Trong một bài trước "Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi ở Việt Nam ?" (1), người viết đã đặt câu hỏi : tại sao, sau gần nửa thế kỷ, một chế độ kỳ quái là chế độ cộng sản vẫn ngự trị trên đầu gần 100 triệu người, ở thế kỷ 21 ?
Trả lời : bởi vì chế độ cộng sản đã thành công trong công cuộc "thụ nhâ"n (trồng người) ở miền Nam, sau khi đã thành công ở miền Bắc.
Sau gần nửa thế kỷ, chế độ cộng sản đã tạo được một thế hệ những người dân hài lòng với thân phận nô lệ của mình, không tìm cách ra khỏi nhà tù nữa. Những người nhai đi nhai lại những câu thần chú : ngày nay, Việt Nam không thua ai, có tiền là có tất cả ; xứ nào cũng có tham nhũng, thời nào cũng có bất công.
Muốn thay đổi xã hội, phải thay đổi tư duy.
Người dân chỉ đòi thay đổi chế độ, nếu ý thức được mình đang nằm trong một nhà tù lớn, ý thức được xã hội sẽ bế tắc, tương lai con cháu họ sẽ đen tối, nếu coi chuyện mất nước là chuyện của thiên hạ, không phải chuyện của một cá nhân nhỏ bé như mình.
Hai câu hỏi đặt ra :
1. Thay đổi tư duy : dễ hay khó ?
2. Thay đổi tư duy : chuyện có thể làm được, hay chỉ là mơ mộng viển vông ? (2)
Ảnh minh họa : Áp phích tuyên truyền của Liên Xô (khoảng năm 1960) mô tả (từ trái sang phải): Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Lenin và Joseph Stalin. Rue des Archives / © Rue des Archives / PVDE
Từ phẫn nộ tới dấn thân
Stéphane Hessel (Pháp), trong cuốn " Indignez-vous !" - Hãy phẫn nộ ! (3), nói cái quyền, và cái bổn phận đầu tiên, của người dân là phải có khả năng bất bình, nổi giận. Bất bình, nổi giận trước tất cả những bất công, bạo hành, những cái chướng tai gai mắt, chà đạp nhân quyền, phá hoại môi sinh.
Khi một dân tộc không còn khả năng, không muốn phẫn nộ, vô cảm với mọi chuyện, thờ ơ với tất cả những bất công, trái tai gai mắt, dân tộc đang đi tới giải thể.
Khi có, hay còn khả năng phẫn nộ, người ta mới bước sang giai đoạn thứ hai là nhập cuộc, tham dự những hành động nhằm thay đổi, cải tiến xã hội. Đó là đề tài cuốn sách thứ 2 của Stéphane Hessel, "Engagez-vous ! Hãy dấn thân !") (4). Sách của Hessel đã bán hàng triệu cuốn ở Pháp, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ, mặc dù không phải là một triết lý sâu xa gì. Điều đó chứng tỏ, ngay cả ở những nước dân chủ, tiến bộ, người dân vẫn cần có khả năng phẫn nộ và dấn thân.
Phẫn nộ và dấn thân là 2 điều kiện để xã hội phát triển. Người dân không phó mặc vận mệnh của mình, của dân tộc cho các chính trị gia, kể cả các chính trị gia được dân chọn lựa.
Nếu chỉ phẫn nộ, xã hội chỉ bi quan hơn, rối loạn hơn.
Nếu phẫn nộ và dấn thân, xã hội sẽ được cải thiện, cái xấu cái ác sẽ lùi. Triết gia Ayn Rand nói : Cái xấu chỉ ngự trị khi chính bạn đồng lõa với nó . Hãy từ bỏ nó (5). Bà nói : cái ác hoành hành bởi vì những người có lương tâm im lặng
Khi người dân không còn khả năng, không còn sức, không còn muốn phẫn nộ và nhập cuộc nữa, cái ác, cái tồi tệ, cái bạo tàn sẽ làm chủ. Đó là một xã hội chết
Đó là điều đang xẩy ra ở Việt Nam.
Bi quan, nhưng vẫn còn ánh sáng le lói : trong cái biển vô cảm đó, vẫn còn những người, đa số trẻ, bất chấp tù đày, bất chấp bạo lực, bất chấp cả cái ghê rợn hơn cả là sự cô đơn, vẫn tiếp tục tranh đấu. Trên 200 người đang ngồi tù, một số đông hơn nữa, vô danh, đang bị hành hạ, đe dọa.
