Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tướng tá bị chôn vùi – Cứu hộ hay cứu của ?

Trung Nam, thoibao.de, 17/10/2020

Sự cố xảy ra ở Thủy Điện Rào Tranh 3 xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dấy lên sự quan tâm đặc biệt của dư luận vài ngày nay.

Thoibao.de ghi nhận nhiều nguồn tin và bình luận trái chiều liên quan đến vụ việc này. Đặc biệt là vụ đi cứu nạn khiến 13 người chết trong đó có 11 sĩ quan Quân đội trung cấp đến cao cấp và 2 quan chức cấp Huyện và cấp tỉnh. Trưởng đoàn cứu nạn là thiếu tướng Nguyễn Văn Man – Phó tư lệnh Quân khu 4 cũng thiệt mạng trong sự cố này.

Vô số bình luận chia buồn xót thương cho 13 người tử nạn, xem đây là sự hy sinh vì dân vì nước.

Tuy nhiên thông tin và vài bức ảnh hiếm hoi trên báo cũng khiến một số người đặt dấu hỏi về tài sản của tướng Nguyễn Văn Man, khi thấy cánh cổng và hàng rào quá sang trọng của căn biệt thự cao cấp và chiếc ghế gỗ chạm rồng cực kỳ đắt tiền trong nhà…

Một số người truy vấn nguyên nhân lũ ống, lũ quét, sạt lở đất mà các báo nói đến từ nhiều năm nay, đó là việc phá rừng làm thủy điện nhưng đều được chính quyền cấp phép đầy đủ.

Đốn hạ 200 ha rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền để làm 3 đập thủy điện Rào Trăng 3, Rài Trăng 4 và thủy điện Alin

dap01

Diện tích rừng Việt nam bị thu hẹp từ năm 1943 đến 1997

Ba nhà máy thủy điện nằm trong vùng lõi, 1 nhà máy ở khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn Phong Điền. Việc làm thủy điện đã khiến 200 ha rừng đặc dụng bị mất, ảnh hưởng không chỉ đến bảo tồn, đa dạng sinh học và còn tác động tiêu cực đến địa mạo, địa chất nơi đây. Năm 2016 và 2017 có trên 63 ha rừng bị chặt hạ, trong đó khoảng 40 ha rừng có gỗ với khối lượng được tận thu là 349 m3. Trong số diện tích trên, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền mất gần 30 ha rừng tự nhiên để xây dựng nhà máy thủy điện Alin B2 và Rào Trăng 3… Báo chí nêu cảnh báo về sự tàn phá môi trường rừng ở khu vực này từ nhiều năm trước, nay thì sự cố xảy ra như một quy luật nhân quả tất yếu.

Về sự tàn phá rừng ở miền Trung, Doanh nhân Lê Hoài Anh đưa ra bình luận :

"Tại sao tôi kêu gọi quốc tang cho đồng bào miền Trung, các chiến sĩ tử nạn ? Để các lãnh đạo thấy rõ tác hại của việc tàn phá rừng, tàn phá thiên nhiên của nhóm lợi ích trong Đảng của họ !

Trong đoàn quân đội tử nạn, dân mạng xôn xao nhiều thông tin (chưa được kiểm chứng) là có các vị có cổ phần tại các thủy điện cục bộ tại miền Trung. Thiết nghĩ nếu những thông tin đó là sự thật thì âu cũng là luật Nhân quả cho những vị ấy thôi.

"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt"

"Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá"

Nước ta về cơ bản là đã hết rừng, tôi đã đi khắp các miền đất nước để thấy rằng về cơ bản đất nước chúng ta đã phá gần hết rừng, kể cả rừng phòng hộ. Công bằng mà nói cả nhân dân cũng phá rừng từ các việc đốt rừng làm nương rẫy…

Tất nhiên là nhóm lợi ích và những kẻ có quyền thì tốc độ phá, khu vực họ phá nhanh và rộng hơn rất nhiều. Họ không chỉ phá rừng, bạt núi, băm nát các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ, các danh lam thắng cảnh để làm thủy điện, xây biệt thự, biệt phủ, làm các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch tâm linh.

Vì lợi ích mà họ chặt phá quy hoạch bậy bạ không thương tiếc đất nước này, không màng đến hậu quả mà họ đã và đang gây ra cho đồng bào mình cho những người dân khốn khổ của mình". Bà Lê Hoài Anh nêu quan điểm.

dap02

Người thân và các sĩ quan đồng nghiệp của tướng Nguyễn Văn Man chờ đợi tại nhà riêng của ông ở số 41, tổ dân phố 9, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quang Bình, một căn nhà rất đẹp…

Về tin tức liên quan đến tướng Nguyễn Văn Man, nhà hoạt động Thảo Teresa từ Hà Nội, đưa ra bình luận :

"Trong hình là những người dân đang hóng tin ở trước cổng biệt phủ của thiếu tướng Nguyễn Văn Man.

Trước là xin chia buồn cùng các gia đình. Sau thì mình thấy biệt phủ của tướng Man đẹp quá, cỡ dân đen có lẽ 3 đời nằm mơ cũng không có được. Anh trai tướng Man ngồi trên cái ghế cỡ vài tỷ để hóng tin em nhìn cũng tội. Không biết là tiền ở đâu ra mà ông Phó tư lệnh xây nhà to thế ạ.

