Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tham nhũng trong mua sắm vũ khí ảnh hưởng tới uy tín của quân đội nếu bị phanh phui

Bộ công an Việt Nam hôm 29 tháng 4 thông báo về việc cơ quan này ra lệnh bắt đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC).

quandoi1

Tàu ngầm Kilo có tên Hà Nội do Việt Nam mua của Nga đậu tại cảng Cam Ranh hôm 3/1/2014 - AFP

Lý do được đưa ra là công ty của bà Nhàn có liên quan đến những sai phạm trong việc mua sắm thiết bị y tế trong dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng nai, khiến nhà nước bị thiệt hại 152 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo một bài viết trên báo Haaretz ở Israel do tác giả Yossi Melman thực hiện được đăng tải hôm mùng 1 tháng 5, thì nguyên do chính dẫn đến việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố, là vì các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam mà bà này giữ vai trò trung gian.

Tập đoàn AIC do bà Nhàn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, được cho là đóng vai trò tích cực trong việc làm cầu nối giữa các hãng sản xuất vũ khí ở Israel với Chính phủ Việt Nam trong những năm qua.

Thương vụ đáng chú ý do công ty này làm trung gian phải kể đến hợp đồng mua vệ tinh do thám trị giá 550 triệu USD của quân đội Việt Nam với công ty AIA của Israel.

Trong bài báo nói về thương vụ này trên trang Israel Defense, bà Nhàn được mô tả là "doanh nhân có nhiều ảnh hưởng".

Từ khi bắt đầu tiến trình hiện đại quá quân đội, Việt Nam đã đẩy mạnh mua sắm vũ khí mới nhằm thay thế cho kho vũ khí đã lạc hậu của mình. Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm thì từ năm 1995 tới năm 2021, Việt Nam đã chi hơn chín tỷ USD để mua vũ khí.

Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính của Việt Nam, chiếm hơn 80 phần trăm tỉ trọng vũ khí mà Việt Nam nhập khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quốc gia Đông Nam Á đã có những nỗ lực nhằm đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, trong đó có Israel, Belarus, và Ukraine.

Ở Việt Nam, tham nhũng trong quân đội không còn là vấn đề mới mẻ. Mới đây nhất, quốc gia cộng sản này đã tiến hành bắt giữ cùng lúc bảy vị tướng trong lực lượng Cảnh sát biển, vì các cáo buộc tham ô tài sản.

Sự việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị khởi tố là lần hiếm hoi vấn đề tham nhũng trong việc mua sắm vũ khí được chú ý tới.

Trao đổi với đài Á Châu Tự do, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực quốc phòng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết nếu thông tin tham nhũng trong các hợp đồng mua sắm vũ khí được phanh phui, thì uy tín của quân đội Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề :

"Quân đội Việt Nam là tổ chức được coi trọng nhất ở Việt Nam. Trong quá khứ, thống kê của tôi cho thấy trong các kỳ bầu cử Quốc hội, nếu nhìn vào sự phân bổ phiếu bầu, thì quân đội luôn là một trong những nhóm nhận được nhiều phiếu nhất, ngoài ra thì nhiều chỉ báo khoa học khác cũng cho thấy sự nổi tiếng của lực lượng này.

Nếu điều này thực sự xảy ra, thì nó sẽ tác động tiêu vực đến uy danh của lực lượng vũ trang".

Hồi năm 2017, hãng tin tin tình báo quốc phòng của Anh, Shephard Media, đưa tin một vài quan chức của quân đội Việt Nam đã vòi vĩnh các đối tác phía Mỹ trả 25% hoa hồng cho các hợp đồng mua vũ khí, động thái này đã khiến cho cuộc họp giữa các giới chức Quốc phòng Mỹ và Việt Nam bị hỦy giữa chừng. Một nguồn tin khác ở Singapore cho Shephard Media biết các quan chức Chính phủ Việt Nam đã rửa tiền qua các bà vợ của họ ở Singapore.