Xã hội Việt Nam đã trở thành một nhà tù trong đó tù nhân không muốn vượt ngục nữa. Nhắc lại nhận xét bất hủ của Aldous Huxley đã trích trong bài trước :
"Nhờ kiểm soát tư tưởng, nhờ khủng bố thường trực để giữ cá nhân trước sự phuc tòng, ngày nay chúng ta đã bước vào một chế độ độc tài hoàn hảo nhất, một chế độ có bề ngoài dân chủ, một nhà tù không tường, trong đó tù nhân không nghĩ tới chuyện vượt ngục, không nghĩ tới chuyện lật đổ bạo chúa. Một chế độ trong đó, nhờ được tiêu thụ, được giải trí, những người nô lệ đâm ra yêu thích tình trạng nô lệ của mình".
Cái mà Huxley gọi là dân chủ, tự do bề ngoài, giả tạo ở Việt Nam ngày nay còn khủng khiếp hơn nữa : tự do tiêu thụ, ăn nhậu, rượu chè, hút sách, sa đọa . Người ta tiêu diệt mọi quyền tự do, trừ tự do hủy hoại thân thể. Bởi vì cá nhân càng bệnh hoạn, xã hội càng tê liệt, độc tài càng vững.
Câu hỏi đặt ra trong bối cảnh đó, chuyện thay đổi tư duy của cả một thế hệ có thể thực hiện được không, hay chỉ là mơ tưởng viển vông ?
Tham nhũng không thể không có trong một chế độ độc tài, bởi vì tất cả quyền hành nằm trong tay một nhóm, một đảng.
Hai điều kiện để thay đổi
Một cuộc cách mạng, hay cụ thể hơn, thay đổi chế độ, từ bỏ độc tài, chỉ có thể thực hiện được nếu hội đủ 2 điều kiện :
1. Đa số dân chúng coi đó là ưu tiên hàng đầu.
2. Sự thay đổi sẽ cải thiện đời sống của chính họ.
Dân chúng sống triền miên trong một nước độc tài, hay sinh trưởng dưới chế độ độc tài không thực sự có nhu cầu dân chủ. Người chưa ăn bún bò Huế không nhớ, không thèm, không đi tìm bún bò Huế.
Phát triển khái niệm dân chủ, giải thích cơ cấu, bản chất, ưu khuyết điểm của dân chủ là bổn phận của những người có đôi chút kiến thức.
Nhưng chỉ lý thuyết suông không đủ. Phải đưa những dữ kiện cụ thể, để người dân thấy dân chủ có thể cải thiện đời sống của chính họ.
Thí dụ giải thích chuyện tham nhũng ít có ở những nước dân chủ, nhờ các biện pháp chế tài nghiêm minh, nhờ tam quyền phân lập, quốc hội, tòa án hoàn toàn không lệ thuộc chính quyền, nhờ báo chí, các hội đoàn dân sự hoàn toàn độc lập.
Tham nhũng không thể không có trong một chế độ độc tài, bởi vì tất cả quyền hành nằm trong tay một nhóm, một đảng.
Không những không thể tránh được, tham nhũng còn cần thiết, bởi vì chia chác lợi luận giữa tay chân, giữa những người trung thành để bảo vệ chế độ là lẽ sống còn của một băng đảng, một mafia.
Ngày xưa, vua chúa cho phép quân lính hãm hiếp, cướp bóc khi chiếm một thành trì, để trả công cho lính đã liều chết chiến đấu. Ngày nay đảng làm ngơ cho cán bộ tham nhũng để khuyến khích những tay chân còn trung thành. Đó là hiện tượng chia chác nhà cửa, ruộng đất, khi "bên thắng cuộc" chiếm miền Nam
Câu nói nổi tiếng người ta gán cho Wilston Churchill (thực ra của Lord Acton) : Quyền lực đưa tới tham nhũng, quyền lực tối đa, tham nhũng tối đa (6).
Khi người dân hiểu điều đó, họ hết mơ tưởng một ngày không còn tham nhũng, hết mất thời giờ bàn cãi tại sao chiến dịch tham nhũng không thành công, tại sao càng chống, tham nhũng càng mạnh. Phải hiểu rằng, chỉ hết tham nhũng khi hết chế độ độc tài, đảng trị.
