Nguyễn Duy, Thoibao.de, 29/12/2020
Có thể nói chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là diễn ra Đại hội 13, vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đã cho đẩy mạnh công cuộc xử lý ổ tham nhũng Lê Thanh Hải. Không biết số tiền 7.500 tỷ đồng đó có xuống được tay những người dân oan hay không ? Khả năng là không thể xuống được vì phía thanh tra chính phủ chưa thừa nhận phía chính quyền sai.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ dùng tiền từ dự án Thủ Thiêm để giải quyết các tồn đọng ở Thủ Thiêm. Ảnh : Người Đô Thị
Tiền rót xuống chủ yếu là để cho quan chức xà xẻo. Có thể có một số đền bù, nhưng đó là những khoản đền bù mà phía chính quyền thừa nhận, còn với dân oan thì chắc chắn vẫn không có một xu. Một khi chính trung ương bật đèn xanh cho một khoản tiền xử lý thì nó cũng tạo sự kỳ vọng đối với dân Thủ Thiêm, đó là điều cần thiết để Nguyễn Văn Nên ra tay xử lý sai phạm đến nơi đến chốn vì ban đầu ông ta sẽ có sự ủng hộ của dân.
Theo báo chí cộng sản thì Thành phố Hồ Chí Minh đã thu 14.000 tỉ đồng từ dự án Thủ Thiêm, đã chi thực hiện hơn 7.000 tỉ, còn lại khoảng 7.500 tỉ. Chính phủ sẽ chấp thuận chủ trương cho phép thành phố này chi nguồn tiền này theo thẩm quyền của Thành phố để ưu tiên giải quyết các vấn đề Thủ Thiêm.
Như vậy thì lâu nay chính quyền thành phố dưới thời Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang đã ém 7.500 tỷ này không chịu chi ra giải quyết những vấn đề kiện cáo của bà con dân Thủ Thiêm nhiều năm qua.
Đây là tín hiệu trung ương ép Nguyễn Văn Nên phải nhúng tay vào Thủ Thiêm
Với việc cho phép Nguyễn Văn Nên dùng 7.500 tỷ ấy, mới nhìn tưởng như là trao cho ông Nên thêm công cụ xử lý vấn đề Thủ Thiêm nhưng thực chất không phải vậy, đấy là ép ông Nên phải làm dứt điểm vấn đề này. Vấn đề Thủ Thiêm là vấn đề gai góc không ai muốn xử lý đống vỏ ốc này cả. Nó rất khó vì có dính dáng tới những nhân vật mà có thể nói là nắm quyền uy bậc nhất Sài Gòn.
Trước áp lực của Trung ương như vậy, chiều 25/12, ông Nguyễn Văn Nên dẫn đầu đoàn công tác Thành phố làm việc với Quận ủy Quận 2 về các vấn đề liên quan đến đề án sắp xếp các đơn vị hành chính, vấn đề Thủ Thiêm, thành lập Thành phố Thủ Đức…
Trong buổi làm việc ông Bí thư Quận ủy Quận 2 – Nguyễn Phước Hưng đã báo cáo với ông Nên rằng, người dân đang lo lắng về tình hình đền bù, tái định cư khi khu vực tranh chấp của họ sắp trở thành khu vực dưới quyền quản lý của Thành phố Thủ Đức. Thông thường mỗi lần chuyển đổi cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính thì bộ máy chính quyền mới thường hay đổ lỗi cho bộ máy cũ mà kéo dài vấn đề đền bù.
Nguyễn Văn Nên và Võ Văn Hoan
Cuộc họp về vấn đề sử dụng khoản tiền 7.500 tỷ này ông Nguyễn Văn Nên có kéo theo ông Võ Văn Hoan – người mà vào năm 2018 đã báo cáo mất bản đồ quy hoạch gốc làm bà con 5 khu phố thuộc 3 phường An Khánh, Bình Khánh, Bình An mất đất vào tay tập đoàn Mafia chính trị Lê Thanh Hải. Nay ông Hoan là phó chủ tịch UBND thành phố tham dự để hỗ trợ ông Nên trong vấn đề giải quyết đền bù. Được biết việc thu hồi đất oan diễn ra ở 5 khu phố và khu 4,3 ha nhưng ông Võ Văn Hoan chỉ nói là chỉ đền bù cho người dân thuộc khu 4,3 hecta ở Thủ Thiêm, còn lại dân 5 khu phố kia vẫn bị chính quyèn quỵt.
Như vậy dù muốn dù không, khi đã có 7.500 tỷ trong tay thì ông Nguyễn Văn Nên sẽ không có lý do gì để chần chừ giải quyết vấn đề Thủ Thiêm nữa.
Nước cờ cao của ông Nguyễn Phú Trọng
Không biết bằng cách nào ông Nguyễn Phú Trọng nắm được con số 7.500 tỷ còn đọng lại trong vấn đề Thủ Thiêm mà bây giờ ông hối thúc Nguyễn Văn Nên phải vội vã gặp mặt bí thư quận ủy quận 2 để giải quyết. Vụ án Thủ Thiêm nó là một vụ án vô cung phức tạp, nó không những liên quan tới phần oan của dân mà còn liên quan đến phần sai phạm nghiêm trọng của quan chức. Việc chi ra số tiền 7.500 tỷ nếu không khéo ông Nên dính đến sai phạm tiếp chứ không dễ, chính vì vậy ông Nên phải khai thác Tất Thành Cang mới có đủ dữ liệu giải quyết vấn đề oan ức ở Quận 2 hiện nay. Mà một khi đã khai thác Tất Thành Cang thì đường nào những lời khai đó nó cũng dẫn việc công an thành phố phải tìm đến Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua.
Trong cuộc họp Võ Văn Hoan nói rằng thành phố đã thu 14.000 tỉ đồng từ dự án Thủ Thiêm, đã chi thực hiện hơn 7.000 tỉ, còn lại khoảng 7.500 tỉ. Từ khi có kết luận thanh tra, Thành phố Hồ Chí Minh đã ngưng chi khoản tiền này. Như vậy là ông Hoan đã đổ lỗi cho thanh tra chính phủ giam khoản tiền này lại, trong khi từ quy hoạch đến thực hiện dự án đều thuộc thẩm quyền thành phố. Hồi năm 2018, khi đó dân đòi kiểm tra bản đồ quy hoạch gốc ứng với quyết định quy hoạch do ông Võ Văn Kiệt ký thì ông Hoan đã làm mất tấm bản đồ quý giá này. Có thể nói trong cái sai phạm Thủ Thiêm đó không thể thiếu vai trò của ông Võ Văn Hoan được. Ông Hoan cũng nói rằng "Vừa qua, họp với Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất sử dụng nguồn tiền này. Chính phủ đã thuận chủ trương cho phép Thành phố xem phần tiền là kết dư ngân sách, sử dụng nguồn tiền theo thẩm quyền của Thành phố theo đúng quy định pháp luật. Cho phép Thành phố sử dụng tiền này chi trước hết và ưu tiên những vấn đề liên quan đến Thủ Thiêm, có nguồn tiền sẽ giúp Thành phố có nguồn lực giải quyết những vấn đề lo lắng của người dân. Hiện nay UBND Thành phố đang giao cho Sở Tài chính thành lập danh mục báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố sử dụng nguồn tiền này đúng quy định khi Chính phủ chính thức cho phép sử dụng nguồn tiền".
Liệu Võ Văn Hoan có dính chàm không ?
Trong báo cáo của Võ Văn Hoan dường như có điều gì đó mờ ám trong việc sử dụng khoản tiền 7.500 tỷ đồng này. Nếu không giải trình suôn sẻ với Trung ương rất có thể chỉ cần quẳng miếng mồi 7.500 tỷ ông Nguyễn Phú Trọng lại kéo ra hàng loạt sai phạm khác. Võ Văn Hoan là một người trong diện nghi vấn.
Không chỉ một mình Nguyễn Văn Nên bị dí mà Trần Lưu Quang cũng đang bị Trung ương dí
Nguyễn Văn Nên thì vội vã họp với đảng ủy quận 2, còn Trần Lưu Quang thì đi khu vực quận 9 để làm việc với bà con nhân dân thành phố ở quận này để tìm sự ủng hộ, và đồng thời ông cũng làm việc với quận ủy quận 9 về vấn đề thành lập thành phố Thủ Đức. Khi đó chuyện của Quận 2 thành chuyện chung của thành phố Thủ Đức rồi.
