Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 26 juillet 2023 16:10

Thanh niên hết còn yêu Mác, nghe Mác

Chuyện thanh niên trong nước chán Mác và hết muốn nghe theo Bác, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với Đảng là mối lo hàng đầu hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam.

thanhnien1

Từ lời kêu gọi trên mạng xã hội, hàng trăm bạn trẻ tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh đã xuống đường mang theo các loại chảo để "chạy lòng vòng" vui chơi trên đường phố - Ảnh : NGỌC HIỂN

Vấn đề này không mới, nhưng lại được các cơ quan báo chí, truyền thông của đảng nhắc đi lập lại mãi chứng tỏ tình hình mỗi ngày một nghiêm trọng, nhất là khi các chứng bệnh tham nhũng, "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" lan rộng trong đảng viên, từ cơ sở lên trung ương.

Càng phức tạp hơn khi thanh niên không còn tơ tưởng đến những hoạt động bảo vệ lý tưởng chính trị của đảng là đoàn viên của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, một tổ chức ngoại vi và là lực lượng hậu bị của đảng. Kế đến là những thanh niên và sĩ quan trẻ trong Quân đội và Công an.

Trong khi đó sinh viên và học sinh cũng đã "chán đến tận mang tai" việc phải học chủ nghĩa Mác và tư tưởng ông Hồ do Bộ giáo dục áp đặt. Vì vậy, nếu có cơ hội du học thì đa số không muốn về nước sau khi học xong.

Hãy đọc : "100% du học sinh không muốn quay về. Và rất khó cho những người đã trở về áp dụng những gì được học vào thực tế tại Việt Nam, theo kết quả một nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thị Liên, thuộc Đại học Công nghệ Sydney.

Sinh viên du học xong, trở về hay không trở về - một đề tài tưởng cũ, nhưng thỉnh thoảng lại được xới lên trên báo chí lẫn trên mạng xã hội.

Nhiều người cho rằng, lựa chọn - về hay ở lại - không chỉ là lựa chọn cá nhân, mà còn là phản ánh khả năng tiếp nhận nguồn vốn con người của một nền kinh tế.

Một ví dụ thường được nêu lên là trong số 17 quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" đi du học Úc, chỉ 2 người chịu về nước" (BBC, ngày 24/09/2019).

Tại sao có tình trạng "một đi không về" trong thanh niên, những người luôn luôn được Đảng coi là "rường cột của Quốc gia" ?

thanhnien2

Học sinh tìm hiểu cơ hội du học trong một ngày hội du học Pháp tại Hà Nội.

Bằng chứng

Bởi vì họ đã chán ngấy với tuyên truyền xa rời thực tế của Đảng. Hãy đọc về tình hình này trong Quân đội : "Hiện nay, một bộ phận đoàn viên, thanh niên ở đơn vị cơ sở có nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ; có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lười học tập và rèn luyện, giải quyết các mối quan hệ còn chưa hài hòa, có hiện tượng gây gổ, mất đoàn kết ; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Một số đoàn viên, thanh niên có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, buông thả, không khép mình vào tổ chức ; nghiêm trọng hơn, còn một số ít đoàn viên, thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội, bị lôi kéo, kích động, truyền bá các sản phẩm văn hóa xấu độc… Những biểu hiện trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội, đến phẩm chất người quân nhân cách mạng, hình ảnh "Bộ đội cụ Hồ" (theo Học viện Chính trị, ngày 15/03/2023).

Báo cáo không cho biết số quân nhân trẻ phai nhạt lý tưởng đảng là bao nhiêu, nhưng họ chiếm tới 80% quân số trên 5 triệu quân, gồm lực lượng chính quy, dự bị và nhân dân tự vệ.

Thành phần trẻ xuống cấp và phai nhạt lý tưởng trong lực lượng Công an cũng là mối bận tâm thứ hai hiện nay. Theo lời Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm thì : "Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân vẫn còn hạn chế, bất cập : Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số ít cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở còn thấp, chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ chưa cao, còn hình thức ; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình chưa nghiêm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa được chú trọng, kịp thời, thiếu sắc bén. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu gương mẫu ; giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật đến mức phải bị xử lý" (báo Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 08/08/2022).

Giống như Quân đội, tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống và thờ ơ với những vấn đề của đất nước của Công an đã có từ lâu, ít nhất cũng từ năm 2019. Thời ấy, Học viện chính trị Công an đã phải đối phó với "Các quan điểm sai trái, thù địch đã và đang tìm mọi cách len lỏi, tác động vào mọi mặt đời sống xã hội, lôi kéo, kích động nhằm tạo ra sự bất ổn về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cộng sản trong học viên, là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, là cội nguồn nguyên nhân, mầm mống của sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống" (Học viện Chính trị Công an, ngày 19/7/2019).

thanhnien3

Công tác chính trị trong quân đội là gì ? Đó là Quân đội phải tuyệt đối trung thành và bảo vệ Đảng - Ảnh minh họa

Sau đó hai năm, ngày 09/12/2021, đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã mở phong trào "ngăn chặn từ sớm, từ xa những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", bắt đầu từ đoàn viên và đảng viên trẻ" trên không gian mạng.

Đến ngày 22/07/2023, một bài viết của Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long cho biết : "Trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, nhiều thanh niên đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị, lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh".

Nguyên nhân của tình hình này từ đâu ? Bài báo giải thích : "Bởi do những ưu điểm của mình như : nhạy bén, dễ tiếp cận cái mới, muốn khẳng định mình, mà chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như còn hạn chế trong việc nhận thức các vấn đề chính trị - xã hội nên thanh niên thường dễ bị lôi kéo, kích động. Các thế lực thù địch luôn coi thanh niên là đối tượng đặc biệt để lợi dụng thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", thúc đẩy"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".

Nhưng "các thế lực thù địch" là những ai, ở đâu, hay ngay trong mỗi thanh niên ? Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nói ra "những kẻ thù" này vì họ không biết nên cứ nói bừa cho xong, hay biết " đó là những kẻ nội thù" mà không dám thừa nhận.

Vì vậy, tác giả Lê Thị Kim Liên của Trường Chính trị Phạm Hùng, Vĩnh Long mới "phóng tác" rằng : "Trong tình hình hiện nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách tác động vào giới trẻ. Các thế lực này dùng nhiều chiêu trò, cách thức kích động như lợi dụng dân chủ, tôn giáo để đánh vào sự nông nổi của một số ít bạn trẻ nhằm tạo ra một thế hệ thanh niên sống theo chủ nghĩa thực dụng, thích ăn chơi, lười lao động, sống vụ lợi,ích kỷ, vô cảm... Với một bộ phận nhỏ thanh niên chưa tốt này, chúng lợi dụng công nghệ thông tin, truyền thông và đặc biệt là lợi dụng môi trường internet,tạo các kênh tuyên truyền trên mạng xã hội để phát tán tài liệu có nội dung phản động, ấn phẩm văn hóa đồi trụy để xâm nhập, móc nối, tác động với mục đích làm "chuyển hóa" nội bộ, thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong suy nghĩ và tư tưởng của thanh niên".

Tố cáo văng mạng như thế, nhưng tác giả không nêu ra được bằng chứng để "lột mặt nạ" các "thế lực thù địch" của thanh niên.

Quân đội của ai ?

Song song với những tố cáo ngớ ngẩn này, Tuyên giáo còn chỉ trích đòi hỏi Quân đội phải độc lập và không để cho Đảng sử dụng để cầm quyền độc tài.

Lập luận này xuất hiện trên kênh Tuyên giáo, theo đó : "Hiện nay, các thế lực chống đối và thù địch đang tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội, các đài phát thanh chương trình Việt ngữ, báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, các website ; lập nên những "diễn đàn" (forum) hòng tập hợp những phần tử bất mãn, chống đối và cả những kẻ đã bị kỷ luật giờ quay lại chống phá… nhằm "tập hợp ý kiến", nhân danh "đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực", "phản biện xã hội", "hiến kế cho Đảng"… Từ đó, trích dẫn, bình luận và phát tán những thông tin xấu, độc nhằm chống phá, xuyên tạc về vai trò của công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam" (Tuyên Giáo, ngày 17/07/2023).

