François Heisbourg cho rằng việc Nga liệu có thua trong cuộc chiến ở Ukraine hay không phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ. Nhà địa chiến lược nổi tiếng thế giới là người am hiểu sâu sắc về các chi tiết của việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiên đoán về các diễn biến tiếp theo của cuộc chiến này.
François Heisbourg, được coi là một trong những nhà địa chiến lược nổi bật nhất trên thế giới, hiện là cố vấn tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Quỹ Paris về Nghiên cứu Chiến lược (FRS) - Ảnh Quelle : Julien Falsimagne/Bridgeman
----------------------------
Welt : Thưa ông Heisbourg, gần đây ông đã tới Trung tâm hậu cần ở Ba Lan, nơi tập kết các lô vũ khí cung cấp cho Ukraine. Ông đã rời nơi đó với những cảm nhận như thế nào ?
François Heisbourg : Tôi thấy hoạt động của Châu Âu không tệ như người ta thường đề cập. Chúng ta cung cấp hơn một nửa số vũ khí đã được chuyển giao, Hoa Kỳ cung cấp 49%. Người Pháp đã nhiều lần bày tỏ nghi ngờ về phương pháp thống kê các vụ chuyển giao vũ khí do các viện nghiên cứu khác nhau công bố. Đôi khi có sự lẫn lộn giữa những lời cam kết cung cấp vũ khí, đạn dược với số vũ khí đã thực sự được chuyển giao. Đó là lý do vì sao tôi đã trực tiếp đến tận nơi để xem xét việc chuyển giao vũ khí trong thực tế, số lượng chuyển giao được quy ra tấn. Chúng ta hãy nghĩ nơi này tương tự như một trung tâm phân phối của tập đoàn Amazon. Việc giao hàng đến ở một bên, được sắp xếp và rời khỏi trung tâm ở phía bên kia để đưa tới Ukraine. Trong bảy tháng đầu tiên của cuộc chiến, khoảng một triệu tấn vũ khí và đạn dược đã được chuyển qua kênh này. Tôi rất tiếc, Pháp chỉ đóng góp một tỷ lệ quá khiêm tốn, 1,4%, xếp hàng thứ 9, thật đáng xấu hổ. Ba Lan cung cấp nhiều nhất, chiếm 20%, Đức chiếm 9%.
Welt : Ở Đức đang có một cuộc tranh luận sôi nổi về việc liệu như vậy đã đủ chưa. Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Đức ?
François Heisbourg : Nước Đức thường bị chỉ trích vì các quy trình làm việc quá quan liêu và chậm trễ, thêm vào đó là các vấn đề về chính trị, nhưng cuối cùng Đức đã tham gia cung cấp. Cung cấp rất nhiều ! Berlin đã làm việc này thật tuyệt vời. Vấn đề không chỉ là cung cấp vũ khí, quan trọng hơn là thời điểm cung cấp. Hệ thống phòng không Iris-T SLM đã đến Ukraine trước các hệ thống khác, vào đúng thời điểm đầu tháng 10, giúp Kiev hạn chế tổn thương trước các cuộc không kích của Nga.
Welt : Những gì Đức hiện đang cung cấp có đủ không ?
François Heisbourg : Tôi không thuộc những người đang kêu gọi tăng gấp đôi hoặc gấp ba số lượng vũ khí cần chuyển giao. Nếu các chuyến vũ khí tiếp tục như hiện nay, về mặt lý thuyết, nó sẽ tạo điều kiện để Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Trong tám tháng, Ukraine đã lấy lại được một nửa số lãnh thổ mà người Nga đã cướp của họ. Nếu tiếp tục đà này, năm tới họ sẽ lấy lại được mọi thứ. Nhưng đây chỉ là một phép tính đơn giản hóa và do đó có thể sai. Vấn đề không phải là cần nhiều vũ khí hơn, mà là cần có các chủng loại vũ khí khác nhau để thích ứng với những thay đổi của tình hình. Tuy nhiên, tôi thấy xấu hổ vì viện trợ tài chính trực tiếp của Hoa Kỳ cho Ukraine nhiều hơn gấp đôi so với viện trợ tài chính của Châu Âu. Điều này thật khó hiểu đối với tôi.