Thí dụ, người dân phải hiểu rằng không thể có một nền giáo dục nhân bản, tiến bộ, khai phóng dưới một chế độ độc tài. Bởi vì mục đích của độc tài không phải là khai trí. Mục đích của độc tài là ngu dân. Dân càng u mơ, độc tài càng vững. Triết gia Howard Zinn : Dưới chế độ độc tài không có giáo dục, chỉ có tuyên truyền.
Tất cả những cuộc tranh luận, bàn cãi về giáo dục Việt Nam, rất sôi nổi những ngày gần đây, giữa những vị có kiến thức, có lương tâm, thực tâm muốn cải thiện giáo dục để cứu vãn cả một thế hệ trẻ, thực ra chỉ là những cuộc bàn cãi bên lề. Cái chính, cái nguồn gốc của sự sa đọa, phá sản ở Việt Nam là chế độ độc tài, coi giáo dục là phương tiện tẩy não.
Điều đó không có nghĩa là những cuộc tranh luận đều vô bổ. Trái lại dù không đưa tới thay đổi gì khi chế độ còn tồn tại, nó cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi tư duy, khả năng phản biện và đặt lại vấn đề
Thí dụ đừng hy vọng văn chương, điện ảnh, âm nhạc, hội họa, báo chí, nói chung văn hóa Việt Nam phát triển, bắt kịp thiên hạ, bởi vì văn hóa phát triển nhờ tự do sáng tạo, trong chế độ độc tài chỉ có cấm đoán, kiểm duyệt, tù đày, đốt sách, tịch thu tranh, cấm hát...
Nâng cao dân trí, để tạo nhu cầu tự do, dân chủ cho đại chúng, không phải chỉ là lý thuyết suông, mặc dù nghiên cứu sâu sa về chính trị để có một văn hóa chính trị khả quan là điều cần thiết, nhưng cũng là, phải là, nên là những dữ kiện, những thí dụ cụ thể, trong đời sống hàng ngày là chuyện không thể thiếu.
Những bài vở trên sách báo Việt Nam ở hải ngoại thường là chỉ viết cho một số người cùng trình độ, không phải viết cho đại chúng. Đại chúng không đọc, không hiểu, cho đó là chuyện viển vông, của những người ăn không, ngồi rồi, không liên hệ gì tới họ.
Giới gọi là trí thức Việt Nam không quan tâm đến chuyện đưa tư tưởng tới số đông, nhiều khi còn cố tình dùng chữ khó hiểu, viết bí hiểm, coi đó như bằng chứng của sự uyên bác.
Việt Nam, trong đại họa, có cái may là hiện có hàng triệu người cư ngụ ở nước ngoài, ở những quốc gia dân chủ nhất thế giới, sống và có kinh nghiệm hàng ngày về các sinh hoạt dân chủ. Nếu để tâm, mỗi người trong chúng ta có thể đóng góp cho việc truyền bá ý thức dân chủ ở Việt Nam. Đó là chuyện hàng ngày, dưới mọi hình thức, từ báo chí, truyền thông, tới những buổi trao đổi, trò truyện giữa thân hữu.
Chuyện hàng ngày, nhưng đó chính là một hình thức tranh đấu tư duy để thay đổi xã hội.
Nhắc lại một lần nữa là mặt trận tư duy chưa thắng, khi nào đa số chưa thấy dân chủ là ưu tiên hàng đầu, là phương tiện duy nhất để cải thiện đời sống của chính họ, gia đình, con cái họ, những biến đổi chỉ là nhất thời, phe chế độ cộng sản cuối cùng vẫn thắng, vì họ có quyền, có tiền và có khả năng đàn áp, biết dùng cái sợ để củng cố quyền lực
Sẽ không có thay đổi chính trị, nếu không thay đổi tư duy.
Phan Chu Trinh, cách đây trên một thế kỷ, đã không nói gì khác hơn, với chủ trương khai dân trí cải tiến giáo dục, phát huy kiến thức), chấn d ân khí (thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, cởi trói nọc độc chuyên chế), hậu dân sinh (phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của dân).
Thay đổi tư duy có khó không ?
Phải nói ngay là thay đổi cách suy nghĩ rất khó.
Khi bị ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi môi trường sống, bởi xã hội, những cách cư xử khởi đầu là một cố gắng, trở thành một thói quen. Khi kéo dài từ thế hệ này tới thế hệ khác, thói quen trở thành một khía cạnh của văn hóa, trở thành một bản năng. Khi đã thành văn hóa, phải hàng thế hệ mới thay đổi được, nếu có ý muốn và quyết tâm thay đổi.
Những thí dụ quanh ta không hiếm.
Thí dụ Hoa kỳ với tệ nạn súng đạn. Mặc dù mỗi năm có trên 20.000 người chết vì súng đạn, những vụ thảm sát nơi công cộng diễn ra mỗi ngày, gây thảm kịch cho hàng chục ngàn gia đình, chuyện cấm mua bán, sử dụng súng đạn vẫn là chuyện không tưởng. Không phải chỉ vì quyền mang súng được ghi trong Hiến pháp, cũng không hẳn chỉ vì lobby súng đạn mạnh, nhưng vì đó là một khía cạnh của văn hóa Mỹ, của american way of life, có từ khi lập quốc, khi những người Mỹ đầu tiên đến khai phá những vùng lãnh thổ mới đầy hoang vu và đe dọa cần súng đạn để hộ thân. Súng đạn do đó đã trở thành một vât dụng thường nhật, như bàn ghế, xoong chảo.
Thí dụ nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền ở những nước Hồi giáo. Trong thời đại của internet, của tiến bộ kỹ thuật, nữ quyền ở những nước này hầu như không thay đổi, không khác gì thời đại bán khai, bởi vì đó là một vấn đề văn hóa.
Ngay cả ở một nước tiến bộ như Nhật Bản, nữ quyền vẫn mơ hồ, bởi vì đó là một vấn đề văn hóa.
Sự thay đổi càng khó khăn hơn nữa, đặc biệt là thay đổi chính trị, dưới một chế độ độc tài, trong đó nhà cầm quyền nắm toàn quyền sinh sát. Chỉ cần suy nghĩ hơi khác với Nhà nước là đã vào tù, nếu không bị mất mạng.
Thay đổi tư duy cực kỳ khó nhưng không phải là chuyện viển vông
Thay đổi tư duy cực kỳ khó, nhưng không phải là chuyện không thể xảy ra.
Lịch sử nhân loại đã cho thấy nhiều thay đổi lớn đã xẩy ra mà chỉ trước đó vài năm, vài tháng người ta không tưởng tượng nổi : sự sụp đổ của đế quốc La Mã, chế độ thuộc địa, tệ trạng buôn bán nô lệ, chủ nghĩa apartheid, v.v.
Trước đây, chế độ thuộc địa là một chuyện hiển nhiên. Ngày nay là chuyện khó thể tưởng tượng được.
Tóm lại, chuyện thay đổi tư duy là chuyện có thể thực hiện được, không có gì là không tưởng.
Một cuộc nghiên cứu rất lý thú gần đây cho thấy sự suy nghĩ của người dân có thể bị ảnh hưởng dễ dàng.
Cuộc nghiên cứu do đại học Berkeley, California, thực hiện năm 2020
Người ta cho những cử tri bảo thủ, bỏ phiếu cho Donald Trump, coi đài truyền hình CNN (chống Trump) trong một tháng (September 2020). Trước đó, họ chỉ coi đài bảo thủ Fox News (ủng hộ Trump), tin Fox News, suy nghĩ như Fox News.
Sau 4 tuần lễ trước màn hình CNN, đa số những người này bớt tin tưởng Trump (đang là Tổng thống) và các chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa, cởi mở hơn với chuyện bỏ phiếu qua bưu điện, hết tin Biden muốn cắt bỏ ngân sách dành cho cảnh sát. Cử tri của Trump đã thay đổi, nhưng thay đổi không lâu.
Hai tháng sau cuộc nghiên cứu, họ bỏ CNN, trở lại với Fox News, và dần dần suy luận như trước.
Nghiên cứu trên cho thấy :
1. Người dân bị các media ảnh hưởng nặng
2. Sự thay đổi tư duy, nếu muốn lâu dài, phải thực hiện lâu dài, thường trực. Đó là nguyên tắc tẩy não của chế độ cộng sản. "Một sự dối trá nhắc đi nhắc lại một ngàn lần sẽ trở thành sự thực". Khi sự tẩy não được thực hiện từ súc sơ sinh, từ mẫu giáo, suốt ngày, suốt đời, phải nhiều thế hệ mới gột rửa nổi.
Không phải vô tình hay ngớ ngẩn mà chính quyền Trung Quốc, hay Việt Nam muốn trở lại chính sách đặt loa phường trên mỗi góc phố.
