Tranh chấp Biển Đông, cùng với những ký ức về cuộc chiến biên giới năm 1979, hằn sâu trong tâm thức người Việt, khiến cho dự án đặc khu kinh tế không được chào đón.
Đặc Khu Kinh Tế Vân Đồn
Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với một làn sóng nổi giận của công chúng khi quốc hội thảo luận về một dự luật gây tranh cãi để tạo ra ba đặc khu kinh tế, gây lo ngại về sự lấn chiếm của Trung Quốc trên đất Việt Nam.
Mặc dù Việt Nam đã có 18 khu kinh tế, mối quan ngại chủ yếu xuất phát từ một điều khoản cho phép nhà đầu tư thuê đất trong thời hạn 99 năm trong ba đặc khu kinh tế nằm ở Quảng Ninh và Khánh Hòa, và đảo Phú Quốc. Dự luật không đề cập rõ ràng bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng được cho là Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sẽ thống trị đầu tư vào các đặc khu kinh tế tự do.
Cố gắng xoa dịu những lo ngại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Phúc thông báo hôm thứ Năm rằng chính phủ sẽ điều chỉnh khung thời gian 99 năm nhưng không giải thích thêm.
"Trong những ngày gần đây, chúng tôi đã lắng nghe rất nhiều trí thức, người dân, đại biểu Quốc hội, chuyên gia và người Việt Nam ở nước ngoài", Phúc nói.
Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến tại Hà Nội với 42.500 người theo dõi trên Facebook, cho biết ông hiếm khi thấy sự quan tâm của công chúng về hoạt động của Quốc hội, một cơ quan lập pháp thường đóng vai trò là bù nhìn cho Ban Chấp hành trung ương của Đảng Cộng sản cầm quyền.
"Lần này họ đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ người dân, không chỉ các nhà hoạt động hay bất đồng chính kiến mà là những người dân bình thường", ông nói thêm rằng tình cảm chống Trung Quốc đã thúc đẩy mối quan tâm của nhiều người.
Ông không ấn tượng về cam kết của Thủ tướng Phúc trong việc điều chỉnh hợp đồng thuê 99 năm.
"Vấn đề không phải là bao lâu, mà đây thực chất là một loại bán đất của chúng tôi cho người nước ngoài dưới cái gọi là đặc khu kinh tế", Tuyến nói.
Với sự căm giận của người Việt Nam đối với tuyên bố và hành động ngông cuồng của Trung Quốc ở Biển Đông, Lê Đăng Doanh, một cố vấn kinh tế cao cấp về hưu cho chính phủ và là đảng viên Đảng Cộng sản, cho biết ông sợ một phản ứng bùng nổ từ công chúng. Đặc khu kinh tế được đề xuất ở tỉnh Quảng Ninh không xa khu vực tự trị Quảng Tây của Trung Quốc là mối quan ngại đặc biệt, ông nói thêm.
"Nếu bây giờ người Trung Quốc chiếm ba khu kinh tế đặc biệt, đặc biệt là ở Quảng Ninh, nó sẽ gây ra phản ứng rất mạnh từ người Việt Nam", ông Doanh nói thêm rằng ông đã ký một đơn thỉnh cầu trì hoãn việc thông qua luật.
Tuyến cho biết tranh chấp Biển Đông, cùng với những ký ức của cuộc chiến biên giới 1979, hằn sâu trong tâm trí người Việt, khiến cho các đặc khu kinh tế không nhận được sự ủng hộ của dân chúng.
"Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người dân Trung Quốc, họ luôn luôn muốn xâm lược đất nước của chúng tôi, vì vậy sẽ là nguy hiểm để cho phép họ sử dụng các đặc khu kinh tế để kiểm soát đất nước của chúng tôi", ông nói.
Trong những năm gần đây, tranh chấp biển đảo là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc biểu tình công khai, một hiện tượng hiếm hoi ở quốc gia độc đảng. Một số cuộc biểu tình trở thành bạo lực trong năm 2014 sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Shi You 981 ở Biển Đông, làm ít nhất 21 người thiệt mạng và 100 người bị thương trong nhiều cuộc đụng độ nhắm vào các nhà máy của Trung Quốc, mặc dù nhiều trong số đó thuộc sở hữu của một số công ty từ nước khác. Chính phủ đã đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, nhưng vẫn phản đối công khai với đường chín vạch và sự hiện diện của Trung Quốc trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại cuộc họp báo gần đây nhất của Bộ Ngoại giao vào ngày 31 tháng 5, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã đề cập đến các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa như là "một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".
Nguyễn Quang A, một chuyên gia kinh tế đã nghỉ hưu và là nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng, nói rằng chính phủ phải bào chữa đối với sự nghi ngờ rằng nó đã trở nên quá gần gũi với những người cộng sản ở phía bắc.
"Có một số vấn đề rất nguy hiểm cho tính chính danh của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, và đó là một vấn đề", Quang A, một cựu đảng viên nói.
Bennett Murray
Nguyên tác : Vietnamese see special economic zone as assault from China, South China Morning Post, 07/06/2018
Vũ Quốc Ngữ dịch
Nguồn : VNTB, 09/08/2018