Như vậy là khi Trung ương giao xuống nhiệm vụ xử lý vấn đề Thủ Thiêm thì cả Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang cùng xuất quân. Đây là vấn đề phối hợp của nhóm Tây Ninh xử lý vấn đề tiêu cực thành phố lớn nhất nước này. Trần Lưu Quang lo vòng ngoài nhưng áp lực đối với ông ta cũng không hề nhỏ. Như đã nói, Nguyễn Văn Nên, Trần Lưu Quang và Đinh Thanh Nhàn là 3 nhân vật trụ cột phải xử lý dứt điểm vụ đại án này.
Tại cuộc tiếp xúc, Trần Lưu Quang có gặp Lâm Đình Thắng – bí thư Quận ủy quận 9, và Ngô Tuấn Nghĩa – nguyên chính ủy Bộ tư lệnh Thành phố và có mời một số cử tri khu vực Quận 9. Tuy nói là cử tri nhưng đó chủ yếu là cán bộ lão thành của thành phố sống trên địa bàn này. Đây là công tác dân vận của Trần Lưu Quang muốn thông qua các bô lão này thuyết phục người dân ủng hộ nhóm Tây Ninh của ông phá án.
Tại cuộc họp có một cử tri phát biểu cho rằng một khi Quốc hội đã đồng ý cho thành lập thành phố Thủ Đức thì các vấn đề liên quan đến Thủ Thiêm phải được giải quyết rốt ráo. Các cử tri cũng quan tâm đến việc triển khai đề án chính quyền đô thị. Cử tri Nguyễn Hữu Châu đánh giá việc thành lập thành phố Thủ Đức không đơn thuần là việc sáp nhập hệ thống chính quyền và quy hoạch đô thị. Thành phố cần giải quyết dứt điểm tồn tại ở khu đô thị mới Thủ Thiêm để đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người dân bị giải tỏa.
Trần Lưu Quang cũng bị áp lực rất lớn cùng với Nguyễn Văn Nên
Có thể nói sau khi gặp lãnh đạo và và các bô lão tại quận 9, thay vì tìm kiếm sự ủng hộ ông Trần Lưu Quang lại gặp thêm một áp lực nữa từ những vị bô lão sống tại quận này. Trên thì áp lực trung ương, dưới thì áp lức các bô lão thì có thể nói Trần Lưu Quang và Nguyễn Văn Nên đang trong thế áp lực ghê gớm.
Liệu Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang không có đường lùi không ?
Ghế lãnh đạo thành phố lớn nhất nước là một cái ghế rất béo bở không phải ai muốn cũng được đâu. Làm bí thư thành phố này thì rất dễ vào tứ trụ, còn làm phó bí thư thường trực thì có thể nói cơ hội vào Bộ Chính trị rất lớn. Hai ghế ngon vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đều giao cho cả hai người Tây Ninh thì rõ ràng kèm theo đó là trách nhiệm lớn. Cả Trần Lưu Quang và Nguyễn Nguyễn Văn Nên phải hoàn thành nhiệm vụ mà đã 5 năm chính ông Trọng không làm được.
Tại cuộc họp với lãnh đạo và cử tri quận 9, khi tiếp cận ý kiến của cử tri thì ông Trần Lưu Quang biết ngay đây là áp lực rất lớn đè lên ông. Áp lực này kết hợp với áp lực đến từ Trung ương nó trở thành áp lực kép làm ông Trần Lưu Quang và cả ông Nguyễn Văn Nên đều không có đường lùi. Trong cuộc họp này, ông Trần Lưu Quang đã xin lỗi cử tri vì thời gian qua Thành phố triển khai những việc liên quan đến các vấn đề về dự án Thủ Thiêm còn chậm.
Đáp lại cử tri, ông Trần Lưu Quang nói rằng, hiện đã có nghị quyết chuyên đề về vấn đề này. Ban cán sự đảng UBND Thành phố đang chỉ đạo UBND Thành phố cùng các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ giải quyết. Trong đó có việc xử lý đền bù bổ sung cho dân khu 4,3 hecta nằm ngoài ranh dự án ; trả lời cho người dân 5 khu phố thuộc 3 phường ở quận 2 về việc có nằm trong quy hoạch dự án hay không.
Ngoài ra, vấn đề quan trọng nữa cần thúc đẩy là làm sao để tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm, phát triển nơi đây thành trung tâm tài chính có tầm cỡ. Ông Quang nói tiếp "Nếu không tổ chức mô hình chính quyền kiểu mới thì chúng ta vẫn phải xử lý câu chuyện của Thủ Thiêm. Và việc gì ra việc đó, vấn đề Thủ Thiêm Thành phố sẽ làm đúng quy định".
Trần Lưu Quang và Nguyễn Văn Nên đứng giữa một rừng thế lực cũ thành phố
Liên quan đến đề án chính quyền đô thị, ông Quang cho hay việc Trung ương cho Thành phố triển khai mà không cần qua thí điểm là một tín hiệu vui và phù hợp quy định. Ông Quang phân bua : Sở dĩ Hà Nội và Đà Nẵng phải thí điểm là vì thời điểm tháng 10/2019 khi Hà Nội và Đà Nẵng thực hiện thì Luật chính quyền chính địa phương sửa đổi, trong đó có quy định cụ thể vấn đề này, chưa có hiệu lực.
Có thể kết luận rằng, trong thế này hai ông Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang đã phóng lao thì phải theo lao rồi. Chuyện Thủ Thiêm hai ông này có không muốn cũng phải giải quyết, nhưng giải quyết nổi hay không thì hãy chờ hồi sau sẽ rõ.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 29/12/2020
*********************
Lan Anh, Thoibao.de, 27/12/2020
Ba lĩnh vực hết sức quan trọng mà Đảng cộng sản Việt Nam cần phải ưu tiên đổi mới trong bối cảnh đảng này đang chuẩn bị và hướng tới kỳ Đại hội lần thứ 13 chính là đổi mới tư duy, đổi mới chính sách và đổi mới cách làm về nhân sự, hai nhà quan sát thời sự, chính trị Việt Nam nói với BBC hôm thứ Sáu.
Các đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 khóa XII hôm 18-12
Hôm 25/12 từ Hà Nội, cựu Đại biểu quốc hội Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Thị Loan bình luận với BBC, trong bối cảnh đảng cộng sản Việt Nam vừa chính thức thông báo Đại hội 13 sẽ nhóm họp từ ngày 25/01 đến ngày 02/02/2021 :
"Từ nay đến Đại hội còn đúng một tháng, nhưng nhìn rộng ra và sâu hơn, tôi thấy mặc dù đảng trong nhiệm kỳ vừa qua đã làm được nhiều việc, từ ổn định nền kinh tế, chống tham nhũng cho tới chống đại dịch Covid-19 tương đối đáng ghi nhận, vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
"Trước hết tôi nghĩ rằng đảng cần đổi mới cách thức tư duy về làm nhân sự, đường lối và nhiều việc khác.
Về nhân sự, tôi thấy đảng cũng đã có sự chuẩn bị, nhưng cách làm cần phải đổi mới, sao cho dân chủ, thực chất hơn và nó cần mở rộng ra, cần đi tới cả cơ sở, để có thể có được nhiều người tài tham gia hơn và với những người đã chứng tỏ được năng lực, thì cần phải tạo điều kiện để họ tiếp tục làm việc.
"Tôi không đi vào chi tiết, nhưng ở nhiệm kỳ vừa rồi, trong Tứ trụ, thì điều hành của phía Chính phủ nhất là trong năm 2020 chống đại dịch theo tôi là khá tích cực, hiệu quả, về Quốc hội thì người lãnh đạo cơ quan lập pháp cũng đã làm được nhiều việc.