Điều đó cho thấy sự quan trọng của báo chí, media. Nắm media là nắm đầu óc của dân. Việc đầu tiên khi chế độ cộng sản chiếm miền Nam là đóng cửa báo, đốt sách, bỏ tù kỳ giả, văn nghệ sĩ.
Quyền tự do báo chí là mẹ đẻ của tất cả các quyền làm người. Vì vậy, đòi hỏi đầu tiên của những người tranh đấu là quyền tự do báo chí. Việt Nam hiện nay, theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, là một trong năm quốc gia vi phạm quyền tự do báo chí trắng trợn nhất, bên cạnh Trung Quốc, Bắc Hàn
Tóm tắt :
Việt Nam sẽ chỉ có thay đổi chính trị, nếu có thay đổi tư duy. Chuyện thay đổi tư duy cực kỳ khó, đòi hỏi kiên trì, kiên nhẫn. Nhưng không thể tránh khỏi, vì vậy phải bắt đầu ngay và làm mỗi ngày.
Nếu những hội đoàn có chung một mục tiêu, đồng thuận lộ trình, những tỵ hiềm cá nhân, chia rẽ là một nét văn hóa Việt sẽ giảm bớt.
Nhưng bất cứ một người nào trong chúng ta cũng có thể đóng góp vào việc thay đổi tư duy. Bất cứ ai cũng có thể giải thích cho những người u mê hiểu là không, không phải nơi nào cũng có tham nhũng, thời nào cũng có bất công, xứ nào cũng có bóc lột. Ở những nước dân chủ, đó là những ngoại lệ, bị trừng trị. Ở Việt Nam, đó là một hệ thống đại quy mô, một phương pháp quản trị, một phương tiện củng cố quyền lực.
Rất nhiều người Việt có ý thức, có thiện chí, nhưng thở dài : nhóm cầm quyền tàn bạo lắm, không làm gì được đâu. Đó cũng là một vấn đề tư duy. Người Ukraine không suy nghĩ kiểu đó, khi họ đương đầu với quân xâm lược Nga. Phụ nữ Iran không suy nghĩ kiểu đó, khi họ xuống đường chống tập đoàn hồi giáo cực đoan đang cầm quyền.
Đóng góp vào việc thay đổi tư duy là chuyện phải làm. Phải làm ngay. Phải làm lâu dài. Và ai cũng làm được, cũng có thể đóng góp
Howard Zinn : Chúng ta không bắt buộc phải thực hiện những chuyện lớn lao, anh dũng để tham gia vào ti ến trình thay đổi xã hội. Mỗi hành động nhỏ nhân lên gấ p h àng triệu người có thể thay đổi thế giới (7).
Paris 13/10/2022
Từ Thức
Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 13/10/2022
Chú thích :
(1) Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi ở Việt Nam ?
(2) Bài này là tóm tắt bài thuyết trình của tác giả, trong buổi hội luận ngày 24-25/09/22, tại Stuttgart (Đức Quốc), do hội Diễn Đàn 21 tổ chức
(3) Stéphane Hessel, Indignez-vous ! Ed. Indigène, France, 2010
(4) Stéphane Hessel, Engagez-vous ! Ed. Indigène, France, 2010
(5) Le mal ne peut dominer que si vous le cautionnez. Refusez le !
(6) Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely
(7) Nous ne sommes pas obligés d’accomplir des grandes actions héroiques pour participer au processus du changement. De petits actes multipliés par des millions de personnes peuvent transformer le monde"
Trước hiện tượng tổng biểu tình đồng loạt trên cả nước với số lượng lớn chưa từng có từ trước tới nay, với một lý do bề nổi công khai là phản đối Luật đặc khu, phản đối nguy cơ chính quyền bán nước cho Trung Quốc, những quan sát đơn giản nhất cũng thấy nó chứa đựng một căn nguyên lớn hơn nhiều, đụng đế nền tảng của chế độ. Nhưng các nhà lãnh đạo chính quyền không thấy, vẫn không thấy.
Chuyên gia làm luật cao cấp có tiếng "thông thái" Nguyễn Khắc Định, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, ủy viên thường vụ Quốc hội thì nói rằng "Dự án Luật Đặc khu là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ", "Nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm". Ông cho rằng : "các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri, nhân dân chưa hiểu (do trình độ có hạn !?), có lẽ vì thế mà dân phản đối nhiều thế" !?