Nhưng "công tác chính trị trong quân đội" là gì ? Đó là Quân đội phải "tuyệt đối trung thành và bảo vệ Đảng" ; phải học tập và thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chấp hành đường lối cai trị độc tài của Đảng.

Do đó, không lạ khi thấy Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã "suy tôn" Quân đội và Công an là "lá chắn", là "thanh bảo kiếm" bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ khỏi tan.

thanhnien4

Quân đội và Công an là "lá chắn", là "thanh bảo kiếm" bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ khỏi tan. Ảnh minh họa Hai đơn vị quân đội và công an ký kết quy chế phối hợp.

Tuy nhiên, dưới mắt nhân dân yêu chuộng tự do và dân chủ thì Quân đội và Công an đã bị đảng sử dụng để đàn áp các cuộc biểu tình hòa bình đòi công bằng và chống bất công.

Hành động sử dụng Quân đội và Công an sai mục đích đã diễn ra ở :

- Vụ cưỡng chế đất của nông dân ở Văn Giang, Hưng Yên năm 2012 ;

- Vụ cá chết và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngày 30/06/2016 do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh, sau đó lan vào Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

- Vụ cưỡng chế đất của nông dân ở Đồng Tâm, Hà Nội năm 2020.

Vậy mà nhà nước vẫn chối bay và để cho Tuyên giáo "thay trắng đổi đen" rằng : "Các thế lực thù địch cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng công tác chính trị là nhằm mục đích biến quân đội thành "công cụ bạo lực tiêu diệt tất cả những ai chống lại Đảng" (!?). Họ sử dụng các kỹ thuật cắt xén, lắp ghép hình ảnh của các cuộc hành quân, tập trận, hình ảnh hỗ trợ lực lượng an ninh trong công tác phòng, chống bạo loạn, trấn áp tội phạm… để rồi dựng lên câu chuyện quân đội "được Đảng điều đi để dập tắt một cuộc biểu tình của nhân dân" (!?) và "sẵn sàng dùng lực lượng đó để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến" (Tuyên giáo, ngày 17/07/2023).

Nhưng tại sao Tuyên giáo lại sợ một Quân đội "đứng ngoài chính trị", không hoàn toàn phụ thuộc vào Đảng trong khi Quân đội là con cái của dân ? Theo quan điểm "còn đảng còn mình" thì Quân đội và Công an thuộc về đảng, không phải của dân.

Bằng chứng này đã được Tuyên giáo thú nhận : "Bất luận trong hoàn cảnh nào cũng luôn kiên định nguyên tắc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân ; tách rời sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta sẽ mất phương hướng chiến đấu, phân rã về chính trị, tư tưởng, tổ chức, không còn sức mạnh để chiến thắng quân thù. Bài học đắt giá về sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây vẫn còn nguyên giá trị".

Thì ra, vì sợ nhân dân nổi lên chống độc tài và đòi dân chủ, tự do mà Tuyên giáo phải giương cổ lên khẳng định quyền lực tối cao của Đảng với Quân đội.

Nói cách khác, Đảng cộng sản Việt Nam phải dựa vào Quân đội và Công an để tồn tại. Nhưng liệu Thanh niên Việt Nam có ngây thơ mãi không ?

Phạm Trần

(26/07/2023)

Published in Diễn đàn

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đang rất ồn ào về kỷ niệm 90 năm ngày thành lập (26/3/1931 – 26/3/2021), nhưng Đoàn đã làm gì cho đất nước ngoài việc chỉ biết tuyệt đối trung thành với Đảng và Chủ nghĩa Mác-Lenin, và tiêu phí không biết bao tiền mồ hôi nước mắt của đồng bào.

doanthanhnien01

Ảnh minh họa những mẫu concept biểu trưng 90 năm thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021)

Trước hết, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh "là một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện", theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia).

Vì vậy, theo Wikipedia : "Tổ chức này được coi là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng Cộng sản Việt Nam, là "cánh tay nối dài" của nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước".

Quy định "ăn lương" được viết trong Điều 6 của Luât Thanh niên số 57/2020/QH14, ngày 16/6/2020, theo đó : "Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước : các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và đóng góp hợp pháp khác của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài".

Thành phân tổ chức

Theo báo cáo của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (2017) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có khoảng 6,4 triệu đoàn viên trên tổng số khoảng 23,6 triệu thanh niên Việt Nam (từ 16 - 30 tuổi).

doanthanhnien1

Một nữ đoàn viên vừa công tác trong Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa là một dư luận viên tích cực. Ảnh minh họa

Nhưng tổ chức này có đại diện cho thanh niên không, hay chỉ là một tập hợp đặc quyền của con ông cháu cha để được đào tạo thành "đội dự bị tin cậy của Đảng" ?

Bằng chứng trong thành phần lãnh đạo nhà nước từ trung ương xuống cơ sở đã cho thấy hiện tượng "con quan thì lại làm quan, con sãi quét chùa lại quét lá đa" đang lan tràn trong hệ thống cầm quyền.

Do đó, khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cao rao trong diễn văn ngày 23/03/2021 rằng "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh : trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên" thì thức tế, chỉ nói về đám con cháu của những kẻ có chức, có quyền. Tuyệt nhiện, những "hạt giống đỏ" này không đại diện cho hàng chục triệu Thanh niên công nhân và nộng dân đang đứng ngoài tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Bởi vì trong số trên 17 triệu Thanh niên không tham gia đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có một số không nhỏ đã "ngại Đảng" và xa Đoàn" như ông Trọng cảnh giác trong diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh ngày 11/12/2017.

Ông nói : "Đặc biệt, Đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội : tránh tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị" (theo báo Giao Thông Việt Nam).

Ông Trọng phải nói như thế vì, theo ông : "Hiện nay xã hội không khỏi băn khoăn trước thực trạng có một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc : thậm chí có một số thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm đi ngược lại bản chất, truyền thống vẻ vang của Đoàn và trái với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc" (bài viết của báo Giao Thông Việt Nam.

Nhưng tại sao họ đã "giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng" ? Có phải vì Đảng đã nói nhiều làm ít, hay "đánh trống nhiều rồi bỏ dùi" ?

Bằng chứng là chuyện vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, chạy quy hoạch, chạy bằng, chạy tội từng được lãnh đạo hứa chống tuyệt nọc từ khóa đảng XI năm 2011 mà đến nay, hơn 10 năm sau chúng vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Riêng công tác phòng, chống lãng phí, tham nhũng, được khởi xướng từ khóa đảng 6 thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991), đến năm 2021, trải qua 35 năm mà khi nào cũng "vẫn còn nghiêm trọng".

Dù vậy, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn lạc quan báo cáo với Quốc hội : "Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, bài bản, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, xử lý các hành vi sai phạm theo phương châm : Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đã tạo ra sức răn đe, cảnh tỉnh lớn. Tham nhũng, tiêu cực từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp được phát hiện, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh, được nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ" (trích Báo cáo ngày 22/03/2021).

Tại sao ngại vào Đảng ?

Tuy nhiên, theo thống kê chính thức thì : "Từ năm 2011-2017, toàn Đảng kết nạp hơn 1,4 triệu đảng viên, nhưng trong giai đoạn này cũng có gần 51.000 đảng viên bị sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên, trong đó gần 12.500 đảng viên bị kỷ luật khai trừ". Trong số này có vô số thuộc loại quan tham, hay sáng vác ô đi tối vác về.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nói : "Con số gần 51.000 đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên, trong đó gần 12.500 đảng viên bị kỷ luật khai trừ trên tổng số gần 5 triệu đảng viên là con số quá lớn đối với một đảng. Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền mà con số bị xóa tên và kỷ luật nhiều như vậy là điều đáng buồn" (Đài Tiếng nói Việt Nam-VOV, Voice of Vietnam, ngày 12/08/2019).