"Tôi nghĩ về vấn đề "trường hợp đặc biệt" thì chắc đảng cũng đã có tiêu chuẩn, chủ trương, nhưng theo tôi trường hợp đặc biệt cũng phải bao gồm cả đặc biệt về năng lực và các điều khác, riêng về phụ nữ làm lãnh đạo tham gia Tứ trụ, Bộ Chính trị, Ban bí thư, Trung ương v.v…, không đi vào trường hợp cụ thể, nhưng tôi thấy là cái gì người ta đã được ghi nhận và người ta cũng vẫn có năng lực, khả năng, sức khỏe và xét đầy đủ các tiêu chí chẳng hạn uy tín v.v… thì nếu được, vẫn nên bầu cho họ.
"Hơn nữa, nếu những cán bộ phụ nữ đó là những người có tài, có đức, có những tâm huyết, bên cạnh các yếu tố khác và đã được thể hiện ra trong quá trình tham gia quản lý, lãnh đạo, thì theo tôi nên tiếp tục bầu cho họ tham gia, bởi vì sức khỏe thì họ vẫn còn có thể tham gia được.
"Điều này thực ra cũng đúng với nói chung, nhưng đồng thời tôi nghĩ là cũng cần đổi mới cách thức suy nghĩ và làm nhân sự để ngoài việc dân chủ hơn, công khai hơn, thì làm sao các lớp trước cũng cần mở đường, nhường đường cho các lớp sau, các lớp trẻ, để người ta có điều kiện tham gia, còn những người đã tham gia nhiều, đã có tuổi, thì vẫn có thể tham gia, nhưng nên tìm hình thức, vị trí phù hợp khác.
Nhưng tôi vẫn nhấn mạnh là nên nhường đường và tạo điều kiện cho lớp trẻ họ tham gia thì có lẽ là tốt hơn, tôi xin miễn bình luận vào trường hợp cụ thể nào vì có thể là nhạy cảm.
"Nhưng tôi thấy rằng điều quan trọng và quyết định chính là nhận thức, tư duy rồi đến đường lối chung của đảng, nếu đảng muốn mở ra cho các thành phần, những người trẻ, kế cận, thì trong cả một quá trình từ các cấp xã, huyện, tỉnh, nên bồi dưỡng thực chất để họ dần dần đi lên, và nếu không có gì quá đặc biệt, thì cứ theo các nguyên tắc, quy định công khai mà sắp xếp, quy hoạch nhân sự.
"Trong đất nước và xã hội Việt Nam còn có nhiều người tài, vấn đề là làm sao tạo điều kiện để họ tham gia vào quản lý, lãnh đạo, hỗ trợ phát triển đất nước mới là quan trọng và cái này muốn đạt được, phải thực sự dân chủ hơn nữa và nên nhớ rằng xã hội đã có sự đổi mới, mở mang, không nên phân biệt nữa, ở nhiều nước khác, người ta không phân biệt mà người ta chọn những người tài để có những vị trí cần thiết.
"Còn nếu phân biệt qua nhiều chỉ tiêu để đưa vào các quy trình, thì đôi khi cũng bị hạn chế để lãng phí những người thực tài và có năng lực, tâm huyết.
"Một vấn đề nữa là đổi mới đường lối, riêng về lĩnh vực kinh tế và quản lý vĩ mô và thể chế, tôi thấy đảng cũng cần có những đổi mới.
Thực sự là đảng cũng đang có những tính toán để thay đổi về đường hướng, tuy nhiên vẫn còn có những cái chưa được cải tổ kịp.
Ví dụ ngay như vấn đề bảo hiểm xã hội, vẫn đang có sự phân biệt giữa tư nhân và nhà nước, ngoài ra còn có một số vấn đề khác trên thực tế mà vẫn đang chưa cho thấy được rõ việc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của khu vực tư nhân, kinh tế tư nhân, do đó về lĩnh vực này, tôi đề nghị là cần phải có sự thay đổi, mở mang hơn nữa, có nhãn quan thực tế, thực chất hơn nữa.
"Tóm lại tôi nghĩ là về đổi mới, đảng cũng đã và đang có những quan tâm, tuy nhiên đảng cần phải có những cái thiết thực hơn và rõ ràng hơn.
Đặc biệt là trong cơ chế sở hữu, đây là lĩnh vực vẫn còn đang còn có sự phân biệt giữa nhà nước và tư nhân và vẫn còn đang chưa thấy được đúng và khách quan vai trò, thực chất của thành phần, khu vực kinh tế tư nhân này, cho nên một số chính sách, đường lối lớn theo nhìn nhận của tôi là chưa phù hợp", cựu Đại biểu quốc hội Việt Nam Phạm Thị Loan nói với BBC.
Từ Hội An, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nêu quan điểm với BBC :
"Qua truyền thông, báo chí nhà nước, tôi cũng được biết là Đại hội 13 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ nhóm họp dự kiến một tuần từ ngày 25/01 đến ngày 02/02 năm tới, tôi cũng mong rằng lãnh đạo của đảng suy nghĩ nghiêm túc, thấu đáo về vấn đề nhân sự quản lý đất nước và mở rộng trách nhiệm, quyền hạn của quản lý đất nước ra khỏi khung chật hẹp của đảng và có thể mở rộng ra cho những nhân tài trong cũng như ngoài đảng, trong nước cũng như ngoài nước.
"Điều đó để làm gì ? Để tất cả mọi người đều có thể chung tay và có trách nhiệm với sự xây dựng đất nước.
Phải có một sự đoàn kết rộng rãi của các nhân tài Việt Nam cũng như của tất cả tầng lớp nhân dân Việt Nam để đưa đất nước vươn lên. Đó là cái mà tôi kỳ vọng nhất.
"Bây giờ nói tới phải làm gì, thì tôi thấy rằng với những vấn đề đó phải giải quyết những vấn đề đi theo, mà về nhân sự thì ngoài cái tâm, thì phải có cái tầm và đặc biệt phải giải quyết cho được vấn đề tiêu cực.
"Tôi xin nói rằng quản lý nhà nước thì không thể nào làm được nên hồn nếu để cho tham nhũng, tiêu cực xảy ra như thế, cái đó là điều mà lãnh đạo của đảng phải giải quyết nội bộ nhân sự của mình thế nào cho hợp lý sao cho thực sự trong sạch, không thể quản lý nhà nước mà chung sống với tiêu cực, tham nhũng như thế, và đó cũng là một mong mỏi lớn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trang thông tin Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
"Bây giờ tôi muốn nói đến vấn đề đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, lãnh đạo, để tạo điều kiện cho đất nước phát triển và phát triển lành mạnh, cần phải bỏ đi những tư duy sai lầm, cũ rích của vấn đề quản lý nhà nước lâu nay theo cơ chế của quản lý kinh tế tập trung.
"Ở đây, phải đổi mới hẳn tư duy đó để bước qua những chính sách mở và tạo điều kiện, cơ chế cho kinh tế dân doanh phát triển mạnh.
Vì sao tôi nhấn mạnh điều đó, vì kinh tế là việc của dân, chứ không phải là trách nhiệm của nhà nước đi làm kinh tế.
"Nhà nước phải thế nào ? Nhà nước thay vì đi làm kinh tế, mà trong nhiều lúc lại cạnh tranh, hạn chế, kiềm hãm với kinh tế dân doanh, thì nhà nước phải hiểu là mình có trách nhiệm và chức năng là tạo điều kiện, cơ chế, tạo mọi sự thuận lợi cho nhân dân, kinh tế nhân dân, dânh doanh phát triển, cái đấy mới là công việc của quản lý nhà nước và là điều phải nhấn mạnh và làm rõ. Đó là hai vấn đề chính mà tôi thấy đại hội 13 phải giải quyết.
"Nhân đây, tôi nói thêm là bộ máy đó là để tạo mọi điều kiện cho nhân dân phát triển, vì vậy tất cả những vấn đề gì mà gây trở ngại cho nhân dân, dân doanh và phát triển kinh tế, thì phải nhanh chóng loại bỏ, để cho nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng trở thành một nền kinh tế thị trường thực sự, chứ không phải là như người ta gọi thế hiện nay, mà hoạt động thực sự tự do.