Ông Nguyễn Khắc Định, chuyên gia làm luật cao cấp có tiếng "thông thái" của Quốc hội, khinh rẻ trình độ của dân chúng
Còn bà Chủ tịch quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân, sáng 11/6, trước khi bước vào chương trình họp chính thức, kêu gọi người dân "bình tĩnh trước những thông tin tụ tập đông người tại một số địa phương ngày hôm qua 10/6".
Bà Chủ tịch quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân quy cho dân là bị xúi dục và bị lợi dụng.
Bà này nói : "một bộ phận nhân dân tụ tập đông người gây ách tắc giao thông và có những việc làm quá khích" và còn nói : "không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng".
Rồi tiếp kêu gọi "nhân dân cả nước bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận".
Một ông chuyên gia luật thì khinh rẻ trình độ của dân chúng, còn bà chủ tịch quốc hội quy cho dân là bị xúi dục và bị lợi dụng.
Cái đáng nói là bà chủ tịch dùng từ ngữ tệ hại của một người có lẽ thiếu học thức cần thiết tương xứng với cương vị đại diện dân bậc cao nhất của bà. Bà quy việc biểu tình có ý thức của người dân là "tụ tập đông người", nghĩa là theo bà, hàng chục ngàn người bỏ công ăn việc làm, xuống đường hô vang lên những khẩu hiệu phản đối Chính phủ và Quốc hội chỉ là việc tụ tập vô công rồi nghề của lũ dân không hiểu biết gì !?
Tệ hơn, bà còn ngăn cả đại biểu không cho họ nói : "đề nghị đại biểu quốc hội trong hành động, phát ngôn đừng tạo ra thêm bất kỳ sự ngộ nhận, hiểu nhầm nào nữa". Chỉ nên nói vào, không được cào ra ?! Một bà Chủ tịch quốc hội vi phạm nhân quyền.
Với một cái não trạng lạc hậu như vậy mà làm Chủ tịch quốc hội, thì chắc chắn sẽ còn nhiều biểu tình của dân chúng nữa. Thậm chí, sẽ có phản đối, dù có thể âm thầm, ngay trong phòng họp quốc hội, trừ phi cả 954 vị đại biểu toàn là những cái đầu mụ mị, mít đặc.
Đặc điểm nổi bật lần xưống dường ngày 10/06 là không có mặt những nhà tranh đấu, tất cả đều bị canh giữ phong tỏa tại gia, 24/24 giờ trong suốt thời gian trước và sau vụ biểu tình xảy ra, không một ai ra lời kêu gọi, và không cuộc xuống đường nào được tổ chức tổ chức.
Nhưng Công an Thành phố Hồ Chí Minh vẫn nhai lại những luận điệu cũ rích : "Sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá. Bà con cần bình tĩnh, không để mắc bẫy", đó là lời đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng tham mưu Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 11/6, thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Bùi Văn Cường, Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới, Ủy viên trung ương đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã gửi thư kêu gọi "toàn thể đoàn viên công đoàn, công nhân lao động hãy bình tĩnh, đề cao cảnh giác, không nghe theo và không làm theo lời xúi giục của kẻ xấu ; không để lòng yêu nước bị lợi dụng ; đồng thời tuyên truyền cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp không tham gia các hành động trái pháp luật, không chia sẻ những nội dung kích động trên các trang mạng xã hội".
"Vì sự ổn định và phát triển của đất nước, tất cả chúng ta hãy đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch ; giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ công ty, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ việc làm của chính mình".
Những kiểu suy nghĩ như vậy chính là nguyên nhân thất bại của nhà cầm quyền.
Ai cũng biết, động lực của việc phản kháng là sự thối nát của hệ thống chính quyền từ địa phương tới trung ương. Thực chất của phẫn uất là sự thực phơi ra hàng ngày, là sự giàu có bất chính, là cuộc sống phè phỡn ngông nghênh của lũ quan lại đối lập với cuộc sống nghèo hèn, trên xương và trên máu của người dân lao động.
Ở Bình Thuận, người dân bao vây trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, giật đổ hàng rào, phá vòng vây lưới thép gai, đốt cháy 10 xe, chặn đường, ném đá tấn công cảnh sát, phong tỏa quốc lộ 1, đập phá và đốt xe của Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, dùng bom xăng ném vào phòng làm việc, đốt cháy phòng hồ sơ, đánh bị thương nhiều cảnh sát, tấn công Bộ chỉ huy Biên phòng và trụ sở Sở kế hoạch đầu tư …
Đây là bạo lực tự phát, không có người xúi dục, nảy sinh trong không khí hừng hưc được đốt lên từ sự phẫn uất bị dồn nén từ lâu được dịp bùng phát, không có sự lường trước.
