Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cứu trợ thiên tai : Lời giải nào cho bài toán khó ?

JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 24/10/2020

Trái nghề ?

Câu chuyện các nghệ sĩ và nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo xông vào cuộc cứu trợ người dân Miền Trung trong cơn "đại hồng thủy" được gọi là lũ lịch sử tại đây đã gây nên nhiều điều bàn tán trên mạng xã hội và trong dư luận, mọi nẻo đường quê, quán cóc thành phố cho đến khắp năm châu.

thientai1

Câu hỏi đặt ra là : Tại sao, một trận bão lụt hàng trăm người chết, hàng trăm ngàn gia đình đã ngập chìm trong biển nước dọc theo một dải đất Miền Trung với hàng triệu người bị ảnh hưởng, nhà cửa tan nát, tài sản trôi theo dòng nước lũ, bao nhiêu người đã động lòng trắc ẩn lao vào cứu giúp người dân, mà một "Nhà nước của dân, do dân, vì dân" đã lề mề chậm chạp và không mấy năng nổ, kịp thời giúp đỡ dân mình.

Một vấn đề không phải là chuyện nhỏ, đó là việc kêu gọi cứu trợ cho người dân Miền Trung được phát ra từ Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, Hội chữ thập đỏ, là các cơ quan có trách nhiệm xã hội trong vấn đề này, đã hết sức chậm chạp và không hiệu quả ? Cho đến ngày 17/10/2020, nghĩa là 12 ngày sau khi trận lũ lụt xẩy ra ở Miền Trung, người dân đã chìm trong đói rét, đang vắt vẻo trên nóc nhà, trên bờ tường, ngọn cây chờ cứu trợ nhưng họ đã biệt tăm.

Và người ta đặt câu hỏi : Liệu có nên tồn tại các tổ chức tiêu phá hàng đống tiền dân hàng năm như Mặt Trận, Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Thanh Niên… và biết bao nhiêu hội đang ăn ngân sách nhà nước ? Bởi khi người dân trong nguy khốn, hoạn nạn mà họ không có mặt, trong khi luôn tự xưng là "để phục vụ nhân dân" thì họ đang phục vụ ai ?

Hiện nay, vẫn còn đó cái Nghị định 64/2008 của Chính phủ, được sử dụng như luật lệ hiện tại cho vấn đề này trong xã hội. Ở đó quy định rằng :

Điều 4. Tổ chức kêu gọi, vận động đóp góp tiền, hàng cứu trợ

1. Khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phương tiện sản xuất của nhân dân thì tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hàng cứu trợ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.

2. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ theo hệ thống Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước.

Điều 5 : Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phố tiền, hàng cứu trợ

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Hội chữ thập đỏ Việt Nam ; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương ; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép ; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ".

Như vậy, theo quy định của Nghị định này, thì những việc đó, các tổ chức trên phải chịu trách nhiệm tổ chức, cứu trợ và giúp đỡ người dân kịp thời. Nhưng họ đã không làm hoặc chậm chạp chuyển động.

Những việc đó, hẳn nhiên cũng không được giao cho các nghệ sĩ, những người nổi tiếng hoặc các tổ chức tôn giáo như Nhà thờ, hoặc người dân tự phát giúp nhau.

Nhưng, thực tế đã diễn ra ngược lại.

thientai2

Những ngày qua, công tác cứu hộ đã diễn ra tên toàn quốc từ miền Nam ra Miền Bắc, từ miền núi đến miền xuôi, từ những vùng không bị lũ lụt đến vùng bị lũ lụt nhẹ hơn… tất cả đều ra tay cứu giúp những nạn nhân lũ lụt ở Miền Trung.

Oái oăm thay, khi Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc ra lời kêu gọi, thì lại không mấy ai hứng thú hưởng ứng, ngoài mấy ông quan chức cầm mấy cái phong bì bỏ vào thùng để làm mồi. Và Trung ương Mặt trận, Hội Chữ thập đỏ, các cơ quan công quyền đã phải thất thu và thất thủ trước phong trào đùm bọc lẫn nhau của người dân và qua đó, họ nhận rõ vấn đề để biết mình cần hành động như thế nào thì tốt nhất.

Họ thất thủ, vì cái Nghị định kia vẫn còn, và theo ông Thủ tướng chính phủ, thì nó vẫn nguyên giá trị và "không bị lạc hậu". Thế nhưng, khi cả nước xuống đường cứu trợ, họ không thể ngăn chặn dòng người đã xuống đường vì tình thương yêu đồng bào, đồng loại. Một vài việc ngăn chặn, gây khó khăn, không tạo điều kiện cho người dân cứ giúp nhau không làm nản lòng những người có tinh thần tương ái, tương thân lãn nhau trong hoạn nạn.

thientai3

Họ thất thu, bởi dù đã kêu gọi, dù đã bám vào cái Nghị định 64/2008 kia để đe dọa người dân, Tuyên giáo khuyên người dân không góp tiền cho những người mà họ gọi là "đánh bóng tên tuổi cá nhân" và "các tổ chức bất minh", thậm chí ban hành công văn "hỏa tốc" yêu cầu nộp tiền bạc, hàng hóa cứu trợ vào cơ quan chính quyền…

Nhưng, họ đã thất bại trong việc cưỡng ép tình yêu thương của người dân.

Bởi người dân không thể phung phí tình thương của mình để đặt vào tay các tổ chức như Mặt Trận, Hội chữ thập đỏ là cánh tay nối dài của đảng và các cơ quan công quyền.

Bởi người dân không thể yêu thương các cơ quan này bằng cô ca sĩ, bằng chàng MC hoặc các tổ chức tôn giáo, không vì họ nổi tiếng mà chỉ bởi lòng tin vào sự vô tư và minh bạch với những đóng góp, những đồng tiền máu xương của họ.

Bởi người dân đã hết lòng tin vào những tổ chức do nhà nước đặt ra, họ đã nếm đủ những sự khuất tất, những sự khinh bỉ và căm phẫn qua một quá trình mấy chục năm chỉ được đặt niềm tin, hoặc dù không còn niềm tin, thì vẫn phải đặt tiền của của mình vào những tổ chức đó.

Họ sẽ thấy thất bại lớn hơn, đó là dù nhà nước quy định như vậy, thì người dân vẫn cứ bất chấp, vẫn cứ làm những việc mà xã hội cần, lương tâm mỗi người đòi hỏi. Qua đó, cái gọi là luật lệ thông qua cái Nghị định 64/2008 chỉ là thứ vứt bỏ.

Và chính vì thế, tất cả đều đã làm trái nghề nghiệp của mình. Các Tổ chức, cơ quan nhà nước đặt ra để lo những việc cho dân, thì nay lại đi lo những việc cho đảng. Còn những cá nhân, tổ chức sinh ra để lo những công việc riêng của mình, lại phải đi lo cho dân trong thảm họa, thiên tai.

Thậm chí, khi nhà nước ra tay bằng những tổ chức được gọi là "chủ lực", là sức mạnh của hệ thống chính trị cộng sản như quân đội, công an, thì ngay lập tức đã thất bại từ đầu bằng việc với 35 quân nhân từ cấp tướng, cấp tá cho đến quân lính đã bỏ mạng ngay khi chưa làm được một việc gì trong việc cứu nạn.

Xã hội dân sự ra tay

Có thể nói, những ngày qua, là hình ảnh sống động nhất cho một xã hội dân sự đã hoạt động một cách hiệu quả nhất, thiết thực và kịp thời nhất trong xã hội Việt Nam.

thientai4

Những cá nhân theo từng nhóm, những nhà thờ, các tổ chức dân sự được huy động kịp thời và rất có hiệu quả trong việc cứu trợ, cứu nạn cho người dân khi nguy cấp đã cho thấy sự hơn hẳn của cả bộ máy lề mề và khệnh khạng của nhà nước.

Nhiều nhóm, cá nhân đã kịp thời băng vượt mọi sự khó khăn, nhằm cứu giúp những người dân bị đe dọa giữa thiên tai, bất kể đêm, ngày và sự nguy hiểm. Họ có nhiều cách làm, nhiều hành động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, cũng như nhu cầu của các nạn nhân ở khu vực thiên tai.

Thay vì những thùng mì tôm, cháo khô như mọi năm, lần này, nhiều nơi đã có những cách làm sáng tạo hơn như cùng nhau gói bánh, làm thực phẩm, mua máy móc thuyền bè, ca nô và máy lọc nước cho bà con vùng lũ…

Thay vì tổ chức họp hành nhiêu khê, kế hoạch dài dòng và văn tự trau chuốt, họ kêu gọi nhau trên mạng xã hội, bằng điện thoại di động và cùng hành động vì niềm tin, vì tấm lòng trắc ẩn, bằng sự lương thiện của mình.

Và điều họ làm được nhưng các cơ quan công quyền không thể làm được, đó là họ tự minh bạch mọi hoạt động của mình không cần đòi hỏi. Những khoản thu, chi được công bố rõ ràng và những nhà tài trợ, người hảo tâm đều thấy rõ những đóng góp của minh đã làm nên điều gì. Mọi hoạt động của họ, đều chấp nhận sự giám sát, kiểm tra và đóng góp ý kiến của mọi người.

thientai5

Điều này, hẳn nhiên là các cơ quan, tổ chức nhà nước không bao giờ có thể làm được. Bởi nếu công khai, minh bạch như vậy, thì sẽ có rất nhiều điều bất lợi cho các tổ chức, cá nhân đó khi mọi sự được bạch hóa. Và nếu chấp nhận những ý kiến đóng góp của mọi người, thì làm gì còn "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" ?

Điều cần nói, đó là việc mà nhà nước không thể làm, thì xã hội dân sự đã giải quyết vấn đề không mấy khó khăn.

Và hẳn nhiên, điều ai cũng thấy rõ, là nếu tình trạng đó càng ngày càng phát triển lâu dài, thì sẽ đặt nhà nước "Của dân, do dân, vì dân" vào thế hết sức oái oăm và bị động. Họ sẽ trở thành lực cản lớn nhất và đi ngược lại những quyền lợi chính đáng của người dân trước dư luận xã hội và con mắt mọi người.

Lời giải nào cho bài toán khó

Theo định nghĩa thông thường, thì xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước và các thể chế thương mại của thị trường.

Xã hội dân sự bao gồm không gian gia đình và lĩnh vực tư nhân, được gọi là "khu vực thứ ba" của xã hội, phân biệt với chính phủ và kinh doanh. Đôi khi thuật ngữ xã hội dân sự được sử dụng theo nghĩa tổng quát hơn, là "các yếu tố như tự do ngôn luận, tư pháp độc lập... tạo nên một xã hội dân chủ" (theo Từ điển tiếng Anh Collins).

Hoạt động tình nguyện và sự độc lập từ các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước thường được xem là 2 đặc tính của các tổ chức cấu thành xã hội dân sự.

Trên thế giới, các tổ chức xã hội dân sự được hình thành và tự do phát triển, đã đóng góp lớn lao cho xã hội trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khi đất nước, khu vực, cộng đồng bị thiên tai, địch họa… thì các tổ chức xã hội dân sự đã phát huy vai trò của mình nhiều khi giải quyết được cơ bản những vấn đề đặt ra mà không mấy khi nhà nước phải can thiệp quá nhiều.

Thế nhưng, tại Việt Nam, xã hội dân sự được xếp vào lĩnh vực kiêng kỵ. Bởi chế độ độc tài không bao giờ muốn có bất cứ tổ chức, cá nhân nào thoát ra ngoài sự cai trị của đảng cộng sản luôn được tụng niệm là "lãnh đạo tuyệt đối" mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Và đó là nút thắt của vấn đề. Từ ngày Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền và nắm chắc quyền lực trong tay, xã hội dân sự thực chất đã bị triệt tiêu trong đời sống xã hội. Các tổ chức, các nhóm xã hội dân sự hình thành và hoạt động, đều được đặt trong mục tiêu cảnh giác của nhà cầm quyền.

Các tổ chức xã hội dân sự đã bị nhà nước tìm mọi cách o ép, tiêu diệt để dựng nên các tổ chức xã hội dân sự giả hiệu và lại nuôi bằng tiền của ngân sách, của nhân dân.

Và hậu quả của nó là hôm nay, nhà nước mắc kẹt giữa một thực tế đòi hỏi do đời sống người dân, do đời sống xã hội và bên kia là nắm chắc "sự lãnh đạo tuyệt đối" nhằm giữ chắc cái ghế cai trị trong sự sợ hãi của riêng mình.

Chính vì vậy, khuôn mặt nhà nước và thể chế chính trị đã dần dần lộ rõ trước mắt người dân rằng đó là sự bất nhân, sự ù lì và bảo thủ đến tận cùng, chỉ chăm lo đến lợi ích của riêng đảng phái cộng sản. Điều đó, chỉ làm cho lòng dân thêm uất hận, chút niềm tin còn lại nhanh chóng bị bóc gỡ.

