Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Tự do tôn giáo và quyền của người bản địa"

Quang Nguyên, VNTB, 02/08/2020

Chiều ngày 31/7, buổi hội luận trực tuyến với chủ đề "Tự do tôn giáo và quyền của người bản địa" của NGO BPSOS tiếp tục được tổ chức tại Thủ Đô Hoa Kỳ.

vang2

Về phía chính quyền Hoa Kỳ có sự tham dự chủ tọa của Đại sứ lưu động đặc trách Tự do tôn giáo quốc tế Sam Brownback, cựu Đại sứ Grover Joseph Rees.

Ông Grover Joseph Rees là cố vấn kỳ cựu các Đề án quốc tế của BPSOS. Ông là cựu Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Đông Timor từ năm 2002 đến 2006. Ông cũng là một nhân viên thâm niên của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, tại đây ông hữu trách về các vấn đề nhân quyền và bảo vệ tị nạn. Trong thẩm quyền đó, Ông đã đóng vai trò chủ lực để soạn thảo và ban hành các luật quan trọng về nhân quyền, bao gồm Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người, Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và Luật Hỗ Trợ Nạn Nhân Tra Tấn.

Ông cũng là Cố vấn trưởng của Sở Di Trú Hoa Kỳ (1991-1993), Chánh án Toà Án Thượng Thẩm của American Samoa (1986-1991), và Cố vấn đặc biệt cho Tổng Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ (1985-1986).

Ông Sean Nelson Cố vấn pháp lý về tự do tôn giáo toàn cầu cho Liên Minh bảo Vệ Tự Do. Ngoài ra theo dõi trực tuyến buổi họp còn nhiều vị thượng nghị sĩ, dân biểu của Quốc hội và các vị quan chức trong chính phủ Hoa Kỳ. 

Dưới đây là bản tường trình của Mục sư Wang Chi Minh.

------------------

Hội Thánh Tin Lành H’Mong

Gia đình Mục sư Vàng Chí Mình là một trong những gia đình người dân tộc H’Mong đầu tiên thuộc Huyện Mường Nhé, tỉnh Hà Giang theo đạo Tin Lành. Cha của Mục sư Vàng là một quân nhân trong quân đội cộng sản Việt Nam, đã được nhiều huân huy chương. Sau khi theo đạo Tin Lành, ông bị bắt và bị đánh đập nhiều lần và chết vì các vết thương không được chăm sóc.

Mục sư Vàng học kinh thánh, trở thành mục sư và truyền đạo trong huyện cũng bị bắt giam tù nhiều tháng. Cuối cùng chính quyền cộng sản Việt Nam quyết định trừng phạt ông quyết liệt hơn. Tại một phiên tòa ngụy tạo, họ đã kết án và giam giữ Mục sư Vàng 9 năm dài.

Vì lo sợ cho tính mạng và khả năng được giữ và truyền đạo, ông đem gia đình trốn thoát sang Thái Lan và là gia đình H’Mong Việt Nam đầu tiên được tị nạn tại Hoa Kỳ. Hiện ông sống tại Tiểu bang Minnesota và là một nhà hoạt động tích cực bênh vực cho quyền tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số, đặc biệt người H’Mong tại Việt Nam. Ông có quan hệ mật thiết với nhiều hội thánh Tin Lành của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Hôm nay vì lý do riêng ông không thể có mặt trong cuộc thảo luận này, nhưng đã gửi phát biểu qua video.

vang1

Mục sư Vàng Chí Mình

Thưa quý vị.

Vì trường hợp khó khăn, tôi không thể có mặt trên diễn đàn ngày hôm nay được, xin kính gửi quý vị bản tường trình qua video này  về tình hình dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành hiện nay ở Việt Nam và các đề nghị mong có thể giúp phần nào giảm thiểu tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam đang bức bách tôn giáo nói chung và nhóm người thiểu số theo Tin Lành ở miền Bắc Việt Nam, nói riêng.

Từ năm 2019 cho đến những tháng gần đây, dù trong cơn đại dịch virus Corona, chính quyền Việt Nam vẫn không ngừng tìm cách ngăn chặn, thậm chí bắt bớ các tín đồ, đập phá nơi thờ phượng Chúa, nhà thờ, chùa chiền, cướp phá thánh thất.

Luật về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo có hiệu lực vào ngày 1/1/2018, ban hành tư cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo được công nhận nhưng luật này cũng yêu cầu các tổ chức tôn giáo này phải được chấp thuận trước đối với các hoạt động tôn giáo thường lệ của mình, và  luật này cũng khép lại cơ hội để các nhóm tôn giáo độc lập trước đây đã hoạt động bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật những nhóm tôn giáo không đăng ký, hiển nhiên khiến cho việc hành đạo và hoạt động tôn giáo ôn hòa trở nên bất hợp pháp.

