Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc - Những tín hiệu lạc quan ?

Hoàng Sa, RFA, 08/04/2020

Cuộc chiến Công hàm

Như đã trình bày trong một bài báo trước, ngày 12/12/2019, Malaysia đã gửi một bản đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, yêu sách một phần thềm lục địa mở rộng của nước này trên Biển Đông, dựa trên Điều 76 của Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS). Ngày 6/3/2020, Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hợp Quốc đã đệ trình Công hàm lên Liên Hợp Quốc để đáp lại Đệ trình của Malaysia. Ngày 23/3/2020, Trung Quốc đã ra Công hàm đáp trả Công hàm của Malaysia và Philippines.

congham1

Hình minh hoạ. Tàu tuần tra của Philippines đi qua tàu hải cảnh của Trung Quốc ở Biển Đông hôm 14/5/2019 -AFP

Trong Công hàm của Trung Quốc có khẳng định : "Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cùng với những vùng nước kế cận các đảo này cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông. Chủ quyền và các quyền liên quan khác cùng với quyền tài phán của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các bằng chứng lịch sử và pháp lý…".

Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã đệ trình Công hàm phản đối "luận điệu" của Trung Quốc. Công hàm của Việt Nam nêu rõ :

"Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc".

Các Công hàm này thể hiện gì ?

Có một số điểm đáng lưu ý trong các công hàm này.

Thứ nhất, mặc dù Malaysia khởi đầu với việc yêu sách thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019, dẫn tới việc các bên ra Công hàm để thể hiện quan điểm, thế nhưng trong cả Công hàm ngày 6/3/2020 của Philippines lẫn Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam đều không có nội dung phản đối hay đả động đến Malaysia (mặc dù mỗi bên đều giữ những quan điểm nghiêng về lợi ích của mình), mà nhất loạt phản đối Trung Quốc. Điều này cho thấy, dường như, Malaysia, Philippines và Việt Nam có những thoả thuận trước, hoặc có thể, ít nhất, ba quốc gia trên đã tìm được những điểm chung trong việc phản đối "luận điệu" của Trung Quốc qua các bản Công hàm này.

congham2

Ảnh chụp vệ tinh một phần quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông AFP

Thứ hai, Trong Công hàm ngày 30/3/2020 của mình, Việt Nam đã tuyên bố rõ thêm : "vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước ; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất ; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng".

Tuyên bố này ngụ ý :

i) theo điều 121 (3) UNCLOS 1982, được giải thích qua Phán quyết 2016, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ không có cấu trúc nào được coi là "đảo". Mặc dù Phán quyết 2016 chỉ nhắc tới Trường Sa, nhưng Việt Nam muốn "áp dụng pháp luật tương tự" từ quy chế pháp lý của Trường Sa cho Hoàng Sa ;

ii) Do các cấu trúc này không đáp ứng được yêu cầu là "đảo", cho nên không thể vạch đường cơ sở thẳng "vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất", điều này ám chỉ việc Trung Quốc đã tuyên bố đường cơ sở thẳng bao quanh Hoàng Sa năm 1996 là không hợp lý, và Việt Nam phản đối điều này.

Thứ ba, tương tự như nội dung trong Công hàm ngày 6/3/2020 của Philippines có đề cập, Việt Nam cũng "phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại Công ước, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý". Điểm này, Việt Nam dựa theo Phán quyết 2016 để phản đối trực diện vào "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức "quyền lịch sử".

Thời điểm gửi Công hàm

Một vấn đề cũng đáng lưu ý, đó là thời điểm gửi Công hàm của Việt Nam được gửi từ ngày 30/3/2020. Dường như, Việt Nam đã đoán trước được việc Trung Quốc sẽ ra Công hàm với những lập luận "nhập nhằng, rối rắm" như nhiều lần trước, cho nên Việt Nam đợi sau khi Trung Quốc ban hành Công hàm ngày 23/3/2020, đúng một tuần sau, Việt Nam mới ban hành Công hàm để đáp trả Trung Quốc.

