Những người xem tướng giỏi, mở rộng ra là những người nhớ mặt giỏi có kinh nghiệm rằng : Con cái giống cha mẹ của chúng và thường làm những việc giống cha mẹ đã làm trong cuộc đời. Con trai của một diễn viên trở thành một diễn viên. Cũng một cách như thế, có những gia đình gồm toàn họa sĩ, bác học, chính trị gia…
Ảnh minh họa
Danh gia vọng tộc
Sự coi trọng truyền thống gia đình có ở nhiều ngành nghề, đặc biệt là trong những nghề cần tấm lòng trung thực. Ví dụ, Liên Hợp Quốc có văn hóa tuyển người là hỏi rất kỹ và chọn trong những gia đình danh gia vọng tộc, cho đi học từ năm 2 tuổi, đến khi trưởng thành thì lọc lại lần nữa và cho vào làm nhân viên trong Liên Hợp Quốc. Những phiên dịch viên công chứng trong Liên Hợp Quốc hay các tòa án ở Thụy Sỹ không chỉ giỏi nhều ngoại ngữ và sử dụng ngôn từ hay, đó còn phải là những người có truyền thống gia đình hiền lành và tử tế. Cho nên, theo một cách hiểu nào đó, sự chọn lọc diễn ra ngay trong những tổ chức mang tính đại đồng.
Phàm phu tục tử
Cũng có phương pháp chọn người con dựa vào huyết thống với người cha, nhưng diễn ra theo chiều hướng ngược lại ở Việt Nam. Những quan chức Việt Nam có “truyền thống cách mạng” lũ lượt đưa con em chạy càng xa xứ sở quê hương cách mạng càng tốt. Những quan chức cộng sản ngày nào dạy đời cho con em tỉnh nhà yêu quê hương, yêu cách mạng, giờ chen chúc nhau mua những tấm thẻ thường trú nhân (Permanent resident card) tại Canada. Người ta không biết giá cụ thể bao nhiêu, nhưng với giá mà người thông thường muốn có phải bỏ ra không dưới 800 000 đô-la Mỹ, khoảng 19 tỷ đồng, bằng 263 năm của người lao động thường dân.
Vì sao các quan chức cộng sản ra đi ? Có thể họ cảm thấy nhục nhã với gia đình dòng họ, hoặc cảm thấy mình như cặn bã xã hội trong mắt dân nên khăn gói đến một nơi không ai biết. Lúc dắt díu nhau đến vùng đất khách, mặc dù có thể nhiều tiền (vơ vét được từ xứ sở) , nhưng những gia đình cộng sản rất khó ngóc đầu lên cho thẳng được. Con cái họ, những đứa trẻ được dạy ngoại ngữ từ lò này lò nọ trong nước, sang đến xứ người thì trình độ nghe-nói không bằng học sinh cấp 2 của dân bản địa. Nếu đi xin việc thì buôn hàng ngoại gửi về Việt Nam hoặc chỉ làm đại loại ba việc lặt vặt. Những việc công sở, cần tìm người có nguồn gốc gia đình rõ ràng, mấy anh chàng bụ bẫm này rất hiếm khi xin được, vì họ cũng tự biết xấu hổ với lai lịch bóc lột nhân dân của bố mẹ mình. Thế hệ con cháu của những bố mẹ như vậy khó hòa nhập trong cộng đồng dân hải ngoại.
Ăn như là không còn ngày mai…
Lựa chọn làm danh gia vọng tộc hay làm phàm phu tục tử là một lựa chọn của một kiếp người, bên cạnh cuộc chạy tiếp sức của cha ông. Danh gia vọng tộc hay phàm phu tục tử khác nhau như thế nào, nhiều lúc cũng thể hiện ở cách ăn.
Trong bài hát Chúng đi buôn, nhạc sĩ Phan Văn Hưng viết về quan chức Việt Nam : “ăn như là không còn ngày mai”.
Sự ê chề đến với quan chức cộng sản là kết quả của những người chọn cho mình làm phàm phu tục tử. Họ chỉ nghĩ đến cuộc sống ngắn ngủi hiện tại mà không cần biết tương lai. Những người đó, dù có trét lên người bao nhiêu tấm bằng thạc sĩ, có bao nhiêu chứng chỉ lý luận,... thì làng trên xóm dưới không ai nhìn nhận, vì khi chúng làm quan chức thì mặc kệ con cháu hàng xóm láng giềng.
Nếu nói về việc đào thoát ra khỏi xứ sở, chính những người Anh theo Thanh giáo ở thế kỷ XVII cũng đã ôm tiền vàng lên thuyền chạy khỏi đảo Anh để sang Mỹ. Khi đi, các nhà giàu Thanh giáo còn kêu gọi nhiều trí thức Anh đi theo với mình. Họ là danh gia vọng tộc, và muốn chia sẻ chung niềm hạnh phúc với những người xung quanh, họ đi với tiền vàng mà họ kiếm ra được.
Đằng này, những đảng viên cao cấp cộng sản Việt Nam ôm tiền bóc lột được mồ hôi xương máu của nhân dân cho con sang Mỹ. Những người ấy, cũng như con cháu họ, thực chất chỉ là một lũ phàm phu tục tử. Vì xấu hổ, tự biết mình chẳng có lý tưởng gì để thuyết phục ai, cho nên chỉ lặng lẽ khăn gói rời quê hương.
Kiều Phong
Nguồn : VNTB, 27/07/2018