Trong số 13 người thiệt mạng thì toàn là lãnh đạo to cả, chỉ có duy nhất 1 phóng viên đi theo đoàn chắc để làm mầu đưa tin chứ không thấy thằng lính nào. Các tướng tá ra đi đột ngột như này thì của cải cũng để lại cho con cháu hưởng hết. Thôi thì cũng được an ủi phần nào, cả đời đi buôn chổi đót với làm xe ôm như vậy cũng toại nguyện rồi", bà Thảo Teresa đưa ra nhận định.

Câu hỏi của nhà thơ Đỗ Trung Quân trên Facebook cũng đang nhận được khá nhiều bình luận trái chiều.

"Tôi không quan tâm đến vụ này nên không thể trả lời câu hỏi này, nhưng đấy là một câu hỏi đáng quan tâm".

"Anh nghĩ sao nếu họ hi sinh không phải "vì đến với dân trong bão giông" mà là đến với tài sản của họ ? Vì sao địa chỉ công ty chủ đầu tư thủy điện đó lại trùng với địa chỉ ông Man ?"

Dư luận cho rằng rất kỳ lạ khi đoàn cứu nạn lại chỉ "toàn sĩ quan cấp tướng và tá, thủy điện này có gì mà toàn cấp cao phải vô ứng cứu", Facebook Nguyễn Thế Huy đặt câu hỏi, "Chủ đầu tư đi thăm tài sản" – Facebook Đề Đốc Hộ Thành đưa ra câu trả lời.

Mặc dù không đủ bằng chứng cụ thể, nhưng rất nhiều người chia sẻ suy đoán rằng Thủy điện Rào Trăng 3 có cổ phần của những sĩ quan quân đội và quan chức địa phương và đó là nguyên nhân khiến cho các tướng tá và quan chức đã đích thân vào hiện trường để thăm tài sản, bởi lẽ sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng của nhóm cứu hộ là một câu hỏi rất lớn, nhưng báo chí chính thống không dám đưa vấn đề này ra để phân tích.

Một bài viết được hàng ngàn lượt chia sẻ của Facebook Bùi Văn Thuận với tựa đề "Câu hỏi và nghi ngờ", nội dung như sau :

"Nếu có kinh nghiệm xem tivi, đọc báo đảng và nhìn thực tế công tác phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn thì đều biết : Quan chức cấp huyện, tỉnh hay trung ương và sĩ quan quân đội cấp tá chỉ đến nơi nào đó có nước mấp mé vùng lũ cho phóng viên quay phim chụp ảnh này nọ. Xong là các cán bộ sĩ quan to của đảng lên xe hơi về trụ sở hoặc về các điểm ăn uống mở tiệc.

Công tác phòng chống và cứu hộ, cứu nạn chỉ do cấp dưới, lính lác thực hiện. Đó là thực tế mấy chục năm gần đây. Nhưng đoàn của tướng Nguyễn Văn Man nhóm bị mất tích bao gồm toàn lãnh đạo : Có 7 người là sĩ quan thuộc Quân khu 4, 1 người thuộc Bộ Tổng tham mưu, 3 người thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên-Huế, 1 người là chủ tịch UBND huyện Phong Điền, 1 phóng viên cổng thông tin của tỉnh. Trong số 8 người thoát chết có Phó Chủ tịch tỉnh.

Câu hỏi đặt ra là : Tại sao đoàn cán bộ này lại hấp tấp đi vào vùng rừng núi đang lũ và sạt lở như vậy ? Theo lẽ thường, các cán bộ đảng - nhà nước và các sĩ quan cấp tá trở lên rất sợ chết, không dám để tay chân dính mưa hay bùn đất, nói gì đến chuyện cả đàn kéo nhau đi vào rừng mưa đang sạt lở.

Vậy nghi ngờ điều gì ? Tôi nghi ngờ và dám đoán mò khẳng định : 99% các dự án thủy điện đó có tài sản, lợi ích của các cán bộ trong đoàn "cứu hộ".

Dự án thủy điện Rào Trăng 3 và 4 được tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép để xây giữa rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ. Theo suy đoán của cá nhân thằng cha già : Các nhà máy đó có cổ phần của nhiều quan chức và sĩ quan quân đội cấp cỡ tướng Man.

Một điều ít người để ý : Các dự án thủy điện ngoài bán điện còn có thể bán rừng, bán gỗ và đặc biệt là bán khoáng sản như vàng và các kim loại quý. Khi xây dựng, nạo vét các con sông, lượng vàng kiếm được nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

dap03

Thiếu tướng Nguyễn Văn Man (hàng đầu thứ hai từ phải qua) trước khi đi cứu hộ cứu nạn hôm 11-10

Và khu vực thủy điện Rào Trăng 3 là vùng có vàng và nhiều kim loại quý, xin hãy xem và tìm hiểu về các vùng khoáng sản, "mạch vàng" của Việt Nam sẽ rõ.

Làm sao thủy điện được cấp phép dễ dàng giữa rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ như vậy nếu nhà máy đó không phải của các sĩ quan và cán bộ- đảng viên ?