Thêm nữa, Công hàm của Việt Nam đã gửi lên Liên Hợp Quốc từ ngày 30/3/2020, nhưng đến ngày 7/4/2020, báo chí và truyền thông Việt Nam mới ngập tràn những thông tin về Công hàm này. Đặc biệt sau sự cố tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 2/4/2020 như một động tác "trả thù" sau Công hàm này, và phía Việt Nam đã chủ động "khuấy động vấn đề" trên các phương tiện truyền thông. Chưa kể, báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/4/2020 đã đăng toàn văn lời phản đối của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ ngoại giao Philippines đều lên tiếng phản đối việc đâm chìm tàu cá Việt Nam của Trung Quốc. Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy những chỉ dấu về sự chuyển biến trong thái độ của Việt Nam cũng như Malaysia, Philippines trước các hành động hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Hy vọng, với những bước chuyển như vậy, nhà nước Việt Nam sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa, phối hợp với các quốc gia ASEAN, phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN, tìm kiếm những biện pháp để chống lại dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Hoàng Sa

Nguồn : RFA, 08/04/2020

******************

Biển Đông : Việt Nam phản đối yêu sách của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc

Thu Hằng, RFI, 08/04/2020

Việt Nam bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, được nêu trong hai công hàm đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 12/2019 và tháng 03/2020. Công hàm phản đối của Việt Nam được gửi tới tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 30/03, nhưng chỉ được công bố hôm 07/04.

congham3

Tham vọng chủ quyền trên gần trọn Biển Đông của Trung Quốc, với yêu sách đường 9 vạch (còn gọi là ''lưỡi bò''), bị Tòa án Trọng tài Thường trực, La Haye, bác bỏ ngày 12/07/2016. Ảnh : Reuters

Trong công hàm ngày 30/03, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định các yêu sách của Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông" ; "Việt Nam có đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa".

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt là tại sao công hàm được gửi đi ngày 30/03, nhưng chỉ được công bố rộng rãi ngày 07/03 ? Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp tại Singapore, khi trả lời đài VOA, cho rằng có thể là do "áp lực từ công chúng" , sau vụ tầu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tầu cá của Việt Nam vào ngày 02/04 ở khu vực Hoàng Sa, buộc Việt Nam phải gửi công hàm phản đối tới Bắc Kinh hôm 03/04. 

Tiếp theo, có thể Hà Nội sẽ tính đến hướng đi pháp lý, như Philippines từng làm năm 2016. Tuy nhiên, theo ông Hà Hoàng Hợp, trước đó "Việt Nam sẽ gặp phía Trung Quốc để bàn xem có thể xử lý trên đàm phán được không. Không phải song phương, mà là đa phương".

Trung Quốc đang bị chỉ trích lợi dụng tình hình cả thế giới đối phó dịch Covid-19 để tăng cường hoạt động ở Biển Đông. Ngày 06/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt lợi dụng thế yếu của các nước Đông Nam Á để gia tăng những đòi hỏi phi pháp tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong buổi họp báo ngày 07/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) chỉ trích Mỹ tiếp tục vi phạm chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đồng thời khuyến cáo Washington tập trung ưu tiên chống dịch Covid-19 ở trong nước. 

Một dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông, bất chấp đại dịch Covid-19. Trang Asia Times ngày 08/04, trích thông tin của Hoàn Cầu Thời Báo, cho biết thủy phi cơ AG600 do Trung Quốc chế tạo sắp được thử nghiệm trên biển trong năm 2020. Đây là loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới. Nhờ khả năng hoạt động độc lập trong 12 giờ, một khi được triển khai tại quần đảo Hoàng Sa, thủy phi cơ này có thể đến bất cứ vị trí nào tại Biển Đông. 

Thu Hằng

********************

Biển Đông vẫn ‘động’ nếu còn… biết ơn !

