chính vì cách ăn nói bất nhất, kém tư duy, thiếu tính logic nhưng lại rất thích khoe khoang mà thành ra người ta gọi ông cựu thủ tướng là "Phúc nổ".

Đất nước Việt Nam không có bầu cử đích thực, vì vậy những ông thủ tướng lên nắm chính phủ được như thế nào thì dân phải chấp nhận như thế chứ không thể nào có chọn lựa. Trước đây ông Nguyễn Tấn Dũng được xem là ông thủ tướng phá nhất lịch sử, còn 5 năm vừa quan thì ông Nguyễn Xuân Phúc được mệnh danh là ông thủ tướng nổ nhất lịch sử. Không biết đến bao giờ đất nước Việt Nam mới có được một ông thủ tướng có năng lực đúng ý dân được ?!

Nổ là "căn bệnh" của ông cựu thủ tướng ?

Khi trong tay có quyền lực thì cơ hội thể hiện cũng dễ dàng, vì vậy ít có ông thủ tướng nào bị mang tiếng nổ. Một khi bị dân đặt cho mác "Phúc Nổ" thì điều đó cũng có nghĩa là dù có quyền lực trong tay, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không thực hiện được những lời nói mà ông đã nói trước công chúng.

Như vậy thì chính "căn bệnh" nổ cũng phần nào nói lên sự bất tài của ông cựu thủ tướng. Mà bất tài thì bị loại khỏi ghế là hợp lý. Hay nói đúng hơn, bệnh nổ đã góp phần tạo nên việc ông cựu thủ tướng mất quyền lực.

Hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc là tân Chủ tịch nước. Thực tế thì ông đã mất quyền lực và cũng chẳng còn vai trò gì với nền kinh tế đất nước. Khi có quyền lực trong tay thì ông Phúc có nổ đi chăng nữa thì người ta cũng đợi xem ông làm được không ? Nếu là được thì đó là nói hay làm giỏi, còn nếu làm không được thì đó là nổ. Chỉ đơn giản là như vậy.

Thật sự khi không còn quyền lực thì không thể nào ông Nguyễn Xuân Phúc thực hiện lời nói, vì vậy khi làm chủ tịch nước mà nói lời đao to búa lớn thì có thể nói, "nổ" đã thành căn bệnh mãn tính của ông cựu thủ tướng.

Được biết ngày 5/4/2021 khi mới nhậm chức chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nổ một tiếng bom đầu tiên, đó là ông nói rằng "Con tàu Việt Nam sẽ vượt qua mọi sóng to, gió cả". Thực sự khi quyền điều hành đất nước không còn nằm trong tay mà thốt lên lời nói như vậy chỉ là nổ.

Được biết sáng 5/4, với 468 phiếu tán thành 100% số đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu, Quốc hội cộng sản đã diễn xong vở kịch bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Chủ tịch nước.

Trước đó, ngày 2/4, Quốc hội cộng sản cũng đã thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Phú Trọng, miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ đối với ông Phúc và giới thiệu ông để bầu giữ chức Chủ tịch nước. Cũng giống như nhiều vở diễn trước đó, lần này quốc hội bầu cho một ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế chủ tịch nước.

Trong bài bài phát biểu nhậm chức, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết : "Trong toàn bộ nhiệm kỳ vừa qua, con tàu Việt Nam ta đã vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố"

nhansu5

Xem ra "nổ" là căn bệnh mãn tính của ông Nguyễn Xuân Phúc

Với vị trí chủ tịch nước ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm gì ?

Thông thường, ông Nguyễn Xuân Phúc với và trò chủ tịch nước chỉ phát biểu trong các nghi thức ngoại giao. Tuy nhiên với tiền sử bệnh nổ, rất có thể hiện nay ông Nguyễn Xuân Phúc chuyển vai anh hề từ trong nước thành anh hề trong mắt bạn bè quốc tế.