Làm sao các quan chức đầu huyện, đầu tỉnh, sĩ quan to nhất tỉnh, đứng đầu quân khu lại cấp tập băng rừng "cứu hộ" như vậy ? Lính và sĩ quan cấp cả đống, họ khỏe hơn, nhanh hơn và sẽ vượt địa hình, bão lũ dễ hơn các quan chức và tướng tá nhiều. Tại sao cả đoàn toàn cán bộ, sĩ quan cấp bự ?", Facebook Bùi Văn Thuận nêu nghi vấn.

dap6

Hiện trường vụ đào bới tìm thi thể 13 cán bộ chiến sĩ tại trạm Kiểm lâm số 67

"Về nguồn gốc Chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 được báo chí truy ra xuất phát điểm là của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn xây dựng Trường Sơn. Trong đó ông Giám đốc sinh năm 1965 tên Nguyễn Đại Lợi đã từng tổ chức 3 chục tên đầu gấu dùng hàng nóng đánh chém dân làng vì dân làng cản trở việc kéo dây diện của của công ty do Lợi làm chủ. Vụ xô xát này như một trận chiến gây hoảng loạn ở Quảng Bình, nhưng sau đó Lợi được tại ngoại "chữa bệnh", vụ việc liền bị đảng ỉm đi. Đúng như Lợi vỗ ngực nói trước khi xua quân đi chém giết dân làng "bọn tao không sợ gì pháp luật" và kêu gọi nhóm "đệ tử" cứ thẳng tay chém, đánh "nếu ai chết thì đền".

Công ty Trường Sơn sau đó để cho Nguyễn Đại Thành (con trai của Lợi) sinh năm 1992 đứng tên.

Nguyễn Đại Lợi, Nguyễn Đại Thành là hàng xóm của thiếu tướng Nguyễn Văn Man, phó tư lệnh quân khu 4", Facebook Bùi Văn Thuận đưa thêm thông tin.

dap4

Thủy điện Rào Trăng 3 đã hoàn thành được 90% khối lượng công trình

Nhà văn Lưu Trọng Văn cũng đưa ra bình luận :

"Ba sĩ quan an ninh trong vụ Đồng Tâm vì sao bị chết ?

Và hôm nay cả chục tướng tá trong vụ sụt lở ở Thừa Thiên tại sao bị chết ?

Nếu không có câu trả lời chính xác thì sẽ còn nữa những chết thương tâm của các sĩ quan, chiến sĩ trong thời bình.

Câu trả lời rất đơn giản và chỉ có một. Không được đào tạo và tôi luyện trong các hoàn cảnh có biến.

Vậy thì hàng chục năm nay tiền của của Dân chi cho an ninh, quốc phòng để đào tạo các chiến binh bảo vệ Đất nước, bảo vệ Dân chống lại các biến cố đi đâu ?

Rõ ràng đã đến lúc các quan trên cụ thể là bộ Chính trị, thủ tướng, quân ủy trung ương phải nhanh chóng điều tra xem lại công việc đào tạo các sĩ quan về mọi kĩ năng chiến đấu, đối phó các nguy cơ cơ bản.

Đất nước hiện đang luôn bị áp lực chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc, của thiên tai, của bất ổn định chính trị, bởi các tệ nạn lưu manh, vậy mà qua hai sự cố Đồng Tâm và Thừa Thiên đã bộc lộ rõ sự kém cỏi năng lực chiến đấu đối phó của hàng loạt tướng tá an ninh, quân đội.

Nếu có kĩ năng chiến đấu tối thiểu và phương án trinh sát tối thiểu thì không có chuyện ba sĩ quan an ninh sa hố.

Nếu luôn có phương án tác chiến bài bản tối thiểu thì không có chuyện cả chục tướng tá tay không đi làm cái việc là cứu hộ những người bị mất tích vì lũ được.

Bài bản tối thiểu của một trận đánh là điều nghiên chiến trường, là trinh sát trước đường đi nước bước, là đội quân chuyên nghiệp cứu hộ cùng các phương tiện cứu hộ.

Hơn chục tướng tá tay không và không phải là lực lượng cứu hộ thì làm được gì để cứu hộ ?

Sự liều mình của họ được ghi nhận nhưng cái chết vô lý thương tâm của họ lẽ nào không là bài học cay đắng và không là nỗi lo ngại về năng lực của các tướng tá của chúng ta ?", ông Lưu Trọng Văn nêu quan điểm.

dap5

Vết tích ban đầu còn sót lại của 13 cán bộ chiến sĩ tại hiện trường bị vùi lấp

Cũng về phá rừng làm thủy điện, nhà báo Nguyễn Hoàng Quân viết trên Facebook cá nhân như sau :

"Năm 2016, thủy điện Hố Hô, Hà Tĩnh bất ngờ xả lũ khiến hàng ngàn nhà dân ngập lụt, cả huyện Hương Khê chìm trong biển nước, để cuối cùng đồng bào cả nước phải về đây cứu trợ. Bộ công thương kết luận Hố Hô xả lũ sai quy trình, chủ tịch huyện Hương Khê lên báo rưng rưng "xả lũ kiểu này chúng tôi chỉ may mắn mới giữ được mạng sống".