Trân Văn, VOA, 08/04/2020

Nhìn một cách tng quát, vic tiết l công hàm mà chính ph Vit Nam gi cho Tng thư ký Liên Hip Quc, bác b yêu sách ca Trung Quc v chủ quyền ti Biển Đông, khng đnh hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa ca Vit Nam chng khác gì m van, x bt áp lc đang tăng nhanh và cao trong tâm tư ca người Vit trước s kin tàu hi cnh ca Trung Quc li đâm chìm thêm mt tàu đánh cá (mang s hiệu QNg 96017) ở vùng bin gn qun đo Hoàng Sa hôm 2/4.

congham4

Cảnh sát bin Vit Nam tun tra, bo v ch quyn lãnh hi trên Bin Đông. (nh Cnh sát bin Vit Nam chp t màn hình Dân Vit)

Sự kin QNg 96017 li làm người Vit sôi lên vì gin. B Ngoi giao Vit Nam li ch trích, đòi Trung Quc điu tra và bi thường. B Ngoi giao Trung Quc tiếp tc đưa ra nhng tuyên b trâng tráo : QNg 96017 đắm là do… lao vào tàu ca hi cnh Trung Quc !.. Đây không phi là ln cui cùng tàu ca Trung Quc xâm nhp vùng bin thuc ch quyn ca Vit Nam, đâm chìm tàu đánh cá ca ngư dân Vit ! Chc chn s còn nhiu s kin tương t và Vit Nam sẽ còn… giao thip vi Trung Quc nhiu ln na !

Những đt… giao thip như thế không còn giúp người Vit h ha nhưng công hàm va được tiết l giúp h bình tâm : Dường như chính ph Vit Nam đã dn bước trên con đường kin Trung Quc ti Tòa án Quc tế ! Trong bi cnh như hin nay, Vit Nam s không đơn độc khi đi đu vi Trung Quc đ bo v ch quyn ca mình ti Biển Đông. Ít nht là ngay sau khi xy ra s kin QNg 96017, M đã lên án Trung Quc li dng đi dch Covid-19 đ cng c các yêu sách phi pháp ti Biển Đông…

Liệu đó có phi là nhng… tin vui giữa gi tuyt vng ? Mun tìm câu tr li tha đáng, có l nên đi chiếu vi mt lot yếu t trong tương quan v thi gian vi s kin : Bin Đông không phi là tài sn riêng ca đng ta, quc hi ta, nhà nước ta, chính ph ta, ti sao "ta" không báo cáo với hàng trăm triu người Vit - đi tượng mà "ta" phc v và "ta" vn thường khng đnh có quyn "biết", quyn "bàn", quyn "hành đng" quyn "kim tra" - v vic gi công hàm ?

Công hàm gửi ngày 30 tháng 3. QNg 96107 b đâm chìm ngày 2/4. Ngày 6/4 Bộ Ngoi giao M va ch trích Trung Quc v hành đng càn r đi vi QNg 96107, va công b hàng lot kế hoch nhm gia tăng kh năng giành chiến thng khi đi đu trc tiếp vi Trung Quc ti Biển Đông nếu Trung Quc không thoái b… Đng đi, đng chí, đồng bào bt đu đưa ra nhng so sánh bt li cho "ta" v trách nhim đi vi quc gia, dân tc, ngày 7/4 "ta" mi bch hóa công hàm…

Công hàm "ta" gửi Liên Hip Quc có th là dn đường cho vic da vào lut pháp quc tế, s dng các đnh chế quc tế, đi đu vi Trung Quc đ bo v ch quyn ca Vit Nam ti Biển Đông. Tuy nhiên, t trước ti nay, có bao nhiêu ln "ta" hành x hp quy lut và theo logic thông thường ? Bao nhiêu ln "ta" làm thiên h chưng hng ? Dã tâm ca Trung Quc như thế nào thì cả thiên h ln "ta" biết c, thế thì ti sao "ta", bày t tâm tư v Trung Quc vn b xem là b "các thế lc thù đch lôi kéo, kích đng" ?

***

Vì nhiều lý do, Trung Quc đã và s còn là mt đi th không d đi phó. Đi đu vi Trung Quc có th phải gánh chịu nhiu thit hi, ít nht là v kinh tế - xã hi nhưng không phi là không th. Chng hn so vi "ta", Đài Loan tình thế ngt nghèo hơn nhiu. Hòn đo này đã b tước b tư cách thành viên Liên Hip Quc, mt tư cách mt quc gia t đu thp niên 1970. Dù Trung Quốc tìm đ mi cách đ nut chng Đài Loan - "lãnh th" ph thuc Trung Quc - nhưng 50 năm qua vn không nut ni.