Không có thông tin gì về việc liệu phía Việt Nam có tổ chức điều tra nhắm vào các quan chức quân đội bị cáo buộc hay không.

Giáo sư Thayer cũng cho rằng các công ty buôn bán vũ khí của Nga được biết đến là có mức độ tham nhũng cao, thông qua các hoạt động khai khống giá bán hoặc đòi chia chác lợi tức.

Tuy nhiên không có thông tin gì về việc có hay không sự tham nhũng trong các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Việt Nam với Nga. Lý do, theo vị giáo sư người Úc là vì môi trường chính trị ở Việt Nam :

"Với hệ thống chính trị độc đảng như vậy, nơi không tồn tại tự do báo chí để đóng vai trò giám sát, còn cơ quan kiểm toán thì lại bị chính trị hóa và kiểm soát bởi Đảng cộng sản, do vậy không có bất cứ cách nào để đưa ra đánh giá một cách độc lập".

Ngoài chức năng bảo vệ an ninh quốc gia, quân đội Việt Nam còn tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế. Chính quyền Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố về việc cắt giảm số doanh nghiệp thuộc sở hữu của quân đội, nhưng đến nay lực lượng này vẫn đang duy trì sở hữu hơn 100 công ty, trong đó phần lớn là công ty có 100% vốn Nhà nước.

Trường Sơn

Nguồn : RFA, 05/05/2022

Published in Diễn đàn

Thái Sơn - Bộ quốc phòng liên quan gì đến đại tá Phùng Danh Thắm ? (Tuổi Trẻ, 29/04/2018)

Không thể phủ nhận nếu không có sự "mập mờ" là công ty thành viên của Tổng công ty Thái Sơn và "sức mạnh quan hệ", một loạt công ty "con" của ông Hệ khó lòng trúng được những hợp đồng BOT đình đám.

bqp1

Đại tá Phùng Danh Thắm - Ảnh : T.V.N.

Chỉ đến khi Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Út "bộ trưởng" - tức Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ quốc phòng (gọi tắt là Công ty Thái Sơn, trụ sở chính 32 Phùng Khắc Khoan, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh) tháng 12/2017, ông Hệ mới được xác nhận từng làm phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) - nơi đại tá Phùng Danh Thắm là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn.

Công ty liên kết hay thành viên ?

Sau khi ông Đinh Ngọc Hệ bị bắt tạm giam, lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau đã phủ nhận sự hiện diện cũng như sự "liên đới" của ông Hệ tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng này, dù thừa nhận Tổng công ty Thái Sơn có vốn góp tại Công ty Thái Sơn.

Trong một lần trao đổi với Tuổi Trẻ tại hội nghị công đoàn khối của Tổng công ty Thái Sơn tổ chức vào tháng 4-2018, ông Phùng Danh Thắm khi đó đã phủ nhận Công ty Thái Sơn là thành viên của Tổng công ty Thái Sơn.

Ông Thắm cho rằng "công ty đó (tức công ty của ông Hệ - PV) chỉ là một trong những công ty liên kết của Tổng công ty Thái Sơn với thời gian rất ngắn, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại".

Một lãnh đạo có thẩm quyền khác của Tổng công ty Thái Sơn còn khẳng định việc ông Hệ đăng ký tên doanh nghiệp trên giấy phép đăng ký kinh doanh là Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ quốc phòng "là có mục đích xấu, muốn dùng ảnh hưởng tên tuổi của Tổng công ty Thái Sơn để gây hiểu lầm cho đối tác và đã được chúng tôi yêu cầu sửa tên".

Nhưng theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trước khi được điều động từ Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không (ACC - thuộc Quân chủng Phòng không - không quân) về Tổng công ty Thái Sơn vào năm 2009, ông Hệ đã thành lập Công ty Thái Sơn, đăng ký hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực từ đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, quốc phòng, khai thác khoáng sản đến vận tải hàng hóa, khai thác kho bãi logistics, phân phối bia - rượu - nước giải khát, kinh doanh nhà hàng, khách sạn... với 10 chi nhánh khắp cả nước.

