Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

N công ca Vit Nam s vượt mc an toàn vào năm 2018, theo d báo ca Ngân Hàng Thế Gii (WB) nêu ra trong bn cp nht tình hình kinh tế ca Vit Nam công b trong tháng 7/2017.

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. (Hình: Trích từ website của The Economist)

Đng h n công ca tp chí The Economist nêu con s n công ca Vit Nam vào ngày 16/7/2017 là gần 95 tỉ USD (Hình : Trích t website ca The Economist)

N công, tc chính ph Vit Nam đi vay đ chi tiêu, tng được báo đng tăng chóng mt nhng năm gn đây. Không năm nào ngun thu cho ngân sách đ cho nhà nước chi dng nên luôn luôn phi vay n.

Theo các con s thông kê do B Tài Chính ca Vit Nam nêu ra, n công ca Vit Nam năm 2016 chiếm 63,7% GDP. Năm 2017 d trù lên đến “đnh là 64,8% GDP ri sau đó n công s bt đu gim t năm 2018 (bng 64,7% GDP), năm 2020 bng 63,7% GDP.

Nhưng mun đt được kết qu như vy, B Tài Chính Vit Nam cho rng nn kinh tế phi tăng trưởng GDP mc t 6,7 đến 7% năm nay và năm ti. Đó cũng là lý do người ta thy my ngày qua, th tướng Nguyn Xuân Phúc thúc gic Ngân hàng Nhà nước thc hin mt s bin pháp đ kích thích tăng trưởng kinh tế theo ch tiêu đã đ ra t đu năm, tc phi được 6,7%.

Tuy nhiên, trong bn cp nht tình hình kinh tế ca Vit Nam tháng By 2017, WB lp li d báo mà h tng đưa ra vào tháng Tư trước đây là năm nay, kinh tế Vit Nam vn ch tăng trưởng được khong 6.3%.

Vì vy, năm nay, WB d báo n công ca Vit Nam s chm trn an toàn do nhà nước t n đnh là 65% GDP và sang năm s vượt trn lên ti khong 65,4% GDP. Thâm thng ngân sách trin miên vì không năm nào s thu theo kp được s chi trong khi các nhu cu chi tiêu ni đa nuôi gung máy và tr n nước ngoài vn c phình ra mãi.

Theo đà phát trin kinh tế và đã nhn được các khon vin tr và ưu đãi tín dng sut hơn 20 năm qua, Vit Nam không còn được coi là nước nghèo mà đang sang mc thu nhp trung bình thp. Bi vy, t tháng By 2018, WB không còn cp tín dng ưu đãi cho Vit Nam như mt nước thu nhp thp. Nht Bn, mt trong nhng nhà tài tr tín dng ưu đãi chính yếu cho Vit Nam cũng ct gim dn các khon cho vay ưu đãi và chuyn dn sang tín dng theo th trường, ít ưu đãi hơn.

Con s n công ca Vit Nam chính xác là bao nhiêu vn còn là con s mơ h trong khi phía chính quyn coi như bí mt nhà nước. Nhng loi n nào được gi là n công tc nhà nước Vit Nam có trách nhim hoàn tr khon vay cũng khác vi quan đim ca nhà tài tr.

B Tài Chính Vit Nam ch nhìn nhn n công bao gm n ca chính ph, n được chính ph bo lãnh, n ca chính quyn đa phương. Nhưng các nhà tài tr quc tế đu cho rng n công phi bao gm c các khon vay ca các xí nghip quc doanh. Quc doanh là con đ ca nhà nước, cm tin ca nhà nước kinh doanh. Quc doanh đi vay mà không tr thì nhà nước là b phi có nghĩa v tr n cho con.

Đó cũng là lý do ti sao năm 2010 tp đoàn đóng tàu Vinashin không tr ni n nước ngoài, đáo hn b thúc n nhưng chính ph Hà Ni t chi tr thay vì doanh nghip t vay, t tr và nhà nước không có nghĩ v tr n đy.

Hi tháng By 2015, WB cho hay n công ca Vit Nam vào thi đim này khong 2,35 triu t đng, tương đương khong 110 t đô la. Đây là con s cao hơn nhng gì người ta tng được thy đ cp trước đó.

Trên đng h n công trên thế gii mà mt b phn ca báo tài chính The Economist lp ra trên mng, n công ca Vit Nam vào ngày 16/7/2017 là 94.854.098.361 USD. Da trên dân s là 92.056.721 thì mi người Vit Nam bt k già tr ln bé mi người phi gánh mt khon n là 1.039 đô la.

Nhiu phn, The Economist căn c vào các con s ca phía Vit Nam đ công b.

Báo chí ti Vit Nam gia năm ngoái cho hay, mi tháng Vit Nam phi dành ra s tin khong hơn 1 t đô la đ tr nước nước ngoài. Vì ngân sách thiếu ht, chính quyn phi đưa kế hoch vay thêm 20 triu đô la va đ tr n va đ “đo n”, tc nhng khon vay đáo hn mà không có kh năng thanh toán, đng thi bù đp các khon bi chi.