Bất k Trung Quc tn dng ti đa ưu thế v th trường, v giá nhân công, v kh năng thu hút đu tư khuynh loát sc cnh tranh của nhiu nn kinh tế, liên tc gây sc ép vi các quc gia trên toàn thế gii đ cô lp Đài Loan, dù kinh tế Đài Loan cũng b Trung Quc chi phi, thm chí còn liên tc b Trung Quc hăm da s dùng vũ lc đ "thng nht lãnh th" song Đài Loan vn tìm được li riêng đ đi.

Đài Loan - "lãnh thổ" xếp th 21 trên thế gii v sc mnh kinh tế - tiếp tc cng c tư thế như mt đi tác đáng kính trng ca các quc gia thành viên Liên Hip Quc. Gn đây, n tượng mà Đài Loan to ra trong vic đi phó vi Covid-19, viện tr ca Đài Loan cho nhiu quc gia khác đ cùng phòng, chng Covid-19 làm Trung Quc ni điên song không th làm gì khác hơn… chi đng. Cc din quc tế có nhng ràng buc đ Trung Quc không th vng đng theo kiu "thượng cng chân, h cng tay".

Chưa rõ chính quyn Đài Loan s ng x thế nào trước s kin mi nht : 70% dân chúng Đài Loan mun b "China" ra khi Quc hiu (Republic of China) đ minh đnh vi cng đng quc tế, Đài Loan là Taiwan, không liên quan đến Trung Quc, thiên h không nên đối x vi người Đài Loan bng đnh kiến dành cho công dân Cng hòa nhân dân Trung Hoa nhưng có th dùng s kin đó đ so vi… "ta" ! Lúc nào thì "ta" - vn thường tuyên b là "ca dân, do dân, vì dân" - cho dân "ta" bày t chính kiến như vy ?

Trong quan hệ vi Trung Quc, ti sao Đài Loan có th đng vng trên đôi chân ca h ? C quan sát và ngm nghĩ k t s thy, yếu t đu tiên là hòn đo này có nhiu t chc chính tr cnh tranh vi nhau đ cm quyn. Ging như nhiu quc gia khác, Đài Loan, các tổ chc chính tr mun tr thành đng cm quyn phi t chng minh h hu dng, có kh năng nâng cao ni lc và bo v s đc lp ca Đài Loan, tôn trng quyn t quyết ca đng bào, k c quyn la chn t chc chính tr cm quyn.

May cho Đài Loan là không có tổ chc chính tr nào tr thành đng cm quyn nh được Trung Quc hu thun "thng nht đt nước", thành ra không có đng cm quyn nào luôn luôn bày t s "biết ơn" vô điu kin đi vi "s giúp đ quý báu" ca Đng Cng sn Trung Quc. May cho Đài Loan là không có đảng cm quyn nào đinh ninh : Có gt b toàn b dã tâm, s càn r ca Trung Quc - "người bn xã hi ch nghĩa rt ln ngay bên cnh, sn sàng h tr đ xây dng thành công ch nghĩa xã hi" - thì mi duy trì được "quyn lãnh đo toàn diện, tuyt đi" trên x s ca mình. Đó là lý do, Trung Quc không ngng khuy đng nhưng eo bin Đài Loan không… "đng" !

Chắc chn ti Đài Loan, không có chính quyn nào thuc bt kỳ đng nào có th lng lng gi cho Tng Thư ký Liên Hip Quc mt công hàm phản đi s càn r ca Trung Quc và không thèm nói tiếng nào vi dân chúng Đài Loan. Chn chn không có người nào trong s khong 25 triu dân Đài Loan xem đó là hành đng "tài tình, sáng sut" và vì vy tiếp tc "ngm đng, nut cay", t an i là còn có thể hy vng. Chc chn không có chính quyn nào thuc bt kỳ đng nào Đài Loan dám bày t s "biết ơn" vì Đng Cng sn Trung Quc đã giúp cho mình tr thành đng cm quyn và s giúp cho mình mãi mãi là đng cm quyn !