Và Tổng công ty Thái Sơn đã góp 20% vốn điều lệ vào Công ty Thái Sơn từ những ngày đầu thành lập.

Đến năm 2016, Tổng công ty Thái Sơn mới bổ nhiệm ông Hệ làm phó tổng giám đốc phụ trách đối ngoại và chỉ cách chức ông này sau khi bị cơ quan điều tra khởi tố.

Còn theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, dù Tổng công ty Thái Sơn khẳng định đã thoái hết 20% vốn điều lệ tại công ty của ông Hệ vào ngày 2/10/2017 nhưng theo biên bản họp đại hội cổ đông được tiến hành vào ngày 2/12/2017 (tức trước một ngày ông Hệ bị bắt - PV), cổ đông đại diện tỉ lệ vốn góp (tương ứng 2,4 triệu cổ phần) được Tổng công ty Thái Sơn ủy quyền thực hiện việc chuyển nhượng là ông Cung Đình Minh, cùng ông Đinh Ngọc Hệ, vẫn đồng sở hữu số cổ phần này.

Trớ trêu hơn, việc Tổng công ty Thái Sơn thực sự từng sở hữu 20% vốn điều lệ thông qua hình thức vốn góp, sau đó được "quy đổi" thành tiền mặt trị giá 25,2 tỉ đồng trong quyết định thoái vốn là có thật.

Nhưng một phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn lại khẳng định "không góp vốn, chỉ nắm là nắm thế thôi, kiểu đăng ký thế thôi chứ không có tiền bạc gì cả (!)".

bqp2

Đồ họa : VĨ CƯỜNG

Mắt xích "Thái Sơn - Yên Khánh - Đức Bình"

Trong khi chờ cơ quan điều tra xác định những vi phạm của ông Hệ, không thể phủ nhận nếu không có sự "mập mờ" là công ty thành viên của Tổng công ty Thái Sơn và "sức mạnh quan hệ", một loạt công ty "con" của ông Hệ khó lòng trúng được những hợp đồng BOT đình đám.

Theo thông tin riêng của Tuổi Trẻ, giữ mối liên hệ mật thiết với ông Đinh Ngọc Hệ tại Công ty Thái Sơn là bà Vũ Thị Hoan, giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (Công ty Yên Khánh).

Bà Hoan cũng chính là người nắm 3% (tương ứng 360.000 cổ phần) tại Công ty Thái Sơn do ông Hệ giữ vai trò chủ tịch Hội đồng quản trị. Không chỉ vậy, chị gái bà Hoan là Vũ Thị Hoa cũng có 5% cổ phần tại Công ty Thái Sơn.

Sau khi trúng thầu một loạt dự án BOT có quy mô đầu tư rất lớn, Công ty Thái Sơn tiếp tục góp mặt trong các liên danh nhà thầu một số dự án khác.

Cụ thể, liên danh nhà đầu tư gồm Công ty Thái Sơn - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) và Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình - Cái Mép đã đề xuất Thành ủy và UBND Thành phố Hồ Chí Minh xem xét, cho phép được nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái (nối Q.2, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) theo hình thức BOT kết hợp BT.

Và khá bất ngờ, khi tìm hiểu đến Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), theo thông tin chúng tôi có được, bà Vũ Thị Hoa tiếp tục "có chân" trong công ty, nắm tới 45% vốn điều lệ, tương ứng 225.000 cổ phần.

Trong khi ông Đinh Ngọc Hùng, chủ tịch Hội đồng quản trị - một "mắt xích" khác trong gia đình ông Hệ, chịu "lép" hơn khi chỉ giữ 26% vốn điều lệ của doanh nghiệp này.

Khởi tố đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên sư đoàn trưởng sư đoàn 367 Quân chủng Phòng không - không quân

Ngày 3/12/2017, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Ngọc Hệ - nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng - về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 3, điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn phát hiện Đinh Ngọc Hệ có hành vi mua bằng đại học giả, sử dụng bằng đại học giả để khai trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ.