Ngô Đồng

Nguồn : VOA, 21/07/2017

Published in Diễn đàn

Nợ công Việt Nam đã chẳng hề được cải thiện nguy biến sóng thần của nó sau kỳ họp Quốc hội tháng Năm-Sáu, 2017, khi đảng tràn đầy quyết tâm "tự chuyển hóa" bất ổn chính trị thành bất ổn xã hội.

nocong1

Nợ công Việt Nam đã "tự chuyển hóa" bất ổn chính trị thành bất ổn xã hội - Ảnh minh họa 

Quyết tâm "tống khứ doanh nghiệp nhà nước"

Chỉ vào những ngày cuối cùng của kỳ họp trên, một quan chức mang trọng trách an nguy nhất về vay nợ là Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng mới đề cập về những lý do tại sao không nên đưa nợ tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước vào nợ công : theo hướng dẫn Ngân hàng thế giới (WB), chỉ tính nợ tự vay tự trả vào nợ công nếu thỏa mãn 3 điều kiện đồng thời : Chính phủ sở hữu 50% vốn tại doanh nghiệp, hoạt động thu chi của doanh nghiệp được tính trong dự toán thu chi hàng năm, và chính phủ cam kết trả nợ thay nếu chủ thể đi vay không thể trả được nợ.

Ngoài ra, trên thế giới hiện nay, khảo sát hơn 40 nước thì hầu hết là không tính nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công, chỉ có 3 nước.

Cần lưu ý rằng trước đó, chưa bao giờ một quan chức hay một cơ quan chức năng nào của Việt Nam "phát hiện" ra 3 tiêu chí trên. Trước đó nhiều năm, đặc biệt là từ năm 2011 khi tình hình kinh tế Việt Nam bắt đầu trở nên be bét và nợ đã chất thành núi, nhiều chuyên gia phản biện độc lập đã tính toán một cách cẩn thận về nợ công của Việt Nam và đưa ra những con số vượt hẳn số báo cáo của chính phủ thời đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời yêu cầu Việt Nam phải tính nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công theo đúng tiêu chí của Liên Hiệp Quốc.

Vào năm 2011, nợ công quốc gia đã được chính phủ Nguyễn Tấn Dũng "ra lệnh" chỉ nằm vào khoảng 55% GDP. Lý do hết sức dễ hiểu là nếu tống nợ vay nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vào phạm trù nợ công quốc gia, nợ công sẽ vọt lên ít nhất 200% GDP ngay tại thời điểm năm 2011 – lúc tỷ lệ lạm phát trên báo cáo đã xấp xỉ 20%, còn chính phủ bắt buộc phải ban hành nghị quyết về "thắt lưng buộc bụng" sau một thời gian dài "đầu tư liên tục, đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ" như một triết lý cảnh báo của chuyên gia phương Tây đối với trường hợp Trung Quốc và Việt Nam.

Nhưng cho đến nay, "người thừa kế" của ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn chưa vượt thoát khỏi bức tường kiên cố giả tạo của các bộ ngành đảm trách việc vay và trả nợ. Số báo cáo về nợ công của chính phủ hiện thời vẫn chỉ "sát ngưỡng nguy hiểm," tức sát mức 65% GDP, cho dù vào đầu năm 2017, Thủ tướng Phúc đã buột ra một đánh giá xuất thần : "nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần."

Không những vượt trần mà còn vượt xa !

Một phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đã cho biết nợ của 3,200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng Cục Thống Kê năm 2014 là 4,9 triệu tỷ đồng (231 tỷ USD), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỷ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỷ USD, bằng 158% GDP.

Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỷ USD, lên đến 210% GDP.

Trước đây và đặc biệt dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay vốn của nước ngoài diễn ra tràn lan và vô tội vạ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, có ít nhất 30% số doanh nghiệp nhà nước luôn phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Chẳng hạn với 12 tập đoàn nhà nước đã lỗ 218 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng, trong đó có 4 tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ). Cả 4 tập đoàn này đều nằm trong những doanh nghiệp nhà nước được chính phủ bảo lãnh để "phát triển kinh tế."

"Phán quyết" mới nhất của chính phủ là cơ quan này sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài chỉ đúng 1 tỷ USD trong năm 2017, giảm mạnh so với mức bảo lãnh 2,5 tỷ USD trong năm 2015 và 1,5 tỷ USD trong năm 2016.

Hẳn nhiên đây là tình thế tất yếu bởi ngân sách quốc gia hiện thời là cực kỳ eo hẹp, thu không đủ chi và hàng năm còn phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ đô la.

Nếu phải lo cả "nợ riêng" của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công.

nocong2

Nền kinh tế của Việt Nam hiện phần lớn dựa vào giá nhân công rẻ mạt. (Hình : Getty Images)

Hiện tượng lạ : "không tính nợ Ngân hàng nhà nước vào nợ công ?"

Trong phần giải trình trước Quốc hội về Luật Nợ Công, một hiện tượng lạ đã xảy ra : không phải thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, mà lại là Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã lần đầu tiên đề cập đến một câu chuyện rất "nhạy cảm" : với các khoản nợ của Ngân hàng nhà nước vay để thực hiện chính sách tiền tệ thì không tính vào nợ công, vì Ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò của Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo giá trị đồng tiền, cán cân thanh toán, trong đó có việc phát hành các công cụ nợ có kỳ hạn dưới 12 tháng.