Và khi để mâu thuẫn này tăng cao, dẫn đến bùng nổ, thì hẳn nhiên, người dân sẽ tự chọn lựa cho mình một con đường sống tốt hơn sự cai trị độc tài nhơ bẩn.

Và điều rất đơn giản để giải quyết bài toán khó này, đó là nhà nước cộng sản cần tự vượt qua nỗi sợ hãi của riêng mình, để hòa nhập vào dòng chảy thế giới. Qua đó, để cho các tổ chức xã hội dân sự được tự do phát triển và phát huy khả năng của mình trong xã hội.

Chỉ có như vậy, những vấn đề hiện đang nan giải sẽ dễ dàng nhanh chóng được xã hội giải quyết mà không đưa nhà nước vào thế bí như hiện nay.

Ngày 24/10/2020

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 24/10/2020 (nguyenhuuvinh's blog)

********************

Kẻ bất lương nhất

Mưa lũ năm 2020 lại xác lập kỷ lục mới về mức độ tàn khốc của lũ lụt miền Trung, hàng ngàn người kêu gào, hàng triệu người cứu giúp và cũng không ít người chửi "đồ bất lương".

batluong1

Người viết đã từng là nạn nhân lũ lụt, với trả nghiệm của bản thân trong nhiều môi trường và vị trí xã hội cố gắng chỉ ra kẻ bất lương nhất.

I. Ai bất lương ?

Từ những câu chuyện nhỏ trong thực tế ….

1

Có anh nông dân bị cướp đất oan ức, khốn khổ tìm đến luật sư, nhờ tư vấn, làm cho cái đơn, xong việc luật sư tính tiền 25 triệu.

Anh nông dân chửi : đồ bất lương, làm chưa được buổi mà lấy chừng đó tiền.

Luật sư trả lời : Anh có biết tôi bỏ ra bao nhiêu năm học để làm việc với anh một buổi này không ?

2

Có năm gặp thiên tai lũ lụt, anh luật sư về quê cứu trợ cho bà con. Luật sư thuê ghe (đò) anh nông dân cả ngày để phát hàng cứu trợ. Xong việc nông dân tính tiền 5 triệu.

Anh luật sư chửi : đồ bất lương, làm chưa được ngày mà lấy chừng đó tiền.

Nông dân trả lời : Anh có biết tôi bỏ ra bao nhiêu tiền để mua ghe, cả năm chỉ để chở vài ba chuyến như thế này không ?

3

Suy cho cùng, các cá nhân với nhau chẳng ai trấn lột tiền của người kia cả, công sức bỏ ra họ cần phải thu lại theo quy luật cung cầu của thị trường. Ở đây không ai ép người khác phải thuê dịch vụ của mình.

Còn "bất lương" : là kẻ dùng quyền lực chiếm đoạt tiền của bạn cho mục đích riêng.

Tôi thông cảm cho những người bức xúc chửi người khác là "đồ bất lương". Tuy nhiên những người đó hãy bình tâm lại, trả lời : "tiền của bạn làm ra có bị cá nhân, băng đảng nào đó chiếm đoạt làm của riêng hay không ?", "môi trường nào tạo ra sự độc quyền, ép giá ?"

Nếu bạn trả lời đúng bản chất câu hỏi, thì sẽ thấy được : AI MỚI CHÍNH LÀ KẺ BẤT LƯƠNG ?

Nếu không có "kẻ bất lương" này thì không đến nỗi anh nông dân và anh luật sư gọi nhau là "đồ bất lương". Không còn nhiều tình trạng cướp ngày oan trái, cảnh phá rừng gây lũ lụt kinh hoàng để người dân than khóc, ai oán kêu trời.

II. Đồng bào

…đến lịch sử mở mang bờ cõi.

1

Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng Châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước. Hành trình Nam tiến để mở mang bờ cõi về phương Nam kéo dài từ thế kỷ 11, và cũng chừng đó thời gian người dân miền Trung phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên.

Trong tiến trình rời bỏ quê hương, mở mang bờ cõi tiến vào phương Nam, người Việt mang theo 2 chữ "ĐỒNG BÀO".

Theo wikipedia : "đồng bào" là một cách gọi của người Việt Nam có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Nghĩa đen "đồng bào" có nghĩa là "cùng một bọc" hay là "cùng một bào thai" và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ. "Đồng bào" từ truyền thuyết con rồng cháu tiên, trăm trứng trăm con mà lúc nhỏ ai cũng được nghe.

Những thế hệ đầu tiên mở nước, "đồng bào" tự cưu mang nhau để đồng hóa dân bản địa, chống lại thú dữ, sống chung với thiên nhiên nghiệt ngã… không có chính quyền và càng không có bất kỳ một đảng nào lãnh đạo. Nghĩa tình đồng bào hoàn toàn tự nguyện, gắn kết với nhau đã trở thành truyền thống của dân tộc trong tiến trình mở rộng đất nước đến ngày hôm nay.

batluong2

2

Tuổi thơ tôi từng sống trong rốn lũ, thành quy luật, cứ đón bão lũ lụt, dọn nhà cửa đồng ruộng, xuống giống xong là ăn Tết Nguyên đán. Tôi không quên được cảnh mưa xuống, đường tàu lửa chắn ngang như con đập, các hồ cùng xả, nước núi đổ về, nước dâng lên liên tục, lúc đầu còn đưa heo bò vào nhà, sau đó chỉ còn lo đến người !

Năm bão lụt lớn, người dân vùng nước ngập trong nhất thời vô cùng khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Có đoàn cứu trợ, từ thiện ở đâu về là mừng lắm. Đến khi nước rút, nghe thông báo "Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã […] mời bà con đến […] nhận quà cứu trợ", vậy là người dân đi nhận quà là vài ba ký gạo, năm mười gói mì tôm ; hiếm hoi lắm mới được ký đường, lạng bột ngọt ; còn tiền thì không có. Tất cả mọi người nhận quà đều phải thuộc câu : cảm ơn đảng, cảm ơn nhà nước ! (không thấy bóng dáng những ân nhân thực sự).

Những đứa trẻ ngày ấy (từ thiếu nhi, thiếu niên, đoàn viên) đều phải "thấm nhuần" câu cửa miệng "nhờ có đảng…" : nhờ có đảng cứu trợ qua cơn lũ lụt, nhờ có đảng mà một ngày công được một ký lúa ; lớn lên : nhờ có đảng, nhà nước cho đi học !

Mấy hôm nay, các tỉnh Bắc miền Trung lại oằn mình gánh lũ lụt từ sự phẫn nộ của núi rừng Trường Sơn, nhiều đoàn người cứu trợ lại kéo về vùng lũ, người dân vùng lũ được cưu mang và… ơn đảng, nhà nước.

3

Mọi người, mọi việc đều ơn đảng, giá như đảng đến sớm hơn thì may mắn biết bao !

Có khi nào những người luôn "ơn đảng" trả lời câu hỏi : nếu được đảng lãnh đạo từ hơn 300, 500, 700, 900 năm trước thì sao ?

- Sẽ được bao nhiêu người chịu rời quê cha đất tổ vào phương Nam mở mang bờ cõi chấp nhận bỏ công sức, tính mạng ra khai khẩn đất đai rồi giao cho Triều Đình vào lập hợp tác xã, sở hữu toàn dân.

- Những người kéo nhau đi mở mang bờ cõi muốn giúp đỡ nhau chống chọi với thiên tai bất ngờ, nghiệt ngã đều phải thông qua Mặt Trận : họ có thể tồn tại được không ?

- Biên giới phía Bắc với người láng giềng "16 chữ vàng, 4 tốt ; núi liền núi, sông liền sông" như thế nào ?. Biên giới phía Nam sẽ đến đâu, có vượt qua Sông Gianh, Đèo Ngang không ; có đến được đảo Lý Sơn, Phú Quý… để từ đó những "đồng bào" đánh cá xác lập ngư trường để có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam.

***

Người dân lúc khó khăn, hoạn nạn nhận được sự cứu giúp của ai cũng quý, nên nhờ ơn đảng hay nghĩa tình đồng bào gì cũng tốt.

Truyền thống "đồng bào" có từ hơn 4000 năm lịch sử dân tộc, chính nhờ nghĩa tình đồng bào mà đất nước được mở mang và dân tộc trường tồn. Đồng bào trực tiếp cứu giúp đồng bào lúc nguy cấp để động viên, đồng cảm, chia xẻ nổi đau và tình yêu thương, lòng nhân ái từ trái tim đến trái tim ; hướng con người đến những giá trị nhân bản, thiện căn.

Cho nên KẺ BẤT LƯƠNG NHẤT là kẻ dùng quyền lực ngăn cản đồng bào trực tiếp cứu nạn đồng bào trong nguy khốn. Chẳng khác gì băng cướp dùng sức mạnh buộc người cứu trợ phải phụ thuộc, kẻ gặp nạn phải mang ơn ; rộng hơn nữa là hủy hoại "nghĩa tình đồng bào" nhường chỗ cho sự thuần phục, nô lệ.

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 24/10/2020 

**********************

Lỗi diễn đạt của nhà quan ?

Lâm Viên, VNTB, 24/10/2020

Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng : "Vừa rồi chúng tôi phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon. Như thế là hỏng hết. Lương khô này gửi cho dân. Người dân đang cần".

batluong3

Phát biểu của tướng Chiêm sau khi cho biết Bộ đã cấp 22 tấn lương khô cho các tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Tuy nhiên chỉ một ngày sau phát biểu dậy sóng này, ngày 23/10-2020, tướng Chiêm ‘nói lại’ đây là việc từng xảy ra trong quá khứ và "đó là bài học kinh nghiệm phải chấn chỉnh, đề phòng, không để lặp lại".

Ông nhắc đến sự việc này là để chỉ đạo chung các lực lượng Quân khu, Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh… "Những lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phải chú ý quản lý hàng cứu trợ, đưa đến tận tay người dân bị lũ lụt", Thượng tướng Lê Chiêm nhấn mạnh (1).

Theo tường trình của báo Tuổi Trẻ, "trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 23/10, thượng tướng Lê Chiêm, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết trong bão lũ quân đội phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đã tham gia tích cực vào công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ người dân vùng lũ.

Tuy vậy, là người trực tiếp nhiều năm tham gia khắc phục lũ lụt ở nhiều cấp, nhiều địa phương, ông Chiêm cảnh báo ở một số địa phương có tình trạng sử dụng không đúng mục đích, hàng cứu trợ đưa đến người dân không đúng đối tượng, từng xảy ra ở nhiều đợt lũ lụt trước đây.

Đơn cử như lương khô sử dụng cho cán bộ làm quà, bánh kẹo trong các nhiệm vụ khác từng có tình trạng này diễn ra ở những đợt cứu trợ lũ lụt trước đây. Hàng hóa cứu trợ để trong kho sau lũ mới phân phát cho dân, nên chất lượng xuống cấp.

"Đây là vấn đề cảnh tỉnh và cần chấn chỉnh ngay về việc bớt xén chứ không riêng gì địa phương nào. Mục đích là để tất cả hàng hóa của nhân dân, quân đội cần được cấp tới đúng người dân cần hỗ trợ", tướng Chiêm nhấn mạnh" (2).

Rõ ràng đây là lỗi diễn đạt thật đáng tiếc khi tướng Chiêm còn là một đại biểu Quốc hội.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ Online, phát hành vào trưa 23/10 ở bài báo "Đã nhận được lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng đâu mà nói chia nhau ?", cho biết, "Ông Hà Sỹ Đồng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết đã nắm thông tin trên mạng cho rằng thượng tướng Lê Chiêm - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nói "cán bộ cơ sở chia nhau lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng".

Ông Đồng khẳng định đó là sự hiểu nhầm ý của thượng tướng Lê Chiêm và thực tế đến thời điểm này Quảng Trị chưa hề nhận được lương khô cứu trợ của Bộ Quốc phòng nên không thể có chuyện cán bộ chia nhau.

"Việc này cần nói rõ ràng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà hảo tâm đến chia sẻ với người dân Quảng Trị sau lũ", ông Đồng nói".

Có ý kiến đây là câu chuyện của "miệng nhà quan…".

Lỗi này còn gặp ở các quan chức ngạch dân sự.

Số là ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch huyện Hải Lăng (Quảng Trị) hôm trung tuần tháng 10-2020, đã ký văn bản về tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ với ý là cần phải quy về đầu mối do chính quyền quản lý, nếu có đoàn nào tự ý đi mà chưa có sự đồng ý của chính quyền thì cần lập danh sách để theo dõi.

Trả lời báo chí, ông Lê Đức Thịnh cho hay thời điểm ông ký văn bản, nước lũ dâng cao, việc di chuyển bằng thuyền hoặc ca nô rất nguy hiểm. Việc ông ký ban hành văn bản trên không phải "gây khó" cho các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm mà chỉ với thiện ý là đảm bảo an toàn cho người đi cứu trợ.