Hành vi của Đinh Ngọc Hệ có đủ yếu tố cấu thành tội "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015.

Mở rộng điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Xuân Sơn (trú tỉnh Thái Bình) là người được Đinh Ngọc Hệ thuê làm giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ quốc phòng tại Bình Dương ; ông Trần Văn Lâm - trú tại chung cư Huỳnh Văn Chính, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh - là người được Đinh Ngọc Hệ thuê làm tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ quốc phòng .

Đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên sư đoàn trưởng sư đoàn 367 Quân chủng Phòng không - không quân.

Cả 3 bị can trên đều bị khởi tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Đinh Ngọc Hệ.

Đồng thời cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Hiện các cơ quan tố tụng Bộ Quốc phòng đang khẩn trương điều tra để kết luận, đề nghị truy tố Đinh Ngọc Hệ cùng các đối tượng liên quan theo quy định pháp luật, đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất.

Trần Vũ Nghi

(theo TTXVN)

******************

Thêm hai sĩ quan quân đội bị điều tra vì liên quan đến tham nhũng (RFA, 29/04/2018)

Ngày 28/4 trang mạng của Bộ quốc phòng Việt Nam cho biết hai sĩ quan quân đội đã bị cơ quan chức năng khởi tố với cáo buộc ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lợi dụng chứ vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

bqp3

Hình minh hoạ. Đội quân danh dự duyệt binh tại Hà Nội hôm 12/10/2010 - AFP

Hai người này là đại tá Bùi Danh Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng ; và đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không – Không quân.

Theo truyền thông trong nước, việc bắt giữ hai sĩ quan quân đội lần này có liên quan đến vụ án của ông Đinh Ngọc Hệ (hay còn gọi là Út trọc hay Út bộ trưởng), thượng tá, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty phát triển đầu tư Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng. Ông Hệ bị Bộ Quốc phòng khởi tố về tội’ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ vào ngày 3/12 năm ngoái. Theo tờ Tuổi Trẻ, ông Hệ sau khi bị khởi tố và bắt giam mới được xác nhận là đã từng là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, nơi đại tá Thắm là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc..

Công ty của ông Hệ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng đáng chú ý nhất là các dự án đường bộ BOT có trị giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng đang gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam thời gian gần đây vì những nghi vấn đầu tư sai.

Báo Tuổi Trẻ trích phỏng vấn ông Thắm trước đó cho biết công ty của ông Hệ chỉ là công ty liên kết của Tổng công ty Thái Sơn và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mai.

Cũng theo Tuổi Trẻ, lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn đã thừa nhận góp vốn 20% vào công ty Thái Sơn của ông Hệ.

Vụ án Út trọc là một vụ án chống tham nhũng liên quan đến Bộ quốc phòng gây chú ý trên báo giới hồi cuối năm ngoái, nhất là sau khi Bí thư Đà nẵng Trương Quang Nghĩa nói với cử tri Đà Nẵng vào ngày 21/12/2017 rằng ở Đà Nẵng có Vũ ‘nhôm’ thì ở ngoài bắc, trong quân đội có nói về Út ‘trọc’. Ông nghĩa nói cả hai đều là thượng tá cả.

Vũ ‘nhôm’ tức Phan Văn Anh Vũ là một sĩ quan bên công an bị bắt vào đầu năm nay với cáo buộc tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, trốn thuế, và lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ.

Trước khi bị khởi tố, ông Thắm đã nhận bằng khen doanh nhân tiêu biểu của khối doanh nghiệp trung ương, Doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam, của quân đội và Sài Gòn vào các năm 2006 – 2007. Ông cũng từng được nhận bằng khen các cấp về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2001 – 2003, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.

***************

Mở rộng điều tra vụ án Út 'trọc', khởi tố đại tá Phùng Danh Thắm (Tuổi Trẻ, 28/04/2018)

Liên quan vụ Út "trọc", cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

bqp4

Công ty Thái Sơn của ông Đinh Ngọc Hệ (biệt danh Út "trọc" - ảnh nhỏ) có liên doanh trong dự án cầu Hạc Trì (Phú Thọ) - Ảnh : TRẦN HÙNG

Ngày 3/12/2017, Cơ quan Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") - nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 3, Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999. 