Welt : Với những thất bại mà ông ta phải gánh chịu, liệu Putin có dám sử dụng vũ khí hạt nhân không ?
François Heisbourg : Tôi không biết, và có thể chính bản thân Putin cũng không biết. Nhưng nếu người ta muốn biết chắc chắn về rủi ro, thì người ta phải phân tích không chỉ ý nghĩa của nó đối với chúng ta mà cả đối với Putin nữa. Đối với chúng ta, việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ là một cơn địa chấn kinh hoàng. Nền kinh tế thế giới sẽ sụp đổ. Nhưng nó có ý nghĩa như thế nào đối với Putin ? Trung Quốc sẽ rất tức giận. Ấn Độ, đối tác quan trọng thứ hai của Nga, thậm chí còn phẫn nộ hơn nữa. Thứ hai, ông ta cũng sẽ phải tự hỏi liệu quả bom nguyên tử đó có thực sự hoạt động theo cách mà ông ta tưởng tượng hay không.
Kể từ vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki, không có ai sử dụng vũ khí hạt nhân. Ai dám nghiêm túc tuyên bố điều gì sẽ xẩy ra ? Theo thông tin của chúng tôi, trong một thời gian khá dài, người Nga đã không sản xuất vũ khí hạt nhân mới. Điều đó có nghĩa là chúng đã được cất giữ trong kho một thời gian dài. Chúng đáng tin cậy đến đâu ? Tình hình thời tiết có vai trò gì ? Điều gì xảy ra nếu quả bom rơi xuống thấp và gần như phát nổ trên mặt đất ? Bụi phóng xạ, tồn tại trong thời gian ngắn nhưng bức xạ cao, có thể lan ra khắp thế giới và cũng sẽ lan sang nước Nga. Tại sao Putin lại phải chấp nhận rủi ro đó ?
Welt : Liệu có đúng không khi nói về một "ngày tận thế" hạt nhân như lời Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, sau khi Putin hầm hè vung thanh kiếm hạt nhân ?
François Heisbourg : Đối với tôi, một trong nhiều điều bí ẩn của cuộc chiến này là tại sao một người như Biden, từng trải nghiệm Chiến tranh Lạnh, lại rút ra được rất ít các bài học từ cuộc chiến đó. Biden đã có phản ứng giống như Barack Obama khi đối mặt với lằn ranh đỏ ở Syria, ông ấy không phải như John F. Kennedy hay Ronald Reagan trong các cuộc khủng hoảng lớn của Chiến tranh Lạnh, khi mối đe dọa hạt nhân rất hiện hữu. Ông ta không áp dụng các quy tắc nổi tiếng đã phát huy hiệu quả cao vào thời điểm đó.
Welt : Có nghĩa là…
François Heisbourg : Tôi nêu một ví dụ : Nếu ta biết các lối thoát hiểm trong rạp hát bị chắn, thì đừng đứng trong hội trường đông đúc và hét toáng lên : Cháy ! Cháy !, để rồi chờ xem những gì sẽ xảy ra sau đó. Chính xác là ông Biden đã hành động như vậy khi cảnh báo Putin về một "ngày tận thế hạt nhân". Làm như vậy, ông ta đã ra hiệu cho Putin hãy tiếp tục hù dọa, rằng ông ta chấp nhận để Putin đe dọa mình và sẽ sợ hãi cúp đuôi ù té chạy.
Welt : Ukraine có khả năng nào để đánh bại Nga hay không ?