Điều nổi bậc nhất của ông Nguyễn Xuân Phúc khi làm thủ tướng là chẳng có thành tích gì, ông chỉ ít tai tiếng hơn người tiền nhiệm thì nhiêu đó cũng được người ta đánh giá là đạt vì không nguy hại đến nền kinh tế.

Được biết mọi phát biểu của ông Phúc đều được thư kí soạn sẵn, không biết trong bài phát biểu của ông Phúc thường hay dùng cách nói ví von để đưa vào phát biểu, tuy nhiên cách nói ví von của ông Nguyễn Xuân Phúc không những không hay mà nó lại trở nên kệch cỡm, vì sao ? Vì những ví von ấy đó không có tính logic nếu xét qua nhiều bài phát biểu khác nhau. Điều quan trọng nhất mà người dân cần ở người thủ tướng là tính hiệu quả thì rõ ràng ông Phúc không đáp ứng được.

Lần này làm chủ tịch nước cho thấy ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn không chỉnh sửa lại cách nói cho hợp lí mà vẫn bệnh cũ. Khi nói chuyện trước bạn bè quốc tế và trước quốc dân đồng bào mà vẫn mang bệnh nổ thì rất mất mặt cho một vị nguyên thủ quốc gia.

Được biết cũng trong ngày 5/4, với cương vị Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phạm Minh Chính làmThủ tướng Chính phủ. Phải đọc lời đề cử người đã cướp ngôi mình vào vị trí quyền lực mà mình đã bị kẻ đó đã cướp có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc thấy chua chát nhất. Một nhiệm kỳ làm thủ tướng chỉ biết nổ đã phải mất ghế trước đối thủ không biết ông Phúc có nhận ra bệnh nổ không những không giúp được gì cho ông mà khiến ông bị mất điểm.

Xem ra ông Nguyễn Xuân Phúc có thể bỏ được ghế thủ tướng chứ không thể bỏ đi căn bệnh nổ. Như vậy thì có thể ông sẽ tiếp tục làm diễn viên hài trên cương vị mới. Cương vị chủ tịch nước.

Là phiên bản của Nguyễn Minh Triết 2.0

Trong bài phát biểu nhậm chức, vẫn cách nói ví von quen thuộc, ông Nguyễn Xuân Phúc nói rằng : "Trên chuyến hải trình sắp tới, con tàu Việt Nam ta sẽ còn gặp phải những con sóng dữ và nhiều ngọn gió lớn, đó là khi có cả những thời cơ và thách thức đan xen. Tôi luôn tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam, với sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua mọi sóng to, gió cả để đến bến bờ bình an và hạnh phúc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng"

Vâng ! Dướng sự lãnh đạo của đảng thì giáo dục có thể nói nát không thể nát hơn. Học sinh thì đâm chém nhau, nhà trường thì cho dân phòng bắt học sinh tra tấn dã man ngay tại phòng giám thị vv… Về y thế thì vẫn không dồn ngân sách để hỗ trợ y tế cho dân mà dùng tiền ấy xây tượng đài ngàn tỷ, xây lăng tẩm trăm tỷ, xây nhà thờ dòng họ hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ. Có thể nói trách nhiệm của đảng đối với người dân là gần như không có.

Đã một nhiệm kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc đã đóng trật vai, người nắm nền kinh tế quốc gia không phải là người được dân chọn lựa đã biến tướng từ anh thủ tướng thành anh hề, tuy biết thế nhưng người dân vẫn không làm gì được.

Trước đây đất nước Việt Nam cũng đã có một ông chủ tịch nước bị biến tướng thành anh hề trên vũ đài chính trị, đó là ông Nguyễn Minh Triết nhiệm kỳ 2006-2011. Có lẽ lần này ông Nguyễn Xuân Phúc lại đóng vai như ông Nguyễn Minh Triết vậy, cũng là con người hay ví von nhưng những sự ví von đó chỉ làm cho thế giới chê cười cho nhân dân ngán ngẩm.