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn phát hiện Đinh Ngọc Hệ có hành vi mua bằng đại học giả, sử dụng bằng đại học giả để khai trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ. 

Hành vi của Đinh Ngọc Hệ có đủ yếu tố cấu thành tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015. 

Mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Xuân Sơn, trú khu phố 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) - là người được Đinh Ngọc Hệ thuê làm giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ quốc phòng tại Bình Dương ; 

Ông Trần Văn Lâm, trú chung cư Huỳnh Văn Chính, phường Phú Trung, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, là người được Đinh Ngọc Hệ thuê làm tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng. 

Khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên sư đoàn trưởng sư đoàn 367, Quân chủng phòng không - không quân. 

bqp5

Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên sư đoàn trưởng sư đoàn 367 - Nguồn : qdnd.vn

Cả 3 bị can trên đều bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Đinh Ngọc Hệ. 

Đồng thời, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015. 

bqp61

Ông Phùng Danh Thắm - Ảnh : T.V.N.

Hiện các cơ quan tố tụng của Bộ Quốc phòng đang khẩn trương điều tra để kết luận, đề nghị truy tố Đinh Ngọc Hệ cùng với các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất. 

Trong quá trình điều tra, xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng của Bộ Quốc phòng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, thời gian, kết luận rõ ràng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không có vùng cấm, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, khẳng định trách nhiệm của quân đội trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

TTXVN

**********************

Hai đại tá quân đội bị khởi tố giữa chiến dịch chống tham nhũng mở rộng (VOA, 28/04/2018)

Hai đại tá quân đi Vit Nam b khi t v ti li dng chc v và thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng trong v án liên quan ti mt công ty trc thuc B Quc phòng Vit Nam, B cho biết hôm thứ By, gia lúc chiến dch trn áp tham nhũng ca Vit Nam đang m rng.

bqp6

Đại tá Phùng Danh Thm (trái) b khi t v cáo buc "Thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng" trong khi Đi tá Bùi Văn Tip (phải) b cáo buc "li dng chc v, quyn hn trong khi thi hành công v".

Hai sĩ quan quân đội này b nhm mc tiêu khi cơ quan điu tra hình s B Quc phòng m rng điu tra v án ti Tng công ty Thái Sơn sau khi khi t và bt tm giam ông Đinh Ngc H, nguyên Phó Tng giám đc Tng công ty Thái Sơn, v ti "Li dng chc vụ, quyền hn trong khi thi hành công v" vào ngày 3 tháng 12 năm ngoái, mt bn tin đăng trên Cng thông tin ca B cho biết. Ông H còn được biết ti vi bit danh "Út trc," theo truyn thông trong nước.

Đại tá Bùi Văn Tip, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, b cáo buc "li dng chc v, quyn hn trong khi thi hành công v" vi vai trò đng phm giúp sc cho ông Đinh Ngc H và b cm ri khi nơi cư trú, bn tin ca B nói, trong khi Đi tá Phùng Danh Thm, Tng giám đốc Tng công ty Thái Sơn, b khi t v cáo buc "Thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng".

Ngoài ra, hai người khác được ông Đinh Ngc H thuê làm giám đc chi nhánh Công ty C phn Phát trin Đu tư Thái Sơn ti tnh Bình Dương và tng giám đc điều hành Công ty Cổ phn Phát trin đu tư Thái Sơn cũng b nhà chc trách khi t, bt tm giam v cáo buc li dng chc v, quyn hn, B Quc phòng cho biết.

Ông Đinh Ngọc H còn b phát hin có hành vi mua bng đi hc gi, s dng bng đi hc gi đ khai trong hồ sơ đng viên, h sơ cán b, theo bn tin ca B.

