Lãnh đạo thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo hệ thống công quyền các cấp xem xét, xử lý trách nhiệm nhà thầu lo chuyện dọn rác ở hai quận Tây Hồ và Nam Từ Liêm.
Khủng hoảng rác hồi tháng Giêng, 2019 tại Hà Nội.
Trước đó chừng một tuần, một số tờ báo ở Việt Nam cho biếta, cư dân nhiều khu vực thuộc hai phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) và phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm) đã cũng như đang lao đao, khốn khổ vì phải sống chung với rác.
Những đống rác lớn ứ đọng hàng chục ngày, bốc mùi nồng nặc, không chỉ khiến môi trường sống ô nhiễm nặng nề, nguy hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông vì đường đi, lối lại bị thu hẹp, sinh hoạt thường nhật bị đảo lộn.
Các viên chức phụ trách chính quyền địa phương giải thích, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tồi tệ như vậy là vì nhà thầu được chọn để thu dọn rác chậm trả lương cho công nhân vệ sinh nên họ không chịu thu dọn rác (1).
Đáng lưu ý là tình trạng vừa kể diễn ra cả tuần nhưng toàn bộ hệ thống công quyền từ phường, quận đến thành phố vẫn "án binh bất động". Chỉ đến khi một số tờ báo công bố rộng rãi những phóng sự mô tả sự khốn khổ của dân chúng địa phương, lãnh đạo thành phố Hà Nội mới chỉ đạoUBND các quận Tây Hồ, Nam Từ Liêm phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên vv môi trường "xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến ô nhiễm môi trường do tồn đọng rác tại các quận Tây Hồ và Nam Từ Liêm" (1).
Quản trị - điều hành đô thị theo kiểu chờ tin, bài mới chỉ đạo phối hợp đểxử lý thông tin báo chí nêu có lẽ chỉ có thể tìm thấy tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung !
***
Rác đã cũng như đang là vấn nạn trầm kha của tất cả các đô thị tại Việt Nam sau khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam khởi động tiến trình "công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước" và Hà Nội chính là điển hình.
Người ta ước đoán, mỗi ngày, Hà Nội thải ra khoảng 6.500 tấn rác và chúng được mang đến chôn tại Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) hoặc Xuân Sơn (huyện Sơn Tây). Cả hai đều sắp hết chỗ chôn lấp và sẽ phải đóng cửa giống như năm bãi rác trước đó (3).
Cách nay hàng chục năm, nhiều chuyên gia môi trường ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam đã từng khuyến cáo nên tổ chức phân loại rác, áp dụng công nghệ xử lý rác, nếu không sẽ không còn đất để chôn (4) nhưng vì nhiều lý do, tất cả những khuyến cáo ấy đều mở đường cho giới hữu trách dẫn việc xử lý rác vào lối khác. Ví dụ Hà Nội quyết định đầu tư cho ba nhà máy đốt rác phát điện mà không cần phân loại, bất kể chuyên gia cảnh báo, đốt rác theo công nghệ đó sẽ tán phát vào không khí nhiều độc chất nguy hại.
Ba nhà máy xử lý rác của Hà Nội thành điện năng vẫn đang còn trong giai đoạn xây dựng và Hà Nội tiếp tục loay hoay với thực trạng mà cả dân chúng lẫn báo giới gọi là khủng hoảng rác !
Cứ vài tháng, cư dân sống quanh Nam Sơn - bãi rác lớn nhất lại dựng lều, đặt chướng ngại vật, chặn không cho xe tải mang rác đến đổ. Lầnkhủng hoảng rác gần nhất xảy ra hồi hạ tuần tháng trước, khiến cả Hà Nội ngập ngụa trong rác. Cũng đến lúc đó, ông Vương Đình Huệ, Bí thư Hà Nội mới thú nhận : Các cấp, ngành liên quan chưa thực sự tâm huyết, chưa hết trách nhiệm với dân, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, công tác phối hợp cũng chưa hiệu quả(5).