Bà con dân tộc thiểu số người Thái Đen tại Bản Nôm, đội 2, xã Noong Lương, Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Phủ đã theo đạo Tin Lành từ 20 năm nay bị bách hại liên tục. Vị mục sư phục vụ dân Chúa tại đây đã bị bắt cầm tù với bản án nhiều năm. Gần đây nhất, ngày 15/7 năm 2020, người đại diện của Đại sứ quán Mỹ đến thăm giáo dân ở đây để tìm hiểu về tinh hình tự do tôn giáo. nhưng công an đã ngăn cản không cho người dân có đạo tiếp xúc. Chính quyền chỉ cho các cán bộ thuộc các hội đoàn nhà nước giả danh giáo dân đến ngồi nghe. 

 Các nhà chức trách địa phương tiếp tục tịch thu đất đai tài sản của nhiều nhà thờ Tin Lành của người thiểu số để dành chỗ cho các dự án phát triển kinh tế mà không đưa ra các đền bù thỏa đáng.

Bản Tác Vự Trang xã Nạm Vì huyện Mường Nhé và bản Phép Tô, xã Chung Chải Tỉnh Điện Biên Phủ gồm những người Mông theo Tin Lành và có một số người chính quyền đánh giá là người ‘hiểu biết" cho nên công an tỉnh bắt phân tán chỗ ở, không cho tập trung nhiều gia đình. Họ lấy cớ cần đất cho các chương trình xây dựng công cộng.

Người H'Mong theo đạo Tin Lành ở Việt Nam đến nay vẫn không được làm nhà thờ. Họ chỉ có những điểm cầu nguyện và phải có người đứng tên chịu trách nhiệm về điểm cầu nguyện này. Điểm cầu nguyện này cũng không cho phép người từ các bản khác đến tham dự. Các mục sư muốn đến các điểm cầu nguyện này phải xin phép và thường chính quyền hứa mà không cho đi.

Năm 2018 chúng tôi có đến thăm khoảng 50 gia đình người H'Mong Việt Nam bị chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo phải trốn trong vùng sâu thuộc miền bắc tiểu bang Shan nằm giữa vùng chiến tranh giữ quân chính phủ Miến và quân đội phe chống đối. Chúng tôi được biết có hàng ngàn gia đình đang lẩn trốn như vậy. Họ chịu áp lực cả 3 phía, chính phủ Miến, quân nổi dậy và chính quyền Việt Nam, cuộc sống vô cùng khó khăn, khổ sở. Chúng tôi cũng đến thăm một số gia đình người Mông tỵ nạn tại Lào. Cuộc sống của họ có khá hơn người ở Miến, nhưng thường bị đe dọa, khủng bố thậm chí bắt cóc bởi công an Việt Nam.

Khoảng 600 người H'Mông bị đàn áp tôn giáo từ miền Bắc phải chạy trốn vào cư ngụ tại tiểu khu 179 thuộc xã Lieng Srong, Huyện Đắc Nông, tỉnh Lâm Đồng từ 20 năm nay vẫn sống trong tình trạng vô quốc gia, họ chưa được cấp giấy tờ tùy thân, hộ tịch, hộ khẩu và đất đai canh tác  dù chính quyền địa phương đã hứa hẹn nhiều lần. Việc vô cùng cần thiết là nghĩa trang chôn cất người chết cũng không có.

Thưa quý vị tình hình tự do tôn giáo của người dân tộc thiểu số Mông tại Việt Nam theo đạo Tin Lành ở Việt Nam từ 2019 đến này dù vài nơi có đạt được một số kết quả nhỏ do sự giúp đỡ tích cực của các tổ chức ngoại giao và nhân quyền bên ngoài như PBSOS, nhưng nói chung có khuynh hướng tiêu cực như chúng tôi vừa trình bày. Để tình trạng đàn áp tự do tôn giáo được giảm bớt phần nào và giảm thiểu sự đau khổ cho người Mông theo Tin Lành, chúng tôi đề nghị chính phủ Hoa Kỳ và các giới chức ngoại giao trên thế giới :

1. Đưa Việt Nam trở lại danh sách "các quốc gia đáng quan ngại", hay còn gọi là CPC.

2. Lập thỏa thuận có ràng buộc với chính phủ Việt Nam về việc thúc đẩy các cải cách quan trọng nhằm cải thiện tự do tôn giáo và dân chủ.

3. Tăng cường nhiều hơn nữa những tiếp xúc cấp cao với tư cách nhà nước và tư nhân với các viên chức chính phủ Việt Nam bàn về vấn đề tù nhân lương tâm và quan ngại tự do tôn giáo,

4. Chúng tôi hết lòng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và các nước khác tìm cách giúp đỡ hàng ngàn người Mông, Việt đang tỵ nạn vì bị đàn áp tự do tôn giáo tại Thái, Lào, Miến Điện. Hoặc cho họ được đi định cư nước thứ 3 hay can thiệp với các chính quyền địa phương hợp thức hóa tình trạng cư trú và việc làm cho họ để họ không phải sống một cách không xứng đáng tình trạng con người vừa trốn tránh sự đàn áp của chính quyền địa phương vừa chịu khủng bố của chính quyền Việt Nam.

Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Mục sư Vàng Chí Mình

Hội Thánh Tin Lành H’Mong

Gia đình Mục sư Vàng Chí Mình là một trong những gia đình người dân tộc H’Mong đầu tiên thuộc Huyện Mường Nhé, tỉnh Hà Giang theo đạo Tin Lành. Cha của Mục sư Vàng là một quân nhân trong quân đội cộng sản Việt Nam, đã được nhiều huân huy chương. Sau khi theo đạo Tin Lành, ông bị bắt và bị đánh đập nhiều lần và đã chết vì các vết thương không được chăm sóc.

Mục sư Vàng học kinh thánh, trở thành mục sư và truyền đạo trong huyện cũng bị bắt giam tù nhiều tháng. Cuối cùng chính quyền cộng sản Việt Nam quyết định trừng phạt ông quyết liệt hơn. Tại một phiên tòa ngụy tạo, họ đã kết án và giam giữ Mục sư Vàng 9 năm dài.

Vì lo sợ cho tính mạng và khả năng được giữ và truyền đạo, Ông đem gia đình trốn thoát sang Thái Lan và là gia đình H’Mong Việt Nam đầu tiên được tị nạn tại Hoa Kỳ. Hiện ông sống tại Tiểu bang Minnesota và là một nhà hoạt động tích cực bênh vực cho quyền tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số, đặc biệt người H’Mong tại Việt Nam. Ông có quan hệ mật thiết với nhiều hội thánh Tin Lành của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 02/08/2020

************************

Ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam

Quang Nguyên, VNTB, 01/08/2020

Cuộc tổng vận động Quốc hội và Hành pháp Hoa Kỳ cho một số quyền tự do căn bản về nhân quyền cho Việt Nam/2020 đã diễn ra lúc 9 giờ sáng ngày 31/7/2020, tại Thủ Đô Washington, Hoa Kỳ. Đây là năm thứ 9 BPSOS tổ chức chương trình tổng vận động này.

Ngày Vận động cho nhân quyền Việt Nam 2020 khai diễn (VOA)

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch, BPSOS thay thế các sinh hoạt vận động hành lang ở Quốc hội và các buổi họp với các cơ quan Hành Pháp Hoa Kỳ bằng chuỗi buổi hội luận trực tuyến về các đề tài trọng tâm : tự do tôn giáo, quyền của người bản địa, quyền tự do biểu đạt và internet, tù nhân lương tâm, bài trừ tra tấn, và khai dụng các định chế nhân quyền cũng như các biện pháp chế tài.

ngay1

Nghị trình thảo luận cho Ngày vận động nhân quyền cho Việt Nam trong thang 7 và 8/2020

Thành phần diễn giả bao gồm các giới chức của chính phủ Hoa Kỳ, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, đại diện của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, và đặc biệt các lãnh đạo tinh thần, các nhân chứng và các người đấu tranh nhân quyền người Việt ở trong và ngoài Việt Nam.

ngay2

"Các diễn giả người Việt không chỉ cập nhật hiện trạng nhân quyền ở Việt Nam mà còn chia sẻ kinh nghiệm về các cách làm hiệu quả và đề ra phương hướng hành động tích cực", Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS, giải thích.

Theo Tiến sĩ Thắng, qua chuỗi hội luận trực tuyến, BPSOS muốn giới thiệu những nỗ lực không ồn ào nhưng hiệu quả mà trước đến giờ ít ai biết đến.

ngay1

Về phía chính quyền Hoa Kỳ sẽ có sự tham gia của Đại sứ lưu động đặc trách Tự do Tôn giáo quốc tế Sam Brownback, Ủy viên kiêm Phó Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) Luật sư Anurima Bhargava, Ủy viên USCIRF Tiến sĩ James Carr, Dân biểu Glenn Grothman (Cộng hòa, Wisconsin), Dân biểu Alen Lowenthal (Dân chủ, California), Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng hòa, Florida)… Đặc biệt sẽ có sự tham gia của Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Tiến sĩ Ahmed Shaheed.

Để yểm trợ cho cuộc tổng vận động của BPSOS năm nay, Thượng nghị sĩ John Cornyn (Cộng hòa, Texas) và Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng hòa, Florida) đã gửi văn thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, kêu gọi chế tài Việt Nam và các quan chức Việt Nam chịu trách nhiệm về các cuộc đàn áp nhân quyền, bách hại các tôn giáo, bịt miệng những người bất đồng quan điểm, và bỏ tù những người kêu gọi dân chủ.

Buổi hội luận trực tuyến ngày thứ nhất với chủ đề "Tự do tôn giáo và quyền của người bản địa" được tổ chức ngày 31/7. Các buổi hội luận kế tiếp sẽ được thực hiện vào các ngày 7 và 14/8. Nối tiếp sẽ là Ngày Quốc tế Tưởng niệm các nạn nhân của sự bạo hành vì lý do Tôn giáo hay Niềm tin, vào Thứ Bảy 22/8.

Phóng viên Quang Nguyên của Việt Nam Thời báo sẽ lần lượt gửi đến dộc giả diễn tiến các buổi họp.

Quang Nguyên

Nguồn : VNTB, 01/08/2020

Published in Diễn đàn