Nếu Đài Loan có mt chính quyền như thế thuc mt đng cm quyn như thế thì eo bin Đài Loan đã… "đng" t lâu và có nên t đó mà ngm xem Biển Đông có còn… "đng" không, nếu ngun lc quc gia tiếp tc tht tán, sau các tp đoàn, tng công ty nhà nước, sp đến lúc hp tác xã lên ngôi vì "kinh tế th trường theo đnh hướng xã hi ch nghĩa" sp tái đăng quang ? Làm sao có th gi Biển Đông không… đng khi kinh tế - xã hi Vit Nam tiếp tc chao đo, ng nghiêng, s ph thuc vào Trung Quc càng lúc càng ln nhưng vi đng ta, quc hội ta, nhà nước ta, chính ph ta vn nn đó vn không quan trng bng vic tiếp tc un éo nhm duy trì s lãnh đo toàn din, tuyt đi ca mình ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 08/04/2020

*******************

Cúm tàu và cơ hội cho Việt Nam

Cánh Cò, RFA, 07/04/2020

Cơ hội đây không phải là món lợi từ kinh tế hay khoa học kỹ thuật mặc dù Việt Nam được nhìn nhận là nước đạt yêu cầu về chống dịch. Cơ hội khó kiếm này liên quan đến việc đòi lại tài nguyên quốc gia bị mất, hay nói đúng hơn là bị cướp và kẻ cướp ấy chính là chủ nhân của con virus mang tên cúm tàu.

vietnam1

Trung Quốc lộ rõ ý đồ bá chủ Biển Đông vì sức mạnh quân sự lẫn kinh tế làm những nước trong khu vực cắn răng chịu đựng sự hùng hổ và không che giấu tham vọng của Bắc Kinh

Có lẽ ít ai ngờ rằng Việt Nam có thể đủ can đảm lên tiếng trước Liên Hiệp Quốc chống lại việc Trung Quốc công khai dọa nạt Việt Nam trên Biển Đông từ nhiều thập niên qua. Liên tiếp chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa rồi Gạc Ma cũng như xây dựng những hòn đảo này thành căn cứ quân sự trên biển, Trung Quốc lộ rõ ý đồ bá chủ Biển Đông vì sức mạnh quân sự lẫn kinh tế làm những nước trong khu vực cắn răng chịu đựng sự hùng hổ và không che giấu tham vọng của Bắc Kinh trước đường lưỡi bò vô căn cứ. Bắc Kinh khẳng định rằng với sức mạnh của nó đang có không một thế lực nào có thể can thiệp và ung dung xem toàn bộ Biển Đông thuộc sở hữu của mình.

Và tư duy ấy hôm nay phải kết thúc, ít nhất là đối với Việt Nam, một đất nước vốn nằm trong quỹ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc về chính trị, lệ thuộc sâu nặng những món nợ tài chánh cũng như giao thương, sợ hãi trước binh hùng tướng mạnh cũng như vũ khí chiến lược mà Trung Quốc sở hữu… tất cả những yếu tố ấy đã bị con virus Vũ Hán làm cho sụp đổ. Sự sụp đổ có hình thức domino khi Trung Quốc ngạo mạn và xem thường sự chịu đựng của thế giới trước những hành vi ngạo ngược và bất nhân.

Ngay trong khi đại dịch làm thế giới điên đảo Trung Quốc đã đem tàu Hải cảnh tông vào tàu đánh cá Việt Nam bất kể luật pháp quốc tế và lòng nhân đạo trên biển cần có của một con tàu. Vừa cướp vừa to tiếng yêu cầu Việt Nam "giáo dục" ngư dân của mình có cách hành xử đúng mực đối với các loại tàu bè Trung Quốc trong khu vực thuộc lãnh hải Việt Nam. Trung Quốc đã quen thói xem thường Việt Nam như từ bao lâu nay vì nghĩ lãnh đạo Hà Nội không bao giờ dám mở miệng với dư luận quốc tế, nhưng lần này Trung Quốc đã tính sai và quá đà trong ván bài thấu cáy. Trung Quốc hả hê với thành công khiến thế giới chao đảo nhưng lại quên rằng sự chao đảo ấy làm thế giới nhìn thấy bộ mặt thật của Bắc Kinh hơn lúc nào hết.