Một lý do nữa được ông Đinh Tiến Dũng nêu ra là theo thông lệ quốc tế, phần lớn các nước ngân hàng trung ương là ngân hàng độc lập, thống đốc không phải thành viên của chính phủ, còn ở Việt Nam thì Ngân hàng nhà nước là đơn vị thuộc chính phủ, còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ… Tuy nhiên với vai trò quản lý nhà nước thì Ngân hàng nhà nước không có chức năng huy động vốn cho chính phủ nên hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nhà nước không thuộc nợ công.

Những dấu hỏi lập tức bật ra : các khoản nợ của Ngân hàng nhà nước vay để "thực hiện chính sách tiền tệ" là gì ? Vì sao từ trước tới nay chưa bao giờ Ngân hàng nhà nước báo cáo những khoản nợ này cho Quốc hội để được công khai minh bạch trước cử tri ?

Một khi thời Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã quá tai tiếng về nhiều hậu quả điều hành thị trường vàng, ngoại tệ, đặc biệt là để lại một núi nợ xấu khổng lồ lên đến 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm đến 40% trong tổng dư nợ cho vay hơn 3 triệu tỷ đồng vào thời điểm năm 2011, có quá nhiều nghi ngờ về chuyện vay nợ để "thực hiện chính sách tiền tệ" là "treo đầu dê bán thịt chó" và nhằm trục lợi.

Một mâu thuẫn lớn cũng tiếp theo giải trình của ông Đinh Tiến Dũng : nếu loại nợ Ngân hàng nhà nước khỏi nợ công, tức coi Ngân hàng nhà nước là một doanh nghiệp nhà nước. Vậy Ngân hàng nhà nước có còn là cơ quan quản lý, hay "vừa đá bóng vừa thổi còi ?"

Trong thực tế, Ngân hàng nhà nước phải chịu trách nhiệm về nhiều khoản nợ xấu của nhiều doanh nghiệp nhà nước. Nếu các doanh nghiệp đó không trả được thì Ngân hàng nhà nước phải trả, mà Ngân hàng nhà nước lại là cơ quan quản lý, không ai có trách nhiệm trả. Như vậy chẳng lẽ Ngân hàng nhà nước sẽ phá sản ? Mà phá sản thì lấy ai "điều hành chính sách tiền tệ ?".

Biến bất ổn chính trị thành bất ổn xã hội

Chính điều kiện "Chính phủ sở hữu 50% vốn tại doanh nghiệp" mà Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng nại ra để thuyết phục "không nên đưa nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công" đã thật bất ổn : trong khi hầu hết doanh nghiệp nhà nước có nguồn gốc từ vốn nhà nước, tại sao không đưa núi nợ của những doanh nghiệp nhà nước đó vào nợ công khi chính phủ và các bộ ngành vẫn chưa hề công bố một báo cáo phân tích rạch ròi nào về chuyện bao nhiêu doanh nghiệp nhà nước do chính phủ sở hữu trên 50% vốn và bao nhiêu dưới 50%, tổng giá trị các loại nợ tự vay tự trả và nợ do chính phủ bảo lãnh vay là bao nhiêu… ?

Cái cách cố tình loại nợ của doanh nghiệp nhà nước và Ngân hàng nhà nước khỏi nợ công để chính quyền tạm tránh được bất ổn chính trị, vẫn tạm thời bảo đảm việc chi thường xuyên lương thưởng cho đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức với ít nhất 30% trong số đó bị dư luận coi là "không làm gì cả," đang đẩy bất ổn xã hội cho xã hội, nhất là rất nhiều người nghèo chẳng hiểu sao họ và các đời con cháu họ phải gánh một món nợ khủng khiếp từ trên trời rơi xuống.

Một khi chính phủ gần như phủi tay trước nhiều món nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, ngay trong năm 2017 sẽ xuất hiện những cái tên doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải phá sản, thậm chí còn phải đối mặt với vòng lao lý.

Và sẽ ập đến cả một phong trào "bắt doanh nghiệp nhà nước," đi đôi với chiến dịch "bắt ngân hàng" đã, đang và sẽ gây náo loạn. Nạn thất nghiệp ở Việt Nam, vốn đã có thể lên đến 20% chứ không hải chỉ hơn 2% như số báo cáo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, sẽ càng ghê gớm hơn.

Thất nghiệp lại phần nào tiếp sức cho tệ nạn xã hội và rối loạn xã hội. Từ đó sẽ dẫn đến bất ổn chính trị.

Phương châm "tống khứ nợ doanh nghiệp nhà nước" của chính phủ và Quốc hội đã chẳng hề giải quyết được bất kỳ một nội dung thực chất nào. Tất cả nguy biến vẫn còn treo nguyên đó, chỉ chờ bùng phát.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 25/06/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn

Nhiều khoản vay là nợ xấu được cho vay theo các chỉ định, chương trình của Chính phủ...

noxau1

Nếu ước chung các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn trả nợ từ ngân sách nhà nước Trung ương, địa phương, nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ ước khoảng 6.147 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ kế hoạch xây dựng đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, nhiều tồn tại đang được Ngân hàng Nhà nước đặt ra để tìm hướng xử lý.