Dân kỹ thuật hay gọi Hố Hô là loại thủy điện "cóc", bởi công suất nó rất nhỏ, không bằng 1/1000 thủy điện Hòa Bình. Công suất nhỏ nên doanh thu và lợi nhuận nó rất thấp, nhưng tại sao vẫn cố sống cố chết làm cho bằng được. Câu trả lời có lẽ nằm ở hàng trăm hecta rừng bị chặt phá để làm thủy điện. Số gỗ ở đó đi đâu chỉ có trời biết, đất biết và quan biết.

Tang thương ở Huế bây giờ có công sức đóng góp không nhỏ từ hàng loạt thủy điện cóc như kiểu Hố Hô. Tại sao qua bao nhiêu kinh nghiệm xương máu từ trước rồi, mà giờ chính quyền Huế và Bộ công thương vẫn không rút kinh nghiệm, vẫn cấp phép cho xây dựng các thủy điện cóc như này. Để rồi hàng ngàn hecta rừng bị chặt phá, đau thương thì người dân gánh chịu.

Phá sơn lâm, đâm hà bá thì trời không dung, đất không tha. Cứ tiếp tục phá rừng nữa đi, rồi gỗ rừng cũng không đủ để đóng quan tài cho các người đâu. Ngày đó e là chẳng còn xa nữa", nhà báo Nguyễn Hoàng Quân nêu nhận định.

Trung Nam (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 16/10/2020

***************************

Hoa và máu

Trân Văn, VOA, 16/10/2020

Min Trung Vit Nam li lũ, li lt, li st l. Lương dân li chết. Hàng triu người li phi sng cnh màn tri, chiếu đt, nhiu gia đình li trng tay. Trên mng xã hi, người Vit li nhn nhau chung tay giúp đ đng bào Thiên tai vn là điu không th tránh nhưng chng l đâu ti Vit Nam cũng vy và năm nào cũng thế. Thm chí hu qu ca thiên tai năm sau luôn có khuynh hướng thm khc hơn năm trước.

hoavamau1

Lũ lụt nghiệm trọng khiến người dân miền Trung thiệt hại nặng nề. Ảnh minh họa Người Lao Động (16/10/2020).

***

Mi ln lũ, lt nói chung và lũ, lt ti min Trung nói riêng, người Vit li nghĩ, li nhc ti thy đin. Mai Quc n mt phóng viên chuyên viết v môi trường - tâm tình :Đã làm thy đin thì phi phá rng, ch khác là ít hay nhiu. Phá rng làm lũ tăng nhanh, khó lường hơn nên tài sn, sinh mnh nhân dân cũng bp bênh hơn. Lãnh đo ngành đin luôn khng đnh x lũ đúng quy trình nhưng năm nào cũng có người chết, có thit hi tài sn thì ch có th suy lun : Quy trình không đúng.

n nhn đnh :Làm sao có th gi là đúng quy trình khi thc tế tang thương như vy ? Ch mt b phn nh đu tư vào thủy đin giàu có còn s phn nhân dân thì như nhng cánh rng sau khi làm thủy đin, là tiếng gào thét tuyt vng tìm người thân sau mi trn lũ ?..Dn li mt ý ca ông Nguyn Văn Phng (V trưởng V Qun lý thuế doanh nghip ln, Tng cc Thuế) v chuyn "ăn mt phn con cháu"n than :Trong cuc n" y, đi đa s nhân dân không được phép d phn nhưng hu qu thì tt c chúng ta đu gánh chu và không th vô can. Nếu ai cũng vô cm, cũng im lng, cũng tho hip vi th hin thc tàn khc thì nghĩ v tương lai hn ch có nhng chuyn đau lòng (1)...

Trương Châu Hu Danh mt nhà báo khác cũng nghĩ như thế v thy đin :Hình nh người chng, người cha Tha Thiên Huế gào thét, vái ly thy thn tr li v và đa con chưa kp chào đi cho thy hu ha sau khi tàn phá thiên nhiên đau thương thế nào. Bt chp đa hình hp, dc, lượng nước đ v dn dp, các thy đin vn đng lot x lũ khiến h du không kp tr tay. Vì sao lượng nước đ v dn dp ? Đó là do tình trng xây dng thy đin tràn lan, bt núi làm d án và phá rng, là u t trong chuyn đi rng sang các mc đích khác

Nêu li mt thc mc khác vn ca nhiu người :Vì sao các tnh thành min Trung đu giáp bin nhưng thoát lũ li rt chm ?Danh tiếp tc tr li :Là do sông ngòi b san lp, thu hp, đường thoát nước t nhiên b "chn" bi hàng lot resort, khách sn sng sng ven bin ! Nhng hô hào v kim soát thy đin, bo v rng, tht cht quy hoch đô th c đến hn li lên, còn lũ lt min Trung vn bt ng, điên cung và rút đi rt chm sau khi gây tang tóc (2).

Trn Vương Thun đng nghip ca n, Danh bình lun v nhng nhng b đ g cu k kèm câu hi :Có b đ g khng nào được hp thc hóa t g phá rng đu ngun góp tay vào chuyến đi đnh mnh ca sn ph b nước cun, chết c m ln con khi tìm đường đến bnh vin do chuyn d ? Có s phát trin nóng, hp tác lnh, có lòng tham nhân danh cái đói, miếng ăn nào đ phá sơn lâm, đâm hà bá, đào tróc núi, lp ca sông, ngăn dòng chy.... đã đưa bàn tay đen mà bt cht tiếng tr khóc chào đi ? Và, câu tr li dành cho tt c chúng ta. Li thêm cái chết mà tôi và bn có d phn... Mong nhng đa tr hôm nay khi ln lên s biết, thành công không phi là tuyt dit mi th đ kiếm li nhun cho riêng mình, mi vic mình làm, mi th mình dùng đu cha muôn vn người khác bên trong, có khi cha c sinh mng nhng hài nhi chưa kp khóc (3) !