"Kênh tiếp nhận và phân bổ hàng hóa cứu trợ là do Mặt trận tổ quốc huyện phụ trách. Tuy nhiên, do cơ quan này ít người nên Ủy ban nhân dân huyện rất nóng ruột, mong muốn làm sao kịp thời tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ đến tận tay người dân trên tinh thần đảm bảo việc điều tiết hàng cứu trợ một cách hợp lý, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đoàn cứu trợ", ông Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, trên tinh thần đó, Ủy ban nhân dân huyện đã lập Tổ tiếp nhận có danh sách điện thoại kèm theo. Tổ tiếp nhận này do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm tổ trưởng, còn đại diện Mặt trận tổ quốc huyện là tổ phó. Trong khi đó, theo Nghị định 64, Mặt trận tổ quốc là cơ quan tiếp nhận và phân bổ, nên Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh lại Tổ tiếp nhận do đại diện Mặt trận tổ quốc làm Tổ trưởng để điều hành, còn chính quyền giúp hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho người đi cứu trợ.

"Chúng tôi cũng nói thật là thực tế có nhiều chỗ các đoàn cứu trợ đến quá nhiều, nhưng nhiều chỗ không có ai, nên cũng rất mong muốn làm sao các đoàn thông tin qua huyện để huyện hỗ trợ thông tin về điểm cần cứu trợ. Đồng thời, trong lúc đoàn cứu trợ đi thì có người dẫn đường, hướng dẫn đi cho an toàn, xuống đến xã thì phối hợp với Mặt trận xã để có danh sách. Tất cả chỉ với mong muốn bà con nào khó khăn đều nhận được hỗ trợ từ các đoàn thiện nguyện, chứ không phải nơi nhận quá nhiều, nơi thì không có", ông Thịnh nói.

"Ý của chúng tôi là như thế, nhưng nhiều lúc trong câu từ, văn bản cũng diễn đạt chưa hết ý, và chúng tôi cũng như các ban ngành sẽ giải thích thêm. Chúng tôi rất cầu thị và mong các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hiểu và chia sẻ.

Hiện nay, nước lũ cơ bản rút rồi nên xe ô tô đi được, chỉ còn một số nơi bị ngập. Các tổ chức, cá nhân và nhà hảo tâm cần phương tiện ô tô vận chuyển hàng cứu trợ trong nội bộ huyện đến các xã, Ủy ban nhân dân huyện sẽ điều động phương tiện, điện cho xã để có danh sách người dân cần hỗ trợ và bố trí người dẫn đường về xã, địa điểm hỗ trợ", ông Thịnh cho biết thêm.

Nếu chấp nhận cách giải thích của ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cho thấy ngoài chuyện ‘đọc - hiểu tiếng Việt’ của viên chức lãnh đạo, cần thiết xem xét lại đội ngũ hành chánh văn thư ở chính quyền từ cấp xã cho đến cấp huyện, tỉnh. Bởi một khi "bút đã sa…", thì các biện minh kiểu "thì - mà - là" sau đó cũng chỉ là giải quyết các hệ lụy một cách hình thức mà thôi.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 24/10/2020

Chú thích :

(1)https://vnexpress.net/cap-500-ty-dong-cho-5-tinh-mien-trung-de-ung-pho-mua-lu-4180600.html

(2)https://tuoitre.vn/thuong-tuong-le-chiem-dung-lay-hang-cuu-tro-lam-nhung-viec-sai-muc-dich-nhu-tung-co-20201023165735633.htm

********************

Ngh đnh, thông tư và danh d nhà nước

Hoàng Hoành Sơn, VOA, 23/10/2020

Căn c Ngh đnh s 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 ca Chính ph quy đnh chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu t chc ca B Tài chính ; Căn c Ngh đnh s 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 ca Chính ph v vn đng, tiếp nhn, phân phi, s dng các ngun đóng góp t nguyn h tr nhân dân khc phc khó khăn do thiên tai, ha hon, s c nghiêm trng, các bnh nhân mc bnh him nghèo (1).

nghidinh1

Ca sĩ Thy Tiên trao hàng cu tr cho nn nhân lũ lt min trung Vit Nam, 15/10/2020.

Kèm theo nhng trích dn v ngh đnh 64 trên đây là các công văn, đin khn cm đoán các đoàn thin nguyn trc tiếp cu tr dân vùng lũ đang gp muôn vàn khó khăn cn cu giúp, vì quy đnh đng và nhà nước nó là như thế (2). Nên trong thc tế nhiu đoàn thin nguyn đã phi ch hàng ri đi vì cán b đa phương không cho phân phát quà hàng ti tay người dân. Quyn được sng ca người dân b đng và nhà nước xem thường ti mc không t chc nào được h tr dân vùng lũ ngoài đng và các t chc ca đng.

Đang khi các nước phát trin, các t chc Phi Chính Ph (NGOs) t do hot đng trong các công tác cu tr khn cp ; và nhng chương trình phát trin bn vng cho cng đng ca h đã có t nhng thp niên 50 ca thế k trước (3). Các NGOs không bao gi giao tin vào tay chính ph, mà chính h s gi ngun tin đ trc tiếp phân phi v các d án do h qun lý, điu hành. Chính quyn đa phương ch có ch đnh mt phó ch tch tnh hoc huyn đ đi din cho chương trình mà thôi.

Nh thế mà mi năm tài khóa, các NGO này đã giúp hàng t đô la cho các nước đang phát trin, trong đó có Vit Nam được hưởng c trăm triu đô đ xóa đói gim nghèo (4). Và s tin này được đu tư trc tiếp giúp nâng cao đi sng cng đng và đến tn tay người dân khi cn kíp. Các t chc này âm thm làm vic ; h không phô trương cũng không h qung cáo trên báo đài đ thu thêm bt c đng nào ca người dân trong nước ; h cũng không cn giy chng nhn h nghèo đ ri mi khi đu d án tr giúp. Nhưng công vic h làm luôn có kế hoch, chương trình, d án và cách thc hin hết sc c th, hiu qu và phân b ngun lc chu đáo đúng theo li cam kết và các giá tr tùy mi t chc.

Các NGO ng h trit đ quyn sng và phát trin ca hết thy mi người, và tinh thn tương thân tương ái vi nhau lúc nguy khn. Nhng thiên tai nhân ha cht đến khiến người dân đang sng an lành phi cn đến nhng cánh tay chìa ra cu giúp ngay tc thi. Đây là lúc nhng gói đ ăn, chai nước sch cn được ưu tiên hàng đu cho đng bào gia dòng nước lũ mênh mông không biết trông cy vào đâu. Ch đến khi giao tin cho nhà nước, chuyn ngân sách phân b t trung ương v đa phương, hết hp ri bàn ri tranh giành ngun tin thì dân đã kit sc mà chết.

Dài dòng v các t chc phi chính ph như thế đ cho thy c gung máy đng và nhà nước cng knh, đy dy b - ban - nghành t đa phương đến trung ương ; đy các hi đoàn ngi không nhưng nhn lương ngân sách nhà nước hàng năm lên đến hơn 45 ngàn t đng/năm (5). Đy là theo con s báo đng tính giúp. Ch con s tht phi cao hơn nhiu. Vy mà chng có hi nào can đm xông pha ra min Trung hoc có kế sách ct gim ít chc t ngân sách giúp đng bào. H ch biết ngi bàn giy ra công văn cm đoán mc cho nhân dân khn đn trong vùng rn lũ.

V li ti sao li có kiu người đng đu đng và nhà nước kêu gi h tr đng bào vũng lũ (6), đang khi cp dưới li ra công văn cm các đoàn t thin tiếp cn đa phương nhn hàng h tr ? Ti sao mi năm đến mùa lũ ch bao gi thy được s tr giúp thiết thc ca đng và nhà nước ? Người dân ch có th nhn được h tr ca đng trên tivi, nhn nhng bánh v to ơi là to mà không bao gi có th ăn được hay ăn no. Và các quan chc đa phương ngi đó chc ch cướp tin cu tr mi khi có người ni tiếng nào huy đng được ngun tin t thin khng (7).

Ngay c 100 ngàn đô đi s quán Hoa K trao cho nhà nước h tr dân gp lũ không h được nghe nhc đến s có nhng hướng s dng c th ngun tin này như thế nào (8). Và ri Việt Nam đã h tr chính quyn TQ, dp Covid-19, 500 ngàn đô la tin vt tư thiết b y tế, hi ch thp đ h tr 100 ngàn đô (9). St sng giúp TQ như thế sao người dân min Trung rut tht li không được cc bc nào t đng và chính ph ?

Người Vit Nam cn hiu thêm v nhng khái nim cu tr khn cp và phát trin cng đng dài hn, mà trách nhim đu tiên thuc v Nhà nước đang điu hành đt nước. Bt c t chc tôn giáo hay tư nhân hoc nhà nước nào đu có nhng ngun thu nht đnh. H cn có nhng kế hoch chi tiêu hp tình hp lý và biết dành ra nhng khon riêng dành cho nhng thi đim nguy cp cho t chc, cng ty hoc quc gia tùy theo khu vc đa chính tr ; chng hn vùng d gp hn hán, ngp mn, nhiu mưa bão, hay chu lũ lt.

Cho nên phi có kế sách dài hn và ngun tiết kim đ làm kho lương thc d tr, các ngun h tr thiên tai, tiết kim cu tr khn cp cho người dân dưới bt c hình thc nào. Không phi ch đến khi nguy cp mi đao to búa ln rng m kho d tr quc gia, gói h tr này, chi ngân sách nhà nước kia mà rt cuc người dân nghèo không bao gi nhn được.

Như đi dch Covid-19 va qua vi các gói h tr 62 ngàn t đến được tay người dân như thế nào ? Ch riêng vic hành h người nghèo đi chng giy xác nhn h nghèo chính quyn đa phương gây biết bao phin toái ; người nghèo cn h tr khn cp không th tiếp cn được ngun tin cn kíp trong cơn nguy cp.

Đến nay ch nhng gia đình có đng hoc có người thân làm công bc ti đa phương là được nhn (10). Ri tái xut hin nhng lá đơn theo kiu : nhng người ăn xin, nhng bà c già thiếu ăn viết đơn xin không nhn gói h tr t nhà nước đ nhường cho người "nghèo" hơn (11). Đây là nhng chiêu trò khiến người dân mt hn nim tin vào đng và nhà nước. Trong cơn khn khó mi biết ai tht tâm mun giúp đ người hon nn. Nhng kiu chơi chiêu khiến đng mt danh d, mt nim tin trong tâm hn người dân. Nên không ai gi tin nh nhà nước đi cu tr thay là điu d hiu.

V li vic cu tr là bn phn ca nhà nước. Nhân dân đóng thuế đ nhà nước phi chi tiêu hp lý và h tr người dân khi cn. Ti sao đng viên c chc ch đòi nm ly phn tin bà con tin tưởng gi cho Thy Tiên chng hn. Vì sao c đòi chuyn tin t thin đ Mt trn t quc và hi ch thp đ, vn nhiu tai tiếng và không có kinh nghim cu tr khn cp, nm gi ?

Cơn lũ my tun va qua hoành hành các tnh min Trung t cao nguyên xung Qung Nam, ra Huế, Qung Tr, Qung Bình khiến hơn 100 người chết. Hàng chc người mt tích. Tn tht v nhà ca, hoa màu và nguy cơ đói ăn, dch bnh vì v sinh môi trường kém sau khi lũ rút là rt cao. Phi nói đây là tình trng khn cp quc gia, vy mà Quốc hội hp hành ch đ tưởng nim tướng Nguyn Văn Man, đi biu quc hi, cùng các quân nhân ; mà không h có li nhc đến gn 100 dân thường thit mng do thy đin x lũ vô trách nhim gia tăng cường đ cho dòng lũ.

Ti sao như thế ? Mng sng đi biu, đng viên được xem trng hơn người dân chăng ? Sng mc dân chết cũng mc dân là phương châm ca đng và Quc hi chăng ? Đng vn hp đi hi c xí rp tri như bình thường ; Quc hi vn bàn lun tiêu tn ngân sách mi ngày mt t đng theo thường l như không h có hoàn cnh đau thương ca người dân min Trung tn ti.

Thêm vào đó là nhng công văn nghiêm cm các đoàn thin nguyn trc tiếp cu tr dân là sao ? Đ mc dân đói đ gây áp lc moi tin t thin hay sao ? Nguyên do ti sao dân không tin tưởng giao tin cho nhà nước hoc các UBMặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoc hi Liên Hp ph n hay UBND tnh, huyn, xã ? Ti sao người dân chia s tình thương vi người dân vùng lũ qua nhng người đáng tin cy đ mang quà đến tn tay người dân li b cm đoán ? Chính người viết trong mt dp đi cu tr mùa lũ năm 2016, mt x nghèo Qung Bình đã gp tình trng : sau khi đoàn cu tr ri đi, chính quyn xã trc tiếp gi loa phóng thanh bt dân mang quà tin cu tr lên np li cho xã. H ch được nhn li mt phn tư giá tr s quà tng. Th hi ai còn dám tin tưởng chính quyn đ mà giao trng cho ác.