"Do đó, phải lột bỏ đi ngay những cái mà bây giờ đang gây trở ngại, trong đó có những chính sách trở ngại với khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế dân doanh, vấn đề sở hữu tư nhân về đất đai v.v…, chứ không phải là cứ nói rằng đảng và nhà nước có bao nhiêu chính sách này, nọ, với bao nhiêu rừng nghị định, thông tư v.v…
Chân dung các ứng cử viên Bộ chính trị
Mà trên thực tế thì vẫn còn những sự khóa tay, cản trở, thậm chí kìm hãm không cần thiết.
"Không nên có những chuyện đó, một nền kinh tế mở thì thực sự phải mở, chứ không phải là kiểu quản lý nhà nước cứ nhỏ giọt, lần lần kiểu mở vòi nước nhỏ nhỏ, rồi tiếp tục xin cho, chẳng nên có chuyện đó, đảng và nhà nước phải thay đổi tư duy để làm sao cho khơi thông cho nước sông được chảy, mà không nên ngăn sông, cấm chợ, dựng đập, đắp đê ngăn chặn, rồi mở cái nọ, mở cái kia mà lại có điều kiện, bắt người ta phải quỵ lụy.
"Nên chấm dứt cái đó, mà trách nhiệm của nhà nước là phải mở hẳn ra và để cho nhân dân có được sự hoạt động tự do trong nền kinh tế, thì tự nhiên là phải có quản lý cởi mở hơn, công khai, minh bạch hơn, mà đồng thời giúp giải tán vấn đề tiêu cực, tham nhũng này nọ kia khác.
Nói chốt lại là đảng cần phải thay đổi tư duy để tạo mọi điều kiện cho nền kinh tế, đặc biệt trong đó có kinh tế tư nhân, dân doanh phát triển, phải xem lại vai trò của các khu vực đó cho khách quan và thừa nhận, cũng như là cải tổ kinh tế, thừa nhận vấn đề sở hữu tư nhân về đất đai v.v… bên cạnh những đổi mới khác về tư duy và hành động", kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói với BBC.
"Gấp rút chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng"
Hôm thứ Năm, 24/12/2020, chuyên trang mạng của đảng Cộng sản Việt Nam về Đại hội 13 của đảng này đưa tin về công việc chuẩn bị tổ chức kỳ đại hội và cho hay :
"Tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII họp từ ngày 14/12/2020 đến ngày 18/12/2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc XIII của Đảng từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021, tại Thủ đô Hà Nội…
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc hôm 19/11
"Việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần này đã được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới, tiến bộ về chất so với trước…
"Công tác chuẩn bị nhân sự được tiến hành thận trọng, bài bản, kỹ lưỡng. Từ cuối tháng 12/2018 đến tháng 9/2020, Bộ Chính trị đã 4 lần phê duyệt nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII với tổng số 227 người…
"Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số khóa gần đây (về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, số lượng, cơ cấu, cách làm) và rút ra các bài học kinh nghiệm…
"Tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, bỏ phiếu biểu quyết với sự nhất trí rất cao nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư…
"Cũng trong thời gian này, Tiểu Ban phục vụ Đại hội cũng đang gấp rút chuẩn bị công tác bảo đảm an ninh trật tự, phương án y tế phục vụ Đại hội XIII ; việc mời báo chí dự đưa tin về Đại hội và một số nội dung liên quan công tác chuẩn bị Đại hội", trang mạng về Đại hội 13 của đảng cộng sản Việt Nam hôm thứ Năm cho biết.
Lan Anh (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/12/2020
**********************
Nguyễn Duy, Thoibao.de, 27/12/2020
Ông Nguyễn Phú Trọng là người tham quyền cố vị, đó là thực tế không thể chối cãi. Khi ông Trọng được bầu ở lại Bộ Chính trị và đại hội 12 năm 2016 để tiếp tục giữ chức Tổng bí thư, khi đó ông đã 72 tuổi, mặc dù điều lệ đảng quy định rằng : "Lãnh đạo Văn phòng Trung ương cho hay các Ủy viên Trung ương khóa XI được giới thiệu tái cử phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn là không quá 60 tuổi ; Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư khóa XI tái cử không quá 65 tuổi"... Như vậy cách đây 5 năm ông Trọng đã vượt xa tuổi được giới thiệu đến 7 tuổi nhưng ông vẫn quyết phá lệ bám ghế.
Liệu có thể nào một lần nữa ông Nguyễn Phú Trọng bám ghế ?
Trong một cuộc gặp gỡ "cử tri" vào khoảng Tháng Năm năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng từng trả lời rằng : "Bí thư mà kiêm luôn luôn chức chủ tịch thì to quá. Ai kiểm soát ông ?". Tuy nhiên chỉ 6 tháng sau ông Trọng lấy luôn chiếc ghế chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang chết. Nguyên nhân cái chết của ông Trần Đại Quang được dân mạng đồn đoán rằng, cũng bởi bàn tay của ông Nguyễn Phú Trọng.
Được biết năm 2018 ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ xém chết khi đi kinh lý tại Kiên Giang nơi mà cha con Nguyễn Tấn Dũng làm chủ. Bệnh tình này kéo dài đến hơn 1 năm ông mới từ từ khỏe lại, thế nhưng cuối cùng ông vẫn cố bám ghế không trao cho ai cả. Lúc đối diện với bệnh tật hiểm nghèo thì ông còn không buông ghế thì cũng có thể vào đại hội 13 sắp tới, ông cũng sẽ tìm mọi cách để bám ghế, đó cũng là một khả năng có thể nói không thể không xảy ra. Trước ông Nguyễn Phú trọng có ông Hồ Chí Minh và ông Lê Duẩn cũng đã giữ ghế cho đến chết.
Lý do nào để ông Trọng tiếp tục bám ghế ?
Tại đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc vào ngày 25 tháng 1 năm 2021, tức chưa đầy 1 tháng nữa. Khi đó ông Trọng đã 77 tuổi, quá quy định để ở lại Bộ Chính Trị, thế nhưng ở năm 2016 thì sao ? Lúc đó ông Trọng cũng đã xé rào quy định và ở lại. Cho đến hôm nay thông tin về ai thay thế ông Trọng cũng không được rõ ràng như cách đây 5 năm, cuối năm 2015 Trung ương đảng đã chốt danh sách tứ trụ nhưng nay thì không. Theo các nhà quan sát, khả năng ông Trọng ở lại thêm một thời gian nữa sau đại hội là là hoàn toàn có thể. Các diễn biến kể trên đặt ra hai câu hỏi quan trọng : Tại sao ông Trọng có thể muốn tiếp tục ở lại ? Và điều gì sẽ cản trở hoặc tạo điều kiện cho một kịch bản như vậy ?
Hai ứng viên hàng đầu thay thế ông Trọng làm tổng bí thư được xác định là ông Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, và ông Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi, thủ tướng đương nhiệm. Cả hai người đều đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để được tái cử vào Bộ Chính trị khóa tới, điều kiện cần để họ có thể giành được vị trí cao nhất. Theo truyền thống, một ứng cử viên sẽ được miễn giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra hai "trường hợp đặc biệt" nếu cả hai ứng cử viên đều giành đủ sự ủng hộ từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Trọng được nhiều người cho là ủng hộ ông Vượng làm người kế nhiệm vì lý lịch của ông Vượng phù hợp hơn : Ông Vượng là một quan chức đảng kỳ cựu gốc miền Bắc, có kinh nghiệm làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và đặc biệt là lý lịch của ông được coi là "sạch" hơn do mạng lưới quan hệ lợi ích của ông được cho là hạn chế hơn. Như vậy, ông Vượng có thể là ứng cử viên phù hợp để duy trì di sản quan trọng nhất của ông Trọng : tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, những người am hiểu tình hình nội bội cho rằng, ông Vượng chưa xây dựng được đủ thẩm quyền cá nhân và sự ủng hộ trong Ban Chấp hành Trung ương để đảm bảo giành được vị trí này như ông Trọng dự liệu.