Cả thế giới đang lên án Bắc Kinh và Việt Nam không thể đứng riêng một góc trời im hơi lặng tiếng trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc.

Nước Mỹ đang trong tâm điểm của đại dịch Corona nhưng khi biết rõ dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus ra tuyên bố lên án Trung quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Tuyên bố cũng liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp ở Biển Đông kể từ khi đại dịch bùng phát như lập các trạm nghiên cứu ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự chuyên dụng ở Đá Chữ Thập và triển khai dân quân biển đến Trường Sa.

Không chỉ thế, trên Twitter, bà Ortagus còn viết thêm rằng : "Điều đáng ngại là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang lợi dụng việc thế giới tập trung vào giải quyết đại dịch toàn cầu để khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp của mình ở Biển Đông".

Phía sau những "quan ngại" này là những chữ "đại dịch toàn cầu" có hàm ý lên án hành vi của Trung Quốc là hèn hạ và đang gây bất mãn cho cộng đồng thế giới. Không ai có thể chấp nhận những tên hôi của trong dịch bệnh, thiên tai, chí có Trung Quốc mới có đủ trân tráo hành xử như những tên côn đồ thừa nước đục thà câu.

Có lẽ nằm bắt thông điệp ngầm từ Mỹ, Hà Nội đã ra chiêu

Theo tin chính thức từ báo chí trong nước "Ngày 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra ngày 23/3 và ngày 12/12/2019.

Công hàm do phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông".

Hôm 23/3, Trung Quốc gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản hồi tài liệu của Philippines, cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề", "có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất". Bắc Kinh cũng cho rằng mình "có quyền lịch sử" ở Biển Đông, dựa trên "bằng chứng lịch sử và pháp lý".

Đây là bước đầu tiên mở đường cho một vụ kiện giống như Philippines vài năm trước. Nhiều người không tin rằng Việt Nam dám hy sinh nguồn lợi từ phương Bắc mà đánh đổi chủ quyền biển đảo của quốc gia nhưng cũng không ít người vững tin rằng sở dĩ Việt Nam nằm trong vòng kim cô quá lâu vì thiếu tin tưởng thế lực đối trọng với Bắc Kinh là Washington.

Virus Corona đã làm Bắc Kinh nóng vội và chìa ra lá bài tẩy tham vọng làm chủ thế giới. Tham vọng ấy nhờ con Vũ Hán giúp cho EU, Mỹ, Ấn Độ… thấy rõ mục tiêu mà Trung Quốc nhắm tới và thực hiện không cần hậu quả. Tính cách xem thường lòng tự trọng đã khiến Bắc Kinh lộ bài và cả thế giới đang tiến hành những vụ kiện vô tiền khoán hậu đối với dã tâm có một không hai của Trung Quốc.

Vụ kiện của Việt Nam không thể tránh khỏi vì không ai khờ dại đến nỗi chạy theo kẻ bị cả thế giới quay lưng. Và khi đã kiện, Việt Nam chấp nhận mất tất cả những gì mà Trung Quốc cài cắm vào đất nước trong đó có cả 4 tốt và 16 chữ vàng.

Mất những thứ viễn vông ấy để có được hai chữ "độc lập" đúng nghĩa không phải là quá nên hay sao ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 07/04/2020 (canhco's blog)

Additional Info

  • Author Hoàng Sa, Thu Hằng, Trân Văn, Cánh Cò
Published in Diễn đàn

Tom Fawthrop đã làm việc với tư cách một nhà báo ở Cambodia trong 8 năm, Đông Timor, Philippines và Thái Lan trong khoảng thời gian 30 năm, và thực hiện một loạt các phim tài liệu về vùng Mekong và xuất bản một cuốn sách về Cambodia.

chong1

Người dân Việt Nam biểu tình chống dự luật Đặc Khu Kinh Tế cho Trung Quốc thuê 99 năm vào ngày 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : Kao Nguyễn/AFP/Getty Images)