100 t giao cho Thy Tiên còn cơ may đến tn tay người cn h tr ; nếu 100 t đó giao vào tay chính quyn hoc các t chc, hi đoàn nhà nước s có bao nhiêu phn trăm đến được tay người dân ; chưa k đng và chính quyn còn mượn hoa kính pht, gom luôn công đc t tin ca các nhà t thin khp nơi tr thành ân bác, ơn đng, công cán b. Chúng còn được tính luôn vào s tin đng đã hô hào chi t ngân sách v.v và rt cuc đng không b ra đng nào vn có tiếng và có miếng.

Tr li vn đ danh d, không cn các dư lun viên mượn mm các đng viên cách mng lão thành kêu gào : rng thì là hãy giao tin cho đng phân phát thay ; nếu dân tin đng, h t khc góp tin cho đng đi cu dân vùng lũ. đây dân đã đúng, h không di gì giao đng tin m hôi nước mt, đng tin mà h phi bt xén chi tiêu trong gia đình đ san s cùng đng bào min Trung, cho nhng k ăn hi đái nát, nhng k tham nhũng tàn phá tài nguyên rng. Chính đng và nhà nước qun lý yếu kém khiến tình trng phá rng xây biết bao đp thy đin tàn phá môi trường, x lũ khiến nước lt tăng cao đ thng v nơi dân cư đông đúc gây bao hu qu khôn lường và năm nào cũng tái din cnh này.

Chính đng và nhà nước giáo dưỡng biết bao k tht nhân tâm luôn tìm mi cách vinh thân phì gia ; đi din dân Quc hi còn mua quc tch nước ngoài 70 t, đng giết c Lê Đình Kình, tuyên án t hình hai con ca c, b tù người thân c như v Đng Tâm ; thy đin đng qun lý x lũ tàn hi dân v.vthì làm sao đng còn đ danh d đ dân tin tưởng. K gây tai ha li bt người b hi đưa thêm tin cho hn đ gim thiu thit hi do hn gây ra ; và ri ngun tin ca nhng người t tâm li tiếp tc làm đy túi nhng k th ác, th hi còn đt tri nào dung th ? 45 năm qua, người dân c nước đã mt nim tin vào đng cng sn gian di, đang dn hy hoi đt nước này.

Ngay c b trưởng b Truyn thông và thông tin, va xut bn sách "t din biến, t chuyn hóa" li đi thng vào nhà tù do bn thân ngài b trưởng y cũng t din biến, t chuyn hóa khi no khi nao (12). Tướng công an l ra phi làm điu đúng đn, ngăn cm c bc, li đi bo kê mng đánh bc ngàn t ; quân đi l ra tp trung lo bo v t quc li chuyên lo làm kinh tế, Viettel, thy đin, ngân hàng quân đi .v.v lo xây bit ph. Thì thi gian đâu phác tho kế hoch chng ngoi xâm ? Tòa án x xét biết bao v án oan sai, tham nhũng bo v nhng k hi l ; hai thiếu niên đói quá ăn cp my bánh mì đi tù gn năm (13) ; trong khi tham ô hàng chc ngàn t như Tt Thành Cang ch b phê bình vì hết thi hiu x lý (14).

Vy ai dám tin tưởng mà giao tin cu tr dân nghèo min Trung vào tay đng gi thay phát giúp ? Ly gì bo đm đng viên li không xén bt hoc ch phát cho nhà có công cách mng vn nhà cao ca rng. Hoc ch phát cho con cháu trong gia đình ? Dân xin đ ; đng đã cho dân nhiu bài hc đau thương lm ri. Dân c nước đã sáng mt sáng lòng, nên Thy Tiên nht hô là bá ng ngay 100 t. Đang khi tng bí thư kiêm ch tch nước lên đài phát thanh, báo đài ng h lan truyn hết c c nước vn ch có t nào đáp li li kêu gi tha thiết ca ngài ch tch - tng bí thư.

Ch riêng hai hình nh :

nghidinh2

Hình nh cô Tiên ln li trong mưa gió gia vùng lũ nguy him trao quà tn tay người dân ; thm chí khi b la 3 triu đng cô Tiên vn c gng ly li cho bng được vì đó là tin "nim tin" dùng đ cu người gp nn (15). Kết qu hơn 100 t được đóng góp vào tài khon cô Tiên.

nghidinh03

Hình nh c tng bí thư kiêm ch tch nước đng trong đi hi đường, sáng lòa ánh đin, ngp tràn c hoa kêu gi người dân trong và ngoài nước đóng góp cu tr. Ch có các đng viên v tay hoan nghênh và ra công văn cm tit các đoàn t thin, cũng như kêu gi chuyn hết tin đ đng lo.

Hai hình nh đó đng li trong tôi và quý đc gi nhng gì ? Và nếu mun cu dân vùng lũ, bn s chuyn tin t thin cho ai, cô Tiên hay c Trng ?

Hoàng Hoành Sơn

Nguồn : VOA, 23/10/2020

Tư liu tham kho :

(1) http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban ?class_id=1&mode=detail&document_id=73098

(2) https://tambao.net/huyen-ngheo-o-quang-tri-ra-cong-van-khan-cam-cac-doan-thien-nguyen-truc-tiep-cuu-tro-dan.html

(3) https://www.globalpolicy.org/component/content/article/176/31937 .

(4) http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr060928111253/ns070731092928/view

(5) https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cac-hoi-doan-the-tieu-ton-hon-45000-ty-dong-moi-nam/20160610161040125.htm

(6) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-keu-goi-giup-do-nguoi-ngheo-dong-bao-vung-lu-682088.html

(7) http://cand.com.vn/Xa-hoi/Ky-luat-7-can-bo-an-chan-tien-qua-cuu-tro-158813/

https://tintaynguyen.com/dak-lak-chu-tich-xa-bat-tay-truong-buon-an-chan-tien-ho-tro-han-han/610668/

https://tintaynguyen.com/vu-xen-tien-lu-lut-o-thanh-hoa-dan-phai-dong-ca-tien-giay-but/594865/

https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-qua-lu-lut-vao-nha-can-bo-an-chan-tung-goi-mi-tom/20171111161247866.htm

https://dantri.com.vn/blog/liem-si-o-dau-ma-an-den-ca-tien-ung-ho-lu-lut-cua-dan/20180206000047482.htm

(8) https://tuoitre.vn/hoa-ky-ho-tro-ban-dau/100-000-usd-giup-viet-nam-khac-phuc-hau-qua-bao-so-6/20201017121004379.htm

(9) http://vn.china-embassy.org/vn/sgdt/t1777774.htm

(10) https://dangcongsan.vn/xa-hoi/chan-chinh-xu-ly-sai-pham-trong-ho-tro-anh-huong-do-dich-covid-19-557197.html

(11) https://nld.com.vn/ban-doc/tp-hcm-nguoi-dan-ong-an-xin-tu-choi-nhan-ho-tro-de-nhuong-nguoi-kho-khan-hon/20200513094812751.htm

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/thanh-hoa-gan-2-400-nguoi-co-don-xin-khong-nhan-tien-ho-tro-tu-goi-an-sinh-xa-hoi-cua-chinh-phu-458096/

(12) https://tuoitre.vn/cuu-bo-truong-truong-minh-tuan-bi-de-nghi-14-16-nam-tu/20191220092429825.htm

(13) https://vnexpress.net/cuop-banh-mi-khi-doi-2-thieu-nien-linh-an-3439329.html

(14) https://dantri.com.vn/xa-hoi/sai-pham-vu-thu-thiem-het-thoi-hieu-ong-tat-thanh-cang-chi-bi-phe-binh/20200807181318916.htm

(15) https://nld.com.vn/van-nghe/clip-thuy-tien-tra-van-nguoi-an-chan-3-trieu-dong-tien-ho-tro-vo-chong-cu-gia/20201019084149847.htm

**********************

Tranh cãi về phóng sự VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

Bùi Thư, BBC, 23/10/2020

Mưa lũ năm nay khiến nhiều tỉnh thành miền Trung thiệt hại nặng nề. Cùng với địa phương cá nhân, tổ chức đã đi vào rốn lũ để cứu trợ người dân.

vtv1

Hình ảnh lũ lụt từ trên cao ở Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Trong phóng sự cứu trợ của VTV được phát ngày 20/10 về Cứu trợ người dân vùng lũ tỉnh Quảng Bình, phóng viên Liên Liên đã tường thuật rằng, công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương.

Bình luận này của VTV đã vấp phải phản ứng của dư luận, đặc biệt là người dân vùng lũ. Một lần nữa, công tác thiện nguyện của các nhóm độc lập lại được đem ra mổ xẻ.

Trên Facebook của mình, nhà báo Trương Quang Nam tường thuật từ Lệ Thủy, Quảng Bình cho rằng VTV đã có "những sai sót trầm trọng mà không thể có ngôn từ nào diễn đạt được sự bức xúc của người dân vùng lũ, của những người đã chung tay làm công tác cứu dân vùng lũ khi hoạn nạn nhất".

Chia sẻ với BBC, ông Đỗ Hữu Thiện (người sáng lập nhóm Thiện Nhân Văn) ở Vĩnh Linh, Quảng Trị nói :

"Làm thiện nguyện có những nỗi đau của nó. Cho đi nhưng có khi nhận lại những tổn thương từ cộng đồng hay từ chính những người nhận. Nếu không chiến thắng những cảm xúc đó sẽ bị thui chột. Thực sự công việc này không dễ".

Dư luận bức xúc

Cụ thể, phóng viên Liên Liên của VTV nói :

"Việc tự di chuyển bằng tàu thuyền của các đoàn thiện nguyện tự đi nó còn ảnh hưởng thêm cho người dân nữa, ví dụ đi bằng những tàu thuyền to như thế này mà không biết cách điều chỉnh tốc độ, sẽ có thể là sóng đánh vào những nhà dân, trong khi các nhà dân hiện nay họ đã bị ngập sâu nhiều ngày, có thể dẫn tới sụp đổ nhà dân".

Về vấn đề này, nhà báo Trương Quang Nam, phóng viên thường trú của báo Thanh Niên tại Lệ Thủy, Quảng Bình phản bác : "Quái gở hơn, mấy ngày lũ cao điểm không thấy cô này đâu, bỗng nhiên nhảy xổ ra đứng trước dãy tàu thuyền đánh cá của người dân Ngư Thủy đang nằm nghỉ trong đêm tối để dẫn và phê phán những con tàu thuyền vĩ đại này".

"Tôi xin lạy cô mấy lạy, cô là gì mà dạy các ngư dân sống chết trên biển rằng : "không biết cách điều chỉnh tốc độ" ? Xin thưa, trên biển đó là thuyền loại nhỏ nhất ; ngư dân chạy trong lũ với tốc độ gần như không tạo sóng. Vì họ chạy chậm để dỏng tai lên nghe xem trong các nhà dân có phát ra tiếng gì không. Họ chạy chậm để thả hàng, cứu người".

vtv2

Lũ lụt gây ngập ở xã Cao Quảng huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình

Nhà báo Phong Dương, người tường thuật liên tiếp về tình hình Quảng Bình cũng ý kiến trên Facebook :

"Không biết cô gái này vào tâm lũ Quảng Bình từ ngày nào mà dám phủ nhận công lao của ngư dân miền biển Hải Ninh, Ngư Thủy... Hơn 4 ngày liên tiếp, ngư dân đã kéo vào hạ thủy gần 100 tàu để vừa cứu người vừa tiếp tế giúp dân, chia sẻ áp lực với lực lượng cứu hộ, ứng cứu hàng ngàn người thoát khỏi thảm họa lũ lụt ở mốc xô đổ mọi kỷ lục lịch sử".

Cả hai nhà báo Trương Quang Nam và Phong Dương cũng đều thông tin rằng, không chỉ những ngư dân ra sức cứu trợ mà vợ con họ cũng tranh thủ nấu cơm, mua thực phẩm để chuyển tới tay người dân trong rốn lũ.

Ông Phong Dương đề xuất : "VTV phát bản tin này là gây chia rẽ nghĩa đồng bào, tình anh em người biển với người đồng bằng. Sở Thông tin và truyền thông cần có ý kiến. Đưa tin vậy cần xin lỗi những chiến binh ngư dân".