Ging như nhng năm gn đây, song hành vi lũ lt là st l và hai v st l xy ra liên tc trong hai ngày đu tun này lưu vc Rào Trăng (huyn Phong Đin, tnh Tha Thiên Huế) đã ly mng ca 30 người, bao gm c thường dân ln viên chc nhiu cp, ngành. Hai v st l lưu vc Rào Trăng là thm ha đã được cnh báo t lâu khi gii hu trách c trung ương ln đa phương cho phép xây dng ti đó ti bn công trình thy đin dng bc thang.

Ging như nhiu người, Nguyn Đình Bn than :Phá 200 héc ta rng vùng lõi ca khu bo tn thiên nhiên đ làm thy đin sinh li bao nhiêu ? Cho đến hôm nay, v dân s, riêng ti Huế đã có ít nht 9 người chết, trong đó có thai ph sp sinh, nhiu người b thương, gn 85.000 ngôi nhà b ngp, hàng ngàn héc ta lúa, hoa màu b phá hy. Chưa k 30 người là sĩ quan quân đi, cán b, công nhân thy đin... chết, mt tích. Cái giá phi tr cho s tàn phá thiên nhiên là quá đt, nhưng chc h s không chùn tay (4)...

***

Bên cnh s phn n vì nhng đau thương, mt mát do phá rng, lp sông, nhân danh phát trin đ phê duyt, cho phép xây dng hàng lot công trình thy đin, khu du lch, khu đô th mi khiến mc đ thm khc ca thiên tai không ngng gia tăng, nhiu thường dân phát giác ch có h mi nghĩ v nhau và tính đến chuyn cu nhau, còn h thng chính tr, h thng công quyn thì ch bn tâm đến vic làm sao cho đi hi đng cp tnh, thành ph rc r c, hoa.

hoavamau2

Hệ thng chính tr, h thng công quyn thì ch bn tâđến vic làm sao cho đi hđng cp tnh, thành ph rc r c, hoa.

Gii thiu li tm nh chp "sân khu" Đi hi đng tnh Vĩnh Phúc, Nguyn Thông k rng hàng xóm ca ông phát cáu và bo rng :Phi lôi c, bn ngay đa thiết kế và đa duyt, không cho cãi như hi ci cách rung đt. Gi này mà kiu "sân khu" r tin v hình thc, c h v ni dung, hết sc tn kém v tin bc như thế vn xut hin khp mi nơi, t cp cơ s ti cp trung ương có c vn "sân khu" như vy Trách cơ s mt thì trách trung ương mười. Ngay c ông Vương Đình Hu còn thay mt B Chính tr đem thêm hoa v khiến nó càng sc s như cái chăn con công ca Tàu(5)...

S mâu thun gia tang thương do thiên tai và đng vn thn nhiên t chc các đi hi khiến Nguyn Tiến Tường đ ngh t chc đng các tnh, thành còn li khi t chc đi hi đng :Nên dành mt phút mc nim cho nn nhân lũ lt. Ri đt mt thùng ng h, được bao nhiêu chng t chân thành by nhiêu. Được thì nói vi dân đôi li, có mt chi mà kim li d vy ? Đang nước sôi la bng, bt hoa hòe loè lot li. Dân ngoài mưa bão, mình trong tháp ngà như vy coi sao đng ? Đi biu t trung ương xung, mang tiếng lây vì cơ s. Phi tui, tui qut cho nhào hn hết. Dân đang cn giy, li mang giy v voi(6) !

Đ Cao Cường gi s mâu thun gia tang thương và đi hi là :Hoa và máu ! Cường nhau đnh : Sau nhng b vest, bó hoa loè lot trên sân khu là m hôi, máu và nước mt ca nhân dân. Năm nào cũng vy, đip khúc lũ - chết - t thin t phát gia nhng phn người bé nh vi nhau... c lp đi lp li như th vn còn đang trong thi k ăn lông l, loài người còn chưa biết đến khoa hc k thut, chưa phát minh ra các công trình phòng và chng lũ, chưa biết đến đng loi, đng chí, đng bào… Và nhn rng :Người dân và các chú lính chì (nhng quân nhân đang tham gia cu nn) không cn ti nhng tượng đài rng tuếch, nhng li khen vô b.Cái h cn là mt chương trình hành đng đúng nghĩa, mt cuc sng bình an, mt s công bng, minh bch, cn được tôn trng gia người vi người (7).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 16/10/2020

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=138840991292721&id=103514838158670

(2) https://www.facebook.com/huudanh.truong.5/posts/3084519111648475

(3) https://www.facebook.com/thuan.tranvuong/posts/10157643521126439

(4) https://www.facebook.com/dinhbon.nguyendinhbon/posts/3657035247684100

(5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=810418976458830&id=100024722048900

(6) https://www.facebook.com/nguyentuong.tuongnguyen.5/posts/3461679673950384

(7) https://www.facebook.com/docaocuonglieu/posts/3509718262428502

********************

Khi lòng tin đã quá cạn kiệt

JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 16/10/2020

Những ngày qua, cả khu miền Trung đất nước đã lại tiếp tục một giai điệu cũ của bản nhạc buồn hàng năm : Lũ lụt.

hoavamau3

Miền Trung : Trời hành cơn lụt hàng năm.

Trận lụt năm nay, lại tiếp tục được tặng "danh hiệu" lũ lụt lịch sử, cái danh hiệu mà chẳng ai muốn có, chẳng ai muốn đến khi đối diện với thiên tai. Chỉ hơn 1 tuần qua, những trận lũ lụt đã làm cho hơn 62 người thiệt mạng và mất tích.

Những hình ảnh ngập lụt toàn phần ở những vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã tràn ngập mạng xã hội. Những câu chuyện về người phụ nữ sinh con trong nước lũ và nước cuốn đi mất, người chồng quỳ khóc giữa biển nước là những hình ảnh gây xúc động.

Và cứ như thường lệ, những lời kêu gọi cứu trợ, giúp đỡ người dân vùng lụt lại tiếp tục được đưa lên báo chí và mạng xã hội.

Trong số các thông tin về hậu quả của lũ lụt đó, một thông tin khá "lạ" làm chấn động mạng xã hội : Đoàn công tác do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu quốc hội khóa 14, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 14, gồm 21 người đi kiểm tra vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3, thì bị núi sạt và lấp cả một trạm kiểm lâm nơi ông đang ngủ qua đêm cùng đồng đội. Một ngọn núi cao 100 mét gần trạm kiểm lâm đã sạt lở ban đêm và vùi lấp toàn bộ ngôi nhà cùng với những người đang ngủ trong đó.

Ngoài thiếu tướng Man, đoàn còn có Chủ tịch UBND Huyện Phong Điền cùng với các Phó, Trưởng phòng tham mưu lữ đoàn và của Quân Khu 4.

Cả đoàn chỉ thoát ra ngoài được 8 người nhờ sự may mắn, còn lại 13 người bị vùi lấp.

Trước những tin dữ, đau thương mất mát do bão lụt mà nạn nhân là những người dân vùng lũ luôn được sự quan tâm, chia sẻ và thương cảm, thì những thông tin về đoàn cán bộ, quan chức nhà nước bị nạn khi đi cứu hộ tại đây đã gây nhiều lời dị nghị, suy diễn cũng như những ý kiến ngược chiều trên mạng xã hội.

Những nghi ngờ được đặt ra

Trước hết, người dân đặt câu hỏi : Tại sao một đoàn cán bộ đi cứu trợ bão lụt mà đa số trong đó là quan chức ? Điều này làm người ta thấy rất lạ. Bởi xưa nay, như đã thành lệ, những nơi khó khăn, gian khổ và nguy hiểm là nơi dành cho người dân, lính tráng, còn quan chức rất hiếm gặp ở những nơi nguy hiểm.

Một facebooker cho biết :

Khi chưa xây thủy điện thì nơi đây là một khu rừng tuyệt đẹp với những khu rừng rậm nguyên sinh và những con suối hiền hòa. Rào Trăng còn gọi là Sông Rào Trăng, Khe Bùn là phụ lưu của sông Bồ, chảy ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế . Rào Trăng thuộc hệ thống Sông Hương. Sông có chiều dài khoảng 26 km. 

Từ năm 2019, trong một đoạn thượng nguồn chưa đầy 30km thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có tới 4 cái thủy điện công suất nhỏ đã hoàn thành.

1. Thủy điện A Lin B1 

2. Thủy điện A Lin B2

3. Thủy điện Rào Trăng 3

4. Thủy điện Rào Trăng 4 

Trong đó có 3 dự án Bộ công thương cấp phép, 1 dự án do UBND tỉnh cấp phép. Đây là những dự án nằm trong vùng lõi và khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

hoavamau4

Chỉ hơn 1 tuần qua, những trận lũ lụt đã làm cho hơn 62 người thiệt mạng và mất tích.

Các công trình thủy điện đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh thái, tài nguyên rừng và nhiều diện tích rừng buộc phải chuyển đổi mục đích. Các con đập đã làm thay đổi môi trường từ thượng nguồn đến cả hạ lưu Sông Hương. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng : Trong phạm vi hẹp chưa đến 30 km mà có tới 4 đập thủy điện, có nhiều hồ chứa nước lớn trên cao, những rừng cây nguyên sinh bị đốn hạ có thể dễ gây ra nhũn đất ở mùa mưa nên dễ xảy ra sụt lở lớn.

Một facebooker đưa ra suy nghĩ như sau : "Tại sao đoàn cán bộ này lại hấp tấp đi vào vùng rừng núi đang lũ và sạt lở như vậy ? Theo lẽ thường, các cán bộ đảng - nhà nước và các sĩ quan cấp tá trở lên đã rất sợ chết, không dám để tay chân dính mưa hay bùn đất, nói gì đến chuyện cả đàn kéo nhau đi vào rừng mưa đang sạt lở" ?. "Làm sao các quan chức đầu huyện, đầu tỉnh, sĩ quan to nhất tỉnh, đứng đầu quân khu lại cấp tập băng rừng "cứu hộ" như vậy ? Lính và sĩ quan cấp cả đống, họ khỏe hơn, nhanh hơn và sẽ vượt địa hình".