Đối thủ cạnh tranh chính của ông Vượng là ông Nguyễn Xuân Phúc đương kiêm thủ tướng, ông Phúc có cơ sở ủng hộ mạnh mẽ hơn nhờ kinh nghiệm dày dặn trong ngành hành pháp, điều đã giúp ông xây dựng được một mạng lưới quan hệ rộng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, chính mạng lưới lợi ích rộng lớn hơn này có thể đã khiến ông Trọng lo lắng, vì nó có thể cản trở ông Phúc theo đuổi một cách hiệu quả cuộc chiến chống tham nhũng và nhiệm vụ xây dựng đảng, điều mà ông Trọng coi là hệ trọng đối với sự tồn vong của Đảng cộng sản Việt Nam. Hơn nữa, nguồn gốc miền Trung của ông Phúc cũng có thể gây bất lợi cho ông. Trong ba thập niên qua, chức tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam luôn được dành cho các chính trị gia miền Bắc.
Có thể ông Nguyễn Phú Trọng bám ghế đẻ bắt bằng được Lê Thanh Hải chăng ?
Tuy nhiên phàn dễ thấy là cả 2 ông này đều không đủ bản lĩnh để thực hiện công cuộc đốt lò. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến đại hội thì khó mà bắt được Lê Thanh Hải. Nếu Lê Thanh Hải còn nhởn nhơ thì đó là lý do để ông Trọng ở lại ghế quyền lực để tiếp tục điểu khiển công cuộc đốt lò.
Tham vọng của ông Trọng giống Tập Cận Bình
Chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng là bản sao của chiến dịch đả hổ diệt ruồi Tập Cận Bình. Để đi đến vị thế quyền lực to lớn như hôm nay, Nguyễn Phú Trọng vừa dựa vào Tập Cận Bình vừa học hỏi kế sách của Tập. Tuy so với Tập Cận Bình thì mức độ thành công của Nguyễn Phú Trọng còn khá khiêm tốn, nhưng so với những tổng bí thư tiền nhiệm thì ông Trọng đã rất thành công. Tập Cận Bình là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước thì Nguyễn Phú trọng cũng đạt được. Tại Trung Cộng, hiện nay Tập Cận Bình đã sửa hiến pháp để cầm quyền suốt đời. Đây có thể là một ước mơ của con người tham quyền cố vị như Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên hiến pháp đã được sửa năm 2013 nên bây giờ khó mà sửa lại được nữa. Để cầm quyền suốt đời thì Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn có thể. Ông chỉ cần giữ ghế sau đại hội 13 thì ông hoàn toàn có thể cầm quyền suốt đời, vì ông đã quá già có thể sẽ chết lúc tại vị như ông Lê Duẩn, hoặc ông chuyển giao quyền lực giữa nhiệm kỳ nếu cảm thấy sức khỏe quá yếu.
Nếu ông Trọng không thể đảm bảo cho ứng viên mà ông chọn được đắc cử, ông có thể muốn tiếp tục ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Bản thân là một "trường hợp đặc biệt", nếu ông ở lại thành công, ông có thể yêu cầu cả ông Vượng và ông Phúc về hưu để xếp lại bàn cờ, hoặc ông có thể yêu cầu ứng viên mà ông không ủng hộ phải từ chức trong khi giữ lại và chuẩn bị cho người còn lại tiếp quản vị trí của mình, có thể là vào khoảng giữa nhiệm kỳ mới. Như vậy, ông sẽ đạt được hai mục tiêu quan trọng là đưa suôn sẻ ứng cử viên mà ông lựa chọn vào ghế tổng bí thư, đồng thời duy trì sự đoàn kết và ổn định chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của đảng.
Tuy nhiên, hai trở ngại chính sẽ chống lại kịch bản này. Thứ nhất, Điều 17 của Điều lệ Đảng quy định rằng "Đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Tổng bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp". Thứ hai, mặc dù vấn đề tuổi tác có thể không quan trọng nếu ông lại được coi là "trường hợp đặc biệt", nhưng sức khỏe của ông là một vấn đề lớn. Ông Trọng bị đột quỵ vào tháng 5 năm 2019 và từ đó không thể thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Ông đã vắng mặt trong nhiều sự kiện của đảng và nhà nước, gần đây nhất là lễ kỷ niệm 75 năm ngày Quốc khánh. Giữa hai yếu tố này, giới hạn nhiệm kỳ là trở ngại lớn hơn, vì ông Trọng hầu như không thể sửa đổi điều lệ đảng kịp thời để tạo điều kiện cho việc ông tái đắc cử. Tuy nhiên ông Trọng hoàn toàn có thể tự đặt mình vào trường hợp đặc biệt mà phá lệ như cách đây 5 năm ông làm. Tham quyền mạnh liệt thì ắt Nguyễn Phú trọng tìm mọi cách đoạt lấy quyền lực về cho bản thân ông thôi.
Có khi nào ông Trọng nhường một ghế còn giữ lại một ghế không ?
Nếu đã tham quyền cố vị thì rất khó để người ta chia sẻ quyền lực. Ông Trọng đã tốn rất nhiều công sức để chiến đấu thâu tóm thêm ghế chủ tịch nước thì khó có lí do ông nhường. Tuy nhiên, khó có khả năng không có nghĩa là không thể. Mà như đã nói, việc ông Trọng giữ chức tổng bí thư cho đại hội 13 thì ông đã vượt quá 2 nhiệm kỳ do điều lệ đảng quy định. Nếu ông ngang nhiên chà đạp lên điều lệ đảng thì ông sẽ giữ chức tổng bí thư, còn nếu ông còn có chút tôn trọng điều lệ đảng, thì rất có thể ông sẽ nhường lại một ghế.
Mặc dù ông Trọng đang giữ chức tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ hai, ông cũng đồng thời là chủ tịch nước, chức vụ mà ông đang nắm giữ lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2018, tức chưa được một nhiệm kỳ. Điều đó có nghĩa là ông Trọng có thể rời ghế tổng bí thư nhưng vẫn giữ lại chức chủ tịch nước. Khi đó, ông vẫn có thể đưa ứng cử viên mà ông chọn vào vị trí tổng bí thư và loại bỏ ứng cử viên còn lại bằng cách cho rằng chỉ cho phép tối đa hai "trường hợp đặc biệt".
Đây là kịch bản cũng có khả năng, đặc biệt nếu ông Trọng hứa sẽ bàn giao vị trí chủ tịch nước sớm để dập tắt những chỉ trích rằng sức khoẻ yếu sẽ khiến ông không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi ở lại thành công, ông có thể giúp tổng bí thư mới củng cố quyền lực trong khi chuẩn bị một người khác có thể hợp tác suôn sẻ với tổng bí thư mới để tiếp quản chức chủ tịch nước của mình.
Việc tính người kế nhiệm đến nay vẫn còn đang trong bí mật. Liệu các tính toán của ông Trọng như thế nào cũng cần phải chờ xem.
Liệu ông Trọng có nhường ghế tổng bí thư cho ông Trần Quốc Vượng còn ông giữ ghế chủ tịch nước ?
Năm 2016, trước sự cạnh tranh quyết liệt từ nhóm do ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt, ông Trọng được nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu và buông xuôi cho đối thủ. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã quyền biến vượt qua được thử thách để tái đắc cử và thậm chí củng cố được quyền lực lớn hơn. Ông làm được như vậy là nhờ giúp sức từ Bắc Kinh rất lớn, lần này ông Trọng đã có quyền lực quá mạnh trong tay, liệu ông ta sẽ làm gì ? Kịch bản bám ghế cũng có khả năng xảy ra chứ không phải không có. Hãy chờ xem, một tháng sau sẽ ngã ngũ.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/12/2020
**********************
Bắt Lê Thanh Hải – Tướng Công an nào sẽ ra tay ?
Nguyễn Duy, Thoibao.de, 27/12/2020
Hôm 25/12/2020 ông Nguyễn Văn Nên lên báo nói rằng "Phòng chống tội phạm phải máu lửa". Trong bối cảnh ông Nên cho bắt Tất Thành Cang và đang điều tra vụ sai phạm đất đai ở Thủ Thiêm mà tung thêm câu này thì chẳng khác nào ông gởi thông điệp cảnh cáo đến Lê Thanh Hải cả. Một thế lực mà 5 năm qua chưa ai có thể động chạm đến, nay ông Nguyễn Văn Nên lại nói ra những lời như vậy.