Trong đó, nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước, nợ đọng trong xây dựng cơ bản, nợ xấu được cho vay theo các chỉ định, chương trình của Chính phủ… đang là một tồn tại.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn còn tồn tại một số trường hợp có tỷ lệ nợ xấu cao, chủ yếu tập trung ở ba ngân hàng thương mại bị mua bắt buộc, tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính yếu kém.

Nợ xấu tại nhóm thành viên trên đòi hỏi cần phải tiếp tục và sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới không để tác động xấu đến an toàn hệ thống.

Tuy nhiên, nợ xấu đang tập trung chủ yếu tại các tổ chức tín dụng yếu kém, trong khi hầu hết các khoản nợ xấu có liên quan đến các vụ án trọng điểm đang trong quá trình điều tra, tố tụng, nên quá trình xử lý nợ xấu bị kéo dài, do vậy, cần có thời gian xử lý cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu các ngân hàng này.

Đáng chú ý, bên cạnh phần nợ xấu nói trên, theo số liệu của tổ chức tín dụng báo cáo, nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối mặc dù đã được xử lý quyết liệt trong thời gian qua, nhưng đến cuối năm 2015 vẫn còn lượng lớn, trên 10.090 tỷ đồng.

Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương cũng diễn ra phổ biến, nhiều công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém ; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện ; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản.

Nhiều khoản vay là nợ xấu được cho vay theo các chỉ định, chương trình của Chính phủ và liên quan đến nguồn trả nợ từ ngân sách cũng góp phần làm cho nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng lên.

"Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tiền tệ, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững", một tài liệu của Ngân hàng Nhà nước đưa ra đánh giá.

Chưa có cập nhật mới nhất, song tính đến thời điểm 31/12/2015, các khoản nợ xấu liên quan đến các khoản vay theo chỉ định của Chính phủ ước khoảng 4.267,4 tỷ đồng ; các khoản nợ xấu liên quan đến nguồn trả nợ từ ngân sách nhà nước là 1.844,6 tỷ đồng ; các khoản nợ xấu liên quan đến các khoản vay được bảo lãnh bởi các tổ chức chính trị, xã hội là khoảng 35 tỷ đồng.

Nếu ước chung các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn trả nợ từ ngân sách nhà nước Trung ương, địa phương, nợ xấu cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ ước khoảng 6.147 tỷ đồng.

Hoàng Vũ

Nguồn : VnEconomy, 10/02/2017

Published in Việt Nam

nocong1

Th tướng Nguyn Xuân Phúc bt đu có nhng phát ngôn "l" v kinh tế

Gần mt năm sau cuc chuyn giao quyn lc chính ph, Th tướng Nguyn Xuân Phúc bt đu có nhng phát ngôn "l" v kinh tế ngay vào khong thi gian chuyn thi gia năm 2016 và 2017.

Bắt đu ‘m ming’

"Nợ công sát trn cho phép và nếu tính đ thì có thể đã vượt trn", Thủ tướng Phúc đt ngt phát biu không hn là ch đo ti Hi ngh Chính ph vi đa phương vào cui năm 2016.

Đây là lần đu tiên mt quan chc có trách nhim đ cp đến thc tế n công đã vượt trn, tc vượt ngưỡng nguy him 65% GDP. Trước đó, tt c các quan chc chính ph, t nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng đến B Tài chính, B Kế hoch và Đu tư… đu khăng khăng nói rng n công vn dưới ngưỡng nguy him. Đây cũng là ln đu tiên mt cp phó ca nguyên Th tướng Dũng dám có cách nhìn trái với cu th trưởng ca mình.

Sau phát ngôn "lạ" va nêu, ông Nguyn Xuân Phúc càng làm dư lun sng st vi nhn xét "Tôi nghe chuyên gia báo cáo, cả nh báo, nếu không chm dt tình trng này, s sp đ ca nn tài khóa quc gia không th tránh khi" trong hội ngh tng kết ngành tài chính được t chc chiu ngày 6/1/2017.

Phát ngôn đặc bit va k đã được chính Thông tn xã Vit Nam đăng li vi ta đ "Nợ công tăng nhanh, Th tướng cnh báo ‘sp đ tài khóa quc gia’", nhưng sau đó có l b Ban Tuyên giáo trung ương chnh hun nên li đi thành "Thủ tướng đ ngh kim soát n công và đm bo kh năng tr n".

Có thể cho rng, đây là ln đu tiên mt quan chc cao cp ca Vit Nam đ cp đến nguy cơ sp đ tài khóa quc gia, đc bit đã s dng t "sp đổ", vn là mt t ng b coi là cc kỳ "nhy cm chính tr" mà h thng đng và chính quyn t trước ti nay chưa bao gi nói đến mt cách công khai.