Trên trang Facebook Quảng Bình hôm nay (một trang được cho là của cộng đồng người dân Quảng Bình) với gần 80.000 người theo dõi cũng nêu ý kiến VTV cần có lời xin lỗi bà con ngư dân Ngư Thủy và Hải Ninh.

Một người tên Nguyễn Ngọc Trâm bình luận dưới bài viết :

"Lũ cuốn nửa đêm, sóng đánh to như sóng biển. Dượng và 3 đứa em mình 12 giờ đêm vác thuyền đi cứu nạn. Không kể công họ cũng được, sao có thể rẻ rúng công sức họ ? Đài truyền hình nhà nước nhưng phát ngôn những cái không thể tin được".

Facebook Nguyễn Thành Trung, một người dân ở Lệ Thủy bức xúc :

"Bọn tôi đi cứu trợ 4 ngày, chống đò liệt tay, rồi ngâm mưa và bơi vào đưa đồ tận nơi cho các ông bà già. Thấy họ kêu vang ngõ mà xót. Còn VTV thì lượn lui lượn tới ngoài rào".

Bày tỏ quan điểm về cách làm thiện nguyện, ông Lê Thế Nhân - Chủ tịch Codes Việt Nam - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Huế đang cứu trợ cho người dân ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với BBC :

"Đừng yêu cầu các tấm lòng nhân ái phải "chuyên nghiệp". Những tấm lòng nhân ái nên biết cách hợp tác hiệu quả với nhau để giúp đồng bào khi nguy nan. Tôi không quan tâm ai nói gì, tôi quan tâm người dân cần gì. Làm công việc cộng đồng là phải biết dựa vào dân, học hỏi ở dân, lắng nghe và cùng dân phát triển".

Tính tới hiện tại, VTV vẫn chưa chính thức lên tiếng về những phản ứng của dư luận nói trên về phóng sự ngày 20/10.

Vẫn còn nơi bị cô lập, nhiều người đói ăn

Theo cập nhật trên Facebook mình, ông Lê Thế Nhân cho biết ông có mặt ở Lệ Thủy, Quảng Bình để cứu trợ cho người dân nơi đây. Ông nói những ngày qua, có hôm ông chỉ kịp chợp mắt được 30 phút vì phải liên tục điện thoại liên lạc với các địa phương để điều phối, vận chuyển hàng hóa.

Muốn vào được những vùng xa như xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, ông phải liên lạc trong hai ngày với 5 máy điện thoại và hằng trăm cuộc gọi : "Rứa mà vẫn phải sử dụng phương án vừa đi vừa kêu gọi", ông nói.

Ngâm chân trong nước lũ nhiều ngày, ông Nhân cũng như người dân vùng lũ đều bị nước bùn ăn chân làm ngứa ngáy, nứt nẻ. Vì thế hàng cứu trợ ngoài thức ăn, nước uống còn có thuốc men.

Gửi cho BBC hình ảnh dưới đây, ông Nhân tâm sự :

"Ảnh này tôi cho là ý nghĩa nhất hôm nay vì nó đáp ứng nhu cầu cả vùng. Đa số người dân sử dụng nước giếng, bão lụt suốt cả tuần nên rất thiếu nước sạch để uống. Ở những nơi khác rất cần nước nhưng họ không vận chuyển được vì đi trên ghe rất nguy hiểm. Nên họ chọn trước nhất là lương khô, hàng có trọng lượng nhẹ để vận chuyển được nhiều".

Ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, ông Đỗ Hữu Thiện cũng thiếu ngủ những ngày nay. Ông chỉ vừa tranh thủ chợp mắt đã có điện thoại gọi đến thông báo về cứu trợ. Vội ăn bữa cơm, ông đã phải tiếp tục điều phối những chuyến hàng, kiểm tra chất lượng các suất cơm để trao đến các hộ gia đình.

Trao xong khoảng 520 suất ăn ở xã Triệu Phong, Quảng Trị, ông viết trên Facebook :

"Bất ngờ, chạnh lòng và xúc động khi được nghe chia sẻ từ bà con : Làng tụi em xa, ngập sâu, bị cô lập nên chưa có cá nhân hay đoàn cứu trợ thiện nguyện nào đến cả... Thương quá bà con ơi... !"

Ông Thiện nói với BBC :

"Người dân ở đây làm ngày nào biết ngày đó. Lũ quét thì họ đói ăn thực sự, không có cơm có gạo. Nên việc cứu trợ của chúng tôi cứu đói. Giờ những gì người dân sản xuất để nuôi sống bản thân như vựa cá, đầm tôm đều trôi hết. Chẳng còn gì cả".

"Những huyện khác như Triệu Phong, Hải Lăng, Đăk Rông (nơi xảy ra lở đất chôn vùi 22 chiến sỹ) hiện vẫn có những làng bị cô lập. Có hộ 2, 3 bữa nay chưa có cơm ăn, thậm chí không còn quần áo để mặc", ông mô tả.

Từ xã Cao Quảng huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Phương Bình, một người cứu trợ nói với BBC : "Hiện ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình có những xã ngập rất nặng, chỉ còn chóp mái. Điều kiện đi lại những chỗ này khó khăn nên bà con vất vả hơn nhiều ".

Ông cũng cho biết lực lượng dân quân đang đào và dẹp đường để các đoàn cứu trợ có thể tiếp cận những nơi đang bị cô lập.

"Tôi có bạn bè muốn chuyển áo phao, thuốc men và những thứ thiết yếu cho người dân nhưng xe không tiếp cận được đành phải quay đầu. Hiện họ chuyển tiền để tôi mua các nhu yếu phẩm trong xã. Giờ chỉ cứu trợ cục bộ chứ không thể đi ngoài xã vì khắp nơi đều bị chia cắt bởi lũ, phải nhờ đò của ủy ban để đi phát cho từng nhà", ông Bình cập nhật.

Ông Bình thông tin thêm đoàn của ông cùng ủy ban hiện đã giao quà được cho 130 hộ : "Mỗi phần chỉ có thể giúp các hộ dân cầm cự khoảng hai ngày. Nếu tình hình căng thẳng hơn, chúng tôi sẽ phải tính phương án khác di tản người dân tới những nơi cao hơn dù nhiều người vẫn muốn bám trụ lại vì của cải".

'Sau lũ là cực hình'

Trong cơn lũ, tâm lý người dân thường gắng sức để sống sót. Nhưng khi lũ qua đi cũng là lúc họ cũng phải đối mặt với việc vốn liếng của mình đã trôi theo nước lũ, ngôi nhà chỉ còn trơ trọi lại bùn lầy.

Ông Đỗ Hữu Thiện nói với BBC :

"Tôi khẳng định rằng lũ năm nay là kinh khủng vì mưa hết đợt này chưa kịp xuống là đợt khác ập tới, đến nỗi nước không thoát được, cứ mưa là ngập liền. Bây giờ đất như một biển nước nên khả năng rút nước thấp. Lũ năm nay có tính chất lũ chồng lũ, mưa chồng mưa và diễn ra trong thời gian dài, liên tục. Điều này gây khó khăn thực sự, đến mức mà bùn dơ đầy nhà mà người dân không dọn nữa vì hôm sau lại mưa, nhà lại ngập".

vtv3

Nước đã rút đi nhiều nhưng nhà cửa ở Lệ Thủy, Quảng Bình vẫn ngập quá nửa nhà.

"Thật sự lũ đã xóa tan khoảng cách giàu nghèo trong các làng xã bị thiệt hại nặng về mặt gia sản còn lại trong nhà. Hết lũ, lúa gạo hư hỏng, quần áo, của cải cũng mất hết. Sau lũ, đại đa số người dân nghèo đi trông thấy. Cơ hội làm ăn cũng khó khăn hơn".

"Đặc biệt sau lũ, tâm trạng cuộc sống của con người là cực hình. Trong lũ, mọi người gắng gượng để sống, để an toàn nhưng sau lũ, nhìn gia cảnh, cám cảnh ngôi nhà mình sẽ thấy sự mất mát và sức nặng khủng khiếp về mặt tinh thần. Đó là tâm lý của người vùng lũ", ông chia sẻ.

Ông Thiện cho biết thêm, ở Vĩnh Linh, nhiều nhà chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy hải sản. Chỉ cần thu hoạch trước vài ngày, cả gia đình đã có đủ tiền để ăn. "Nhưng giờ, họ mất trắng 300-400 triệu. Nói chung là đói".

vtv4

Hình ảnh ngập hết đồ đạc giá trị tại xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Có kinh nghiệm trong công tác thiện nguyện hơn 20 năm, ông Thiện nói trong dài hạn, sẽ cần những hỗ trợ hậu lũ : "Ý định của tôi là có những suất học bổng cho các em học sinh bị mất hết sách vở, cặp táp, đồng phục có thể đi học lại".

Về vấn đề này, ông Lê Thế Nhân cũng nêu : "Ưu tiên của Codes là hậu cứ trợ, giúp người dân phương tiện sống, sinh kế và trẻ em được học hành". Chính vì vậy, ông cho biết sau những đợt cứu trợ khẩn cấp, Codes sẽ có kế hoạch dài hơi và bền vững hơn để giúp người dân xây dựng lại cuộc sống sau lũ.

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 23/10/2020

************************

Thượng tướng Lê Chiêm giải thích lại về câu 'cán bộ chia lương khô cứu trợ'

BBC, 23/10/2020

Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 23/10 trả lời rõ hơn về phát ngôn "cán bộ chia lương khô làm quà" đang gây xôn xao dư luận.

batluong4

Hậu cảnh khi lũ rút ở Quảng Bình (Ảnh: Gia Đoàn)

Chiều 23/10, bên hành lang Quốc hội ở Hà Nội, Thượng tướng Lê Chiêm nói với báo chí Việt Nam :

"Ở đây tôi không nói cụ thể địa phương nào vì tôi làm nhiệm vụ này ở tất cả vùng lũ lụt, ở các tỉnh và quân khu đều tham gia. Đây là vấn đề cảnh báo và chấn chỉnh ngay cán bộ cơ sở chứ không riêng gì địa phương nào, để tất cả hàng hóa của nhân dân, quân đội cần được cấp tới đúng người dân cần hỗ trợ".

"Cần cảnh báo để các tổ chức chấn chỉnh, mặc dù hiện nay chưa phát hiện. Chúng tôi cũng rút ra bài học và cảnh báo với địa phương về việc bớt xén chế độ, làm sao hàng hóa này đến người dân cần được hưởng".

Có phóng viên lại hỏi tại thời điểm mưa lũ năm nay đã xảy ra hiện tượng như trên chưa.

Ông Lê Chiêm trả lời : "Đến bây giờ chưa phát hiện ra, nhưng đây là cảnh báo. Chúng tôi cũng rút ra bài học sau các đợt lũ lụt đều có tình trạng đó, bớn xén chế độ, hàng cứu trợ. Cho nên đây là lời cảnh tỉnh, cho nên lãnh đạo các địa phương phải có trách nhiệm ngăn chặn ngay để hàng hòa phải đến người dân được hưởng".

Cũng trong ngày 23/10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, có bình luận về câu nói của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm :

"Tôi nghĩ chuyện này, nếu có, chỉ là cá biệt và có thể chính gia đình cán bộ địa phương cũng cần. Họ không nghĩ đến việc làm đó ảnh hưởng tới hình ảnh chiến sĩ của chính quyền, của quân đội.

Theo tôi, vài phong lương khô, nếu không phải để cứu đói, thì không mang giá trị gì nhiều, sẽ không ai cố ý để tư lợi. Nhưng họ cũng cần phải rút kinh nghiệm. Sự việc này bên quân đội cũng như các lực lượng vũ trang đã quán triệt".

batluong5

Ít nhất 178 ngàn ngôi nhà tại Việt Nam bị chìm trong nước, như hình ảnh này ở tỉnh Quảng Bình

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu nói tiếp : "Trong lúc này, tất cả người dân đều hướng về miền Trung và bất cứ hành động sơ xuất nào tuy nhỏ cũng đều trở thành vấn đề gây bức xúc cho xã hội.

Tôi cho rằng việc này báo chí cũng nên chia sẻ, không phân tích quá sâu, bởi nó là hiện tượng nhỏ chứ không phải hiện tượng phổ biến, để rồi nhìn vào lại phủ nhận hết những cố gắng, nỗ lực của quân đội, chính quyền cũng như các lực lượng cứu trợ vừa qua.

Thực sự trận lũ này gây thiệt hại quá lớn cho người dân và thiệt hại ngay chính lực lượng đi cứu nạn, cứu hộ… Ở đó chính quyền, quân đội cũng đã phải chịu trách nhiệm rất lớn và họ đã làm hết sức mình".

Vì sao câu nói của Tướng Lê Chiêm gây xôn xao ?

Hôm 22/10, dư luận người Việt trên mạng Facebook xôn xao khi đọc tin trên báo chí Việt Nam nói tại cuộc họp vào sáng ngày 22/10 tại Quảng Trị, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có nói về việc 'phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon'.