Thông điệp của Nguyễn Văn Nên
Bắt Tất Thành Cang có thể nói là một kỳ tích đối với người đứng đầu một thành phố, đấy là thành tích vô tiền khoáng hậu, tuy nhiên từ chỗ bắt được Tất Thành Cang đến bắt Lê Thanh Hải là cả một khoảng cách xa chứ không hề đơn giản chút nào, nếu đơn giản thì ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt trước đó nhiều năm rồi chứ không phải đợi đến hôm nay.
Theo ông Nguyễn Văn Nên, cảnh sát hình sự nếu thiếu bản lĩnh và đam mê hoặc dễ chùn bước nên làm việc khác. Quan điểm trên được ông Nên nói tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 48/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới trên địa bàn thành phố, sáng 25/12.
Như vậy trong hội nghị này ông Nên đã trưng ra một chỉ thị của Bộ Chính trị làm dẫn chứng. Để chống những tội phạm ngoài xã hội không ai lại cần đến chỉ thị nặng kí này của của Bộ Chính Trị cả. Những tội phạm nhỏ đối với bộ máy công an thành phố là dư sức trừng trị chứ không cần đến cái chỉ thị của Bộ Chính Trị đâu.
Việc viện dẫn chỉ thị của Bộ Chính Trị được xem như, Nguyễn Văn Nên ngầm thông báo cho thế lực Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua rằng, ông đang có trong tay "thượng phương bảo kiếm" của Bộ Chính Trị. Một thông điệp rất mạnh mẽ.
Ông Nên lên dây cót tinh thần cho công an
Theo ông Nên, cảnh sát hình sự giống như "hàng tiền đạo", là lực lượng chủ công trong phòng chống tội phạm, sớm có mặt khi nghe người dân báo án. Công An không thể chần chừ, sợ đụng chạm là không thể chấp nhận được", ông Nên nói và cho biết việc cảnh sát sớm có mặt sau khi nhận báo án mới làm người dân tin tưởng.
Vâng ! Công an là lực lượng có nghiệp vụ, có vũ khí không thể chần chừ trước bất kỳ mọi loại tội phạm nào. Dù là tội phạm có vũ khí thì họ vẫn không hơn vũ khí của công an và họ cũng không chuyên nghiệp như công an. Tuy nhiên, với loại tội phạm không có vũ khí nhưng có quyền uy mới đáng sợ. Cho đến bây giờ ông Lê Thanh Hải vẫn chư bao giờ bảo rằng ông tử thủ bằng vũ khí cả, ngược lại ông ta chỉ có quyền uy. Không phải công an ở tầng dưới sợ ông ta mà công an ở tầng cao mới sợ. Chính vì vậy mới có chuyện ông Nguyễn Văn Nên viện dẫn chỉ thị 48/2010 như vậy. Có chỉ thị mới làm cho những sếp công an an tâm mà thi hành mệnh lệnh. Có thể nói đây là một đối sách khá khôn khéo của ông Nên trước thế lực ngầm của thành phố này.
Đề cập đến công tác phòng chống tội phạm, ông Nguyễn Văn Nên đã nói rằng, thời gian qua đã đạt yêu cầu, song lực lượng công an phải đảm bảo an toàn. Vâng ! Chẳng ai tấn công nổi lực lượng công an trừ trường hợp có một thế lực mạnh hơn nhúng tay vào trừng trị những người tiên phong trong việc chống tiêu cực.
Trong hội nghị này ông Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Công an thành phố đã báo cáo rằng, trong 10 năm thành phố xảy ra 51.123 vụ phạm pháp hình sự ; điều tra khám phá 35.669 vụ ; triệt phá 9.525 băng, nhóm hoạt động tội phạm. Công an cũng phát hiện, xử lý 16.995 vụ vi phạm về kinh tế tăng 1492 vụ. Qua đó, khởi tố điều tra 6.071 vụ, tăng 570 vụ, 3.619 bị can, tăng 413 bị can, xử lý hành chính 10.240 vụ, tăng 365 vụ.
Tuy nhiên đó chỉ là những báo cáo con số thống kê, hàng ngàn vụ đó không nghiêm trọng bằng những vụ án xảy ra trong lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Nên tại hội nghị
Tuy ông thiếu tướng này không nói ra vụ án nghiêm trọng nhất, nhưng ai cũng hiểu, vụ án nghiêm trọng nhất là vụ Thủ Thiêm. Vụ án này khó đến nỗi, ông Trọng năm lần bảy lượt phá không được thì làm gì một ông thiếu tướng công an dám nói rõ tên vụ án này ? Tuy nhiên, cuộc họp này cho thấy Nguyễn Văn Nên đang tính đường liên minh với ông thiếu tướng công an Đinh Thanh Nhàn giải quyết vụ đại án này.
Đinh Thanh Nhàn là ai ? Giữ vai trò gì đối với chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng
Tuy Lê Thanh Hải rất cứng đầu, nhưng thế lực của Lê Thanh Hải tại bộ máy chính quyền thành phố cũng yếu dần. Chính quyền các cấp của CS luôn là mẫu số chung, đó là loại chính quyền công an trị. Ngành công an có vai trò sống còn của chế độ, chính vì vậy muốn đấu nhau thì trước hết thế lực mới phải tìm cách thay thế thế lực cũ trong ngành công an.
Để thay thế được thế lực công an cũ, thì ngày 18/4/2019 ông Nguyễn Phú Trọng đưa Trần Lưu Quang về thay thế Tất Thành Cang nắm vai trò phó bí thư thường trực thành phố. Việc bổ nhiệm ông Quang có vai trò như là công việc tiền tạm. Sau hơn 1 năm nắm được thành phố, Trần Lưu Quang đã giúp Đại tá Đinh Thanh Nhàn lên làm Phó Giám đốc công an thành phố thay thế thế lực cũ.
Để hỗ trợ thêm cho công việc này ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị cho ông Bộ trưởng Bộ Công an – Tô Lâm ra quyết định bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP đối với đại tá Đinh Thanh Nhàn. Đúng ngày 1/5/2020 ông Đinh Thanh Nhàn chính thức làm Phó Giám đốc Công an thành phố thay cho Phan Anh Minh.
Chỉ hơn 2 tháng sau, ngày 18/7 /2020, ông Tô Lâm chủ trì Lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng cho Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tả Công an Thành phố Hồ Chí Minh Đinh Thanh Nhàn.
Thiếu tướng Đinh Thanh Nhàn, cánh tay phải của Nguyễn Văn Nên
Được biết ông Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP một thời gian khá lâu, ông là người của thế lực Lê Thanh Hải để lại. Tuy nhiên sau khi Lê Thanh Hải không còn làm lãnh đạo, chính ông này là một thế lực che chở cho Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua và Tất Thành Cang an toàn. Ông Đinh Thanh Nhàn sinh năm 1968 ; quê quán huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cũng giống Trần Lưu Quang và Nguyễn Văn Nên, Đinh Thanh Nhàn không có gốc gác từ thành phố này.
Nguyễn Văn Nên nắm công cụ gì để triệt hạ Lê Thanh Hải ?
Hiện nay liên minh Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Văn Nên nắm được 2 công cụ có thể cho công an sờ gáy Lê Thanh Hải. Thứ nhất đó là những lời khai của Lê Tấn Hùng em trai ông Lê Thanh Hải, người này đang ở trong tay Tô Lâm nên việc cung cấp lời khai ấy cho Đinh Thanh Nhàn là một việc không khó. Theo giới chuyên gia đánh giá, Lê Tấn Hùng không có bản lĩnh lớn như Tất Thành Cang nên việc khai tác Lê Tấn Hùng không phải là vấn đề khó khăn gì đối với ông Tô Lâm cả, nhưng rõ ràng nếu lấy cái sai trong việc bổ nhiệm em ruột sai quy định làm cớ buộc tội Lê Thanh Hải thì tội này không đủ lớn để triệt hạ được ông ta nên ông Nguyễn Phú Trọng chờ bắt được Tất Thành Cang rồi bổ sung tiếp.
Đã 5 năm qua Nguyễn Phú trọng đều thất bại trong việc bắt giữ Tất Thành Cang để khai thác sai phạm của Lê Thanh Hải. Tuy nhiên từ năm 2018 Nguyễn Phú Trọng cho cách hết mọi chức vụ trong đảng đối với Tất Thành Cang để chuẩn bị cho một chiến dịch đốt lò quy mô lớn nhất từ trước tới nay, nhưng cuối cùng ông Trọng bị Nguyễn Thiện Nhân cản trở thông qua không chấp nhận bãi nhiệm chức thành ủy viên của Cang. Điều đó dẫn tới việc bắt giữ Cang bế tắc.