Có lần Tom Fawthrop hỏi tôi : "Việt Nam có một lịch sử lâu dài về cuộc đấu tranh giành độc lập – Trung Quốc, thực dân Pháp và chiến tranh Hoa Kỳ. Bạn có thấy những phản đối mạnh mẽ trong những năm gần đây về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc tại Việt Nam, vai trò của nó trong các đảo Biển Đông và kiểm soát sông Mekong như là một sự liên tục với quá khứ ? Hay là hiện tượng hoàn toàn khác với niềm đam mê định kỳ về độc lập chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nước ngoài nào hay các mối đe dọa hiện tại mà Trung Quốc đặt ra cho sự độc lập của Việt Nam ?".

(Vietnam has a long history of independence struggles- China, French colonialism and the US war. Do you see the strong protests in recent years over China"s increasing role in Vietnam, its role in East Sea islands and control of the Mekong as a continuity with the past ? Or is radically different phenomenon to the recurring passion for independence against any foreign invader or the current threats posed by China to Vietnamese independence ?)

Một câu hỏi khó và ẩn chứa cả một chiều dài lẫn chiều sâu lịch sử.

Thực ra, để đánh giá một cách khách quan và tương đối chính xác về cái nhìn và quan niệm của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc và Mỹ, có thể dựa vào kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ vào tháng Sáu năm 2015 về khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc. Theo đó, có đến 78% người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ. Nhưng lại có đến 74% người Việt Nam có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, trong khi chỉ 19% người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc.

Cần chú ý rằng từ trước đến nay không có một cơ quan quản lý hay cơ quan nghiên cứu nào của chính quyền Việt Nam công bố kết quả khảo sát nào về người Việt Nam "thích Trung Quốc" và "không thích Trung Quốc", cũng không có khảo sát nào so sánh thái độ của người Việt Nam đối với Trung Quốc và Mỹ. Cũng từ trước đến nay, đã không có một tổ chức khảo sát độc lập (phi nhà nước) nào ở Việt Nam được phép nghiên cứu về vấn đề này hay công bố kết quả khảo sát về vấn đề bị chính quyền xem là rất nhạy cảm chính trị này.

Trung Quốc từng có lịch sử xâm lược Việt Nam, và Mỹ cũng từng có lịch sử can dự vào chiến tranh Việt Nam. Nhưng kết quả khảo sát của Pew có thể là bằng chứng rõ nhất cho thấy một quy luật về quan điểm chính trị – xã hội của người Việt Nam đối với nước ngoài : nước nào xâm lược hoặc đô hộ Việt Nam càng lâu thì càng bị người Việt Nam căm ghét hoặc căm thù.

Lịch sử xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam là khoảng 1000 năm, trong khi lịch sử can dự chiến tranh của Mỹ vào Việt Nam là chưa đầy 30 năm.

Trong các chuyến thăm của các tổng thống Mỹ Clinton và Obama đến thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào các năm 2001 và 2016, hình ảnh hàng chục ngàn người dân Việt Nam đứng chật kín hai bên đường với biểu ngữ ủng hộ và thân thiện, cười rất tươi và reo hò và vẫy tay chào đón cho thấy phần lớn người Việt Nam đã quên lãng quá khứ chiến tranh và trở nên thân thiện với Mỹ, đặc biệt khi đại đa số người Việt Nam đang khao khát một chế độ dân chủ, hoặc tối thiểu là một chế độ cải cách để thay thế cho chế độ độc tài bảo thủ trong nước.

Còn các chuyến thăm Việt Nam của các tổng bí thư Trung Quốc như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều nhận được sự đón tiếp rất lạnh nhạt từ người dân Việt Nam, trái ngược hoàn toàn với cảnh người Việt Nam đón tiếp các tổng thống Mỹ.

Với Pháp có lịch sử đô hộ Việt Nam 100 năm, và Nhật Bản có một ít năm xâm lược Việt Nam, nhưng cũng nhận được thái độ thân thiện của người dân Việt Nam, đặc biệt là sự đồng cảm với văn hóa Pháp.