Bình luận về vấn đề Thanh niên ngại vào đảng, ông Phúc xác định : "Nhiều thanh niên nhìn vào đó mà không phấn đấu vào Đảng. Họ băn khoăn vào Đảng mà như những đồng chí ấy thì vào Đảng làm gì. Nguyên nhân tiếp theo là bản thân quần chúng, đặc biệt là thanh niên nhận thức về Đảng cũng chưa đúng, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng. Thanh niên nhận thức không đúng về vai trò lãnh đạo của Đảng, về vai trò của người cán bộ đảng viên, động cơ của họ không rõ ràng nên họ không phấn đấu vào Đảng" (theo VOV, 12/08/2019).

Trong khi đó, báo Dân Trí đưa tin : "Một bộ phận thanh niên hiện nay ngại vào Đảng, công tác phát triển đảng viên tại các tỉnh miền Trung gặp không ít khó khăn".

Dân Trí viết tiếp : "Trong thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Trung, số lượng đảng viên kết nạp năm sau thấp hơn năm trước. Năm 2017, 12 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ kết nạp hơn 35.000 đảng viên, giảm hơn 2.900 người so với năm 2016. Có chi bộ 5 năm liền không kết nạp được đảng viên nào. Đáng lo ngại là một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, ngại vào Đảng" (báo Dân Trí, ngày 09/10/2018).

Tại sao lại giảm sút niềm tin, ngại vào Đảng ?

Dân Trí trả lời : "Những năm gần đây, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, thiếu gương mẫu, chưa gắn bó mật thiết với nhân dân : vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.. .Chưa bao giờ trong lịch sử Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, cả tập thể Ban Thường vụ Thành ủy bị kỷ luật cảnh cáo : Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố cũng phải thi hành kỷ luật như vừa qua. Có cán bộ lãnh đạo cao nhất của thành phố này từng là "thần tượng" của giới trẻ, được đề nghị phong tặng anh hùng, đặt tên đường, tên cầu... nay bị sụp đổ sau hàng loạt vụ án lớn, bê bối liên quan đến những cán bộ chủ chốt thời kỳ ấy".

Để dẫn chứng, Dân Trí viết : "Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, tỉnh Quảng Nam cho rằng, đội ngũ đảng viên hiện nay đông nhưng chưa mạnh : việc xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm đã góp phần lấy lại niềm tin trong nhân dân nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng tiêu cực trong sự nhìn nhận của giới trẻ đối với Đảng".

Ông chia sẻ : "Bây giờ lớp trẻ nhìn vào đội ngũ cán bộ, bộ máy chúng ta, có những cán bộ, đảng viên, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Trong tất cả những đối tượng thất hứa đối với nhân dân, ai thất hứa nhiều nhất ? Bộ máy của chúng ta thất hứa nhiều nhất. Lớp trẻ cảm thấy chán".

Do đó, báo điện tử Trung ương đảng đã thừa nhận : "Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, tỷ lệ đoàn viên thanh niên đứng ngoài tổ chức còn chiếm con số không nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có thể đoàn viên thanh niên chưa thấy được vai trò to lớn của tổ chức hay tổ chức Đoàn, Hội ở một số nơi chưa phát huy vai trò, chức năng của tổ chức mình trong việc tạo ra những hoạt động tích cực đối với đoàn viên thanh niên. Làm thế nào để công tác tập hợp đoàn viên thanh niên đi vào chiều sâu và làm thế nào để ngày càng có nhiều đoàn viên thanh niên đứng và hoạt động trong tổ chức để cống hiến sức trẻ và lòng nhiệt huyết của mình ? Một số cơ sở Đoàn, Hội đã có những giải pháp hữu hiệu để duy trì hoạt động của thanh niên, song còn một số nhỏ các cơ sở có những giải pháp không mang tính khoa học : ví dụ, khi đoàn viên thanh niên không tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội, cơ sở ấy sử dụng các hình thức như trách phạt hay "đánh" vào tài chính… Đó chỉ là những giải pháp mang tính nhất thời không phát huy được vai trò của tổ chức đối với thanh niên" (Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 16/07/2018).

Trong khi đảng loay hoay tìm giải pháp thì Tuyên giáo đảng đã can đảm nhìn vào thực tế để nói thẳng với lãnh đạo : "Tuy nhiên cũng dễ nhận thấy, một bộ phận thanh niên còn thiếu bản lĩnh, không nghiêm túc rèn luyện và phấn đấu, từ đó phai nhạt lý tưởng, lười học tập, coi nhẹ tu dưỡng đạo đức, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, sùng bái văn hóa ngoại lai…".

"Thực tế, tình trạng này", Tuyên giáo viết tiếp, "cản trở sự phát triển lành mạnh của xã hội, đồng thời bị các thế lực thù địch khai thác, lợi dụng để tiến hành âm mưu "diễn biến hòa bình" phá hoại cách mạng Việt Nam" (Tuyên giáo, ngày 24/03/2020).

Thật ra chả có "thế lực thù địch nào" đã nhúng tay làm cho to ra những biến chứng của thanh niên. Đó chỉ là hiện tượng của "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong xã hội đã quay lưng đối lập với chủ trương "tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn dân và Đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh".

Tiền tiêu như nước

Ngoài hiện tượng thanh niên chán đảng như cơm nguội thiu, ai cũng biết tổ chức Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được nuôi ăn mập ù bằng tiền đóng thuế của dân mà dân không biết đã được trả công bằng hình thức nào.

Trong số đề ngày Tạp chí Luật Khoa tiết lộ : "Năm 2019, mức dự toán chi ngân sách cho Trung ương Đoàn (với 19 đơn vị trực thuộc) được phê duyệt là 322,2 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên hơn 110 tỷ, chi mục tiêu quốc gia là 12,3 tỷ. Với mức này, ngân sách cho Trung ương Đoàn cao hơn Thanh tra Chính phủ (316,4 tỷ), Ủy ban Dân tộc (255 tỷ), Đài Truyền hình Việt Nam (248,9 tỷ), Văn phòng Chủ tịch nước (198,6 tỷ), và thấp hơn Ngân hàng Nhà nước một chút (363,3 tỷ).

Nói cách khác, nuôi Trung ương Đoàn tương đương với nuôi thêm một bộ".

Trong khi ngân sách năm 2018 cho hay : "Con số tương ứng là 254,4 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 106,9 tỷ đồng, chi để thực hiện các mục tiêu quốc gia và các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội là hơn 10 tỷ đồng".

So sánh tối mắt

Tạp chí Luật Khoa (Sáng kiến Pháp lý Việt Nam) là tổ chức tư nhân, có trụ sở ở Đài Loan và chi nhánh ở Hoa Kỳ. Tổng biên tập Trịnh Hữu Long và hai biên tập viên gồm Trần Vi và Phạm Đoan Trang, nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền ở Hà Nội. Lần sau cùng bà Trang bị bắt ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại Quận 3, Sài Gòn, sau đó bị đưa về Hà Nội để phục vụ điều tra. Bà bị khởi tố với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" cũng như "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm" chống nhà nước cộng sản Việt Nam.

Luật Khoa viết : "Theo báo cáo công khai Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017 và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 của Trung ương Đoàn, tổng ngân sách hoạt động năm 2017 từ nguồn ngân sách nhà nước là 179,454 tỷ đồng, trong đó có khoảng 109 tỷ đồng là để dành vận hành hệ thống quản lý hành chính (tức chiếm 60,7% tổng ngân sách).

Năm 2016, Đoàn được hưởng một gói ngân sách cao đột biến, lên tới 551,505 tỷ đồng. Điều này có thể hiểu được do đây là năm tổng tuyển cử và kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn".

"Để dễ hình dung", Luật Khoa viết : "chúng ta có thể liên hệ tới một nhóm nông dân chuyên xây cầu từ thiện ở Sóc Trăng. Thành lập năm 2015, sau ba năm họ xây được 47 cầu bê tông bắc qua kênh rạch với kinh phí từ 70 – 100 triệu đồng/cầu (chưa tính nhân công). Nếu lấy mức tối đa là 100 triệu đồng/cầu thì với ngân sách của Đoàn năm 2018 có thể xây được 2.544 cây cầu.

"Một ví dụ khác", vẫn theo so sánh của Luật Khoa, " là câu lạc bộ "Bạn thương nhau" ở Đà Nẵng xây dựng được bảy trường học kiên cố cho học sinh vùng cao với kinh phí từ khoảng 200 triệu đến 560 triệu đồng/trường (chưa tính nhân công). Nếu tính chi phí là 500 triệu đồng/trường thì ngân sách năm 2018 của Đoàn đủ để xây hơn 500 trường".