Tuy nhiên gặp bế tắc thì ông Trọng lại đưa ra chiến lược khác. Một con người mà quật ngã được Nguyễn Tấn Dũng sau khi bị thất thế trước ông này ở nhiệm kỳ Trung ương khóa 10 thì đủ cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng bản lĩnh như thế nào ? !
Việc bổ nhiệm Trần Lư Quang thay Tất Thành Cang và sau đó nhờ Quang và Tô Lâm đưa Đinh Thanh Nhàn lên thay Phan Anh Minh cho thấy ông Trọng quyết tẩy dần cho thế lực cũ thân Lê Thanh Hải trong công an thành phố để dọn đường triệt ông này.
Vậy là giờ đây, ngoài đầu mối Lê Tấn Hùng thì ông Trọng còn có đầu mối thứ nhì, đó là Tất Thành Cang được công an thành phố thụ lý và khai thác. Rồi đây, Tất Thành Cang khó mà ém được những sai phạm nghiêm trọng của Lê Thanh Hải.
Nhiệm vụ quá lớn với Nguyễn Văn Nên, liệu có bất khả thi không ?
Trong thời gian Lê Thanh Hải tại vị từ năm 2001 cho đến 2016, ông ta là thế lực số 1 ở Sài Gòn. Số nhân sự mà Lê Thanh Hải bố trí, cài cắm ở các sở, ban, ngành của thành phố có thể chiếm đến 40-50% tổng số nhân sự trung, cao cấp. Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thành Phong tuy không thuộc phe cánh của ông Hải vì có xuất xứ rất khác với ông Hải, nhưng khi nắm quyền thành phố những ông này cũng không dám đụng đến Lê Thanh Hải mà là có dâu hiệu bao che, đến nỗi ông Trọng buộc phải thay Nguyễn Thiện Nhân. Điều đó cho thấy thế lực ngầm của bố già Lê Thanh Hải tại thành phố này còn mạnh lắm. Tuy ông Trọng thay những vị trí chủ chốt để đánh Lê Thanh Hải, nhưng theo giới chuyên môn đánh giá, thì thì nhiệm vụ đó cũng chẳng dễ dàng gì với Nguyễn Văn Nên, Trần Lưu Quang và Đinh Thanh Nhàn.
Ông Nguyễn Văn Nên nhận nhiệm vụ đánh Lê Thanh Hải không những được lòng ông Trọng mà còn được lòng xã hội nữa, tuy nhiên người dân chỉ hài lòng khi ông Nên vừa triệt hạ được Lê Thanh Hải vừa giải quyết nỗi oan ức của dân. Người dân Thủ Thiêm coi ông Hải là thủ phạm gây tội ác với nhiều vụ cưỡng chế đẫm máu ở Thủ Thiêm. Tuy nhiên bài toán trả lại quyền lợi cho dân là bất khả thi. Lỡ cướp đất dân 18 triệu/m2 bán lại 35 triệu/m2 tiền thì đã chia chác hết rồi lấy đâu mà đền bù thỏa đáng cho dân đây ? Nên có thể nói, nhiệm vụ trả lại sự công bằng cho dân Thủ Thiêm là quá tầm đối với cả Bộ Chính Trị chứ đừng nói chi quá tầm đối với với Nguyễn Văn Nên.
Vậy nên, dù Nguyễn Văn Nên có lập kì tích phá vụ đại án thì ông ta chỉ lập công cho đảng còn với dân, ông ta cũng sẽ không trả lại quyền lợi cho họ. Bản chất CS là vậy đánh nhau để dân reo họ quên nỗi khổ mà đảng đã mang lại, còn đánh để trả lại cho dân những gì họ đã mất là không bao giờ. Nó thuộc về bản chất của CS rồi.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/12/2020
**************************
"Gõ kẻng" trước Đại hội – Nguyễn Phú Trọng "đe dọa" cánh Miền nam
Thu Thủy, Thoibao.de, 27/12/2020
Sáng 22 tháng 12 năm 2020, phát biểu tại hội nghị lần thứ ba Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng tuyên bố, việc chống tham nhũng để giữ uy tín cho đảng chứ không sợ làm giảm uy tín của đảng cho dù gần đến Đại hội 13.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hà Nội hôm 23 tháng 12
Ngày hôm sau, 23 tháng 12, tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tuyên bố công tác phòng, chống tham nhũng có thể coi là đặc sản của Hà Nội, bởi rất hiếm tỉnh, thành phố nào trong cả nước có chương trình công tác toàn khóa về phòng chống tham nhũng kéo dài, xuyên suốt trong nhiều khóa như tại Hà Nội.
Ông Vương Đình Huệ yêu cầu phải minh bạch trong quản lý, điều hành để không thể tham nhũng.
Tiến sĩ – Bác sĩ Đinh Đức Long, người tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 2014, nhận định về câu nói của Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng về chống tham nhũng qua ứng dụng facebook messenger với RFA :
"Tham nhũng thì ở đâu cũng có, nhưng tham nhũng ở Việt Nam khác với mọi nơi là nó có tính "Đảng", vì hầu như tất cả quan chức tham nhũng đều là Đảng viên, được học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thường xuyên, liên tục.
Nói như ông Trần Quốc Vượng không sai, nhưng lấy gì để đo lường uy tín của đảng tăng lên sau mỗi đợt đấu tranh chống tham nhũng ?
Đảng có dám trưng cầu dân ý, lấy phiếu tín nhiệm của dân về kết quả chống tham nhũng hay năng lực cầm quyền của đảng không ?
Một khi mà cương lĩnh chính trị của Đảng là cao nhất, hơn cả Hiến pháp, thì mọi hành vi chống tham nhũng dưới bất kỳ hình thức nào, bất kỳ thời gian nào (trước hay sau đại hội Đảng) cũng chỉ là để bảo vệ lợi ích của Đảng, chứ không phải là bảo vệ lợi ích của Dân".
Hôm 12 tháng 12 năm 2020, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 – 2020 do ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học phát biểu rằng : "Tổng bí thư đã nhiều lần kết luận công khai rằng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng không dừng, không nghỉ, không chùng xuống mà còn quyết liệt hơn".
‘Chiến dịch đốt lò’ do ông Nguyễn Phú Trọng khởi xướng từ năm 2016 trên cương vị Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Chiến dịch này cho là một nỗ lực của đảng trong việc giành lại quyền lực cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền.
Một đảng viên cũng thông báo từ bỏ Đảng cộng sản Việt Nam và yêu cầu tổ chức đảng xóa tên ông khỏi danh sách vào năm 2016 là Giáo sư Nguyễn Đình Cống.
Vị giáo sư này cho rằng, việc chống tham nhũng đúng ra là công việc của Chính quyền, của Hành pháp, của Tư pháp, thế mà đảng ôm vào để làm.
Uy tín của đảng được hình thành từ nhiều họat động mà chống tham nhũng chỉ là một phần.
Hơn nữa, muốn chống tham nhũng triệt để phải loại bỏ được gốc rễ sinh ra nó là sự độc tài đảng trị, mà việc này đảng không muốn.
Ông phân tích việc chống tham nhũng của đảng có làm dân tin đảng hay không, qua email :
"Tạm chia dân thành hai tầng lớp theo lao động. Tầng lớp lao động phổ thông và tầng lớp lao động bậc cao.
Phần lớn lao động phổ thông chỉ nghe tuyên truyền một chiều từ tuyên giáo của đảng, họ chỉ mong giữ được yên ổn để làm ăn, họ bằng lòng với hiện tại, sợ chính quyền, không biết và không dám phản biện.
Nếu có ai hỏi họ có tin đảng không thì họ vui vẻ nói là có tin, nhưng đó chỉ là câu nói cửa miệng, còn thật lòng họ chẳng biết mình có tin hay không.
Tầng lớp lao động bậc cao có nhu cầu chủ yếu là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, họ có nhiều thông tin, một số ít có nhu cầu phản biện.
Hỏi họ có tin đảng không thì đa số người trung thực trả lời không tin.