***
Dẫu thực tế quản trị - điều hành Hà Nội cho thấy, thành phố này rất khó thoát khỏi tình trạng khủng hoảng rác, đó là chưa kể đến hàng loạt vấn nạn trầm kha khác (chẳng hạn : giao thông, ô nghiễm khói bụi, ngập lụt…) nhưng thiên hạ vẫn thấy các viên chức hữu trách hết sức hồn nhiên trong đánh giá, nhận định Hà Nội cả ở hiện tại lẫn tương lai. Ví dụ : Hà Nội đang vươn mình từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm là Thủ đô và có vị thế trong khu vực và thế giới.
Ví dụ :Hà Nội sẽ sớm trở thành đô thị hoạt động hiệu quả, bền vững, có tính cạnh tranh cao so với trong nước và khu vực.Ví dụ :Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển xứng tầm, khẳng định vị thế không chỉ là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học - kỹ thuật quan trọng của cả nước, mà còn là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Kinh hơn, theo ông Vương Đình Huệ, Bí thư Hà Nội :Trong thời gian tới, Hà Nội phải đổi mới căn bản và toàn diện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch nhằm phát triển đô thị theo hướng thông minh, bền vững(6).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 23/11/2020
Chú thích
(6) http://thanglong.chinhphu.vn/ha-noi-phat-trien-thu-do-theo-huong-khang-trang-hien-dai
Rác ! Thứ đập vào mắt nhiều nhất trong mùa Xuân 2019 và Tết Nguyên Đán này. Rác có mặt khắp mọi nơi, rác từ thành thị đến nông thôn, những con sông thơ mộng bỗng chốc trở thành sông rác, bầu không khí Tết là một bầu trời mùi rác ! Mùi rác vào tận giấc ngủ và đi ra từ não trạng bệnh hoạn Việt Nam.
Rác có mặt khắp mọi nơi, rác từ thành thị đến nông thôn
Cho đến lúc này, dùng cụm từ "não trạng bệnh hoạn Việt Nam" là hoàn toàn chính xác. Bỏi lẽ, chúng ta đi từ tâm thức nông nghiệp sang tư duy thì trường Á Đông. Mà tư duy thị trường Á Đông là gì ? Đó là, rõ nét hơn bao giờ, Việt Nam, một quốc gia đậm tâm thức nông nghiệp, được du nhập tư duy thị trường phương Tây và hưởng ứng văn hóa tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng lại giới hạn trong thứ văn hóa cộng sản xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc. Hay nói cách khác, Việt Nam nhập vào kiểu Mỹ nhưng xuất ra kiểu Tàu.
Nó gợi nhắc những ông lý trưởng, ông chánh tổng thời xa xưa, trước khi đi ăn cỗ làng thì dắt theo đôi đũa trong lưng quần, để khi ngồi vào mâm mà bọn hầu chưa mang đũa tới kịp thì còn có thứ mà lấy ra gắp. Chứ không thủ theo đũa thì bọn lý, chánh khác chúng có đũa trước, lại gắp hết miếng ngon ! Cũng theo tinh thần này mà giới quan lại xưa đúc kết ra câu bất hủ "Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau" ! Đó là đường vào, gắp càng nhiều thì càng thành công, bụng càng no, no đến ợ thì mới ngon ! Ăn no, hả hê, về đường, đường quê, hương đồng gió nội, nếu lỡ đau bụng vì no thì lại chui vào bụi cây hay tìm một chỗ vắng vẻ nào đó để thải.
Cái sự nhập vào vô tội vạ và thải ra vô tổ chức, vô kỉ luật ấy được tiếp nối một cách có hệ thống cho đến bây giờ. Nghĩa là sau nỗi đói kinh hoàng từ năm 1976 đến 1986, suốt 10 năm, cái bao tử người Việt trở nên sôi sục và gào thét. Khi kinh tế mở cửa, kinh tế thị trường xuất hiện, sau đó không lâu, chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ cũng có mặt tại Việt Nam. Vậy là người Việt tiêu dùng ồ ạt, tiêu dùng cho bõ những tháng năm đói kém.