Câu nói này khiến đa số dư luận hiểu rằng ông Lê Chiêm nói về bê bối xảy ra ngay lúc này ở tỉnh Quảng Trị.

Điều này khiến một ngày sau, hôm 23/10, báo chí hỏi lại và Thượng tướng Lê Chiêm giải thích rằng ông không nói cụ thể địa phương nào.

*******************

Bão lụt miền Trung Việt Nam : Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo ?

Quốc Phương, BBC, 23/10/2020

Người dân đang kỳ vọng các nhà lãnh đạo quốc gia, đảng và nhà nước ở Việt Nam có những hành động cụ thể, trực tiếp hơn, dù là chỉ xuống "thăm nom, động viên tinh thần" với người dân ở gặp bão lụt ở miền Trung Việt Nam, ý khách mời của Bàn tròn thứ Năm tuần này bày tỏ.

batluong6

Bão lụt trong tháng 10/2020 ảnh hưởng tới nhiều địa phương ở miền Trung Việt Nam

Hôm 22/10/2020, so sánh với việc nhà lãnh đạo chính quyền Campuchia, Thủ tướng Hun Sen, vừa có động thái đi xuồng tới tận vùng bão lụt, thăm hỏi, tặng quà cho người dân gặp bão lũ, các khách mời hội luận của BBC News tiếng Việt bày tỏ kỳ vọng của mình về việc các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam thuộc hàng "tam hay tứ trụ" có thể tới địa phương thăm dân.

Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh từ Hà Nội nói với Bàn tròn :

"Chúng tôi rất muốn nhìn thấy điều đó, nhìn thấy những hành động cụ thể của các cán bộ cấp cao, như Chủ tịch nước, cũng như các lãnh đạo của đất nước Việt Nam xuống và giám sát cũng như có sự động viên tinh thần, nó chỉ là động viên tinh thần với người dân ở vùng chống lũ.

"Tuy nhiên, tôi vẫn đang chờ điều ấy và tôi nghĩ không chỉ một mình cá nhân tôi mà người dân ở tại miền Trung, cũng như người dân ở tại cả nước đang rất mong chờ điều ấy".

Và nhà hoạt động môi trường này giải thích thêm ý kiến của mình :

"Bởi vì nếu có điều ấy, nó sẽ chứng minh cho một điều thay đổi rất lớn vì nó thể hiện sự sát sao, cũng như là tình cảm và hành động một cách cụ thể, chứ không phải chỉ là qua những chỉ đạo các cấp hoặc là họp bàn thông thường, hoặc là đưa ra những nghị quyết để rồi đồng bào hỗ trợ nhau lại càng khó khăn hơn".

Lo cho Đại hội đảng hơn là thăm dân ?

Có mặt tại một địa phương thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, từ nơi đang tham gia hỗ trợ người dân gặp lũ lụt, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với hội luận của BBC :

"Có một điều là trong đợt lũ lụt này, đặc biệt chúng ta thấy những lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam, tất nhiên họ cũng có những phát biểu, cũng có những chỉ đạo về vấn đề lũ lụt, nhưng không có những hành động như xuống trực tiếp để chỉ đạo khắc phục hay phòng chống thiên tai ở các tỉnh bị thiệt hại.

"Tôi nghĩ cái này cũng nằm ở trong một nguyên nhân chung là đang trong kỳ chuẩn bị cho Đại hội 13..., tôi nghĩ cái đó đối các vị lãnh đạo đảng và nhà nước mới là chuyện quan trọng, còn những việc kia thì có lẽ họ cho rằng đó không phải là một việc cần quan tâm nhiều trong thời điểm hiện tại".

Khi được hỏi các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam cần phải quan tâm điều gì và hành động ra sao vào thời điểm này, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đáp :

"Tôi nghĩ trước hết, việc đầu tiên là ở Việt Nam có Nghị định 64, trong đó quy định kiểm soát hoạt động từ thiện của người dân. Trong mấy ngày gần đây, nghị định 64 này lại được những người quan tâm đến hoạt động từ thiện mang ra.

"Thậm chí họ đang rất là ngại nghị định đó có thể là một chế tài để xử phạt những người hoạt động thiện nguyện, đặc biệt như trường hợp của ca sĩ Thủy Tiên, người đã quyên góp được số tiền hơn 100 tỷ đồng, một con số rất là lớn.

"Theo tôi việc đầu tiên, lãnh đạo đảng nhà nước cần phải có động thái ủng hộ những hoạt động dân sự, các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ đồng bào và thứ hai, phải có sự chỉ đạo ngay cho các lực lượng từ công an cho đến quân đội, cho tới chính quyền địa phương tạo điều kiện hết sức cho người dân, những người đang hoạt động thiện nguyện, đang lao vào những vùng lũ để cứu trợ cho bà con.

"Chỉ cần hai động thái đó thôi, tôi nghĩ là đại hội đảng sẽ thành công tốt đẹp nhất".

Có địa phương làm tốt, nhưng tổng thể thế nào ?

batluong7

Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại ở Huế ngày 11/10/2020

Cũng hôm thứ Năm, 22/10, trả lời BBC News tiếng Việt qua bút đàm, một số nhà nghiên cứu về miền Trung của Việt Nam chia sẻ quan sát của mình về hiệu quả, cách thức ứng phó, xử lý thấy được qua đợt bão lụt tấn công miền Trung Việt Nam hiện nay.

Từ thành phố Huế, nhà nghiên cứu xã hội và phát triển cộng đồng Đặng Ngọc Quang bình luận với BBC :

"Ở Việt Nam, phương châm được dùng trong phòng chống thiên tai là 4 tại chỗ, "chỉ huy tại chỗ ; lực lượng tại chỗ ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cầu tại chỗ", cho nên phản ứng quan trọng đầu tiên là của chinh quyền địa phương. Các tỉnh đều có các phương án ứng phó với có cấp độ khác nhau.

"Tôi không rõ các tỉnh khác, nhưng ở Thừa Thiên Huế, nơi tôi có điều kiện quan sát, tôi thấy chính quyền địa phương thực hiện tốt phương châm này..., việc ứng phó và chỉ đạo ứng phó khá toàn diện, kịp thời và sâu sát, nhất là với hai nội dung đầu của 4 tại chỗ : "chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ."..

Từ góc nhìn đánh giá tổng thể trên toàn các khu vực và địa phương đã đang bị ảnh hưởng bởi đợt bão lụt, ông Đặng Ngọc Quang nói :

"Nhìn tổng thể, trong quá trình ứng phó, xét về những điểm có thể hoàn thiện, hoặc là điểm yếu, có thể thấy năng lực của những lực lực ứng cứu hoặc các lãnh đạo các doanh nghiệp, ví dụ xây dựng thủy điện, đánh giá tình huống khi bố trí người rời hoặc đến những khu vực xung yếu, có thể thấy rõ đầu tiên. Điểm yếu này làm những tổn thất. Việc đánh giá không đúng mức đúng lúc nguy cơ sạt lở hoặc lũ khiến việc sơ tán người không kịp dẫn đến tổn thất người.

"Một điểm yếu khác có thể nhìn nhận là hoạt động kiểm tra mức độ sẵn sàng ứng phó ở cộng đồng khi có nguy cơ mưa bão hoặc lũ lụt. Ở những cộng đồng sống ở các vùng có nguy cơ do lụt bão, việc nhắc nhở, kiểm tra đôn đốc công tác phòng ngừa, chưa kịp thời cũng là những yếu tố gây tổn thất, lẽ ra có thể tránh được về tính mạng hoặc tài sản.

"Có một điều là không thấy chính quyền ở các tỉnh nhắc về kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng mà một dự án của WB thực hiện từ 2006-2013 trị giá 105,2 triệu USD và được bổ xung thêm 75 triệu USD (tức là 4.171,8 tỷ VND đồng). Dự án được thực hiện ở 30 xã thuộc các tỉnh miền Trung, có tất cả các tỉnh vừa chịu thiên tai. Tại các xã này đều có những trung tâm lánh nạn đa chức năng, các kênh thoát nước. Các cộng đồng đều có kế hoạch an toàn phòng chống thiên tai và có thực hành sơ tán. Tất cả các xã đều có thiết bị cảnh báo sớm, và được tập huấn cảnh báo. Việc các cơ quan quản lý chính quyền các cấp cũng như báo chí không nhắc về việc thực hiện các kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng ở các xã, dường như là một gợi ý về tác động của dự án ODA lớn không còn được duy trì.

"Cũng có thể coi là một điểm yếu việc chính quyền hợp tác và điều phối với các hoạt động cứu trợ tư nhân. Rất có thể sự hợp tác này, ví dụ với nhóm thiện nguyện của ca sĩ Thủy Tiên. Có thể hình dung sự hợp tác của chính quyền có thể giúp cho cô giải ngân hiệu quả hơn mức 2% số quỹ huy động được sau tám ngày ở miền Trung".

Còn nhiều yếu kém bộc lộ nhưng chưa được đề cập ?

Từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tiến sĩ Mai Thanh Sơn, người tham gia nhiều dự án và đề án nghiên cứu ở miền Trung của Viện này trong nhiều năm, bình luận thêm :

"Thực ra, theo tôi qua sự kiện thiên tai này đã và đang bộc lộ rất nhiều yếu kém. Thứ nhất, qua theo dõi báo chí và truyền thông lề trái, tôi hình dung rằng, hầu hết các tỉnh miền Trung đều không có các kế hoạch thực hiện việc cứu hộ cứu nạn dựa theo các kịch bản cụ thể.

"Thông thường, sau khi kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai được lập và phê duyệt, những người chịu trách nhiệm ở mỗi địa phương đều phải hình dung được những kịch bản cụ thể. Với mỗi kịch bản như vậy, sẽ có một vài phương án phòng ngừa, cứu hộ cứu nạn riêng.

"Trong mỗi phương án, đều phải trả lời được các câu hỏi : lực lượng ở đâu, đã được đào tạo hay tập huấn ra sao ; phương tiện là gì, đã có sẵn chưa, nếu chưa thì phải bổ sung như thế nào ; ai chịu trách nhiệm những phần việc gì ? Việc cứu hộ cứu nạn tại chỗ có thể đảm trách được đến đâu ? Khả năng chống chịu được bao nhiêu thời gian, và khi nào cần đến sự hỗ trợ của các lực lượng chuyên nghiệp ?"

Theo ông Mai Thanh Sơn, còn một vấn đề thứ hai mà ông thấy là "không hề nhỏ" bộc lộ, ông nói :

"Đó là sự hỗ trợ cho người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Quỹ phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai ở trung ương và địa phương có bao nhiêu, đã được sử dụng vào những việc gì, có phát huy được tác dụng trong mùa lũ này không ?

"Những năm gần đây, mô hình nhà chống lũ được xây dựng bởi sự hỗ trợ của nhiều tổ chức xã hội dân sự và tỏ ra hữu ích, các địa phương đã tham khảo để nhân rộng hay chưa ?

"Các phương tiện cứu hộ cá nhân (thuyền tre, áo phao, đèn pin, còi v.v...) thực ra không đáng bao nhiêu tiền. Các địa phương đã nhắc nhở, động viên người dân mua sắm chưa ? Các phương tiện cứu hộ cứu nạn tập thể như tàu thuyền, ca nô có công suất lớn ở mỗi địa phương có bao nhiêu chiếc ? Công suất và khả năng huy động ? Trong đợt lũ này, tôi chưa thấy nguồn tin nào đề cập những vấn đề đó".

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đề nghị chính quyền và nhà nước chú ý và rà soát lại một số khía cạnh sau :

"Có mấy chuyện tôi đề nghị cần phải quan tâm, chú ý và chấn chỉnh, xử lý. Thứ nhất, đó là xem lại ngay về quản lý nhà nước về tài nguyên rừng : những cái được và chưa được là gì, công bố ra.

"Thứ hai là chấn chỉnh quản lý nhân sự về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai : công tác khảo sát, cảnh báo sớm ; lập kế hoạch phòng ngừa, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả ; trang bị phương tiện, đào tạo, tập huấn các lực lượng tại chỗ ; phân công chỉ huy, chuẩn bị hậu cần theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Cần thường xuyên kiểm tra tất cả các yếu tố đó để đảm bảo có thể ứng phó kịp thời trước khi có sự hỗ trợ của các lực lượng chuyên nghiệp. Tất nhiên, Việt Nam cần phải thành lập ngay lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp.

"Thứ ba, phải xem xét lại và loại bỏ tất cả các dự án thủy điện nhỏ. Thu hồi quyền cấp phép của các tỉnh đối với việc phát triển thủy điện nhỏ. Dừng ngay việc xâm hại rừng ở khu vực bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng và rừng đầu nguồn. Thậm chí, đối với các loại hình rừng tái sinh, cũng chỉ cấp phép hạn chế đối với các công trình liên quan đến an ninh quốc gia.