Ông Triết đã từng nói "ông phân hóa nội bộ nước Mỹ", rồi ông ví von "Việt Nam và Cuba được ví như một anh ở trời đông một anh ở trời Tây, khi Việt Nam thức thì Cuba ngủ, khi Cuba thức thì Việt Nam ngủ. Việt Nam và Cuba thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới", hay "Thánh Gióng bay về trời vui thú điền viên" vv… Có lẽ ông Nguyễn Xuân Phúc là phiên bản Nguyễn Minh Triết 2.0

Bích Ngọc (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 10/04/2021

*********************

Bất ngờ : Thế lực Nguyễn Sinh Hùng hồi sinh mạnh !

Ông Nguyễn Tấn Dũng không những nổi tiếng là một đối thủ nặng ký của ông Nguyễn Phú Trọng trước đây mà ông là còn một dạng người xây dựng cho con cái thành những người nối dỗi kiểu gia đình trị. Nguyễn Thanh Nghị từ lâu đã là một hạt giống đỏ nổi tiếng vì có lí lịch khủng.

nhansu6

Ông Nguyễn Sinh Hùng từng là phó cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ở nhiệm kỳ 2006-2011, ông Nguyễn Sinh Hùng là phó thủ tướng thường trực, là một con người đi lên từ ngành tài chính ngân hàng.

Đó là trường hợp công khai, còn những trường hợp kín đáo hơn thì nhiều vô số kể, trong đó có thể kể đến một trường hợp đặc biệt, đó là thế lực Nguyễn Sinh Hùng một cựu chủ tịch quốc hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng gầy dựng cho gia tộc chứ không phải ông không xây dựng. Ông Nguyễn Sinh Hùng vốn là cháu của ông Hồ Chí Minh, ông có thể tự hào là người mang "hoàng tộc" chính thống. Như vậy câu hỏi đặt ra là, ông Nguyễn Sinh Hùng đã xây dựng tương lai cho ai và người đó có quan hệ gì với ông ?

Xin thưa, đó chính là ông Trần Sĩ Thanh, người mới được giới thiệu và bầu vào chức vụ tổng kiểm toán nhà nước.

Theo bài viết "Từ hạt giống đỏ đến gia đình trị ?" đăng trên BBC ngày 20/1/2011 có cho biết như sau "Ngay như Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cũng không hề biết được người vừa trúng cử ủy viên dự khuyết ngồi cạnh mình, ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh Ủy Đắk Lắk là ai thì nói gì đến các đại biểu khác hay dân thường ngoài xã hội ?

Trước khi được bầu giữ chức Phó Bí thư cuối năm 2010 vừa rồi, ông làm Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam và luân chuyển vào giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, một địa bàn kinh tế chính trị giàu có quan trọng ở Tây Nguyên.

nhansu7

Ôông Trần Sỹ Thanh, người mới được giới thiệu và bầu vào chức vụ tổng kiểm toán nhà nước, là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng

Ông là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy Viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng chính phủ, người vừa tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa và nghe đồn sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội vào tháng 7 tới.

Trường hợp ông Trần Sỹ Thanh có thể ít người biết đến nhưng ba trường hợp nổi bật khác cũng trúng vào Trung ương lần này, hay ba ‘hoàng tử đỏ" khác, thì khá là nổi tiếng".

Lộ trình tiến thân của ông Nguyễn Sinh Hùng

Từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1990, ông Nguyễn Sinh Hùng được bổ về làm Chánh văn phòng Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.

Năm 1990, ông giữ chức Cục trưởng Cục Kho Bạc Nhà nước, nay là Kho bạc Nhà nước Việt Nam.

Tháng 10 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Ðảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 6 năm 1996, tại Đại hội Đại VIII, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ cương vị này liên tiếp các khóa VIII, IX, X, XI. Đồng thời ông cũng là đại biểu quốc hội khóa X, XI, XII, XIII. Tại Đại hội Đảng lần thứ X, XI ông đều được bầu vào Bộ chính trị.

Tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bí thư Ban Cán sự Ðảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ngày 28 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực chính phủ, theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đảm nhiệm các công việc chung trong hệ thống điều hành công việc của Chính phủ. Được giao trọng trách đảm nhận những công việc khi Thủ tướng đi vắng hoặc được Thủ tướng ủy quyền.

Ngày 23 tháng 7 năm 2011 ông được quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch quốc hội khóa XIII (2011-2016) với 91,4% phiếu bầu.

Ngày 30/03/2016, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch quốc hội đối với ông, sau đó ông được nghỉ hưu theo chế độ. Kế nhiệm ông là Nguyễn Thị Kim Ngân.

Nói chung, ông Nguyễn Sinh Hùng tiến thân theo con đường Bộ tài Chính để vào tứ trụ. Đây là một kiểu tiến thân mà ông đã xây dựng thành công cho những thân hữu của ông và rất có thể Trần Sỹ Thanh cũng sẽ lao cao vào Bộ chính trị trong tương lai.

Bao nhiêu người đã đi theo lộ trình Nguyễn Sinh Hùng lập ra ?

Người đầu tiên theo lộ trình của ông Nguyễn Sinh Hùng không ai khác đó chính là Vương Đình Huệ. Vương Đình Huệ hiện nay đã là nhân vật thứ tư trong Bộ chính trị là người ngồi vào ghế chủ tịch quốc hội, ghế mà ông Nguyễn Sinh Hùng đã từng ngồi.

Tháng 7/2001 ông Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu Vương Đình Huệ vào chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ngày 27/6/2006, cũng là Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu ông Huệ vào chức Tổng Kiểm toán Nhà nước. Sau đó Quốc hội bỏ phiếu bầu theo thủ tục thông qua

Ngồi ghế tổng kiểm toán nhà nước chưa được 2 tháng thì ngày 3/8/2011tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 ông Huệ được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Tài chính theo giới thiệu của ông Nguyễn Sinh Hùng.

Tuy nhiên ngày 23/5/2013 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Huệ vì ông Huệ ngồi ở chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà nghe theo lệnh Nguyễn Phú Trọng sang làm trưởng ban kinh tế trung ương.

Ngày 9/4/2016 : ông được Quốc hội khóa 13 bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Ngày 28/7/2016 : ông được Quốc hội khóa 14 bầu lại làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Từ ngày 1/8/2016 : Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phân công phụ trách theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối kinh tế tổng hợp, bao gồm : Kế hoạch ; tài chính, giá cả ; tiền tệ ngân hàng ; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính ; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Ngày 11/2/2020 : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 235/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1527/QĐ-TTg ngày 1/8/2016 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, bãi bỏ về việc phân công công tác đối với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Chiều ngày 10/6/2020 : Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông.

Sáng ngày 11/6/2020 : 448/451 Đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu kín tán thành thông qua Nghị quyếtvề việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông, sau đó ông làm bí thư Hà Nội.

Hiện nay thì ông Vương Đình Huệ là chủ tịch quốc hội. Tiếp theo con đường đi lên từ bộ tài chính do ông Nguyễn Sinh Hùng đã vạch ra có ông Đinh Tiến Dũng. Hai ông Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng hiện là cánh tay đắc lực của ông Nguyễn Phú Trọng nhưng chắc chắn, những con người này sẽ là tiếng nói quan trọng ủng hộ ông Trần Sỹ Thanh cháu của ông Nguyễn Sinh Hùng tiến thân vững chắc trên chốn quan trường.

Người ta không biết ông Nguyễn Sinh Hùng có con hay không, tuy nhiên điều người ta thấy rõ ở con người ông Nguyễn Sinh Hùng là rất kín đáo về gia đình. Chính ông là cháu ông Hồ Chí Minh nhưng rõ ràng ít nghe ông nói về điều đấy, còn báo chí thì cũng có nhắc nhưng rất ít.

Trần Sỹ Thanh, con đường thênh thang

Chiều 6/4, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ông Trần Thanh Mẫn đã trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về nội dung này.

Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình đề cử đồng chí Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, để Quốc hội bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Như vậy thì con đường đi của ông Trần Sỹ Thanh đã được xếp vào lộ trình mà ông Nguyễn Sinh Hùng đã vạch sẵn. Người đi trước ông Thanh có Vương Đình Huệ và Đinh Tiến Dũng. Được hai nhân vật này hỗ trợ, và cả ông Nguyễn Sinh Hùng dùng sự quen biết của ông để vận động thì có thể nói con đường tiến thân của ông Trần Sỹ Thanh rộng thênh thang.

Được biết, ông Nguyễn Sinh Hùng tuy đã từng là cánh tay phải của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng bản thân ông Hùng không hề có mâu thuẫn với ông Nguyễn Phú Trọng. Thời ông Trọng vào ghế tổng bí thư thì lúc đó ông Hùng đã ở ghế chủ tịch quốc hội tách ra khỏi tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là một lợi thế. Nếu so sánh sự thuận tiện giữa Trần Sỹ Thanh và Nguyễn Thanh Nghị thì có vẻ như Trần Sỹ Thanh ít gặp trở lực hơn. Đã đưa vào đúng lộ trình vạch sẵn, Trần Sỹ Thanh rất có khả năng sẽ leo cao trong các kỳ đại hội lần sau.

Phương Anh (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 08/04/2021

*******************

"Đày" bà Võ Thị Ánh Xuân vào ghế Phó chủ tịch nước có liên quan gì Phạm Minh Chính ?

Ở Đảng cộng sản có những chiếc ghế mà chẳng ai muốn vào vì ngồi vào đó là xem như mất cả quyền lực lẫn mất cơ hội. Trong tứ trụ mà bị đẩy vào ghế chủ tịch nước xem như quyền lực cũng mất và cơ hội cũng hết. Ông Nguyễn Xuân Phúc bị ép ngồi vào ghế chủ tịch nước xem như ngồi đó làm tròn những trách nhiệm mang tính hễ nghi rất hình thức. Trong tứ trụ mà bị đẩy vào ghế chủ tịch nước là trừng phạt chứ chẳng phải là phần thưởng. Từ quyền lực to lớn bao trùm đất nước gì nay không còn gì nữa. Tương tự như vậy, ghế phó chủ tịch nước cũng xem như là ghế chỉ được tiếng nhưng không có miếng. Khi ngồi vào ghế đó, quyền lực mất mà cơ hội cũng hết.

nhansu8

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh phó chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2011

Đối với quan chức cộng sản, họ luôn tìm đến những chiếc ghế mà có thể tạo cho họ quyền lực, tạo cho họ cơ hội. Và cũng chính mục đích là quyền lực và cơ hội như thế nên trong Đảng cộng sản hiện nay mới xuất hiện nhiều nhóm lợi ích như thế. Bản chất của việc trèo cao là ngoài được cơ cấu thì còn phải biết đấu đá, mà để đấu đá tốt thì không nên để bị đẩy vào những chiếc ghế hữu danh vô thực như chiếc ghế chủ tịch nước hay là chiếc ghế phó chủ tịch nước.

Nhìn vào sự phân bố số ủy viên Bộ chính trị thì biết ngay cơ quan chủ tịch nước là không quan trọng rồi. Đến Quốc hội, nơi được cho là trụ thứ tư trong tứ trụ thì cơ quan này cũng được 2 ủy viên Bộ chính trị, trong khi đó phủ chủ tịch được cho là bộ mặt quốc gia, là trụ thứ hai trong tứ trụ chỉ được xếp cho một ủy viên Bộ chính trị.