Điều đáng sợ ở đây là Việt Nam vẫn là quốc gia có nền chính trị đu dây, đâm ra nền kinh tế cũng đu dây và đáng sợ hơn cả là văn hóa ba rọi. Có thể nói người Việt có tâm lý yêu chuộng nước Mỹ hơn Trung Quốc, và cách tiêu xài, ăn uống, người ta cũng học theo phương Tây. Có nghĩa là đầu vào học theo phương Tây, dường như văn hóa tiêu dùng đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng đáng sợ hơn cả là nền kinh tế này được định hướng xã hội chủ nghĩa. Được định hướng theo văn hóa Trung Hoa và dường như cách ứng xử cũng như văn hóa Trung Hoa được cổ xúy một cách chính thống và quyết liệt nhất.
Thử tưởng tượng đầu vào theo văn hóa tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng đầu ra lại chứa toàn ích kỉ, độc tài, mạnh được yếu thua thì sẽ ra sao ? Đương nhiên, kẻ có quyền lực cũng sẽ lượm được miếng ngon nhất trong thứ văn hóa tiêu dùng ở đầu vào và cũng sẽ tự cho họ cái quyền đào thải tùy tiện bởi chẳng ai dám nói gì họ ở đầu ra. Nhà quan thải theo kiểu nhà quan, nhà dân thải theo kiểu nhà dân. Bởi nền kinh tế thị trường chỉ du nhập được một nửa, cái nửa tiêu dùng và mua bán nhưng lại không du nhập, hoặc bị cấm tuyệt đối du nhập văn hóa tiêu dùng của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung.
Chính vì kiểu kinh tế ba rọi này mà người ta rất nhanh tay lẹ mắt trong chuyện đầu vào nhưng lại hết sức man rợ ở đầu ra. Người ta thi nhau ăn và cũng thi nhau thải vào bất cứ thứ gì có thể thải được, thải vô tội vạ, thải bất chấp. Kiểu thải này chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam, ngay cả quốc gia cộng sản gắt máu như Bắc Hàn cũng không có chuyện này.
Khi người ta được ăn, uống như một người nhà giàu nhưng lại không được dạy cho cách thải ra những thứ đã ăn theo người nhà giàu mà bị bịt mắt, bị thụ động giữ nguyên nếp cũ thì chắc chắn khó mà có được thứ gì cho ra hồn. Nền kinh tế thị trường và tiêu dùng kiểu Mỹ làm cho những dòng sông trên đất Mỹ trong lành và thơ mộng hơn. Bởi thiên nhiên nơi đây được giữ gìn theo những qui chuẩn văn hóa Mỹ. Ngược lại, Việt Nam gần đây cũng học đòi tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng lại ứng xử trong phông văn hóa xã hội chủ nghĩa, hậu quả là rác có mặt mọi nơi, rác như một biểu tượng của nền văn hóa ba rọi Việt Nam hiện nay.
Bây giờ, mùa Xuân, lên núi thì thấy những núi rác, ra biển thì thấy những biển rác, đi ngược sông thì thấy những sông rác.
Bởi người Việt học cách ăn, ngủ… theo kiểu Mỹ. nhưng người Việt lại bị bắt buộc giữ nếp hành xử khác, trong đó có việc đào thải theo kiểu Trung Hoa. Hệ quả của việc này là các hố rác vĩ đại có mặt mọi nơi, không ngoại trừ cả rừng vàng biển bạc.
Bây giờ, mùa Xuân, lên núi thì thấy những núi rác, ra biển thì thấy những biển rác, đi ngược sông thì thấy những sông rác. Với đà này, ngành du lịch Việt Nam sẽ sớm phá sản, và kéo theo hệ lụy kinh tế kiệt quệ, ngành địa ốc lại một lần nửa chết lâm sàn. Lúc đó, không chừng nhà nước cộng sản sụp đổ. Không phải theo kiểu bị dân nổi dậy hay đảo chính mà vì họ cảm thấy giải thể đi cho nhẹ gánh, họ sợ phải ôm một khối quyền lực rác trong khi bụng đói !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 09/02/0019 (VietTuSaiGon's blog)