Đáng chú ý khi Luật Khoa cho biết thêm rằng : "Xin lưu ý, đây chỉ là ngân sách của chính quyền trung ương cấp cho cơ quan trung ương của Đoàn. Mạng lưới của Đoàn ở các địa phương thì lại "ăn" vào ngân sách nhà nước ở địa phương theo cấp bậc hành chính tương ứng. Con số này là bao nhiêu vẫn còn là một dấu hỏi lớn".

Bài phân tích tỷ mỷ của Luật Khoa cũng lôi ra ánh sáng những uẩn khúc về tiền bạc của Đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí MinhHCM. Tạp chí này cho biết về "Vai trò và cách sử dụng ngân sách của Đoàn" như sau :

"Đoàn được xem là một tổ chức quần chúng, thành lập trên cơ sở tự nguyện cũng như phục vụ nhu cầu của thanh niên. Trên thực tế, các tổ chức này hoạt động và phục vụ cho "nhiệm vụ chính trị" cốt lõi, là cánh tay nối dài của nhà nước, là "đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam" (tôn chỉ của Đoàn).

Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến cấp xã, phường với đầy đủ chức danh thuộc biên chế ăn lương nhà nước. Họ có nhiệm vụ hoạt động trải dài trong tất cả cả mục tiêu chính sách, và mang bản chất là những hội độc quyền (trong mỗi lĩnh vực, trên mỗi địa bàn chỉ được phép thành lập một hội). Việc vẫn dựa vào bao cấp nhà nước, khiến các hội đoàn, trong đó đặc biệt là các hội đặc thù, khó có thể thực hiện được sứ mệnh thực sự của nó.

Theo Nghị quyết 07 NQ/TWĐTN của Trung ương Đoàn, Đoàn đang áp dụng mức đóng đoàn phí 2.000 đồng/tháng đối với đoàn viên không hưởng lương và 5.000 đồng/tháng đối với đoàn viên hưởng lương.

Thử nhẩm tính, nếu Đoàn thực sự nghiêm túc và sốt ruột trong việc thu đoàn phí để duy trì hoạt động, mức thu khả quan của Đoàn hằng năm sẽ vào khoảng 153 tỷ đồng (tổng dựa trên mức thu thấp nhất : 2.000 đồng/tháng x 6,4 triệu đoàn viên). Còn mức cao nhất có thể thu được là 384 tỷ đồng. Mức trung bình là khoảng 268 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước lại cho Đoàn được nhiều hơn và dễ dàng hơn thế".

Như vậy, câu hỏi của dân đặt ra với đảng là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ dự bị của đảng và cánh tay nối dài của chính phủ đã tiêu phí tiền mồ hôi nước mắt của dân vào mục đích gì ?

Nếu đảng đủ can đảm và ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đủ bản lĩnh của một lãnh đạo gương mẫu trong công tác phòng, chống tham nhũng thì hãy công khai cho dân biết tổ chức thanh niên của đảng đã làm được những gì cho dân cho nước trong 90 năm qua.

Hay ngót 7 triệu đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chẳng làm được trò trống gì, ngoải vai trò tay sai đã tuyệt đối trung thành với đảng và với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ?

Ấy là chưa kể đến món nợ xương máu mà Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã nhúng vào trong 30 năm nội chiến do đảng chủ động.

Phạm Trần

(25/03/2021)

Published in Diễn đàn
jeudi, 07 novembre 2019 17:47

Bao giờ đến thanh niên Việt Nam ?

Giới thanh niên đang đứng dậy đấu tranh khắp thế giới ; ngay tại những nước độc tài khét tiếng như Egypt, Saudi Arabia.

baogio1

Người biểu tình Hồng Kông đeo mặt nạ diễn hành vào tối thứ Ba, 5/11/2019. Hồng Kông rơi vào suy thoái sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài đến tháng thứ năm. (Hình : Billy H.C. Kwok/Getty Images)

Những cuộc biểu tình chống chế độ của giới trẻ đều bộc phát, không thể đoán trước. Và thường bắt đầu từ những biến cố nhỏ. Các cuộc biểu tình đã đạt được những mục tiêu đầu tiên, như ở Hồng Kông, Ecuador, Chile, Lebanon… dù chưa thành công hoàn toàn. Nhưng sau khi tập hợp xuống đường người ta mới thấy những vấn đề lớn lâu nay vẫn bị chìm lấp có cơ hội nổi bùng lên. Cuộc tranh đấu vẫn tiếp tục.

Thanh niên khắp nơi ngó về Hồng Kông ; cả trong nước Việt Nam, Hồng Kông cũng là đề tài được theo dõi và bàn luận nhất trên các mạng xã hội.

Tại Barcelona, nước Tây Ban Nha, thanh niên đã hô hào nhau "Làm như Hồng Kông !" khi tiến đến chiếm phi trường ! Họ xuống đường khi nghe tin một lãnh tụ của phong trào bị tòa xử án tù và bị bắt giam ngày 14 Tháng Mười, vì hô hào vùng Catalan ly khai. Ngay sau đó một thông điệp được truyền đi trên mạng, giống hệt như các thanh niên Hồng Kông đã gởi, kêu gọi nhau "Tiến về phi trường El Prat". Thanh niên Barcelona còn truyền cho nhau cả đoạn phim dùng hoạt hình, "Cẩm Nang Chống Bom Cay Mắt" mà các bạn trẻ Hồng Kông tung lên trên mạng !

Tại sao giới trẻ xuống đường ?

Giới trẻ khắp nơi cảm thấy lòng phấn khởi lên cao trong năm qua khi theo dõi các cuộc biểu tình ở Cộng Hòa Czech, Algeria, Sudan và Kazakhstan, tiếp theo đến Bolivia, Iraq, Nga, Tây Ban Nha trong những tháng trước.

Chính quyền thường không thể nào đoán trước được khi nào giới trẻ tức giận nổi lên ! Các cuộc biểu tình thường bắt đầu vì những nguyên nhân rất nhỏ mà các ông nhà nước xưa nay vẫn làm và dân chúng vẫn lặng im chịu đựng.

Ở Chile, nguyên nhân chính là vé xe buýt và xe điện ngầm tăng giá. Dân Ecuador nổi lên vì tăng thuế xăng. Ở Lebanon lý do gây bất mãn đầu tiên là chính phủ đặt thêm thuế tiêu thụ đánh trên việc sử dụng WhatsApp để gọi điện thoại. Tại Saudi Arabia, các ông hoàng tàn bạo chưa bao giờ tưởng tượng người dân dám biểu tình. Nhưng cả một phong trào phản đối bùng lên trên mạng sau khi nhà nước tính đánh thuế 100% trên các tiệm ăn có "hút thuốc điếu" (hookahs). Thực ra đó không phải là những thứ "điếu cầy" rẻ tiền như ở Việt Nam mà là loại điếu bằng thủy tinh hoặc bằng đồng, khói chạy qua một bình chứa nước ; giống điếu thuốc lào của người Việt nhưng thường rất sang trọng.

Chính quyền các nước Chile, Lebanon, Ecuador, Saudi, đều phải nhượng bộ, xóa bỏ ngay những quyết định của họ. Giống như Trung Quốc đã phải cho chính quyền Hồng Kông rút lại dự luật dẫn độ châm ngòi cho các cuộc biểu tình.

Nhưng sau khi được nhượng bộ rồi, các phong trào thanh niên không chấm dứt mà lại bắt đầu mở rộng các mục tiêu của họ. Vì họ đã đánh thức người dân chung quanh tỉnh dậy để nhìn thấy những vấn đề lớn hơn : nghèo đói, bất công, tham nhũng, và sau cùng là cả hệ thống chính trị do một băng đảng độc quyền thao túng !

Lâu nay, người dân vẫn cam chịu các tệ nạn đó mà không dám chống đối. Giới trẻ là những nạn nhân chịu cảnh bất công nặng nề nhất. Chỉ cần một hành động nhỏ của chính quyền là đủ thành giọt nước làm tràn ly. Thanh niên đứng dậy. Và người dân hết sợ hãi.