Bộ máy nhà nước cộng sản rất cồng kềnh. Người cộng sản thì rất màu mè, thích rờm rà và háo danh. Thường thì khi mất quyền lực họ vẫn còn muốn mình có được cái danh chứ ít khi muốn bị cho về vườn đuổi gà, vì vậy mà nhiều cơ quan hơn nữa được lập ra, mục đích là để dạt những người hết quyền lực bang bên đấy ngồi một vài nhiệm kỳ rồi lui vào hậu trường sân khấu chính trị. Được biết, trước kia Đảng cộng sản có lập ra chức vụ cố vấn ban chấp hành trung ương đảng để dành cho những quan chức ở tứ trụ khi hết quyền lực thì sang đó ngồi, hiện nay thì chức vụ đó bị bãi bỏ. Tuy nhiên văn phòng chủ tịch nước thì không thể bị bãi bỏ nhưng chức năng của nó thì gần giống như vậy.

Mất cơ hội vào Bộ chính trị

Chưa có phó chủ tịch nước nào mà lên được chức nào cao hơn. Hầu hết những người vào chức phó chủ tịch nước đều hết cơ hội vào Bộ chính trị. Trước đây bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình, bà Trương Mỹ Hoa, bà Nguyễn Thị Doan, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đều phải về hưu sau khi ngồi vào chức phó chủ tịch nước.

Thực ra chức phó chủ tịch nước từ trước năm 1987 là chức vụ giành cho nam giới. Tuy nhiên từ đại hội XI trở đi không biết có sự thỏa thuận ngầm nào hay không mà chức phó chủ tịch nước lại giành cho nữ giới. Có thể đó là luật bất thành văn, Đảng cộng sản muốn cơ cấu một chiếc ghế cố định giành cho phụ nữ để khỏi phải bị chỉ trích là chính trị cộng sản tạo nên hiện tượng bất bình đẳng giới.

Chỉ tính người trong Đảng cộng sản thì từ năm 1960 cho đến nay đã có 17 phó chủ tịch nước, tuy nhiên trong đó không có một ai vào ủy viên Bộ chính trị sau đó. Được biết ngay cả người phó chủ tịch nước cho ông Hồ Chí Minh từ năm 1960 đến năm 1969 là Tôn Đức Thắng không không vào được Bộ chính trị ngay cả khi ông làm chủ tịch nước sau ngày ông Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969.

TRọng bộ máy quyền lực của nhà nước cộng sản thì luôn có những cơ quan như vậy. Những cơ quan rất được tiếng, ngày nào cũng được lên truyền hình tuy nhiên thực quyền thì chẳng có gì cả. Chiếc ghế của bà Võ Thị Ánh Xuân không có giá trị bằng ghế bí thư tỉnh đó là thực tế. Vì vậy khi về trung ương mà bị đẩy vào ghế vó chủ tịch nước thì xem như cơ hội đã đóng kín với bài Võ Thị Ánh Xuân.

Không bao giờ làm Chủ tịch nước

Cho đến nay, người mà có thể lên được chủ tịch nước từ ghế phó chủ tịch nước duy nhất đó là ông Tôn Đức Thắng. Ông Tôn Đức Thắng nhân vật mà Đảng cộng sản muốn xây dựng thành tượng đài của của giai cấp công nông để tuyên truyền vì thế ông mới có đặc quyền là người duy nhất bước lên ghế chủ tịch nước từ ghế phó chủ tịch nước. Tuy nhiên dù là làm chủ tịch nước thì ông Tôn Đức Thắng cũng không được vào ủy viên Bộ chính trị.

Như vậy là ngoại trừ ông Tôn Đức Thắng thì chưa có ai bước lên vị trí chủ tịch nước từ ghế phó chủ tịch. Chỉ có bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền chủ tịch nước từ ngày 21 tháng 9 năm 2018 đến 23 tháng 10 năm 2018, nghĩa là chỉ 32 ngày. Bởi vì sau khi ông Trần Đại Quang chết thì phải đợi đến này 23 tháng 10 năm 2018 Quốc hội cộng sản mới nhóm họp và bỏ phiếu cho ông ông Nguyễn Phú Trọng.

Được biết ngày 6/4, tại kỳ họp 11 của Quốc hội cộng sản khóa XIV, với vai trò Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đệ trình lên Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Phó Chủ tịch nước với một ứng viên duy nhất để Quốc hội bầu.

Trước đó, theo thủ tục Quốc hội cộng sản cũng đã miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Ngườu được ông Phúc đề cử thay cho bà Thịnh là bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Theo kich bản quan thuộc, lẽ ra quốc hội đồng ý 100% nhưng như thế có vẻ độc tài, nên kỳ này vở kịch bầu cử được thiết kế với 447/449 đại biểu tán thành chiếm 93,13% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy là bà Võ Thị Ánh Xuân giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước.

Bà Võ Thị Ánh Xuân sinh năm 1970, quê ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, là đương kim bí thư tỉnh.

Bà Xuân là Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết khóa XI và là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII và XIII ; là đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Về học vấn thì bà Xuân có cử nhân Sư phạm hóa học, từng là giáo viên trường THPT ở An Giang, sau đó làm chuyên viên nghiên cứu tổng hợp của Văn phòng Tỉnh ủy An Giang.

Sau 9 năm làm Phó Chủ tịch sau đó là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang, bà Xuân lần lượt đảm nhiệm các chức vụ : Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang ; Bí thư Thị ủy Tân Châu ; Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2011-2016 ; Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Tháng 10 năm 2015, Bộ chính trị điều động, phân công bà Võ Thị Ánh Xuân giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2010-2015.

Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng

Tháng 9 năm 2020, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI, bà tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra hồi cuối tháng 1/2021, bà Xuân tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và mới đây có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở khối Chủ tịch nước.

nhansu9

Việc bầu Bộ chính trị, không có chỗ cho phó chủ tịch nước. Bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Ai đì bà Võ Thị Ánh Xuân lên ghế phó chủ tịch nước ?

Trong giai đoạn từ sau đại hội 13 đến nay, ông Phạm Minh Chính là trưởng ban tổ chức trung ương. Ông Chính có vai trò sắp xếp nhân sự cho hậu đại hội 13 nên lợi dụng quyền này, ông sẽ tạo nên những mối quan hệ thân hữu xa tận miền nam. Được biết thành phố HCM là nơi ông Nguyễn Phú Trọng đã bố trí Nguyễn Văn Nên nắm, đấy là một thất thế cho ông Chính. Tuy nhiên mối quan hệ giữ ông Chính và ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn rất tốt nên có thể xem Kiên Giang là vùng đất ủng hộ tân thủ tướng, thay vào đó tân thủ tướng sẽ nâng đỡ Nguyễn Thanh Nghị. Đó là quan hệ qua lại. Tuy nhiên ngoài vùng đất Kiên Giang, ông Phạm Minh Chính rất cần những mỗi quan hệ tốt với các bí thư thỉnh. Mà để tạo mối quan hệ tốt thì không gì bằng ban cho họ chức tước, điều này là trong tầm tay của ông Phạm Minh Chính khi còn là trưởng ban tổ chức trung ương.

Thực chất tin tức bà Võ Thị Ánh Xuân làm phó chủ tịch nước đã đã lọt ra ngoài từ sau hội nghị trung ương 2 vào đàu tháng 3 vừa rồi. Có thể nói, ở kỳ hội nghị đó ông Phạm Minh Chính thể hiện tay chơi cờ lão luyện. Có lẽ ông Chính muốn đưa bàVõ Thị Ánh Xuân vào chiếc ghế có tiếng mà không có miếng để khỏi bị tai tiếng là "đì" chị em phụ nữ. Vì vậy ông chuyển bà Võ Thị Ánh Xuân về trung ương và đưa bà ngồi vào ghế phó chủ tịch nước hữu danh vô thực. Phần ghế bí thư tỉnh An Giang, ông hạm Minh Chính ưu tiên cho người khác, có thể là ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ông Lê Văn Nưng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh sẽ ngồi vào ghế này.

Ngọc Thảo (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 08/04/2021

Published in Diễn đàn