"Thứ tư, theo tôi phải rà soát lại toàn bộ quá trình hoạt động của các bên liên quan trong thời gian qua, xử lý nghiêm khắc nếu phát hiện sai phạm. Ví dụ : nguy cơ sạt lở đất ở Thừa Thiên Huế đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo, có bản đồ đánh dấu. Câu hỏi đặt ra là, vậy tỉnh này đã cập nhật các thông tin đó trong kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai hay chưa ; nếu có , đã có sự điều chỉnh kế hoạch hay không ; v.v...

"Và cuối cùng, thứ năm, nhưng hết sức quan trọng, đó là phải lập ngay và cập nhật liên tục kế hoạch hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại sau lũ : tổ chức lại gia đình, sản xuất, chăn nuôi..., tìm kiếm nguồn lực v.v..., và theo tôi điểm thứ năm là việc cần làm ngay và luôn vì chưa có dấu hiệu các đợt bão lũ sẽ dừng lại, hay là không trở lại nữa".

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm 22/10/2020 của BBC News tiếng Việt với chủ đề về bão lũ miền Trung Việt Nam và hành động ứng phó của cả nước cần thế nào.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 23/10/2020

********************

Dùng Nghị định 64/2008 chống quyền cứu trợ của cá nhân, là sai hoàn toàn

Tuấn Khanh, RFA, 23/10/2020

Phỏng vấn ông Lê Thân, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng về chuyện dân tự cứu nhau có thể bị coi là phạm luật hiện nay

thientai6

Ảnh từ trái qua : ông Lê Thân và ông Lê Thăng Long

-------

Trong đợt bão lụt tháng 10/ 2020, sự kiện người dân tự quyên góp và tổ chức đi cứu trợ ở các tỉnh miền Trung diễn ra hết sức sôi động, nhưng chuyện ấy cũng làm tốn không ít giấy mực khi có những quan chức nhà nước viện dẫn nghị định 64/2008/NĐ-CP, nói rằng mọi nguồn quyên góp cứu trợ đều phải đến cửa Mặt trận Tổ quốc hoặc các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền.

Ca sĩ Thủy Tiên với hơn 100 tỷ quyên góp được từ người dân ở khắp nơi, cho việc cứu trợ trực tiếp của mình, đã trở thành đề tài chính, đại diện cho tất cả mọi hoạt động tương tự. Mà theo đó, có những tuyên bố cho rằng cô Thủy Tiên đã phạm luật và có thể bị xử lý theo pháp luật vì hành động cá nhân như vậy.

Dựa trên những nguồn viện dẫn nghị định 64/2008 như vậy, cũng đã có những chính quyền địa phương làm theo, gây cản trở nhất định cho việc cứu trợ giúp nhau của người dân.

Trao đổi nhanh với ông Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông nói việc cứ lấy nội dung 64/2008 để hành xử vào lúc này là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí sự sai lầm đó còn có ý nghĩa chống lại Bộ luật Dân sự 2015, theo điều 457.

---------------

Tuấn Khanh : Thưa ông, vì sao gọi là hiểu sai, và cố ý hiểu sai về Nghị định 64/2008, ông có thể nói rõ hơn cho mọi người được biết ?

Lê Thân : Không chỉ riêng tôi nhìn thấy, mà những người đọc luật đều biết. Ngay cả bà Nguyễn Thị Xuân Thu, ĐBQH, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng đã nhấn mạnh rằng hoạt động từ thiện cá nhân như cô Thủy Tiên là hoàn toàn hợp pháp theo Bộ luật Dân sự 2015, ở điều 457.

Nội dung của điều này các "hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận". Có nghĩa là theo các thỏa thuận dân sự như đi cứu trợ và người tài trợ hoạt động đó, là một công việc bình thường trong xã hội và không có gì là vi phạm pháp luật cả.

Tôi giải thích cụ thể hơn như vầy : Tôi muốn tặng một xe đạp cho một người nào đó, ở cách xa nơi tôi đang sống. Tôi có quyền chuyển tiền hay chuyển hiện vật để nhờ người khác giúp tôi thực hiện việc trao tặng. Làm việc đó là không có gì bất hợp pháp. Vấn đề tặng một chiếc xe đạp nghe rất đơn giản và có lẽ không ai quan tâm. Nhưng bởi vì số tiền lên đến trăm tỷ, cho nên sự việc bị méo mó đi theo nhiều hướng khác, mặc dù nội dung sự việc thì hoàn toàn giống nhau, phù hợp với pháp luật đã quy định.

Cũng cần nên nhớ rằng nghị định 64/2008 thuần túy quy định về cách ứng xử của bộ máy nhà nước, và đã ra đời cách đây 12 năm. Điều luật 457 của Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm 2015 có nghĩa rằng không có một giá trị nào của nghị định từ năm 2008 được quyền phủ nhận giá trị của điều luật 457, được Quốc hội thống nhất ban hành vào năm 2015.

Tuấn Khanh : Nếu nói như vậy, thì tại sao lại có trường hợp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhiều quan chức noi theo đó để xác định nghị định 64/2008 như một tiêu chuẩn, dẫn đến việc nhiều đoàn từ thiện, cứu trợ bị gây khó đến mức dư luận phản ứng và chẳng hạn vừa rồi, tỉnh Quảng Trị phải ra một công văn giải thích, nói lại…

Lê Thân : Tôi tin rằng tổ tư vấn cho Thủ tướng đã để sót điều luật 457 của Bộ luật Dân sự 2015. Và khi sai lầm đó xảy ra, nó trở thành sai lầm của cả hệ thống khi ai nấy đều răm rắp hành động theo lời Thủ tướng.

Nhưng tôi tin cũng có những trường hợp sau đó hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai. Vì không thể trong cả nước chỉ có vài người đủ sức nhận biết để nhận ra sai sót này.

Cố tình hiểu sai, bởi sự lợi dụng các cơ quan địa phương ở những vùng xa, việc đón các đoàn từ thiện kèm theo nhũng nhiễu, thâm lạm hay bất minh… đều có thể xảy ra. Chính ngay trên báo chí nhà nước vẫn luôn có các tin tức như vậy.

Công sức và tình cảm của người dân chia sẻ với đồng bào bị nạn, đột nhiên trở thành công và của của các cơ quan nhà nước thì không hợp lý chút nào. Hành xử đúng của cơ quan chính quyền là phải hợp tác với người dân để cùng cứu giúp đồng bào bị nạn, không phải là giành quyền.

Tôi nhớ trận lụt năm 1964, ở miền Nam luôn có các đoàn từ thiện, cứu trợ tự phát như vậy. Ở nơi xuất phát, người ta chỉ cần thông báo cho chính quyền biết ngày giờ họ đến nơi nào, thì ở tỉnh đó sẽ chuẩn bị xe cộ, thiết bị vận chuyển của nhà nước đón sẵn giúp cho họ di chuyển thật nhanh và tiện lợi. Còn nếu muốn đi vào những nơi bị ngập lụt mà xe không thể đi được thì cứ báo trước, sẽ có cả ca-nô và thuyền do nhà nước tổ chức chờ sẵn theo tên đặt trước. Có những trường hợp theo đề nghị của đoàn, trực thăng trợ giúp việc rãi các nhu yếu phẩm để mong có người bị kẹt ở đâu đó lấy được.

Có nghĩa rằng trong hoạn nạn thì nhà nước phải cùng phối hợp với những người dân để cứu giúp cho đồng bào khó khăn, chứ không thể dựa trên điều luật nào, lý do nào để giành độc quyền cứu trợ.

Tuấn Khanh : Người dân khi tự ý hành động, đôi khi phải vượt qua những rào cản bất cập nhất định để làm được điều mình muốn theo lẽ phải. Họ có thể vấp phải những điều luật như "gây mất an ninh trật tự", "chống người thi hành công vụ"… Nhưng với trường hợp khẩn cấp quốc nạn như thiên tai hiện nay, nếu như có cơ quan địa phương cản trở hành động. hợp lý của người dân, liệu Bộ luật Dân sự 2015 đã có điều luật nào cho dân khởi kiện và xử phạt những người cầm quyền cản trở hay không ? Quốc hội dường như đã bỏ quên vế này ?

Lê Thân : Trong một quốc gia bình thường, Người dân không cần thêm bất kỳ quyền nào như vậy đâu. Vì chính bản thân công dân là đại diện cho hiến pháp và luật pháp của một quốc gia khi hành động vì lẽ phải. Quyền công dân tối thượng được kích hoạt ngay vào lúc đó. Nhưng phải nói rõ là những chính quyền điạ phương hành động, họ luôn tạo cớ để không rơi vào trạng thái sai luật. Có nghĩa rằng họ rất hiểu luật nhưng hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 23/10/2020 (tuankhanh's blog)

***********************

Đảng cần có cơ chế khuyến khích ‘xã hội dân sự’ phát triển

Phạm Quý Thọ, RFA, 23/10/2020

Thực trạng lũ lụt ở miền Trung là nghiêm trọng và công tác cứu trợ đang rất cấp bách và khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền, thì phong trào ‘hướng về miền Trung’ đang cho thấy vai trò tích cực và sự đóng góp to lớn của các nhóm và cá nhân thiện nguyện. Một số hoạt động của họ đã trở thành "hiện tượng", thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận.

thientai7

Người dân mang hàng cứu trợ do Hội Chữ Thập Đỏ phân phát đi qua cây cầu sập do lở đất ở Quảng Trị hôm 21/10/2020 - Reuters

Đằng sau những sự kiện, các hoạt động cứu trợ này đang phản ánh vấn đề lớn hơn liên quan đến cải cách thể chế. Đó là tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự. Vai trò của họ ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vì vậy họ cần có cơ chế để phát triển.

‘Hiện tượng’

Dải đất miền Trung Việt Nam đầy cát sỏi, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, ưỡn mình ra Biển Đông như thách thức với thiên nhiên. Hàng năm, nơi đây, vào mùa này, thường đón chịu những đợt mưa bão gây ngập lụt. Năm nay đợt lũ lụt, xảy ra từ đầu tháng 10 và kéo dài trong nửa tháng, được đánh giá nghiêm trọng nhất sau nhiều thập kỷ. Những thiệt hại về tính mạng và tài sản của cư dân được các địa phương ước tính sơ bộ là rất nặng nề.

Vấn đề thời sự trên các mặt báo, truyền thông là hoạt động cứu trợ. Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương, thể hiện tính ưu việt của nhà nước tập quyền trong những tình huống khẩn cấp, cứu người và tài sản, khắc phục hậu quả, có những hành động cứu trợ của các nhóm và cá nhân thiện nguyện trong phong trào "cả nước hướng về miền Trung" thu hút sự chú ý của dư luận. Những hình ảnh xúc động được phát trên tivi về việc quyên góp đồ cứu trợ, về sáng kiến của chị em phụ nữ ‘gói bánh trưng’ để chuyển đi, các đoàn xe kéo dài chở hàng hoá, nhu yếu phẩm trên đường đến vùng ngập lũ… phản ánh truyền thống ‘tương thân tương ái’ tốt đẹp của dân tộc, mang tính cộng đồng cao trong những tình huống khó khăn.

Tuy nhiên, một tình huống trở thành "hiện tượng", một nữ ca sĩ quyên góp được số tiền kỷ lục, trên 100 tỷ đồng trong thời gian ngắn, và tự tổ chức đi ‘cứu trợ’ làm ‘dậy sóng’ truyền thông lề phải và mạng xã hội. Một vị đại biểu quốc hội, bình luận bên lề kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 14 đang diễn ra tại Hà Nội, coi đó là bài học 'có thể đưa vào giáo trình giảng dạy' cho trẻ nhỏ về tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Bên cạnh những lời ca ngợi "Thủy Tiên (tên nữ ca sĩ) hay là Tiên !"…, cũng không ít lời bình trái chiều về hình ảnh ăn mặc ‘phản cảm’ hoặc băn khoăn liệu hành động như vậy có ‘trái với quy định pháp luật’, liệu có minh bạch số tiền quyên góp và liệu có động cơ ‘đánh bóng’ mà giới ‘showbiz’ thường hay bị gắn mác…

‘Bị động’

Chính quyền, ban đầu, dường như ‘bị động’ trước ‘phong trào thiện nguyện’ này. Một quan chức Chính phủ chỉ đạo cứu trợ, trong một chuyến thị sát đã nhận định : "Từ thực tế chuyến đi của tôi, quá nhiều đoàn cứu trợ chỉ đi vào chỗ thuận lợi giao thông, còn những chỗ khó thì chưa vào. Chính vì thế có chỗ nhận được nhiều, có chỗ chẳng có gì…" Sau đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ theo Nghị định 64 và đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để chỉ đạo, giám sát việc quyên góp, vận động hỗ trợ theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi. Chính quyền địa phương khuyến cáo các tổ chức và cá nhân thiện nguyện khi đến các vùng lũ lụt cần liên hệ với chính quyền địa phương để phối hợp…

Theo Nghị định 64, chỉ có các cơ quan trong hệ thống chính trị của đảng, như Ủy ban mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ… mới được đứng ra tổ chức thực hiện hoạt động cứu trợ. Điều 4, Chương 2 Nghị định trên có ghi : "Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ".

thientai8

Một người dân mang gói hàng cứu trợ của Hội Chữ Thập Đỏ đi qua cây cầu sập ở Quảng Trị hôm 21/10/2020 Reuters

Tuy nhiên, tính chất cấp bách của đợt lũ lụt phong trào cứu trợ mang tính tự nguyện lần này ‘rầm rộ’ đến mức khiến chính quyền phải đối phó lúng túng. Trên báo mạng đã có nêu ý rằng nên sửa Nghị định 64 cho phù hợp thực tế, tuy nhiên tin này đã bị gỡ bỏ. Chính quyền chưa ‘lên tiếng’ chính thức về hiện tượng Thủy Tiên, nhưng rõ ràng tính tích cực và vai trò ngày càng lớn của phong trào thiện nguyện là không thể phủ nhận.