Cái nguy hiểm cho chế độ chính là lối tư duy cổ hủ bị dẫn dắt bởi lối suy nghĩ một chiều đơn giản là, chụp mũ, quy tội đế đàn áp.
Có âm mưu "lật đổ" không ? Chắc chắn là có, nhưng không phải là âm mưu mà là khát vọng. Con giun xéo lắm phải quằn. Cái cơ cực bất công hàng ngày là nguồn gốc của thèm khát thay đổi.
Nếu cứ tiếp tục cái lối tư duy này, thì nguồn gốc của sự phản kháng không được giải quyết, và sự đàn áp chỉ như lửa đổ thêm dầu. Nhà cầm quyền có thể tưởng như vẫn giữ được trật tự sau hàng loạt bắt bớ và đàn áp, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Đàn áp bằng thủ đoạn và bạo lực sẽ chỉ tạo ra sự đáp trả bằng thủ đoạn và bạo lực tương ứng tự phát.
Mỗi một lần bị đàn áp sẽ là một kinh nghiệm, và bạo lực không gơi ý cho sự dàn xếp hòa bình, tất yếu dẫn đến đáp trả bằng bạo lực tương tự. Đơn giản là nếu không được phép công khai, sự đáp trả sẽ trở thành bí mật. Và nếu chưa thể lật đổ toàn bộ, thì việc đáp trả sẽ quay tới cá nhân. Sự trừng phạt sẽ hướng tới những cá nhân giàu có nhờ tham nhũng, những cá nhân cảnh sát ác ôn, những chánh tòa xử tội bất công, phi lý… sẽ có những tòa án ngầm và những đội thi hành án ngầm. Sẽ có ám sát, sẽ có đốt xe, đốt nhà... Đó là sự phát triển của lôgic tự nhiên.
Và nếu chưa thể đập được cả cái chế độ thì người ta, người ta đốt xe, đốt biệt thự, đốt biệt phủ, đập phá trụ sở công quyền, người ta phá đường, giật cầu... Mà đân tự làm thì chả có chính quyền nào bắt cho hết được.
Nếu không thay đổi nhận thức, thì các nhà cầm quyền chỉ có thất bại, và sự sụp đổ chế độ là không thể tránh khỏi.
Lập ra Luật an ninh mạng để bịt miệng người dân, tước đoạt quyền tự do phát biểu, cũng là một biểu hiện lối tư duy bạo lực cổ hủ. Người ta dù không được nói, nhưng những suy nghĩ, ý kiến, tư tưởng vẫn còn đấy, vẫn tồn tại, vẫn lặng lẽ phát triển, nghĩa là sự phản kháng vẫn còn nguyên âm thầm hoàn chỉnh và chuẩn bị cho sự bùng nổ. Sự lật đổ nó nằm ở đó chỉ vì sự đối thoại giải tỏa không có.
Mấy chục năm nay, đàn áp bắt bớ, tù đầy, nhưng không một tù nhân nào sau ra tù nhụt mất ý chí. Tất cả các tù nhân đều trưởng thành tiến bộ về trình độ và dầy dạn thêm về kinh nghiệm hành động. Mọi cuộc nổi dậy phản kháng tự phát đều bị nhà cầm quyền dùng mọi thủ đoạn đàn áp, nhưng cuộc biểu tình sau, đông và có cốt cách đàng hoàng tự tin, bài bản và chững chạc hơn.
Nhưng những kẻ cầm quyền không thấy, tư duy của những người cầm quyền không tiến bộ hơn. Đó là sự trì độn.
Những người như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, như ông Bùi Văn Cường không hiểu dân, không đại diện cho dân, cho người lao động, tưởng là có ích cho chế độ, nhưng thực chất là những kẻ tự đào đất dưới chân chế độ. Vì, chỉ có đứng cùng phía với dân mới kéo chế độ tới gần dân, còn ngược lại, là biến chế độ thành một thứ đối kháng.
Chả có gì đối đầu với dân mà tồn tại. Gần thì mất chức, xa hơn thì sụp đổ.
Bùi Quang Vơm
(12/06/2018)