Những dẫn chứng trên cho thấy người dân Việt Nam không phải sẵn sàng xuống đường biểu tình phản đối bất cứ kẻ thù quá khứ nào như một truyền thống, một thói quen hay một niềm đam mê "bài ngoại", mà họ phản đối một cách có chọn lọc.

Từ năm 1975 đến nay, đã chưa từng diễn ra cuộc biểu tình nào của người dân Việt Nam chống Mỹ, chống Pháp hay chống Nhật Bản, mà hầu hết chỉ chống Trung Quốc.

Điều hiển nhiên là phần lớn người dân Việt Nam, trừ những quan chức Việt Nam bị xem là "cõng rắn cắn gà nhà" khi khiến Việt Nam bị phụ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh về kinh tế và chính trị, đã phân biệt rất rõ là Mỹ, Pháp, Nhật Bản đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích kinh tế và giá trị văn hóa nào, trong khi Trung Quốc đã và đang biến Việt Nam thành một bãi rác thải công nghệ khổng lồ, một thị trường nhập siêu đến khoảng 50 tỷ USD hàng năm từ Trung Quốc, một nền chính trị bị Trung Quốc chi phối, thao túng về đường lối đối ngoại, đối nội và cả về nhân sự chủ chốt, và Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ cùng hành động độc chiếm Biển Đông, biến phần biển thuộc lãnh hải Việt Nam thành "ao nhà" của họ.

Các cuộc phản đối và biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam đã trở nên quy mô về số lượng, có chiều sâu về kỹ thuật và gia tăng phạm vi ở Việt Nam từ năm 2011. Các cuộc biểu tình này được khởi xướng từ giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Hà Nội, Sài Gòn và đã lan nhanh đến các tầng lớp dân chúng.

Vào năm 2014, cuộc biểu tình ở Sài Gòn phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông đã lần đầu tiên lên tới 10.000 – 12.000 người.

Vào năm 2018, cuộc biểu tình ở Sài Gòn phản đối Luật Đặc khu đã lần đầu tiên lên tới hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh và thành phố ở Việt Nam.

Trong trường hợp giàn khoan Hải Dương 981 (năm 2014) và Luật Đặc Khu (năm 2018), cùng với mạng xã hội phát triển mạnh, hệ thống báo chí nhà nước (hơn 800 tờ) cũng tham gia vào việc lên án Trung Quốc, ảnh hưởng của truyền thông đã tác động rộng rãi đến dân chúng và tạo nên những cuộc biểu tình khổng lồ.

Không biết vô tình hay hữu ý, đúng vào ngày quốc khánh 2 tháng Chín năm 2018 và gần như ngay sau khi xuất hiện thông tư "Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc" của Ngân hàng Nhà nước, trang báo điện tử VietnamNet chợt nổi lên một bài lược sử với tiêu đề : "Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần" (1).

Tuy nhiên, có một thực tế đáng ngao ngán là dù mạng xã hội ngày càng chiếm vai trò quan trọng và có đến 60 – 70% người Việt Nam dùng mạng xã hội, song tỷ lệ người Việt Nam quan tâm đến các vấn đề chính trị, dân chủ và nhân quyền lại khá thấp, và họ thường đọc các nội dung chính trị trên báo nhà nước chứ không phải trên mạng xã hội là nơi họ chủ yếu dùng để giải trí. Vậy nên bài học cần rút ra là : nếu nhiều tờ báo nhà nước đồng thuận với mạng xã hội trong việc đưa tin bài về phản đối Trung Quốc, chắc chắn sẽ có nhiều người dân quan tâm và tự tin xuống đường biểu tình hơn.

Nhưng cho đến nay, toàn bộ hơn 800 tờ báo nhà nước vẫn bị siết cứng về tư tưởng và nội dung bởi Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Tất cả những gì mà một ít tờ báo nhà nước còn chất phản biện và còn dám lên tiếng cũng chỉ giống như một hòn đá nhỏ ném xuống cái ao tù bị đùn lên mặt nước hàng đống bọt ô nhiễm hôi thối. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 30/09/2018

(1) http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/ket-cuc-bi-tham-cua-nhung-ke-ban-nuoc-nha-tran-va-bai-hoc-cho-hau-the-474526.html

Published in Diễn đàn