Hãy hồi tưởng, trong sut nhng năm làm Phó Th tướng, ông Phúc đã chng có bt kỳ phát ngôn công khai nào về "n công đã vượt trn" hay "sp đ tài khóa quc gia". Ngược li, ông nhn ni hòa nhp vi cp trên trc tiếp ca mình.

Nhưng bây gi thì khác.

Theo Hiến pháp, Nguyn Xuân Phúc đang là th tướng. Có th hiu tâm thế ca Th tướng Phúc ra sao khi ông dám nói thẳng v "n công đã vượt trn" trong hin ti và đc bit là "sp đ tài khóa quc gia", dù ch dùng đ nói v tương lai ?

Đời th tướng khó khăn nht

Một năm sau Đi hi XII, lch s ca Đảng Cộng sản Việt Nam đã đ thi gian đ cho thy chưa bao gi có mt đời thủ tướng nào li phi gánh chu quá nhiu hu qu và di ha như Nguyn Xuân Phúc. Không ch n công mà còn là đ th di ha khác v n xu, ngân sách, môi trường, tham nhũng…

Chưa k tình trng "đng chí không đng lòng" ngày càng lan rng trong ni b mà chỉ mt chút sơ sy là "toi".

Trong khi các cơ quan trung ương ca đng vn c theo thói quen ch tay năm ngón, chng phi chu trách nhim nào v mt pháp lý nhưng vn đu đu nhn ngân sách ưu tiên, thì người đng đu nn hành pháp Vit Nam mi là nhân vật cao cp nht phi "đưa đu chu báng". Nếu không th x lý được mt phn nào đó trong vô s hu qu do v th tướng tin nhim đ li, đc bit là vn đ n công và ngân sách, ông Phúc rt d b "đòn dưới tht lưng" ca mt s nhân vt chng ưa thích gì ông, và hậu qu là tương lai chính tr ca ông Phúc cũng chng h được bo đm.

Khác với nhng nhn đnh lc quan thường b mt s người chế nho ca Th tướng Nguyn Tn Dũng v các ch s kinh tế quc gia, nhng phát biu v kinh tế ca Nguyn Xuân Phúc có độ kh tín cao hơn do được da trên mt s cơ s nht đnh.

Trong những năm làm phó th tướng dưới quyn ông Nguyn Tn Dũng, ông Phúc được phân công theo dõi khi văn phòng chính ph và là quan chc tiếp cn vi nhiu báo cáo, đ án kinh tế…, nói chung là một người làm c th ch không mc căn bnh quan liêu ch tay năm ngón ca Th tướng Dũng. Chính vì thế, có th xem ông Phúc là "tay hòm chìa khóa" và am hiu v tình hình thc cht ca n công và túi tin ngân sách.

Khi trở thành th tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc càng có điu kin được B Tài chính, Ngân hàng nhà nước và B Kế hoch và Đu tư báo cáo chi tiết v tin trong ngân sách còn nhiu hay ít và có l c trin vng khi nào ngân sách s cn kit, hoc khi nào có th v n công. Rt có th, Th tướng Phúc đã biết v mt kch bn cn kit ngân sách và dn đến "sp đ tài khóa quc gia", thm chí là trong tương lai gn.

Minsky nợ công

Vào cuối năm 2015, t l n công mà Chính ph ca ông Nguyn Tn Dũng nêu ra như mt thành tích đ "tiến ti Đi hội XII" vẫn ch dưới 60% GDP. Nhưng sau Đi hi, khi ông Nguyn Tn Dũng "rt đài", nhng kỳ hp Quc hi đã cho thy gii quan chc B Tài chính bt đu dao đng. T l n công dn được nâng lên đến 60% GDP và gn đây là 62% GDP.

Tuy nhiên, những t l báo cáo trên vẫn còn quá thp so vi thc tế.

Trong suốt giai đon hai chc năm t 1994 đến 2014, Vit Nam đã vay mượn đến 80 t USD vn ODA, nâng n công lên đến vài ngàn USD mi đu người.

Vào tháng 5/2016, một chuyên gia kinh tế là Tiến sĩ Lê Ðăng Doanh cho rằng nếu tính đ các khon n t cp xã đến n xây dng cơ bn ca các b ngành, đa phương, n ca doanh nghip nhà nước thì n công ca Vit Nam có l lên đến 110-120% GDP, khong trên 4,5 triu t đng, tương đương khong 220 t USD.

Thậm chí có nhng đánh giá không chính thức cho rng t l n công ca Vit Nam đang vào khong 150%/GDP, tc lên đến khong 300 t USD, hoàn toàn có th làm cho nn kinh tế Vit Nam b phá sn trong ít năm ti - không khác my vi trường hp Argentina b v n đến hai ln vào năm 2001 và năm 2014.

Vậy "nếu tính đ" v n công có nghĩa là thế nào ?

Trong thực tế, Lut N công ca Vit Nam đã c tình b qua mt tiêu chí tính n vay nước ngoài ca các tp đoàn, doanh nghip nhà nước, trong khi tiêu chí này nm trong s 5 tiêu chí bt buc ca cơ quan thng kê ca Liên Hip Quc. Theo con s n tương đối của các doanh nghip nhà nước được công b t tn… năm 2011, loi n này đã đt đến khong 25-30 t USD, chiếm khong 15% GDP. Cho ti nay, không ai biết s n này s được tr bng cách nào.