Chile là quốc gia giàu nhất trong các nước Châu Mỹ La Tinh, nhưng cũng là xã hội bất công nhất. Người dân nhìn ra rằng những quyết định tăng vé xe buýt hoặc đánh thuế điện thoại là tiêu biểu cho các chính sách nhằm bóc lột đa số dân nghèo, còn bọn người giàu nhất nước vẫn tiếp tục hưởng thụ. Trong ngày dân chúng biểu tình chống mấy đồng tăng giá xe buýt thì báo, đài tiết lộ bức hình ông Tổng thống Sebastián Piñera đang ăn trong một tiệm cơm Ý sang trọng nhất.

Người dân Lebanon thấy thanh niên xuống đường phản đối thuế đánh vào việc dùng điện thoại WhatsApp thì họ cũng nhớ ra rằng lâu nay họ vẫn cúi đầu chịu đựng cảnh tham nhũng, bất công mà đáng lẽ họ phải phản đối.

Tiêu biểu cho cảnh thối nát của bộ máy chính quyền là bản tin tiết lộ ông Thủ tướng Saad al-Hariri đã tặng món quà trị giá 16 triệu USD cho một cô người mẫu mặc bikini ông quen ở quần đảo Seychelles năm 2013.

Điều trớ trêu là trong năm nay đời sống của người dân Lebanon đã được cải thiện, điện, nước không còn bị cắt ngang như năm ngoái. Nhưng người dân vẫn đứng dậy lên tiếng. Họ không chỉ đòi thay đổi một chính phủ hay một lãnh tụ độc tài như Mùa Xuân Á Rập 2011, mà họ lên án tất cả "giai cấp chính trị" vẫn nắm quyền nhờ bản Hiến Pháp lỗi thời.

Giới trẻ Lebanon dẫn đầu những đoàn biểu tình đòi thay đổi cả hệ thống chính trị. Họ nói : "Chúng tôi đến đây không phải chỉ vì chống thuế trên WhatsApp. Chúng tôi đến đây vì đủ các thứ, xăng dầu, bánh mì, thực phẩm, vì đủ các thứ khác !"

Nhưng trên hết, giới trẻ ở thủ đô Beirut đang đòi phải xóa bỏ cả hệ thống chính trị đã ngự trị nước Lebanon từ thời thành lập quốc gia thế kỷ trước. Lebanon có nhiều tôn giáo đã từng xung đột cho nên khi lập quốc người ta đã thỏa hiệp để các giáo phái đều hài lòng. Hiến pháp Lebanon ấn định các giáo phái chia phần những địa vị trong chính quyền, như các phái Sunni và Shia trong Hồi giáo, các nhóm theo Thiên Chúa Giáo và các tôn giáo ít người khác.

Cơ cấu chính trị đó tạo cơ hội cho thủ lãnh các nhóm tôn giáo lợi dụng, họ dùng quyền hành được hiến pháp bảo đảm để chia quyền lợi cho phe đảng của cá nhân. Những người có khả năng nhưng không thuộc băng đảng nào thì không được dùng ! Trong các cuộc biểu tình mới đây tại Lebanon, thanh niên thuộc các tôn giáo khác nhau đã đoàn kết lại, đòi thay đổi bản Hiến Pháp chia phần gây cảnh bất công này. Mà đó cũng là một nguồn gốc của tham nhũng !

Trong những cuộc nổi dậy dẫm máu ở Iraq, các thanh niên cũng theo đuổi mục tiêu này. Sau khi giết Saddam Hussein người Mỹ lập ra một chế độ phân chia quyền bính giữa những người Iraq theo phải Shia (đa số) Sun Ni và người Kurd (thiểu số). Nhưng cơ cấu tưởng là công bằng đó đã tạo ra cảnh bất công và tham nhũng. Bởi vì, cũng giống như tại Lebanon, giới lãnh tụ tôn giáo và chính trị ở Iraq cũng lạm dụng phương pháp chia phần này để phe đảng trục lợi, còn những thanh niên có khả năng đều bị gạt ra ngoài.

Một điều đặc biệt trong phong trào xuống đường ở Iraq là giới trẻ đã tấn công vào tòa Tổng Lãnh Sự của Iran ở thành phố Karbala. Trong thế kỷ trước hai nước đã đánh nhau ít nhất hai lần rất nặng nề. Chính quyền Iran, theo phái Shia, hiện nay ủng hộ chính phủ Iraq đồng thời vẫn yểm trợ các đạo dân quân cùng giáo phái, thao túng chính trị Iraq. Dân biểu tình ở Karbala hô khẩu hiệu : "Karbala giải phóng ! Iran cút đi !" Có mấy người chết trong cuộc biểu tình này.

Những cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây thường do những người trẻ khởi xướng, rồi sau đó được "người lớn" ủng hộ và tham dự. Như ở Hồng Kông, Lebanon, Chile. Các hành động bộc phát này thường cũng không có ai "đứng đầu", mà chỉ do các mạng xã hội bảo nhau

Nhìn lại các cuộc xuống đường của giới trẻ khắp nơi, nguyên nhân khởi động thường là kinh tế nhưng dân những quốc gia này còn sung túc hơn dân Việt Nam. Theo cách tính dựa trên mãi lực (PPP) của IMF, lợi tức bình quân một năm của người Việt Nam tương đương với 7.510 USD (đứng hạng 121) ; dân Lebanon đứng hạng 86, được 14.684 USD ; dân Iraq được 17.659 USD, hạng 76 ; còn dân Chile đứng hạng 56 trong số gần 200 nước, có lợi tức bình quân với mãi lực bằng 25.978 USD.

Với lợi tức gấp hai tới gấp bốn lần dân Việt như vậy, thanh niên các nước trên nổi dậy vì động cơ chính là họ chống bất công, chống tham nhũng, rồi chống cả cơ cấu chính trị tạo ra tham nhũng, bất công.

Dân Việt Nam chắc chắn chịu đựng bất công, tham nhũng còn nặng nề hơn Chile, Lebanon hay Iraq. Và chịu đựng lâu hơn. Thanh niên Việt Nam trả hàng mấy chục ngàn đô la để được đi làm "lao công nô lệ" ở nước ngoài, chắc chắn phải cảm thấy nhục nhã và uất ức hơn.

Giống như dân Hồng Kông nổi lên chống áp lực của Trung Quốc, dân Iraq liều mình chịu chết để chống Iran, thanh niên Việt Nam đã nhiều lần nổi dậy chống bá quyền Trung Quốc.

Giới trẻ thế giới đang đứng dậy không phải chỉ vì chống cái ác mà còn để đề cao cái thiện. Hàng triệu thanh niên đã bãi khóa, biểu tình từ Melbourne đến Mumbai, đến Berlin và New York, cho tới những hòn đảo nhỏ xíu trong Thái Bình Dương, cùng với Greta Thunberg, cô nữ sinh 16 tuổi người Thụy Điển hô hào loài người bảo vệ môi trường sống. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 05/11/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam được xếp hạng 152/183 quốc gia về thanh niên tham gia vào đời sống chính trị, theo Báo cáo đánh gia chỉ số phát triển thanh niên toàn cầu năm 2016. Vì sao thanh niên Việt Nam không quan tâm đến lãnh vực này và họ mong muốn gì để được phát triển trong xu hướng chung của thế giới ?

thannien1

Hai đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xem điện thoại trong lúc đang chịu trách nhiệm phát phiếu bầu cử cho cử tri vào ngày 22/05/16 tại Hà Nội. AFP

Mơ hồ-Không quan tâm

"Chính trị à ? Kiểu của Nhà nước… thì liên quan đến Nhà nước thôi".

"Em không hiểu lắm về chính trị đâu ạ !"

"Ở nơi em sinh sống, thực tế thì ngay cả tên Chủ tịch nước hay tên Thủ tướng họ còn không biết. Tại quê Long An của em, mà hỏi họ về Formosa thì họ cũng không biết, không quan tâm luôn. Bản thân em nhận thức được nhờ vào tìm hiểu và đọc tin, chứ ngày trước cũng không biết gì hết".