François Heisbourg : May mắn là một yếu tố quan trọng, nhưng thường bị coi nhẹ trong chiến tranh. Và không giống như các chuyên gia khác, tôi mong muốn một mùa đông khắc nghiệt, bởi vì khi đất khô, đóng băng cứng lại mới đảm bảo khả năng cơ động của xe tăng chiến đấu và các phương tiện chủ lực vận chuyển bộ binh. Điểm quan trọng thứ hai là cắt đứt hoặc ít nhất là giảm khả năng thông thương trên bộ giữa Donbass và Crimea. Bởi hiện tại quân Nga đang được bổ sung lực lượng qua dải đất hẹp ven biển Azov, do cầu Crimea chưa được sửa chữa hoàn toàn nên chưa đủ khả năng hoạt động như trước đây. Nếu được như vậy, mọi thứ có thể trở nên căng thẳng về mặt chính trị đối với Moscow. Ngoại trừ có một thỏa thuận bẩn thỉu với Donald Trump, nếu Trump có thể tái đắc cử, và trường hợp một nước Nga chiến thắng, tôi chỉ thấy một kết cục có thể xảy ra, đó là một trong hai chính phủ phải sụp đổ.
Welt : Putin còn có khả năng chiến thắng về quân sự trong cuộc chiến này không ?
François Heisbourg : Chỉ khi Trump trở lại nắm quyền và người Mỹ quay lưng lại với Ukraine. Tuy nhiên, nếu xu hướng tiếp tục như hiện nay, Putin không thể thắng. Nhưng thật khó để dự đoán. Kiev ước tính chỉ riêng trong ngày 4/11 đã có 840 binh sĩ Nga thiệt mạng. Đành rằng cần thận trọng với các con số kiểu này, nhưng con số này tương tự như tổn thất của Pháp trong Thế chiến thứ nhất ! Dù Putin mới đây đã đưa 40.000 binh sĩ đến Ukraine, nhưng nếu 800 người chết mỗi ngày, sau 50 ngày sẽ không còn ai trong số này. Vả lại, Putin có thể tính sai về Trump. Nếu ông này không tái đắc cử, Putin sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ của chính chế độ của ông ta, hay một cái gì đó tương tự như vậy.
Welt : Một viễn cảnh có vẻ xa vời…
François Heisbourg : Với tôi thì một cuộc đảo chính thực sự khó xảy ra. Tôi thiên về sự phản đối của người dân, nhưng điều đó cũng chưa hiển hiện trong nay mai. Người ta luôn cho rằng chiến tranh là bom rơi, đạn nổ, gươm giáo vung lên và sự phẫn nộ. Đúng là như vậy. Nhưng yếu tố con người có ý nghĩa quyết định. Chiến tranh cũng là sự tập trung cao độ, phi thường của một vài quyết định vào tay một nhóm nhân vật nhất định.
Welt : Yếu tố con người trong trường hợp Putin là đặc biệt khó lường, có phải như vậy không ?
François Heisbourg : Putin không phi lý trí khi theo đuổi mục tiêu của mình. Mà chính các mục tiêu mới hoàn toàn không hợp lý. Thực tế, chúng ta không được nhầm lẫn Putin với Hitler, nhưng có một điểm Putin giống Hitler : đó là sự ảo tưởng trong mục tiêu chiến tranh. Cuốn "Mein Kampf" (Cuộc đấu tranh của tôi) của Putin là một bài viết dài 7.000 từ, trong đó ông ta bóp méo, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận quyền tồn tại của người dân Ukraine. Đó là lý do duy nhất khiến ông ta cho rằng quân đội của mình có thể thong dong c
Martina Melster
Kann Putin diesen Krieg noch gewinne ? – "Nur wenn Trump wieder an die Macht kommt", WELT, 20/11/2022.
Nguyễn Xuân Hoài biên dịch
Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 24/11/2022
François Heisbourg, 73 tuổi, là cố vấn tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Quỹ Paris về Nghiên cứu Chiến lược (FRS), và được coi là một trong những nhà địa chiến lược nổi bật nhất trên thế giới. Ông từ lâu đã đóng góp cho việc xây dựng học thuyết quốc phòng của Pháp. Không lâu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, ông đã xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, The Return of War (Sự trở lại của chiến tranh).
Tổng thống Vladimir Putin có tham vọng tập hợp thế giới Nga. Putin là một người rất tự tin vào bản thân, ông tin vào vai trò then chốt của mình. Chủ nhân điện Kremlin tin rằng ở phía Tây các kẻ thù đang thành lập một mặt trận đoàn kết để làm suy yếu nước Nga. Và theo ông, Trump là hiện thân cho sự yếu kém của nước Mỹ.