Sau hai chục năm vay mượn và đu tư khiến phát sinh hàng núi nợ công và nợ xu, cui cùng thì thi đim Minsky - các khon n đến kỳ đáo hn nhưng còn lâu mi tr được - đang l l hơn bao gi hết.

‘Kẻ ăn c, người đ v

Với nhng phát ngôn "l" mi đây v kinh tế, hn Th tướng Phúc không mun b biến thành nhân vt trong tục ng "k ăn c, người đ v".

Một lý do khác khiến Th tướng Phúc tr thành nhân vt "kiến to" nhng phát ngôn chưa tng có tin l v "n công đã vượt trn" và "sp đ tài khóa quc gia" là nếu không đ can đm nói ra mt s tht mà trong c nước ch có đng là c bt tai nhm mt, ngay bây gi hoc chng bao lâu na ông Phúc s phi chu trách nhim v nhng hu qu ghê gm được đ li t đi Th tướng Nguyn Tn Dũng. Không ch b đng có th xếp loi "đng viên không hoàn thành nhim v", ông Phúc có thể còn b nhng đi th chính tr vin vào lý do "điu hành yếu kém" đ tìm cách loi ông khi chc v th tướng…

Nhưng tm gác li nn đu đá trin miên trong ni b, chúng ta có th nhn ra rng mt khi chính Th tướng Phúc đã phi xác nhn v nguy hiểm "sp đ tài khóa quc gia", đây không còn là mt gi thiết mà có nhiu kh năng s tr thành s tht.

Nếu không tìm cách nói tht, ông Phúc s không th nào thanh minh được vi B Chính tr và bàn dân thiên h rng ông "vô can" vi mt s hu qu kinh tế và xã hi. Ông ch chu trách nhim t nay tr đi, chng hn nếu Chính ph phi gng mình bo lãnh cho Tp đoàn Tôn Hoa Sen ca ông Lê Phước Vũ - người anh em cc chèo vi B trưởng công thương Trn Tun Anh - được vay vn nước ngoài đ bo đm 10 tỷ USD đu tư vào D án Thép Cà Ná - Ninh Thun, mt d án đc bit b dư lun phn đi vì có trin vng tr thành mt "Formosa th hai".

Bởi thế nhng quan chc khác cũng s dn theo gương Th tướng Phúc. Chng có gì phi che chn cho nhng hu qu gây ra bởi "triu đi Nguyn Tn Dũng".

Trớ trêu thay, có khi lúc đó báo chí nhà nước li có c đ ngi ca v mt chính ph "kiến to và minh bch". Bt chp nhiu năm trước T chc Minh bch quc tế (TI) đã đòi Vit Nam phi bch hóa các s liu kinh tế và tài chính nhưng chng quan chc Vit nào thèm đ tâm.

Phm Chí Dũng

Nguồn : VOA tiếng Việt, 18/01/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn
samedi, 31 décembre 2016 22:30

Nợ công : Bàn loạn cùng Leo

nocong2

Clip video "V. bự, v. lép và Nợ công".

Bản chất của hài là cười giỡn. Dưa Leo là một diễn viên hài độc thoại. Những clip video hài của anh buộc phải mang lại tiếng cười cho cả triệu người ái mộ anh.

Chuyện nợ công là một cái gì rất xa lạ với đại chúng, nhất là trong hoàn cảnh o ép như Việt Nam. Và để hài hước hóa một đề tài đã khó nuốt với đám đông lại dị ứng đối với chế độ, Dưa Leo phải đưa chuyện bự/lép của cái vòng thứ nhất trên cơ thể phụ nữ để tạo nên nụ cười. Vì thế tựa đề đầy đủ của clip video này là "V. bự, v. lép và Nợ công".

Nói theo Dưa Leo là để câu like. Nói giỡn hay nói thật chỉ có anh biết.

Điều người viết khó bỏ qua mà không suy nghĩ là ngay trong phần dạo đầu nói về chuyện bự/lép của cái vòng thứ nhất này, Leo cũng hàm ẩn trong nét hài của anh ý tưởng "khinh ghét" cái thị hiếu tầm thường hạ cấp của đám đông ngày nay ở Việt Nam. Anh nói : "Ai đời tôi làm clip về giáo dục trong suốt hai tuần lễ mà chỉ có 1 triệu tư lượt người coi. Vậy mà hai con nhỏ làm clip khoe khoang v. bự, v. lép chỉ trong hai ngày đã câu được tới 4 triệu rưỡi view !"

Leo dơ cao tay kêu lên.

"Má ơi ! Chuyện chẳng ăn thua gì tới đời sống thì thiên hạ nhào vô…trong khi chuyện nợ công nó đè nặng trên toàn bộ người Việt Nam thì chẳng mấy ai quan tâm !"