Thế rồi, người ta đặt câu hỏi : Đằng sau việc Thủy điện Rào Trăng 3 cùng với các Thủy điện khác được cấp phép giữa rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ kia có vấn đề gì để các cán bộ quan tâm đến vậy ?

Và liệu có mối quan hệ nào giữa những cán bộ này và các dự án kia về lợi ích hay không ?

Điều mà ai cũng biết, là để được cấp dự án vào những khu vực này, hẳn nhiên chủ đầu tư phải có vai vế, thần thế vượt qua được những cửa ải vô cùng khó khăn của hệ thống hành chính Việt Nam tại các địa phương. Một hệ thống mà người dân đã gọi rằng đó là hệ thống "Hành là chính".

Người ta cũng lưu ý rằng : Các dự án thủy điện ngoài bán điện còn có thể bán rừng, bán gỗ và đặc biệt là bán khoáng sản như vàng và các kim loại quý. Khi xây dựng, nạo vét các con sông, lượng vàng kiếm được nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Khu vực thủy điện Rào Trăng 3 là vùng có vàng và nhiều kim loại quý, xin hãy xem và tìm hiểu về các vùng khoáng sản, "mạch vàng" của Việt Nam sẽ rõ.

Và đây là điều người dân khẳng định chắc chắn : Làm sao thủy điện được cấp phép dễ dàng giữa rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ như vậy nếu nhà máy đó không phải của các sĩ quan và cán bộ, đảng viên ?

hoavamau5

Thiếu tướng Nguyễn Văn Man (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền vào chiều 11/10. Ảnh : thuathienhue.gov.vn

Khi báo chí đưa những hình ảnh về người thân, về những người hàng xóm chờ đón tin tức của vị tướng này tại quê nhà, thì cư dân mạng lại lần nữa "soi" gia thế của vị tướng. Rằng bộ ghế ngồi bằng gỗ quý, căn nhà với hệ thống cổng như biệt phủ kia, lấy tiền đâu ra… nếu không có những nguồn tiền ngoài lương bổng và chế độ của quân đội ?

Và như có một sự suy diễn ngầm rằng có thể vị tướng này cũng như các quan chức kia có mối quan hệ mật thiết đến quyền lợi tại khu vực thủy điện giữa rừng nguyên sinh này.

Vụ việc làm nóng trên mạng xã hội với những nghi ngờ, dù người chết vẫn chưa được đưa về tận nơi. Điều mà người ta thường kiêng giữ nhất là phán xét họ khi đã chết, nhất là chết vì những việc nghĩa. Nhưng ở đây sự việc vẫn được mạng xã hội xới tung lên với vô vàn lời bình phẩm nhiều chiều. Hẳn nhiên là ngược chiều với những điều mà hệ thống tuyên giáo muốn hướng dẫn.

Thế rồi, trên mạng xuất hiện một thông tin của một người tự nhận là quen biết nạn nhân là ông tướng Nguyễn Văn Man này rằng :

Thực ra, những tin đồn về sự liên quan của ông tướng này với thủy điện tại vùng này là vô căn cứ. Bởi những người quen biết đều xác định những thủy điện kia không liên quan đến ông tướng Nguyễn Văn Man. Ngược lại, ông là người năng nổ và cùng đồng hành với người dân không chỉ trong việc cứu trợ lũ lụt lần này, mà là cả những vụ việc trước đây khi lũ lụt đổ vào khu vực Miền Trung trước đây.

Đồng thời nguồn tin này cũng xác định rằng : Cơ ngơi, nhà cửa của ông tướng này chẳng có gì nhiều ngoài khu nhà ở gia đình để lại vì ông được hưởng do ông là con út trong gia đình.

Vì sao dân nghi ngờ ?

Có thể nói rằng, với người dân Việt Nam, khi một người thật sự hy sinh vì cộng đồng, vì nghĩa lớn, vì mọi người, họ luôn nhận được sự kính trọng, thương cảm và quý mến của cộng đồng người dân khắp nơi.

Thế nhưng, trong trường hợp này và những trường hợp tương tự, kể cả khi những thông tin về tướng Man là người thật sự hy sinh vì công việc cách vô tư và trong sáng nhất là đúng, thì người dân vẫn cứ tỏ ra nghi ngờ và… khó tin.

Sự nghi ngờ này, có thể là không đáng có, bởi trong vô vàn cán bộ vô cảm, vô trách nhiệm với người dân thì biết đâu cũng có thể còn có những người cán bộ tận tụy với công việc và có tấm lòng với người dân thật sự.

Nhưng người dân vẫn không hết nghi ngờ.

Vì sao vậy ?

Việc đặt ra sự nghi ngờ này là điều không lạ, nhất là những việc cứu hộ, cứu nạn và những vụ việc chỉ liên quan đến đời sống người dân.

Bởi sự vô cảm ngày càng lớn trong xã hội nói chung và hệ thống công quyền, lớn đến mức người dân chẳng trông chờ gì vào những sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, chính quyền và quan chức.