Bộ Quc phòng không cung cp thêm chi tiết c th v các cáo buc, nói rng các cơ quan t tng ca h đang "khn trương điu tra" đ đưa v án ra xét x trong thi gian sm nht.

Những din biến mới nht này là tín hiu cho thy chiến dch bài tr tham nhũng ca Tng bí thư Đng cộng sản Nguyn Phú Trng đang m rng quyết lit, nhm mc tiêu vào mt lot nhng đi tượng t các lãnh đo doanh nghip nhà nước cho ti y viên b chính tr và sĩ quan quân đội.

Ông Trọng, trong mt cuc hp v phòng chng tham nhũng hôm th Sáu, được nói là đã chỉ đo khẩn trương khi t, điu tra làm rõ hành vi sai phạm ca các đi tượng trong v án ti Tng công ty Thái Sơn, cũng như đy mnh điu tra, khi t mt lot nhng v án khác

Những bước đi này "càng khng đnh rõ quyết tâm ca Đng, Nhà nước trong đu tranh phòng, chng tham nhũng ; nói đi đôi với làm, không có vùng cm, không có ngoi l trong phòng, chng tham nhũng," ông Trng được dn li nói.

*****************

Hai đại tá quân đội dính líu vụ Út ‘Trọc’ bị khởi tố (Người Việt, 29/04/2018)

Trong vụ Út "Trọc," hiện có hai đại tá thuộc Bộ quốc phòng bị bắt giam, khởi tố, là Đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc bộ này, và Đại tá Bùi Văn Tiệp, cựu sư đoàn trưởng Sư Đoàn 367, Quân Chủng Phòng Không-Không Quân.

bqp7

Đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ quốc phòng. (Hình : Lao Động)

Ông Đinh Ngọc Hệ, tức Út "Trọc," cựu phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, bị bắt tạm giam từ tháng Mười Hai, 2017, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 281 Bộ Luật Hình Sự.

Hôm 28 tháng Tư, Trang Thông Tin Chính Phủ cho hay, trong lúc điều tra vụ án, ông Hệ còn bị phát hiện "có hành vi mua bằng đại học giả, sử dụng bằng đại học giả để khai trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ". Có thể ông này sẽ bị khởi tố thêm tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" theo Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015.

Trong vụ này, Đại tá Bùi Văn Tiệp bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với vai trò đồng phạm giúp sức cho ông Hệ, còn Đại tá Phùng Danh Thắm bị khởi tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 360 Bộ Luật Hình Sự 2015.

"Trong quá trình điều tra, xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng của Bộ quốc phòng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, thời gian, kết luận rõ ràng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không có vùng cấm, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, khẳng định trách nhiệm của quân đội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng," theo trang Thông Tin Chính Phủ.

Truyền thông Việt Nam cáo buộc công ty Thái Sơn "đầu tư dự án BOT cầu Hạc Trì ở tỉnh Phú Thọ nhiều tai tiếng," "tham gia liên danh đầu tư dự án BOT khôi phục, cải tạo đoạn quốc lộ 20 qua địa phận Lâm Đồng và liên quan nhiều dự án BT, BOT khắp cả nước như : dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản ; dự án nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Nha Trang-Khánh Hòa, kéo dài ; và dự án nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay – Cảng Hàng Không Pleiku…"

Vụ Út "Trọc" rộ lên trên mặt báo từ sau phát ngôn của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa tại một buổi họp hôm 21 tháng Mười Hai, 2017 : "Ở Đà Nẵng có Vũ ‘Nhôm’ thì ở ngoài Bắc, trong quân đội có Út ‘Trọc,’ cũng thượng tá cả. Quân đội vừa xử lý, bắt Út ‘Trọc.’"