Trên đây là một vài chia sẻ của các bạn thanh niên tại Việt Nam về đời sống sinh hoạt chính trị ở trong nước, cho thấy phần nào phản ảnh Báo cáo đánh giá chỉ số phát triển thanh niên năm 2016 (2016 Global Youth Development Index), là báo cáo mới nhất về sự phát triển thanh niên toàn cầu do Ban thư ký Thịnh vượng chung thực hiện và công bố.

Báo cáo này đo lường sự tiến bộ của phát triển thanh niên trong 5 lãnh vực quan trọng trong đời sống ; bao gồm Giáo dục, Sức khỏe và Hạnh phúc, Việc làm và Cơ hội, Sự tham gia đời sống Chính trị, Sự tham gia đời sống Công dân. Việt Nam được xếp hạng 152/183 quốc gia về sự tham gia của thanh niên vào đời sống chính trị. Trong 4 lãnh vực còn lại, Việt Nam đều được xếp hạng trên thứ 100 trong số 183 quốc gia.

Qua tiếp xúc với thanh niên tại Việt Nam, đa số cho biết khái niệm chính trị là điều gì đó liên hệ đến học thuyết Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là những điều họ được học trong hệ thống giáo dục. Và khi được nghe đến sinh hoạt chính trị hay đời sống chính trị thì họ liên tưởng chỉ có cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước mới liên quan lãnh vực này.

Đài RFA cũng liên lạc và trao đổi với những bạn thanh niên là đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì chúng tôi cho rằng họ là những người trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị, và chúng tôi được cho biết qua sinh hoạt tại các chi bộ Đảng ở cơ quan, hay ở công ty quốc doanh thì họ tiếp cận những chủ trương, định hướng về chính trị-xã hội do từ trên đưa xuống. Một đảng viên nói với RFA :

"Văn bản của Đảng cấp trên gửi về thì đọc cho tất cả đảng viên nghe để biết. Còn để bàn luận nội dung trong cuộc họp chi bộ thì chủ yếu là tình hình hoạt động của tại đơn vị mình. Chỗ em là một cơ sở nhỏ thì thông báo về tình hình kinh tế-chính-trị xã hội của địa phương trong tỉnh. Thường họp chi bộ Đảng thì chỉ bàn về chuyên môn công việc mình làm thôi".

Nữ đảng viên này cho biết thêm, các đảng viên phải chấp hành theo những thông báo từ trung ương và họ không không thể thảo luận hay đóng góp ý kiến về các vấn đề chính trị tại cấp cơ sở.

Bị cản trở vì tham gia

Trong khi không ít thanh niên tỏ ra bàng quan đối với tình hình chính trị tại Việt Nam, những bạn trẻ nhờ vào theo dõi, cập nhật thông tin qua báo đài và qua truyền thông mạng xã hội, nhiều bạn dần nhận thức được chính trị gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội như là giá cả hàng hóa leo thang, thuế má gia tăng, các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sống, thực phẩm bẩn tràn lan, những dự án BOT quá nhiều bất cập hay nhân viên các cơ quan nhà nước lạm quyền… Những bạn trẻ này khi nhận thấy thông tin liên quan các vấn đề vừa nêu, thì các bạn nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm chia sẻ những thông tin đó để nhiều người hơn nữa biết đến nhằm góp phần chung sức cải thiện những tiêu cực để xã hội được thay đổi tốt hơn. Thế nhưng, việc làm của các bạn gặp phải sự cản trở từ chính quyền.

Bạn Võ Phương Thuận, một nữ thanh niên thế hệ 8X thường xuyên chia sẻ thông tin mà bạn đọc và xem được trên báo chí, truyền thông chính thống của nhà nước lên tài khỏan Facebook của mình đã bị An ninh và Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Long An mời làm việc 8 lần. Bạn kể lại với RFA về nội dung các buổi làm việc :

"Họ nói mình lo làm ăn buôn bán, bớt quan tâm các vấn đề này chút xíu, và kêu em chuyển qua chia sẻ thông tin về làm từ thiện. Nói chung, họ yêu cầu như vậy. Nhưng em nói là những điều tốt thì tốt rồi, nên em chỉ muốn nói về những điều xấu còn tồn tại để sửa đổi được tốt hơn thôi. Em trả lời họ như thế".

Không những vậy, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều thanh niên bị bắt bớ, cầm tù với các bản án nặng nề khi họ cất lên tiếng nói phản biện ôn hòa về hiện tình quốc gia như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Văn Hóa, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình, Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh...Hay một trường hợp mới nhất, có thể kể đến là nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị câu lưu và thẩm vấn về quyển sách "Chính Trị Bình dân" của cô được xuất bản và lưu hành hồi năm ngoái.

thannien2

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011 Courtesy : danlambao

Mong muốn gì ?

Báo Thanh Niên Online dẫn lời của Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu, Trưởng Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên đưa ra nhận định của ông tại Hội thảo về Luật Thanh Niên sửa đổi, do Ủy ban Quốc gia về Thanh niên và trung ương Đoàn tổ chức vào chiều vào ngày 28 tháng 3 rằng sự tham gia của thanh niên Việt Nam vào đời sống chính trị vẫn còn hạn chế.

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu, anh Hùynh Chí Trung, một cựu đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định Luật Thanh Niên ra đời hồi năm 2005, có những quy định liên quan đến đời sống chính trị của thanh niên nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Người cựu đảng viên này nêu lên ví dụ, Luật Thanh Niên quy định về lực lượng thanh niên là thanh phần xung kích trong an ninh quốc gia. Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma lại bị cản trở, hay :

"Tôi muốn nói một điều nữa là Khoản 3, Điều 12, Chương 2 trong Luật Thanh Niên đề cập đến bảo vệ môi trường. Tôi nói rõ ràng Formosa là họ hủy hoại môi trường Việt Nam, nhưng các trường đại học ở Việt Nam ra văn bản cấm sinh viên đi biểu tình, cấm thanh niên bày tỏ nguyện vọng chính đáng hợp pháp của họ, nếu sinh viên đi biểu tình sẽ bị đuổi học. Trong Hiến pháp 2013, Điều 25 quy định công dân được phép lập hội, được phép biểu tình, nhưng thực tế không xảy ra như vậy".

Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu và Nhóm nghiên cứu của Viện Thanh Niên, tại buổi Hội thảo về Luật Thanh Niên sửa đổi, đưa ra đề xuất mục tiêu hàng đầu của Bộ luật này cần phải được tiếp cận theo hướng phát triển thanh niên cùng với xu thế chung toàn cầu. Còn nguyện vọng của thanh niên về Luật Thanh Niên sửa đổi sẽ như thế nào ? Các bạn bày tỏ với RFA :

"Em nghĩ Nhà nước nên hỗ trợ cho sinh viên những cơ hội để được tiếp xúc, học hỏi và giao lưu với tri thức toàn cầu".

"Theo em thì hỗ trợ về pháp luật, như những thông tin pháp luật cần thiết để người ta có trang bị đầy đủ giúp thanh niên có thể bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ khi hòa nhập vào đời sống xã hội và có thể hỗ trợ thêm trong tư vấn, định hướng tương lai".

"Theo tôi nếu có ra Luật Sửa đổi Thanh Niên thì điều cốt yếu nhất là thanh niên phải được tiếp cận thông tin một cách trung thực, khách quan, không được bóp méo, không được che đậy, không được định hướng. Thanh niên là sức mạnh quốc gia, từ đó thì thanh niên mới đóng góp sức mình cho quốc gia được".

Đài Á Châu Tự Do cũng được nghe một số bạn trẻ nói rằng họ không hề biết có sự tồn tại của đạo luật về thanh niên ở Việt Nam, nên đạo luật này sửa đổi ra sao thì đã có "Đảng và Nhà nước lo".

Hòa Ái

Nguồn : RFI, 02/04/2018

Published in Diễn đàn

Một tối thứ Năm ẩm ướt, Dương đồng ý tới một quán cà phê ở trung tâm Hà Nội. Đó là một trong những nơi cô thích đi chơi vào những ngày cuối tuần – một trong hàng ngàn quán cà phê mọc lên khắp thủ đô Việt Nam, nơi mà tình trạng thất nghiệp và thiếu không gian công cộng đã tạo ra những cơ hội kinh doanh không ai nghĩ tới. Mặc dù những ngày trong tuần của cô giống như những ngày vô vị và buồn chán (Groundhog Day : Ngày Chuột Chũi). Cô làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều như thường lệ ở một trường đại học danh tiếng, ít thay đổi theo thói quen hàng ngày : đều đặn đi làm, về nhà, nghỉ ngơi, tắm giặt và cứ lặp đi lặp lại như thế.

Sáng sớm hôm đó cô đi thi tuyển để làm công chức. Cuộc thi rất quan trọng : một việc làm ở cơ quan nhà nước, tương tự như một "bát cơm sắt", một sự hứa hẹn về an toàn công việc trong suốt cả cuộc đời sự nghiệp còn lại của một người. Nhưng dường như Dương không mấy bận tâm vì cô biết mình sẽ vượt qua vòng thi tuyển.

Theo chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính Công năm 2016 khẳng định, chuyện tham nhũng và gia đình trị trong lĩnh vực công ở Việt Nam là "một vấn đề có hệ thống" ; các mối quan hệ cá nhân và hối lộ là điều cốt yếu cho những ai muốn theo đuổi nghề nghiệp ở các cơ quan nhà nước.

Những kỳ thi tuyển công chức như vậy được xem như là thủ tục, hơn là một sự thách thức đối với những người Việt trẻ như Dương. Sự giàu có, đỗ đạt cao, các mối quan hệ và nghề nghiệp ổn định : đây là những điều mà đa số tầng lớp trung lưu mới ở Việt Nam đã xác định, Dương được sinh ra trong một gia đình có đặc quyền như thế nên cô có tất cả. Cô quyết định trở thành một công chức cũng giống như lý do cô làm việc ở trường đại học : cô không thể nghĩ đến các lựa chọn nào khác dễ hơn, nhanh hơn hay tốt hơn.

Đặc quyền này có thể dễ dàng sinh ra sự thờ ơ. Dương nói : "Khi mọi thứ đã được bày sẵn cho bạn, bạn thực sự không phải nghĩ gì về tương lai, vì lúc nào cũng sẽ giống như vậy thôi".

Sự thờ ơ là một căn bệnh

Theo ước tính của Liên Hiệp quốc, năm 2015 một nửa dân số Việt Nam dưới 30 tuổi, nghĩa là thế hệ Y [thế hệ 8x, 9x] có tiềm năng trở thành một lực lượng đáng kể cho sự thay đổi đất nước. Một tổ chức thanh niên lớn nhất nước là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tích cực tiếp cận các thanh niên Việt Nam để tuyên truyền thông điệp của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đcộng sản Việt Nam). Nhưng các lãnh đạo đoàn thanh niên đang ngày càng khó khăn hơn để kết nối với một thế hệ thoải mái với internet, Facebook và điện thoại thông minh – cùng tất cả những trò giải trí quanh họ.

Các chuyên gia nói rằng, các chiến dịch để tuyển thanh niên vào các hoạt động cộng đồng có xu hướng quá cứng nhắc cho sự hứa hẹn hay một động cơ. Bất kể nhiều nỗ lực khác nhau nhằm huy động họ, nhưng thế hệ Y ở Việt Nam hình như vẫn thờ ơ với chính trị.

Năm 2015, tổ chức Hướng tới Minh Bạch (Towards Transparency) – một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận và liên lạc chính thức của đất nước với Tổ chức xã hội dân sự toàn cầu Minh bạch Quốc tế (Transparency International) – đã phỏng vấn 1.110 người Việt Nam từ 15 đến 30 tuổi, cho cuộc Điều tra về sự liêm chính của Thanh niên Việt Nam. Họ nhận thấy rằng, 74% số người được hỏi có rất ít hoặc không có thông tin gì về các sáng kiến ​​chống tham nhũng, 45% thanh thiếu niên có học thức cho rằng, báo cáo hành vi tham nhũng là vô ích. Đây là những phát hiện đáng lo ngại, đặc biệt là xếp hạng Việt Nam khá thấp trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2016 của Tổ chức Minh bạch Thế giới.

Sự thờ ơ và chẳng cần biết này vượt lên trên vấn đề tham nhũng : nghiên cứu cho thấy, giới trẻ trung lưu Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến tiêu dùng, hoạt động giải trí, duy trì và đạt được vị thế xã hội, có ý nghĩa với họ hơn là chính trị.

Điều này đã được giải thích trong bài báo "Giới Thanh niên Trung lưu có nghề nghiệp, thời hậu cải cách ở Việt Nam : Đồng nhất, liên tục và thay đổi" như là kết quả của sự tập hợp giữa mối quan hệ của tầng lớp trung lưu với nhà nước và chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Giới trung lưu Việt Nam, những người có được cuộc sống khá giả sau những cải cách kinh tế từ giữa thập niên 1980, qua nhiều điều, giống với tầng lớp trung lưu ở nhiều nước khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực như định hướng tiêu dùng và chứa đựng những khát vọng cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp, nhưng cũng có những mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước Việt Nam. Với đặc quyền và những lợi thế vật chất, có quan hệ với hiện trạng chính trị, giới trẻ trung lưu Việt Nam có khuynh hướng biểu lộ những đặc điểm của thanh thiếu niên trung lưu khác mà không có ý thức chính trị phù hợp hoặc sự tham gia.

tho1

Ảnh : Thanh niên Việt Nam la cà bên ngoài vào buổi tối. Nguồn : Yến Dương

Dương thừa nhận rằng cô không có ý kiến về cơ cấu chính trị ở Việt Nam, cũng như về bất kỳ nhà lãnh đạo nào của đất nước này. Đối với cô, bỏ phiếu cho các hội đồng nhân dân địa phương, chẳng khác nào việc thực hành sự lựa chọn ngẫu nhiên giữa một khuôn mặt không quen thuộc với một khuôn mặt khác.

"Một khi bạn có đặc quyền không cần lo nghĩ, bạn cũng không cần phải suy nghĩ"

Cô cũng nói rằng mình không quan tâm đến tham nhũng tràn lan, tranh chấp đất đai ở địa phương, các sự kiện quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương gần đây, hoặc thậm chí các vấn đề quốc tế như là nhiệm kỳ của tổng thống phân cực Donald Trump (cô có nghe tên ông nhưng không biết những gì mà ông ta đang làm).

Cô hỏi : "Tại sao tôi phải bận tâm ? Một khi bạn có đặc quyền không phải suy nghĩ, bạn không cần phải [suy nghĩ]".

Không chỉ mình cô, Dương nói rằng các đồng nghiệp của cô tại trường đại học – nhiều người đang được đào tạo để trở thành giáo sư chính quy – đều giống nhau. "Chúng tôi để ý các tin hàng đầu nếu chúng xuất hiện trên Facebook hoặc trên trang tin tức, nhưng chúng đơn giản chỉ là những chủ đề mang ra tán gẫu tại nơi làm việc. Những vấn đề đó nhanh chóng biến mất khi có cái gì đó khác thay vào để nói … Hơn nữa, còn nhiều chuyện khác làm xao lãng mấy tin kia".

Phản đối qua Facebook

Hoàng Đức Minh khi mới 18 tuổi, anh đã làm giám đốc chương trình của đề án nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Sau đó, anh thành lập trang Wake it Up (Đánh thức nó dậy), một khởi động nhắm tới việc làm cho nó có khả năng xảy ra, thông qua các hoạt động xã hội. Gần đây Minh đã tham gia vào chiến dịch giúp bảo vệ 6.700 cây xanh ở Hà Nội bằng cách vận động hàng trăm người xuống đường biểu tình.

Minh nói : "Tham gia các hoạt động xã hội không chỉ là mối quan tâm, mà còn là cơ hội để tôi phát triển các kỹ năng cá nhân của mình. Điều quan trọng là tìm ra những tiếng nói đủ mạnh để bắt đầu cùng nhau làm việc".

Sự giận dữ của công chúng và phong trào bảo vệ 6.700 cây xanh này đánh dấu một bước thay đổi đáng kể trong việc tham gia của người dân Việt Nam, cho thấy rõ khả năng tác động của việc huy động quần chúng thông qua mạng xã hội.