Nguyên thủ Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ Donald Trump, tháng 11/2018 tại Buenos Aires. Alexander NEMENOV / AFP
Trên đây là một số nhận định của Alexei Venediktov, trưởng ban biên tập đài phát thanh độc lập Echo Moskva tại Nga trong bài trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro. Bài viết đăng ngày 06/12/2019.
Le Figaro : Có điều gì quan trọng đang diễn ra tại Nga ?
Alexei Venediktov : Điều quan trọng nhất là ở Moskva đang bắt đầu thời kỳ chuyển tiếp. Mọi người đang bắt đầu tự hỏi liệu ông Putin có từ bỏ quyền lực vào năm 2024 hay không. Nếu ông ấy ra đi thì ai sẽ kế nhiệm, Medvedev hay một ai khác ? Không ai biết gì hết. Tất cả mọi người đều cố tỏ ra trung thành với một ứng viên sáng giá duy nhất : Vladimir Putin. Nhiều người tin rằng ông ấy sẽ ở lại, bởi vì ông ấy không thể bỏ đi, bởi vì vẫn còn nhiều việc dang dở. Tôi cũng tin như vậy. Tôi biết rõ ông ấy.
Trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014, tôi tin rằng điều duy nhất Putin quan tâm là làm thế nào để ông ấy và gia đình được an toàn sau sự kiện đó. Thế nhưng, từ khi sáp nhập Crimea, tên của Putin được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Ông ấy thấy mình có nhiệm vụ phải tập hợp thế giới Nga. Rất nhiều người trong số chúng ta nghĩ rằng Putin sẽ nhà nhân vật số 1 ở Nga. Liệu ông ấy có thể trở thành một người như Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc hay không ? Mọi chuyện đều có thể ! Ông ấy có thể thay đổi Hiến Pháp, triệu tập Quốc hội lập pháp, tuyên bố thành lập liên bang với Belarus …
Le Figaro : Khái niệm "thế giới Nga" cần được hiểu như thế nào ?
Alexei Venediktov : Thế giới Nga đương nhiên bao gồm Nga, nhưng cũng có cả Belarus một phần Ukraine, Transnitria và Bắc Kazakhstan. Putin luôn cho là Staline đã tạo ra các đường biên giới một cách tùy tiện, không có cơ sở, chỉ với một chiếc bút chì, để chia rẽ dân tộc. Vladimir Putin luôn nói rằng chúng tôi là một dân tộc bị chia rẽ "giống như người Đức". Cách đây khoảng chục năm, ông ấy giải thích sẽ không để xảy ra chiến tranh vì bán đảo Crimea, nhưng cũng có thể …
Le Figaro : Trong một cuốn sách, ông từng viết là giai đoạn cầm quyền cuối cùng của Putin sẽ là một thời kỳ đen tối, đáng sợ ?
Alexei Venediktov : Điều này đang diễn ra. Khi bắt đầu sự nghiệp mang tính "phục thù" cực lớn, Putin bỏ qua mọi luật lệ, chỉ quan tâm đến hành động. Ông ấy tự nhủ : Tôi đã biết mọi chuyện từ 20 năm nay, tôi là người có nhiều kinh nghiệm nhất, vì thế một mình tôi ra quyết định. Ông ấy đã trở nên rất tự tin vào bản thân.
Le Figaro : Thành công tại Syria chắc hẳn giúp Vladmir Putin củng cố sức mạnh ?
Alexei Venediktov : Chắc chắn là như vậy. Nhưng chúng ta đừng quên là trước chiến thắng ở Syria thì Putin đã có thắng lợi ở Crimea. Và quý vị cần biết là trong quá trình can thiệp vũ trang vào Crimea, mệnh lệnh đưa ra là phải rút quân, bảo tồn lực lượng nếu mọi chuyện xấu đi. Putin nói rằng ông ấy chịu trách nhiệm về quyết sách và các tướng lĩnh phải làm mọi việc để hạn chế thiệt hại. Và ông ấy đã giành chiến thắng, "một mình chống lại tất cả". Đúng là ông ấy bị quốc tế trừng phạt. Nhưng Putin đang tìm mọi cách để quốc tế bỏ lệnh trừng phạt. Câu hỏi đặt ra là ông ấy phải đối thoại với ai. Thủ tướng Đức Merkel sắp ra đi, nước Anh đang lâm vào khủng hoảng Brexit, còn tổng thống Pháp bị coi là "trẻ ranh".
Putin nghĩ rằng ông ấy có một vai trò lịch sử. Ông ấy tin rằng mình đang làm những điều tốt cho đất nước và sau này mọi người sẽ hiểu cho ông ấy. Putin nói rằng ông thừa hưởng một nước Nga đã bị tàn phá và ông đã vực đất nước dậy. Tổng thống Nga coi những thanh niên ghét bỏ ông ấy là những kẻ rất vô ơn.
Le Figaro : Mơ ước tập hợp thế giới Nga, liệu Putin có thể gây bất ổn cho Estonia và Latvia hay không ?
Alexei Venediktov : Putin phân biệt rõ người dân bán đảo Crimea mà theo ông ấy là trước đây không muốn ra khỏi Liên Xô và người dân của các nước thuộc vùng Baltic, muốn rời Liên bang Xô Viết. Theo quan điểm của chủ nhân điện Kremlin, điều quan trọng là Nga đang bị kẻ thù bao vây, bị NATO, Liên Hiệp Châu Âu và các căn cứ quân sự của Mỹ bao quanh. Putin nghĩ rằng đang có một mặt trận thống nhất chống nước Nga và ông ấy phải gây vấn đề ở các nước đối thủ để làm suy yếu đối phương.
Rõ ràng là Brexit sẽ gây hại về mặt kinh tế cho nước Nga, nhưng Putin ủng hộ Brexit vì việc ra khỏi Liên Âu sẽ làm suy yếu Anh Quốc. Cũng tương tự như việc Tây Ban Nha sẽ suy yếu nếu vùng Catalunya giành được độc lập. Đối với đảng AfD ở Đức, Putin coi là lực lượng tân quốc xã này rất tầm thường, nhưng vì AfD làm thủ tướng Merkel yếu thế nên Putin ủng hộ. Nga muốn làm Liên Hiệp Châu Âu bất ổn bằng cách tìm ra những mắt xích yếu của Liên Âu.
Le Figaro : Làm như vậy để làm gì ?
Alexei Venediktov : Để khiến Châu Âu ngưng trừng phạt Nga. Putin cho rằng hiện nay có hai khu vực địa chính trị là Mỹ và Trung Quốc. Ông ấy không tin vào cả hai. Còn Châu Âu thì Putin coi là gần với Nga hơn là với Mỹ. Ông tin rằng Nga và Châu Âu có thể cùng nhau tạo ra một khu vực thứ ba, và muốn Châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Moskva. Putin đã luôn muốn Nga thuộc về Châu Âu, nhưng có vị trí tách biệt và có những nguyên tắc riêng.
Tất nhiên điều này là không thể, nhưng ông ấy không hiểu điều đó. Chủ nhân điện Kremlin muốn làm mọi việc để quốc tế hủy lệnh trừng phạt và đối thoại với Moskva. Tất cả đều đồng ý để xếp Crimea vào hồ sơ đặc biệt. Nhưng người ta có thể làm gì cho Donbass ? Putin sẵn sàng trả lại Donbass cho Ukraine.
Le Figaro : Liệu Putin có từ bỏ Donbass hay không ? Ông ấy là người chuyên sáp nhập các vùng đất vào lãnh thổ nước Nga…
Alexei Venediktov : Thực ra phương pháp này sẽ khôn ngoan hơn, nhằm thâm nhập vào Donbass thông qua các lợi ích kinh tế Nga, một chính sách có thể sẽ lan rộng sang toàn bộ cơ cấu của Ukraine, nhờ có hàng triệu cử tri bỏ phiếu ủng hộ các đảng thân Nga.
Poutine đặt cược rằng trả lại Donbass sẽ có lợi hơn là giữ lại vùng đất này. Nhưng lãnh đạo Nga cũng phải giữ thể diện, để các lực lượng trung thành ở Moskva không cảm thấy bị bỏ rơi. Tổng thống Ukraine Zelensky cũng hiểu mối đe dọa này. Trong một cuộc họp kín với các cựu binh, ông ấy tuyên bố nếu không khắc phục được tình hình trước tháng 01/2020, Ukraine sẽ phải xây một bức tường.
Le Figaro : Ông nghĩ gì về quan hệ giữa Vladimir Poutine và Donald Trump ?
Alexei Venediktov : Đối với Putin, Trump là hiện thân cho sự yếu kém của Mỹ, nên phải cổ vũ Trump và làm thế nào để lính Mỹ quay trở về nhà và không đe dọa lợi ích của nước Nga nữa. Putin nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ có thêm 5 năm dưới một chính quyền yếu kém, họ sẽ mất hết.
Le Figaro : Sự hiện diện khắp nơi của tổng thống Nga có phải là điều nguy hiểm ?
Alexei Venediktov : Đương nhiên là như vậy. Putin, Medvedev và tất cả các lãnh đạo khác đều bị ám ảnh bởi một Nhà nước hợp nhất. Họ tin rằng mọi hình thức liên minh, liên hiệp sẽ đặt dấu chấm hết cho nước Nga, vì thế họ muốn kiểm soát mọi thứ : ý thức hệ, internet, quyền lực, tư pháp và cả chính quyền cấp địa phương. Putin bị ám ảnh về việc kiểm soát, và vì không thể kiểm soát được cả nước Nga rộng lớn, nên chủ nhân điện Kremlin bắt đầu đẩy nhanh mọi chuyện đạt được mục đích.
Nguồn : RFI, 16/12/2019
**********************
Tàu do thám Nga hoạt động ‘không an toàn’ ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ (VOA, 18/12/2019)
Một tàu do thám Nga đã quay trở lại vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía đông nam Hoa Kỳ. Theo lời hai quan chức Mỹ nói với CNN thì con tàu của Nga đã có những hành động "không an toàn".
Chiếc tàu hải giám Nga Viktor Leonov xuất hiện ở Cuba năm 2015.
Chiếc tàu hải giám Nga Viktor Leonov đã lảng vảng ngoài khơi bờ biển bang South Carolina và Florida trong vài ngày qua, một giới chức Mỹ nói với CNN, và rằng hành động của con tàu đã được xác định là "không an toàn" bởi vì tàu không dùng đèn pha trong thời tiết có tầm nhìn thấp. Ngoài ra, con tàu Nga cũng không đáp lại những tín hiệu chào xã giao từ các tàu thương mại đang cố gắng xác định vị trí của con tàu để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Vẫn theo giới chức Mỹ, tàu gián điệp lớp Vishnya của Nga còn có "những động thái thất thường khác".
Một quan chức thuộc Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ nói với CNN rằng lực lượng này đang phát đi "Bản tin về thông tin an toàn hàng hải" để cảnh báo các thủy thủ trong khu vực về sự hiện diện của tàu Nga và hành vi của nó.
Một quan chức quốc phòng nói với CNN rằng tàu USS Mahan của Hải quân Hoa Kỳ, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, đang hoạt động gần con tàu Nga.
Trang The Moscow Times dẫn nguồn từ Viện Hải quân Hoa Kỳ cho biết Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã ra cảnh báo yêu cầu các thủy thủ hãy "lưu ý và cẩn trọng khi điều hướng gần tàu này".
Tàu do thám Nga xuất hiện ngoài khơi Hoa Kỳ giữa lúc USS Ross, tàu khu trục lớp Arleigh Burke có tên lửa dẫn đường của Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Constanta, Romania, hôm 16/12. Hải quân nói đây là một "chuyến thăm định kỳ", một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen và hỗ trợ các đối tác trong liên minh NATO mà Romani là một thành viên.
Vẫn theo The Moscow Times thì tàu Viktor Leonov đã được phát hiện ở Cuba vào năm 2014, và gần một căn cứ tàu ngầm của Mỹ ở Connecticut vào năm 2017, và một căn cứ tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ ở bang Georgia hồi năm ngoái.