Sau khi nêu câu hỏi : nợ công là gì cùng với lối suy nghĩ hời hợt đơn giản của đa số "Tôi đâu có thấy nợ gì đâu ?", Leo bắt đầu dẫn giải về hai cách nhà nước vay nợ. Nợ nội địa là vay của dân. Và nợ quốc tế là vay nợ của các nước, các tổ chức quốc tế.

Cách thứ nhất, chính phủ in trái phiếu (một thứ giao kèo vay nợ ghi rõ giá trị thành tiền) rồi bán cho mỗi công dân một trái phiếu (thí dụ trị giá 10 triệu đồng), hứa trong 10 năm sẽ trả lại cả vốn lẫn lời. Nghe vậy nhưng không phải vậy. Vì kể cả nhà nước, không ai biết được tình trạng lạm phát vào thời gian ấy nặng nhẹ ra sao ? Do đó sẽ có chuyện rủi ro, kể cả chuyện nhà nước không tìm ra tiền để trả đúng kỳ hạn cho trái chủ !

Cách thứ hai thông dụng hơn, chính phủ vay tiền trong quỹ tiền tệ quốc tế hoặc các chính phủ nước ngoài. Mà vay thì phải trả. Không trả được họ không cho vay nữa. Theo Dưa Leo chủ nợ lớn nhất cùa Việt Nam hiện này là "cái nước chó đẻ Trung Quần què !" (ngôn ngữ của Leo). Với vẻ mặt nghiêm trọng, Leo đưa cao hai tay nói.

"Nó rất là nguy hiểm. Thật sự nguy hiểm !".

Theo anh, trên bình diện quốc tế vay thì phải trả chứ không có cái màn quỵt nợ.

"Quỵt nợ nó đánh chết mẹ ! Bạn thấy trường hợp Hy Lạp mượn nợ rồi đổ nợ phải rao bán đảo để trả nợ chưa ?".

Nói có sách mách có chứng. Trên màn hình hiện ra bản tin trên báo Việt Nam với hàng tựa : Hy lạp rao bán đảo để trả nợ !

Nhưng lấy tiền đâu để trả ? THUẾ. Thuế đánh vào ai ? DÂN.

Vẫn theo diễn viên hài độc thoại Dưa Leo, thu nhập của chính phủ 99% đến từ thuế đánh trên đầu người dân. Cho nên muốn thanh toán nợ nần, nhà nước phải đánh thuế. Không đủ cho các khoản chi, bao gồm trả nợ công, chính phủ sẽ phải tăng thuế.

"Điều các bạn cần nhớ là tất cả những gì các bạn xài đều phải trả thuế, mỗi ngày mỗi giờ, liên tục. Bạn ăn một ổ bánh mì bạn cũng phải trả thuế. Bạn đổ một lít xăng bạn cũng phải trả thuế. Nói chung mọi thứ đều có thuế hết. Nợ công càng cao thì thuế càng nặng để nhà nước có tiền trả nợ".

Dự kiến có người sẽ lên tiếng chất vấn : "Ê ! Cả nước Mỹ nợ công cũng rất cao nghe mày ! Như vậy mày nói làm sao đây mày ?". Leo tự trả lời.

"Đồ ngu ! Đúng. Nhật cũng như Mỹ cũng có nợ công cao. Có điều những khoản nợ ấy nó phục vụ cho chính những nhu cầu của người dân trong nước họ… Các bạn có còn nhớ chuyện nước Nhật năm 2011 không ?".

Trên màn hình chiếu lại cảnh một thành phố Nhật bị sóng thần đổ xuống cuốn trôi nhà cửa, hàng trăm xe hơi, xa lộ cầu đường bị tàn phá. Leo lên tiếng.

"Nó bị sóng thần, động đất cùng một lúc. Con đường xa lộ của nó bị gẫy luôn. Vậy mà chỉ bảy ngày sau nó được phục hồi y chang như cũ. Đó là hiệu quả do nợ công"

Màn hình chiếu một bên xa lộ bị bẻ gẫy, một bên đã được sửa lại nguyên trạng.

Leo nêu lên câu hỏi tiếp theo.

"Còn trên đất nước Việt Nam chúng ta, nợ công có hiệu quả, có phục vụ cho đất nước, cho dân tộc hay không ?".

nocong1

Thực trạng bi đát về nợ công ở Việt Nam

Cùng với câu hỏi màn hình lại hiện ra những cột báo mạng từ quốc nội đầy tính thời sự liên hện để minh họa cho câu hỏi cay đắng trên đây của Leo.

– Dự án 10.000 tỷ đồng dành cho việc phòng chống lụt ở thành phố mang tên họ Hồ. (Trong số 10 ngàn tỷ, doanh nghiệp tư nhân góp 9,850 tỷ để chống ngập Sài Gòn).

– Tiếp theo đó là tấm hình ghi lại cảnh trời nước mênh mông trên đường phố Thủ Đô miền nam. Xe cộ ngập tới nửa xe ở góc đường Hai Bà Trưng và Đông Du.

– Truyền hình báo Tuổi Trẻ chiếu cảnh người chui vào túi nylon để qua sông rạch.

– Hàng tít trên báo : xe tải làm vỡ nắp mương thoát, để lộ bê tông cốt bằng… tre !

Người diễn viên hài độc thoại buồn rầu lên tiếng tiếp.

"Các bạn tự coi và tự rút ra kết luận".

Thực trạng bi đát về nợ công ở Việt Nam

Từ cách nhìn của diễn viên hài độc thoại Dưa Leo, chúng ta thử nhìn vào hiện trạng nợ công ở trong nước qua tin tức và những nhận định của các chuyên gia kinh tế.

Trả lời Gia Minh đài RFA hôm 08/6/16, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho hay.

"Thực chất vấn đề ngân sách của Việt Nam luôn luôn bội chi. Có nghĩa là thu không đủ chi, mặc dù tốc độ thu luôn luôn tăng ; thế nhưng tốc độ chi luôn vượt tốc độ thu. Cho nên bội chi ngân sách là một bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam".

Theo đài này, tin tức trong nước loan đi vào ngày 07 tháng 6 cho biết trong năm 2016 cơ quan điều hành dự kiến dành ra ngân khoản tương đương hơn 12 tỷ đô la Mỹ để trả nợ. Số này gồm khoản trả trực tiếp đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm, khoản trả nợ vay nước ngoài của chính phủ về cho vay lại và khoản đảo nợ. Trong khi ấy, hôm 08 tháng 6 Thông tấn xã Việt Nam loan tin, tính đến cuối năm 2015 nợ công của Việt Nam ở mức 62,2% GDP (Tổng sản phẩm nội địa) tức là đã vượt ngưỡng.

Theo báo mạng VnEconomy, dẫn số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhiều chuyên gia tiết lộ rằng Việt Nam là quốc gia có mức nợ công/GDP cao hơn hẳn các nước trong ASEAN, gấp đôi nhiều nước và gấp rưỡi Thái Lan là nước có mức nợ công/GDP đứng kế Việt Nam. Quan trọng hơn nữa, theo dự báo của IMF, trong nhóm nước này, Việt Nam là nước duy nhất có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP vào năm 2020.

Dưa Leo, một người trẻ tôn trọng và yêu mến sự thật

Dưa Leo là một diễn viên hài độc thoại duy nhất đã thành danh trên quê hương. Tuy không có dữ kiện cụ thể, nhưng tôi suy đoán hiện anh đang có một đời sống vật chất khá vững vàng ổn định. Nếu là một con người vô cảm, vị kỷ hẳn anh sẽ yên phận với niềm hạnh phúc của riêng mình bên một người mẹ đức hạnh, chơn chất mà anh yêu thương, một người vợ hiền và những đứa con ngoan. Nhưng hồn thiêng sông núi, truyền thống gia đình đã cho anh một trái tim nhạy bén, biết rung động trước nỗi đau của đồng bào. Vì thế anh không thể ngồi yên nhìn xã hội ngày càng lụn bại.

Và sau clip video Tự do ngôn luận, anh đã phải trả giá. Hôm 12/12/2016, anh bị công an mời "làm việc". Được hỏi về sự kiện này, anh giải thích : "Thiệt sự là tôi không nghĩ là một ngày sẽ bị công an mời. Vì clip của tôi phản ánh cái sai, cái hư, cái xấu trong xã hội, chứ tôi không bao giờ tự nhận mình làm clip về chính trị cả. Tôi chỉ làm clip hài hước, nhằm giúp cho xã hội tốt lên, vậy thôi. Mà khổ là người nghe hữu ý, người nói vô tình… nên tôi mới được công an mời lên".

Trả lời cuộc phỏng vấn của phái viên BBC, anh tâm sự : "Tôi sống ở Việt Nam, tôi phải tuân thủ đúng tinh thần Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam thôi. Tôi chỉ làm clip hài về xã hội. Vậy mà không hiểu sao luôn có comment ‘né chính trị ra nha, sao sa đà chính trị vậy’. Ai đó tự kêu đây là chính trị chứ không phải tôi".

Theo dõi những clip video thuộc loại này tôi nhận thấy mỗi lần Dưa Leo đề cập một khía cạnh tiêu cực về bất cứ lãnh vực nào, tỉ như trong clip "nợ công" này chẳng hạn, anh đều đưa lên màn hình những chứng từ hình ảnh đăng trên các trang mạng xuất phát từ trong nước, để chứng tỏ rằng anh không hề bịa ra với ý xấu để có thể quy kết anh làm chính trị. Trong hầu hết các clip hài được công bố, rất nhiều lần Leo tâm sự : lý do sâu xa khiến anh phải công khai nói tới những hiện tượng tiêu cực trong xã hội Việt Nam hiện nay là vì anh tha thiết mong mỏi cho đất nước, dân tộc mình ngày một tốt đẹp hơn. Qua đó, không ai có thể phủ nhận tấm lòng ngay thẳng, lương thiện và tinh thần tôn trọng và yêu mến sự thật nơi người diễn viên hài độc thoại này.

Những ngày cuối năm 2016

Trần Phong Vũ

Nguồn : anhbasam, 31/12/2016

Additional Info

  • Author Trần Phong Vũ
Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2