Giống như nhiều nước khác, các diễn đàn mạng xã hội như Facebook đã thu hút được sự chú ý ở Việt Nam như là nguồn thông tin chính của thế hệ Y. Theo Reuters, có 52 triệu tài khoản Việt Nam đang hoạt động, nằm trong top ten, mười nước đứng đầu về số người sử dụng Facebook. Sự phổ biến của mạng xã hội chứng tỏ nó trở thành công cụ góp phần chính trong sự thay đổi xã hội mà Bộ Thông tin và Truyền thông đầu năm nay đã yêu cầu Facebook, Google và YouTube xóa và chặn nội dung được nhà nước cho là "độc hại". Google đã tuân theo phần nào, đồng ý chặn 1.500 trong số hơn 2.000 video trên YouTube mà chính phủ muốn xóa.

Tương tự như Wake it Up, nhiều sáng kiến ​​xã hội bắt đầu từ các tổ chức phi chính phủ như Live and Learn, ISEE và Viet Pride đã vươn tới thế hệ Y qua Facebook. Sự phát triển của các mạng xã hội đã cung cấp một diễn đàn cho thanh thiếu niên với mong muốn được lắng nghe, lấp đầy khoảng trống do thiếu những không gian được thừa nhận chính thức.

Các phản hồi cũng khác nhau dựa trên nguyên nhân. Như vấn đề môi trường và bình đẳng giới LGBTQ (đồng tính, song tính, chuyển giới), đã có được sức hút ở Việt Nam. Các vấn đề khác như – tham nhũng, giới tính, quyền của các dân tộc thiểu số, quyền tự do ngôn luận – vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý ; một dấu hiệu cho thấy một số vấn đề được coi là chính trị, và do đó, nhạy cảm hơn so với những vấn đề khác. Tuy nhiên, rủi ro của hoạt động xã hội trên mạng, thậm chí đối với những nguyên nhân "hấp dẫn" hơn, là sự nuôi dưỡng vô ý của "sự tích cực tham gia một cách lười biếng" (ND : như ký thỉnh nguyện thư trên mạng, bấm like trên Facebook…), làm giảm các hoạt động chính trị và xã hội đối với các sự kiện truyền thông mạng.

Cô Bùi Trà My là một giáo viên trẻ dạy văn hóa và truyền thông ở Trường Olympia Hà Nội, đã viết một số bài nghiên cứu về sự tham gia của thanh niên trên mạng xã hội. Cô tin rằng các mạng xã hội đã thay đổi cách nghĩ của những người trẻ về sự tham gia ; hoạt động trực tuyến có thể bị nhầm lẫn với hoạt động thực sự. Cô nói : "Bạn có thể ký thỉnh nguyện thư trên mạng petitiononline.com và yên chí rằng bạn đã hoàn thành nghĩa vụ công dân. Nó cũng quá dễ dàng, chỉ cần nhấp chuột, gia nhập nhóm và kết nối Facebook".

Cô nói thêm : "Nhưng sự quan tâm đến các vấn đề chính trị và xã hội không phải là trách nhiệm, mà nó là một nhu cầu. Và các hành động chỉ diễn ra khi người ta nhận thức được rằng các vấn đề đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ".

Một thế hệ bị kẹt trong sự quá độ

Có nhiều lý do khiến thanh niên Việt Nam không tham gia chính trị. Tri Phương là một nhà nghiên cứu của Đại học Yale, từng nghiên cứu về văn hóa thanh thiếu niên và sự tham gia của giới trẻ vào mạng xã hội ở Việt Nam. Ông nói rằng, hệ thống giáo dục hiện nay đã không đáp ứng được nhu cầu của thanh niên muốn thể hiện chính mình, hoặc khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động công dân. Trong khi đó, họ có thể nhận thức được các vấn đề của xã hội, nhiều người thiếu động lực để tìm kiếm các giải pháp vì họ cảm thấy mình bị loại ra khỏi quá trình ra quyết định.

"Thanh niên Việt Nam không tham gia chính trị, đơn giản bởi vì nó không có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ".

Ông nói : "Những người trẻ tuổi đứng lên khi cảm thấy quyền của mình bị phủ nhận. Điều này rõ ràng đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới, chẳng hạn như Phong trào Chiếm đóng (Occupy Movement) hoặc Mùa Xuân Ả Rập. Nhưng trong những bối cảnh đó, đã xảy ra đàn áp dữ dội hoặc những người trẻ tuổi cảm thấy bị tước quyền bỏ phiếu từ thể chế xã hội. Họ bắt đầu làm chính trị vì họ cảm thấy tức giận và họ không còn lựa chọn nào khác".

Ông nói thêm : "Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng chừng nào những người trẻ tuổi còn có các lựa chọn khác để không quan tâm tới, [nếu không thì] nó cho phép sự thỏa mãn về tham gia chính trị. Thanh niên Việt Nam không tham gia chính trị, đơn giản là vì nó không có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của họ".

Dương, Minh và Mỹ ở cùng độ tuổi, có những đặc điểm chung là cả ba đều trẻ, sống ở thành thị và có giáo dục. Nhưng họ có những quan điểm khác nhau đối với xã hội, chứng tỏ có nhiều sự phức tạp trong tầng lớp trung lưu mới ở Việt Nam.

Mỹ nói : "Tôi sinh ra trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế, chứng kiến ​​những thăng trầm của tổ chức xã hội, sự tái phát minh của nhiều giá trị và ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa vào thế hệ của tôi. Bị mắc kẹt trong những thay đổi như vậy, khiến tôi cảm thấy bị thôi thúc để biết nhiều hơn, và để nghiên cứu phát triển xã hội".

Minh là nhà hoạt động chính trị, anh lạc quan về sự đóng góp của thế hệ mình đối với xã hội. Anh nói : "Hơn bảy năm qua, đã có những thay đổi lớn trong giới trẻ. Tôi vẫn nghĩ rằng thanh thiếu niên thành thị đóng vai trò cơ bản trong hoạt động xã hội ở Việt Nam. Trong bối cảnh như đất nước ta, khi bạn xem xét chất lượng giáo dục, cũng như các điều kiện chính trị hoặc kinh tế, cũng không khó để hiểu tại sao những người trẻ tuổi lại dành ít thời gian hơn cho các vấn đề xã hội và dành nhiều thời gian hơn cho những trò tiêu khiển khác".

Anh nói thêm : "Công việc của các nhà hoạt động xã hội có thể so sánh với công việc của một nhân viên bán hàng. Bạn cần có khả năng để bán [nguyên nhân của bạn] để mọi người cảm thấy có hứng thú để hoàn thành trách nhiệm dân sự. Bạn không thể mong đợi xã hội tự nó trở nên tốt đẹp hơn, hoặc để cho những người trẻ tuổi năng động hơn".

Trở lại quán cà phê, Dương nói rằng cô chưa bao giờ nghe nói về phong trào bảo vệ 6.700 cây xanh, hoặc bất cứ hoạt động xã hội nào tương tự. "Tôi thực sự không tin tưởng vào hoạt động trên Facebook vì có rất nhiều sự kiện giả mạo được tạo ra như clickbait". (Mồi nhử nhấp chuột, gây sự chú ý của độc giả khi bấm vào link : ND).

Cô ấy lặng thinh khi được hỏi về công việc mơ ước của mình. Cô nói : "Tôi cảm thấy bất an với mọi thứ. Đã có những lúc tôi nghĩ đến chuyện thôi việc vì tôi đang là một cô giáo, điều đó sẽ ảnh hưởng đến học sinh của tôi. Nhưng tôi đã phụ thuộc vào sự che chở quá mức của cha mẹ mình và tôi nghĩ rằng mình không đủ can đảm để thay đổi".

Dương Yến

Dịch giả : Trúc Lam

Nguồn : Tiếng Dân, 04/12/2017

(© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt)

____

Tác giả : Dương Yến là một nhà báo và viết phóng sự ở Hà Nội, Việt Nam. Cô tốt nghiệp Thạc sĩ về Truyền thông tại Đại học Vaasa (Phần Lan), cô viết về hiện thực của văn hóa đương đại. Đọc thêm các bài viết của cô tại : duoyen.com, liên hệ với cô tại Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser..

Published in Diễn đàn