‘Cơ chế nào ?’

Cơ chế nào cho phong trào thiện nguyện, đằng sau là tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự, phát triển ? Đó là câu hỏi đối với các nhà cải cách.

Đường lối Đổi mới do Đảng khởi xướng đã được hơn 30 năm. Chính sách chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường giúp cho vị thế kinh tế của đất nước và tính độc lập về kinh tế của người dân được nâng cao. Kinh tế thị trường không chỉ làm tăng mức sống vật chất mà còn cải thiện đời sống tinh thần. Tuy nhiên, những quan niệm, giáo điều từ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, không phù hợp thực tế về ‘tầng lớp trung lưu’ và ‘xã hội dân sự’ đang hạn chế động lực của thị trường, cản trở "tiếp tục" (được cho là điểm mới trong Báo cáo chính trị trình Đại hội 13 sắp tới) cải cách thể chế chính trị.

Lý luận chủ nghĩa Mác cho rằng các tầng lớp xã hội không phải theo tài sản hay danh tiếng của các thành viên của nó, mà theo quan hệ của họ với phương tiện sản xuất, phân biệt giai cấp tư bản và công nhân là cơ sở của học thuyết bóc lột sức lao động. V. Lenin từng coi xã hội dân sự là thứ cản trở cho nền chuyên chính vô sản. Ông tin rằng : "Phạm vi công cộng trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì phải thống nhất và duy nhất". Đây là một trong những nền tảng của mô hình Liên Xô trước đây.

Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển kinh tế thị trường các khái niệm trên dần thay đổi. ‘Tầng lớp trung lưu’ được dùng để chỉ những người có một mức độ độc lập kinh tế nào đó với nhà nước. Ở Việt Nam họ có thể là những giới nghệ sĩ, ca sĩ, tiểu doanh gia, các nhân viên ‘cổ cồn trắng’ hữu sản… Mặc dù họ có ảnh hưởng, nhưng không quá lớn đối với xã hội hay về quyền lực của họ trong xã hội. Ngoài ra, tuy tầng lớp này chưa thực sự ‘vững chắc’ về nền tảng vật chất, nhưng việc một ca sĩ huy động nhanh chóng được số tiền bằng một phần năm tiền cứu trợ ban đầu của Chính phủ từ ngân sách, 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh chịu ảnh hưởng lũ lụt nặng nề, thực sự là ‘hiện tượng’ !

Như đã biết, nghiên cứu của giáo sư Fransis Fukuyama từng hy vọng về vai trò ngày càng lớn của tầng lớp trung lưu đối với chuyển đổi dân chủ ở các nền kinh tế như Trung Quốc hay Việt Nam.

Về ‘xã hội dân sự’ các nhà tư tưởng như Edmund Burke, Alexis de Tocqueville từ thế kỷ 18 đã quan niệm đó là nền tảng căn bản cho nền dân chủ. Xã hội dân sự được cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện, tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực nhà nước. Hơn thế, nó được coi là cầu nối giữa thị trường, người dân và nhà nước, bởi vậy hoàn thiện mối quan hệ này có vai trò thúc đẩy động lực thị trường cho tăng trưởng.

Theo tôi, đã đến lúc, có thể từ Đại hội 13 này, cần thúc đẩy cải cách thể chế chính trị cho phù hợp hơn với thực tế, tạo động lực thị trường cho tăng trưởng bền vững. Trước hết, các nhà lãnh đạo, giới tinh hoa, cần gạt bỏ ‘nỗi ám ảnh’, đã đeo đuổi cách đây 30 năm, rằng M. Gorbachev, người đề xướng cải cách chính trị, trong đó cho phép các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự được thành lập, khiến mô hình Xô Viết trở nên ngày một yếu đuối, dễ bị tổn thương và là căn nguyên sụp đổ chế độ toàn trị. Hơn thế, cần tăng cường thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, trong đó "Xã hội dân sự" được xác định là vấn đề cần nghiên cứu để "phát huy quyền làm chủ của người dân đi đôi với hoàn thiện hệ thống chính trị".

Thực tế đang minh chứng rằng, tầng lớp trung lưu và các nhóm dân cư đa dạng ngày càng có vai trò tích cực trong nền kinh tế chuyển đổi ở nước ta. Xã hội dân sự, các hội đoàn độc lập đang cần một khuôn khổ pháp lý cho phát triển, về lâu dài, để nhân dân thể hiện quyền làm chủ đối với xã hội và nhà nước, và trước mắt, góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, tinh giản bộ máy để hoạt động hiệu quả và minh bạch.

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 23/10/2020

***********************

Khi xã hội lên tiếng về cứu trợ nhân đạo

Nguyễn Vũ Bình, RFA, 23/10/2020

Đối với các nước cộng sản, xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng, tất cả mọi việc ở tất cả các lĩnh vực và địa phương đều phải có sự tham gia, quản lý của nhà cầm quyền các cấp. Việc cứu trợ nhân đạo, từ thiện nói chung và cứu trợ thiên tai, lũ lụt nói riêng cũng không nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Đã có nhiều người lên tiếng, chia sẻ những khó khăn, cản trở từ phía nhà cầm quyền khi đi thực hiện việc làm từ thiện, hoặc cứu trợ nhân đạo. Đó là việc nhà cầm quyền các địa phương đòi hỏi phải đưa hàng cứu trợ cho địa phương, đại diện là mặt trận tổ quốc, hội chữ thập đỏ của địa phương để họ toàn quyền, tùy ý phát cho người dân. Nhẹ nhàng hơn một chút, cần phải đăng ký với địa phương để địa phương tổ chức người dân nhận quà cứu trợ, từ thiện. Khi không làm được hai việc đó, họ ngăn cản không cho đoàn cứu trợ tiếp cận người dân, không ngăn cản được thì họ tổ chức thu tiền với giá cao để cho thuê thuyền, ghe như đang xảy ra ở Quảng Bình, Quảng Trị hiện đang bị lũ lụt hành hoành. Điều đau lòng nhất là người dân vùng lũ đang đói khát khổ sở chờ cứu trợ từng giờ mà các cấp lãnh đạo thản nhiên để cho cấp dưới ngăn cản và làm tiền các đoàn cứu trợ, nhiều đoàn đã phải đổ, vứt hàng cứu trợ và ra về. Không thực hiện được việc cứu giúp đồng bào của mình trong cơn hoạn nạn.

thientai9

Cơ sở cho những can thiệp của nhà cầm quyền vào việc cứu trợ nhân đạo giữa người dân với nhau là nghị định 64 năm 2008 "Nghị định Về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo" của Chính phủ ; căn cứ vào việc Nghị định này, chỉ cho phép một số tổ chức nhất định, được phép kêu gọi ủng hộ giúp khắc phục thiên tai. Các luật sư đã phân tích ý nghĩa của việc cứu trợ nhân đạo, xác định quan hệ pháp luật của hành động cứu trợ. Đó là việc cho, tặng tài sản giữa các cá nhân. Việc cho, tặng tài sản hoàn toàn không vi phạm bất cứ một điều luật hiện hành nào. Ý nghĩa đạo đức là giúp đỡ người dân trong cơn hoạn nạn. Còn nghị định 64 là nghị định của chính phủ, đó là văn bản dưới luật. Chỉ có văn bản luật pháp do Quốc hội ban hành mới được phép cấm, như vậy sử dụng nghị định 64 cấm việc cứu trợ của người dân là hoàn toàn không đúng pháp luật.

Nguyên nhân sâu xa của việc ban hành nghị định 64 và sử dụng nghị định này trong việc ngăn cản người dân cứu trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, lũ lụt đó là việc nhà cầm quyền cộng sản không muốn và không cho người dân giúp đỡ lẫn nhau. Điều này lại xuất phát từ việc các chế độ cộng sản không cho phép người dân yêu thương nhau. Đó là một chiến lược, một thủ thuật cai trị và một nguyên tắc của các chế độ cộng sản. Người dân yêu thương nhau sẽ dẫn tới việc liên kết, hỗ trợ và lên tiếng cho nhau dẫn tới sự phản kháng của người dân. Ngoài nguyên nhân sâu xa nhưng ít người biết này, nhà cầm quyền còn muốn độc quyền sử dụng các nguồn cứu trợ trong và ngoài nước để thêm vào nguồn lực duy trì chế độ. Việc độc quyền sử dụng các nguồn cứu trợ tất nhiên cũng sẽ dẫn tới việc việc ăn chặn, tham nhũng đối với các quan chức và cán bộ. Cuối cùng là gia đình cán bộ cũng sẽ hưởng lợi ít nhiều trong những nguồn cứu trợ trực tiếp được nhà cầm quyền các cấp thực hiện. Người dân đen thấp cổ bé họng chỉ còn lại những mảnh vụn của nguồn cứu trợ mà thôi.

Trước đây, khi mà người dân còn chưa biết, chưa hiểu được luật pháp hay các luật sư chưa quan tâm vào cuộc để phân tích pháp luật cũng như khi nhà cầm quyền sử dụng bộ máy của mình để ngăn cản, cản trở và cấm đoán người dân thì tất cả đều phải chịu đựng sự sắp đặt và thao túng của nhà cầm quyền trong việc cứu trợ nhân đạo. Nhưng hiện nay, mạng xã hội rộng mở, nhận thức của người dân được nâng cao, những trí thức, luật sư và nhiều người đã lên tiếng thì việc sử dụng nghị định 64 hay việc dùng bộ máy cầm quyền ngăn cản việc cứu trợ nhân đạo bị lên án mạnh mẽ, kịch liệt. Nếu như nhà cầm quyền còn cố tình bỏ ngoài tai những góp ý, phản biện của xã hội trong việc ngăn trở cứu trợ nhân đạo, họ sẽ bị toàn thể nhân dân lên án, nhất là những người dân đang quằn quại trong vùng tâm lũ, rốn lũ ở các tỉnh miền Trung hiện nay. Hi vọng với áp lực của dư luận nhân dân và mạng xã hội, nhà cầm quyền sẽ không còn ngăn trở các đoàn cứu trợ đang khẩn cấp ngày đêm tới miền Trung thực hiện cứu trợ giúp đỡ đồng bào./.

Hà Nội, ngày 23/10/2020

Nguyễn Vũ Bình

Nguồn : RFA, 23/10/2020 (nguyenvubinh's blog)

********************

Chính phủ yêu cầu thay thế Nghị định 64/2008

RFA, 23/10/2020

Văn phòng Chính phủ Việt Nam vừa có công văn số 8876/VPCP-QHĐP gửi Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 về công tác vận động tiền của cho công tác thiện nguyện.

thientai10

Hai ông bà ở Quảng Trị với tài sản còn lại sau lũ. Ngày 23/10/2020. Reuters

Truyền thông nhà nước Việt nam đưa tin ngày 23/10/2020.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, xây dựng nghị định nêu trên để thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP của Chính phủ, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật. NGji5 d95

Nghị định 64/2008/NĐ-CP được cựu Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành vào ngày 14/05/2008. Đây là nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghị định nhấn mạnh, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào khác được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Nếu các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trong đợt lũ lụt tại miền Trung vừa qua, nhiều cá nhân đứng ra tổ chức quyên góp và mang tiền, hàng cứu trợ trao tận tay nạn nhân vùng lũ. Thực tế này bị cho trái với Nghị Định 64/2008.

Nguồn : RFA, 23/10/2020

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh, Đỗ Thành Nhân, Lâm Viên, Hoàng Hoành Sơn, Quốc Phương, Tuấn Khanh, Phạm Quý Thọ, Nguyễn Vũ Bình, Bùi Thư, BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn