Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sau vài năm khởi sự và đến năm 2018, kiến trúc sư của công cuộc ‘đốt lò’ – Nguyễn Phú Trọng – đã có thể tạm an tâm cho triển vọng không còn ‘trên nóng dưới lạnh’ trong sự nghiệp được xem là ‘chống tham nhũng’ của ông ta. Hiện tượng xảy ra hàng loạt và với tần suất ngày càng cao những cái chết treo cổ của cấp cán bộ ‘ruồi’ ở nhiều địa phương và trong nhiều ngành đang phản ánh cái tâm thế ‘thà chết còn hơn ở tù’ của nỗi hoảng sợ dẫn đến kinh hoàng trong huyết quản nhiều cán bộ từ cao xuống thấp.

day1

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quốc hội cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Hình : Getty Images)

2018 là năm đã xảy ra số vụ quan chức các cấp tìm đến sợi dây thừng nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, khiến bản danh sách những ‘kẻ tuẫn tiết’ đến cuối năm 2018 có thể là phép cộng gộp cho con số của nhiều năm trước đây.

Có đến hàng chục hoặc hơn những cái tên quan chức loại ‘ruồi’ đã rơi vào bản danh sách tử thần chỉ trong nửa cuối năm 2018. Những cái tên này lại ứng với phân bố địa lý khá rộng và khá đều từ vùng Tây Bắc đến miền Trung và Nam Bộ, bao gồm cả hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn.

Mới chỉ là năm đầu tiên

Sau hai vụ treo cổ của Nguyễn Hồng Lâm – Phó bí thư, Chủ tịch huyện Quốc Oai ở Hà Nội và Đại tá Võ Tuấn Dũng – Cục phó Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao (C50) của Bộ Công an, tình hình đã ‘liên tục phát triển’ với hàng loạt cái chết treo cổ khác gắn với những cái tên Võ Phi Anh, Phó Tổng giám đốc Cienco 6 đơn vị thi công một số hạng mục thuộc công trình tuyến metro số 1 tại TP HCM ; N.Q.V, 36 tuổi, là chuyên viên Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên ; Đỗ Văn Thơm (SN 1973) là cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Nhã Nam (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) ; Phạm Văn Dũng (35 tuổi, quê xã Ngọc Khê), kế toán xã Vân Am (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) ; Nguyễn Văn Hội, Phó trạm trưởng Trạm Quản lý nước và Công trình đô thị huyện Krông Chro (Gia Lai) ; Đỗ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) ; T.T.P. (37 tuổi, cán bộ địa chính xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm)…

2018, năm đầu tiên ló dạng của lưỡi hái tử thần rõ đến thế. Mật độ thình lình tăng lên và biểu đồ thình lình hướng lên của quan chức tự sát đang phác ra khuynh hướng mức độ bất an của quan chức tham nhũng trong nội bộ đảng đang gia tăng đột ngột – xứng đáng trở thành một chủ đề nghiên cứu lớn của ngành xã hội học – chính trị học ở Việt Nam.

Cho đến giờ phút này, không còn nghi ngờ gì nữa về việc người vừa giành thêm được chức chủ tịch nước sẽ đốt rừng rực cái lò vào thời ‘hậu Trần Đại Quang’. Không chỉ ‘cánh Quang’ và ‘cánh Dũng’, mà nhiều hoặc rất nhiều quan chức tham nhũng cấp ‘ruồi’ ở nhiều tỉnh và thành phố sẽ bị biến thành ‘củi’. Về thực chất, giai đoạn 3 ‘đốt lò’ có thể là thời kỳ sâu hiểm nhất, sắc máu nhất, kể cả tàn nhẫn nhất và cách nào đó cũng thành công nhất kể từ đầu chiến dịch ‘đốt lò’.

Một trong số những thúc ép rõ nhất để ‘trên nóng dưới phải nóng theo’ của Nguyễn Phú Trọng là trong năm 2018, ông ta đã chỉ đạo cho Ủy ban kiểm tra trung ương không chỉ tiến hành kiểm tra ở cấp bộ ngành trung ương và cấp tỉnh thành mà còn phải kiểm tra đến cấp quận huyện. Điều đó có nghĩa là Ủy ban kiểm tra trung ương Việt Nam đang và sẽ làm theo kịch bản mà Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương của Trung Quốc đã làm, mang đến tai họa cho giới quan tham ở tận những vùng sâu vùng xa theo phương châm ‘Không cho chúng nó thoát’.

Trước đây, trong giới quan tham Việt Nam luôn phổ biến thủ đoạn ‘chạy án’, cho dù có bị khép tội. ‘Chạy’ vào lúc vụ việc tham nhũng mới có dấu hiệu bị cơ quan chức năng phát hiện, ‘chạy’ vào lúc đang bị cơ quan chức năng khởi tố và điều tra, ‘chạy’ trong giai đoạn tố tụng hình sự và đưa ra tòa, và ‘chạy’ kể cả lúc đã phải lãnh án…

Song ‘Tấm gương’ Đinh La Thăng – thân là một ủy viên bộ chính trị nhưng đã bị tống giam và phải nhận hai mức án với tổng cộng 31 năm tù, hẳn đã khiến giới quan chức tham nhũng không còn mơ màng về một thời kỳ ‘án như chơi’, mà đang hoảng loạn bởi một khi đã bị bắt thì sẽ ‘đi lâu’, thậm chí còn đi thẳng ra pháp trường.

"Là những con người cứng rắn và hay chèn ép người dân, chính họ lại rất sợ những hình thức đối xử nghiêm khắc mà các cấp trên của họ thi hành" – một luật sư tỉnh Chiết Giang là ông Yuan Yulai phân tích về tâm lý chung của giới quan tham Trung Quốc trong cơn hoảng loạn tự sát của giới quan nước này từ năm 2012 đến gần đây. Nhận xét này hoàn toàn có thể tương ứng với đặc thù tâm lý của quan tham Việt.

Dù chưa có gì chứng minh được là chiến dịch chống tham nhũng của đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ bằng vai phải lứa với những gì mà ‘đảng anh’ ở Trung Quốc đã làm, nhưng cho tới nay, hàng loạt cái chết treo cổ của quan tham trong năm 2018 đã cho thấy tâm trạng hoảng loạn và bế tắc không lối thoát của một bộ phận trong giới quan chức tham nhũng ở Việt Nam.

Về mặt hình thức tự kết liễu, rõ ràng ‘sở thích’ treo cổ của quan tham Trung Quốc đã gây tác động mạnh và chi phối đến não trạng quyên sinh của quan tham Việt Nam. Cho đến nay, đa số trường hợp tự vẫn của quan tham Việt Nam đều phải dựa vào sợi dây thừng.

Thách thức lớn cho Nguyễn Phú Trọng

Bầu không khí chung trong giới quan chức ở Việt Nam vào những ngày này là im bặt. Nhiều người gặp nhau còn không dám hỏi han về những vụ việc bắt bớ tham nhũng xảy ra ngay ở địa phương mình. Một số người lúc nào cũng mắt lấm lét, mặt mày xanh xám, thậm chí lảng tránh nhìn nhau.

Nhận xét một cách khách quan, chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang bắt đầu tạo được hiệu ứng ‘diệt quan tham’ trên một bình diện rộng hơn ở các tỉnh thành và sâu hơn xuống tận cấp quận huyện và phường xã, tuy chưa thể được coi là một chiến dịch ‘chống tham nhũng’ theo đúng nghĩa, và đặc biệt chưa thể được xem là ‘chống tham nhũng công bằng’ khi ông Trọng vẫn còn bỏ qua cho nhiều trường hợp quan chức tham nhũng – những kẻ được dư luận đánh giá là thuộc ‘phe Trọng’.

Với đà này, bầu không khí ‘diệt quan tham’ sẽ còn khiến nhiều quan chức tham nhũng ngạt thở và bế tắc trong năm 2019, để từ đó sẽ xuất hiện hiện tượng một bộ phận cán bộ đảng viên và người dân một lần nữa khơi dậy trong lòng họ niềm hy vọng mỏng manh vào một tổng bí thư kiêm chủ tịch nước – mà trong thực tế có thể là nhân tố duy nhất chủ xướng và cầm tay chỉ việc chuyện giữ nhiệt đốt lò.

Nhưng khách quan mà xét, Nguyễn Phú Trọng còn xa mới đạt tới hiệu ứng ‘tự sát quan chức’ mà Tập Cận Bình đã tạo ra trong cuộc chiến ‘đả hổ diệt ruồi’ ở Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2016 mà đã khiến nhiều ngàn quan chức nước này phải nhảy lầu, treo cổ và tự chết bằng những phương thức khác. Bằng chứng rõ rệt mang tính chính trị học và xã hội học là số quan chức Việt tham nhũng phải tìm cách tự vẫn trong hai năm 2016 và 2017 là quá ít so với năm 2018.

Giai đoạn 3 ‘đốt lò’ trên diện rộng của Nguyễn Phú Trọng sẽ khác biệt khá nhiều với vài chiến dịch đơn lẻ nhắm vào ‘tham nhũng thời kỳ trước’, hay có thể hiểu là chỉ nhắm vào những đối thủ chính trị của ông ta. Song muốn ‘đốt’ được như Tập Cận Bình với bản thành tích kỷ luật và xử lý hình sự 1,3 triệu đảng viên tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng phải có được một đội ngũ cứng cựa đi cùng và trung thành với ông ta – những người công tâm và ít dính dáng tới các phi vụ tích góp tài sản cá nhân từ tiền thuế của dân. Nhưng đây lại chính là một thách thức vô cùng lớn đối với ông Trọng : làm thế nào để đãi cát tìm vàng trong bối cảnh mà người dân Việt luôn than trời ‘nhìn đâu cũng thấy quan chức tham nhũng’ ? 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 31/12/2018

Published in Diễn đàn

Mới đây báo chí trong nước đưa tin về căn biệt thự khủng của ông Bùi Cách Tuyến, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.

bietthu1

Hình chụp khu biệt thự của cựu Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến

Trả lời phỏng vấn trên báo Người Lao động, ông Tuyến cho biết vào năm 2013 khi ông còn làm tại Bộ Tài nguyên và môi trường thì vợ ông mua khu đất ruộng 7.000 m2 vùng ven huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2015 ông về hưu và vợ chồng ông đã xây căn biệt thự nhà vườn mà báo chí gọi là 'biệt phủ'.

Khi bị phóng viên chất vấn về giá trị khu biệt phủ và những nghi ngờ về nguồn gốc số tiền thì vị cựu Thứ trưởng cho rằng khu đất vốn là đất ruộng nằm sát bờ sông được tôn tạo lên làm đất , nằm tận Hóc Môn nên giá rẻ.

Đằng sau sự việc này cho thấy điều gì ?

Bên cạnh những nghi ngờ của dư luận về nguồn gốc khối tài sản lớn của quan chức, thì đằng sau sự việc này tồn tại một vấn đ quyền lợi rất chính đáng của người sử dụng đất, đó là quyền xây nhà trên đất của mình, kể cả là đất nông nghiệp.

Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, vị cựu Thứ trưởng đã sử dụng năng lực thẩm quyền của mình đ làm được một việc khó là chuyển đổi khu đất nông nghiệp sang làm đất .

Ông ta đã nhìn ra giá trị có thể có của mảnh đất, mua nó và làm thủ tục chuyển đổi, bằng cách đó ông ta có được một căn biệt thự đẹp, gia tăng giá trị kinh tế cho mảnh đất.

Điều này cho thấy việc chuyển đổi một khu đất nông nghiệp kém giá trị thành một cơ ngơi bất động sản nhà đ sộ, cải thiện về nơi ăn chỗ cho người sử dụng và làm đẹp cho bộ mặt địa phương, là một việc cần thiết, chính đáng, và rất nên làm.

Nhưng lợi ích từ việc chuyển đổi như thế này lại bị bó hẹp trong những trường hợp cá biệt cụ thể, còn thực tế nhiều người dân đang nắm quyền sử dụng những mảnh vườn, mảnh ruộng, họ không thể chuyển mảnh đất của mình sang làm đất vì những vấn đ liên quan đến quy hoạch đất đai.

Nhiều trường hợp xây dựng rồi bị phá dỡ chỉ vì làm trên đất nông nghiệp, trong khi thực tế công trình xây dựng cũng chẳng gây ảnh hưởng gì đến ai, không ảnh hưởng gì đến giao thông, thủy lợi, điện lưới hay môi trường, nhưng vẫn bị phá dỡ.

Thực tế rất nhiều những trường hợp xây dựng rồi bị phá dỡ, cho tới nay không hề được các ban ngành thống kê tính toán thiệt hại.

Đ hình dung về mức đ thiệt hại thì có thể xét qua những trường hợp nổi bật được báo chí đưa tin, đó là những biệt thự lộng lẫy nguy nga của các vị quan chức, đã bị xử lý yêu cầu phá dỡ không thương tiếc vì làm trên đất nông nghiệp.

bietthu2

Khu biệt thự của ông Nguyễn Văn Đấu - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai

Ví như hồi tháng 8/2017 gia đình ông Phó Ban tổ chức tỉnh ủy Đồng Nai bị phát hiện xây dựng biệt thự trái phép trên đất nông nghiệp với diện tích 2000 mét vuông, bị xử lý yêu cầu phá dỡ. Hay hồi tháng 4/2017 gia đình vị Phó Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng bị phát hiện xây dựng biệt thự trên đất nông nghiệp cả nghìn mét vuông cũng bị yêu cầu phá dỡ.

Hồi tháng 6/2017 báo chí đưa tin việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp xảy ra tại ven hồ Đầm Trị thuộc khu Hồ Tây, Hà Nội và rất nhiều trường hợp khác.

Nhìn vào những căn biệt thự đẹp mà báo chí chụp ảnh đưa tin, tôi thấy thật tiếc của và tốn kém khi nghĩ đến việc sẽ phải đập đi.

Tôi cũng thấy là công trình xây dựng không hề ảnh hưởng gì đến xung quanh, và tôi hình dung ra hàng chục nghìn trường hợp xây dựng trên cả nước bị phá dỡ vì lý do tương tự.

Nhiều ban ngành lâu nay có quan điểm rất coi trọng giữ gìn đất nông nghiệp, từ đó cấm cản việc xây dựng. Các vấn đ quy hoạch cũng kém chất lượng khiến cho nhiều mảnh đất đáng ra có thể làm đất nhưng lại bị cho là đất nông nghiệp.

Tôi cho rằng đất nông nghiệp xét cho cùng cũng chỉ là đất sử dụng mà thôi và sử dụng như thế nào đ tạo ra hiệu quả kinh tế thì đó là lựa chọn của người sử dụng. Không cho xây nhà họ chán chường bỏ bê ruộng vườn không trồng cấy thì lợi ích cho ai ?

Lo lắng giữ gìn đất nông nghiệp cho tương lai, nhưng đời sống người dân hiện tại không đáng được quan tâm hay sao ?

Sự cấm cản người dân trong lựa chọn mục đích sử dụng đất gây hậu quả đặc biệt xấu cho tầng lớp dân lao động nông thôn, khi kìm hãm giam cầm họ trong khó khăn vì không được sử dụng đất vào mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và không giúp cải thiện chỗ cho họ.

Thực tế cho thấy, nông thôn hộ gia đình nào nhạy bén lo lót chuyển đổi được mảnh đất của mình thì đời sống kinh tế của gia đình đó được cải thiện.

bietthu3

Đất nông nghiệp quanh các thành phố có còn được coi trọng ?

Trả lại quyền cho người dân

Từ trường hợp của vị cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường đã chuyển đổi đất nông nghiệp kém giá trị thành đất với giá trị cao. Điều đó cho thấy việc chuyển đổi là hoàn toàn có thể, nên làm, và điều đó thực chất cũng chỉ là sửa đi cái câu chữ trong đống giấy tờ của đám thư lại quan liêu mà thôi.

Thực tế khi người dân xin phép chuyển đổi thì các cấp chính quyền sẽ phải làm cái việc là điều chỉnh nội dung quy hoạch.

Đây là chỗ mà người dân sẽ vấp phải bộ máy quan liêu nhũng nhiễu lạm quyền, mà những quan chức thì dễ dàng vượt qua, còn dân đen thì hay gặp khó khiến cho họ cứ xây mà không xin phép đ rồi bị đập phá.

Nhiều trường hợp người dân xin chuyển đổi nhưng bị từ chối vì bị cho là phá vỡ quy hoạch về đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến những kế hoạch tính toán sử dụng đất trong tương lai.

Tức là những lý do từ chối không hề căn cứ vào những ảnh hưởng xấu thực tế trong hiện tại, mà chỉ vì những lo lắng mơ hồ xa xôi trong tương lai.

Nay tôi cho rằng đ tháo gỡ vướng mắc cho người dân trong sử dụng đất, trong đó có cả những quan chức đang mắc bẫy vì chính sách quốc gia của chính họ, đ tránh đi cái vòng luẩn quẩn giữa xây dựng, phá dỡ và tốn kém, thì chính sách quản lý đất đai cần thay đổi, phải trả lại quyền cho người dân quyền được tự chủ trong lựa chọn mục đích sử dụng đất.

Khi đó việc xây dựng chỉ có thể bị cấm khi gây ảnh hưởng xấu thực tế đến xung quanh, ngoài ra không một lý do nào khác được đưa ra đ phá dỡ nhà dân như chỉ vì trái với giấy tờ quy hoạch, chưa xin phép xây dựng, hoặc những lo lắng mơ hồ về bảo vệ đất nông nghiệp.

Ngô Ngọc Trai

Nguồn : BBC, 06/11/20147

Luật sư Ngô Ngọc Trai là Giám đốc Công ty luật Công chính, Hà Nội.

Published in Diễn đàn