Báo Quân Đội Nhân Dân hồi năm 2011 từng dẫn lời Đại tá Phùng Danh Thắm : "Ngay cả những khi gặp khó khăn nhất, một doanh nhân chân chính vẫn phải tâm niệm tôn chỉ kinh doanh không đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, không bị lu mờ bởi tính thực dụng, đua chen. Nếu kinh doanh mà thiếu ‘tâm,’ đến một lúc nào đó khách hàng, đối tác cũng sẽ quay lưng. Doanh nghiệp có thể có lợi trước mắt nhưng tự hại mình về lâu dài. Để tình trạng kinh doanh thiếu ‘tâm’ và ‘tín’ cứ ‘xâm lấn’ dần vào các doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư, đến nền tảng văn hóa kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước và lực lượng doanh nhân Việt sẽ thiếu tự tin khi sánh vai cùng doanh nhân các nước". (T.K.)

*******************

Giám đốc Bảo Việt Đà Nẵng bị tố đưa 'cả họ làm quan' (Tuổi Trẻ, 28/04/2018)

Ông Lê Kim Thái - giám đốc Bảo Việt Đà Nẵng có 10 người thân làm chung đơn vị. Trong đó vợ, em dâu, em bên vợ ông Thái là trưởng các phòng quan trọng trong đơn vị.

bqp8

Trụ sở Bảo Việt Đà Nẵng tại số 97 Trần Phú, quận Hải Châu- Ảnh : TRƯỜNG TRUNG

Theo đơn tố cáo gửi tới các cơ quan chức năng, vợ và em dâu ông Thái là các trưởng phòng kinh doanh có doanh thu lớn trong công ty.

Em con cô cậu với vợ ông Thái cũng là trưởng phòng giám định (bộ phận chuyên giám định tổn thất và lập dự toán bồi thường). Giám định viên trong phòng này còn một người khác là em rể ông Thái, việc này gây nhiều bức xúc cho các nhân viên công ty.

Ông Lê Kim Thái thừa nhận 11 người trong công ty là người thân trong gia đình, tuy nhiên cho rằng việc người thân ông làm trong công ty "cũng là điều bình thường".

Theo ông Thái, vợ ông làm cho Công ty Bảo Việt từ 1987, trước thời gian ông về công tác tại đây. Còn em dâu của ông làm việc ở đây từ năm 1996.

Khi ông Thái làm giám đốc Bảo Việt Đà Nẵng thì trưởng phòng của vợ ông Thái lên làm phó giám đốc nên bà được lên chức trưởng phòng.

Ông cũng cho rằng trong công ty, vợ và em dâu làm trưởng phòng thuộc phụ trách của hai phó giám đốc dưới quyền chứ ông không quản lý.

Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng ông Thái có chủ trương thoả thuận với hãng xe lớn, garage sử dụng dịch vụ của Bảo Việt Đà Nẵng phải ký hợp đồng sửa chữa và trích 5% chi phí sửa chữa lại cho Bảo Việt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 28-4, ông Nguyễn Xuân Việt, quyền Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, cho biết đã có thông tin tố cáo liên quan đến vấn đề người nhà ông Lê Kim Thái nắm những vị trí chủ chốt trong Bảo Việt Đà Nẵng cũng như việc yêu cầu đối tác trích lại 5%.

"Theo quy trình, sau khi nhận đơn tố cáo, chúng tôi đã thành lập tổ công tác xác minh vụ việc. Sau đợt nghỉ lễ tổ công tác sẽ vào Đà Nẵng để xác minh sự việc liên quan đến đơn tố cáo", ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, dù đã được cổ phần hóa, tuy nhiên việc bổ nhiệm cán bộ trong Tổng công ty vẫn phải tuân theo các quy định, quy trình do Nhà nước ban hành.

Khi được hỏi về việc Bảo Việt Đà Nẵng có văn bản yêu cầu đối tác trích lại chi phí 5% giá dịch vụ, ông Việt nói tổng công ty không có chủ trương này.

Ông Phạm Nhật Phi, Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị này cũng nhận được đơn tố cáo liên quan đến nội dung "gia đình trị" tại Bảo Việt Đà Nẵng.

"Tôi đã chuyển hồ sơ cho Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối đã kiểm tra việc các nội dung liên quan đến quy trình bổ nhiệm người thân trong gia đình của ông Thái", ông Phi cho biết.

Published in Việt Nam