Đa số Lao động phổ thông tin rằng đảng quyết tâm chống tham nhũng, còn đa số lao động bậc cao nhận định rằng đảng không muốn và không thể chống tham nhũng triệt để mà chỉ dùng biện pháp chống tham nhũng để đấu đá nội bộ giữa các phe phái".
Cựu Đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông thì khẳng định việc tiếp tục kỷ luật đảng viên vi phạm ; điều tra, xét xử các vụ án theo quy định pháp luật trong suốt thời gian qua chứng minh đảng ‘nói và làm’ theo ý nguyện người dân. Ông nói :
"Vừa qua, ban chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam đã có chủ trương không những không chùng xuống trong việc chống tham nhũng trước đại hội mà lại còn phải duy trì mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Việc này được nhân dân rất đồng tình ủng hộ.
Công tác này đã được chứng minh rằng trong năm qua, chống tham nhũng đã được đẩy lên một bước với nhiều vụ việc rất nghiêm trọng.
Những đối tượng có chức sắc cao cũng đã bị truy tố. Điều đó càng củng cố lòng tin của nhân dân đối với đảng chứ không làm giảm uy tín của đảng.
Nó thể hiện đảng nói và làm, mà làm theo kiến nghị của nhân dân".
Làm sao để đảng có lòng tin của dân ?
Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 hiến định : Đảng cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy.
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Dù Hiến pháp đã quy định rõ là đảng phải chịu sự giám sát của dân, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy.
Bác sĩ Đinh Dức Long khẳng định, đảng độc tài thì rất khó giữ được uy tín, vì dân không có quyền giám sát trên thực tế.
Còn với Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì để được lòng tin của dân, đảng phải thay đổi từ một đảng thống trị thành đảng chính trị cầm quyền, mà đảng Hành động Nhân dân của Singapore là một mẫu mực.
Theo ông, trước hết đảng phải làm được hai việc : Thứ nhất là trả lại quyền chính trị cho dân (để dân tổ chức bầu ra một Quốc hội thực sự đại diện cho trí tuệ toàn dân).
Thứ hai là phải công khai, minh bạch trong các hoạt động, phải để cho tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do thực hiện nhân quyền, dân quyền.
Cựu Đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông tin tưởng đảng đang tập trung xây dựng đội ngũ chiến lược là những người có phẩm chất đạo đức, có năng lực và có uy tín trong dân.
Nếu có đội ngũ này thì uy tín đảng trong dân được tăng lên. Ông nói : "Qua công tác phòng chống tham nhũng vừa qua thì tôi thấy có một số cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với đảng.
Do đó, muốn củng cố lòng tin này cũng như muốn chống tham nhũng thành công thì trước hết phải xây dựng được đội ngũ chiến lược.
Đặc biệt ban chấp hành trung ương phải là những người không những là tinh hoa của đất nước mà phải là những người thực sự gương mẫu, thực sự có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín cao trước dân và có tài năng lãnh đạo".
Sáng 18 tháng 12 năm 2020, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành trung ương đã họp phiên bế mạc. Hội nghị kết thúc sớm hơn kế hoạch đề ra và trước kỳ Đại hội 13 sẽ Hội nghị trung ương lần thứ 15 để quyết định phương án nhân sự.
Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lại đề nghị Trung ương đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết trong việc bỏ phiếu giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 !
Trước đó không lâu, hôm 12/12, trang mạng của Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng cộng sản Việt Nam cho hay công tác qua 7 năm được ban lãnh đạo đảng chỉ đạo "quyết liệt" đã thu được nhiều thành quả, đạt nhiều thành tích khả quan, không có "vùng cấm, ngoại lệ" :
"Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào"…
"Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo.
Riêng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 86 vụ án, 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (1 Ủy viên Bộ Chính trị, 7 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang…)".
Hôm 22/12, từ Pháp, ông André Menras (tức Hồ Cương Quyết), một nhà quan sát thời sự Việt Nam bình luận với BBC :
"Nạn tham nhũng luôn đi cùng với quyền lực. Ở nước nào cũng vậy. Nhưng suốt mấy chục năm Việt Nam đã phải chịu tham nhũng như ung thư từ cấp cao đến cấp dưới của hệ thống cai trị. Vô số cán bộ cao cấp trong bộ máy kinh tế, tài chính, quân đội, công an đã bị dính líu, nhiều khi liên kết với các thế lực được cho là "mafia". Đến mức cách thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh ấy đang làm biến chất cả xã hội.
"Ông nguyễn Phú Trọng có thể khóc trước vụ đồng chí X, ông có thể lo này hay lo kia, nhưng tham nhũng không thể bị diệt trù vì nó là sản phẩm có tính cấu trúc, không thể tránh khỏi của chế độ độc đảng, một chế độ công an trị mà công an là do đảng vì đảng.
"Hơn nữa tôi cho rằng trong hệ thống chính trị của những nhóm lợi ích hiện nay, việc gia nhập giới cầm quyền đối với một cán bộ trong sạch, "chưa bị lộ" tức là không dính líu với nhóm lợi ích nào, trở thành một "nhiệm vụ bất khả thi"
"Theo tôi, chừng nào Điều 4 còn ngự trị trên Hiến pháp Việt Nam, nó sẽ là kẻ bảo vệ quyết liệt cho nạn tham nhũng có hệ thống, cơ cấu.
Chỉ có khả năng kiểm soát thật sự của dân mới có thể bắt đầu đẩy nó phải lùi ra.
"Nhưng, đối với cái nhóm đang bám vào quyền lực bằng mọi giá mà họ dùng tham nhũng để cai trị cũng để dàn xếp các vụ tranh chấp trong cuộc đấu tranh giữ quyền lực trong nội bộ dưới sức ép hay ảnh hưởng mà theo tôi là của Bắc Kinh, thì làm sao họ chịu loại bỏ bê tông, xi măng khỏi tòa nhà ?
Nó sẽ đổ sụp xuống ngay ! Chính vì vậy chế độ này đang coi dân quyền như kẻ thù và vụ Đồng Tâm là một ví dụ hiển nhiên".
Giới quan sát đánh giá tham nhũng trong nhiều năm gần đây càng có chiều hướng gia tăng, ngông cuồng và thô thiển hơn những năm trước bất chấp chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn liên tục gia tăng thêm củi lửa và sức nóng.
Có một nghịch lý rằng đem quyền lực chống tham nhũng chỉ càng làm cho tham nhũng lây lan phát triển thêm nhiều chi nhiều nhánh, đánh chưa kịp chỗ này thì chỗ khác đã mọc lên rậm rịt. Nói cách khác thì đem độc tài chống tham nhũng chỉ là cách tiếp sức cho tham nhũng thêm mạnh hơn.
Nhà văn, nhà báo tự do Võ Thị Hảo, từ Berlin, CHLB Đức cho rằng tham nhũng quyền lực gây ra tai hại lớn nhất cho các quốc gia :
"Tôi nghĩ tham nhũng quyền lực là tham nhũng lớn nhất để lại những hậu quả tai hại nhất đối với tất cả mọi đất nước, cũng như mọi người dân ở trên thế giới này.
Và cái đầu tiên quan trọng là phải chống tham nhũng quyền lực bằng thể chế, cũng như phải có những lực lượng đối lập, có những người phản biện và phải đưa ra trước công luận cũng như là công lý.
"Chính ông ấy một mặt thì "đốt lò", nhưng mặt khác lại tạo ra những việc cho sự độc tài ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và dẫn tới tham nhũng quyền lực cực kỳ lớn,
"Và mọi người có thể tìm được những dẫn chứng mà bây giờ trong thời đại Internet rất dễ để tìm kiếm và linh cảm của tôi là sắp tới, nếu ông Nguyễn Phú Trọng không bị đột quỵ, hay là chân tay run rẩy, đi lại quá khó khăn, thì ông còn có được những lực lượng để ông có thể sửa điều lệ đảng để cho một người như ông ấy có thể ở lại tiếp tục trong nhiệm kỳ nữa, cũng như ông Tập Cận Bình đã làm chẳng hạn, tôi nghĩ khuynh hướng có thể như vậy".
Thu Thủy (tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 27/12/2020