Chính vì vậy, khi có một người, một cán bộ nào đó nhiệt tình, thương dân hoặc có những việc làm tự giác giúp đỡ người dân, dù trong trách nhiệm của mình, thì cũng đã trở thành điều lạ trong xã hội Việt Nam.

hoavamau6

Những hình ảnh dàn dựng : có ít nhất 3-4 phó nhòm chụp đủ mọi khía cạnh cảnh cảnh sát giao thông dắt cụ già qua đường như diễn viên điện ảnh đóng phim 

Người ta thấy, khi có những hình ảnh cảnh sát giao thông dắt cụ già qua đường, cán bộ, bộ đội cứu người dân trong lũ lụt thì ngay sau đó, người ta lôi ra được hậu trường những bức ảnh đó, hoặc là ảnh giả, hoặc là dàn dựng.

Người ta cũng đã chứng kiến nhiều, những hiện tượng Lý Thông trong hệ thống công an Việt Nam, khi họ cướp công ngang nhiên của những người dân làm việc tốt. Vụ việc cứu cháu bé bị vứt bỏ giữa khe tường ở Gia Lâm vừa qua là ví dụ mới nhất.

Người dân thấy rằng, thậm chí có những việc hết sức bình thường thuộc trách nhiệm của lực lượng công quyền, như công an bắt cướp, bắt một vụ trộm nào đó, thì đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của công an khi ăn lương phải làm. Thế nhưng ngay lập tức đã được tung hô, thưởng nóng thưởng nguội… cứ như họ làm ơn cho dân vậy.

Người ta đã thấy khi ngư dân bị bắt nạt trên biển bởi Trung Quốc, lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng hoàn toàn không có mặt. Họ chỉ có mặt khi trao cờ cho "ngư dân bám biển giữ chủ quyền" và để mặc họ đối diện với sóng dữ và giặc hung hăng.

Người ta đã thấy khi người dân khắp nơi lụt lội, những cuộc quyên góp, cứu trợ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hàng năm đều bị mổ xẻ ra đằng sau đó những điều khuất tất và người dân phẫn nộ nhất là bị ăn chặn, bị bớt xén bởi các cán bộ, quan chức nhà nước.

Người ta cũng đã thấy, khi bão lụt, thiên tai đến, là cơ hội cho quan chức các địa phương báo cáo thiệt hại để qua đó kiếm được mớ tiền đút túi. Vụ việc ở Thanh Hóa mấy năm trước, bản kê khai hậu quả lũ lụt được lập chi tiết trước khi bão vào là một minh chứng.

Đặc biệt, khi cả hệ thống chính trị Việt Nam những ngày qua, đã phản ánh một điều rất rõ ràng rằng : Cả hệ thống chỉ lo cho việc chia ghế, chia bàn, đánh đấm nhau xâu xé quyền lực, còn đời sống người dân, cơ đồ đất nước không là vấn đề họ quan tâm.

Khi bão lụt đã giết chết hơn 40 người, nhưng Chủ tịch nước vẫn cứ chỉ nhăm nhăm vào việc chia chác quyền lực, khắp các tỉnh vẫn tưng bừng chi tiền cho hòa hòe, cờ quạt, tượng đài, quà biếu và đủ thứ với hàng chục ngàn tỷ tiền dân cho các cái gọi là "Đại hội đảng" mà coi như không biết người dân đang chết ngâm da mục xương nơi bão lụt.

Đã vậy, trong khi chi tiền như đốt rác cho các đại hội đảng, thì hệ thống tuyên giáo, đảng lại bắt đầu bài ca kêu gọi người dân móc những đồng cắc cuối cùng cho việc tự cứu trợ lẫn nhau.

Do vậy, khi một viên tướng, Phó Tư lệnh quân khu ban đêm bị sập núi đè lấp với đoàn cán bộ to với lý do đi khảo sát bão lụt, đã làm dậy lên sự nghi ngờ trong công luận. Bởi vì điều tốt đẹp, thật sự khó diễn ra trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là với quan chức cộng sản, việc có những hành động tốt đẹp là sự lạ lùng.

Tạm kết

Thật ra, có thể vẫn có những quan chức có một thời là quan chức cộng sản nhưng đến một lúc nào đó, họ có những việc làm tốt đẹp thật sự vì lợi ích của người dân do chính lương tâm họ mong muốn.

Nhưng, người dân vẫn khó tin, khó yên tâm với những hiện tượng đó.

Việc ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch Quận 1, Sài Gòn, về mua xe chở bệnh nhân miễn phí gần dây là một thí dụ cụ thể.

Rõ ràng, hành động của ông hôm nay là tốt đẹp, là đáng quý. Vậy nhưng người dân vẫn cứ nghi ngờ và soi xét nhiều khi chưa hẳn đã thiện chí.

Nguyên nhân, chỉ vì ông ta đã là quan chức cộng sản, chỉ vì lòng tin của người dân, của xã hội đã quá cạn kiệt ở hệ thống chính trị, mà đại diện cho nó là hệ thống quan chức ngày nay.

Khi lòng tin đã cạn kiệt, thì mọi điều hết sức khó khăn phát triển trong xã hội, dù đó là điều tốt.

Ngày 15/10/2020

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 16/10/2020 (nguyenhuuvinh's blog)

************************

"Qui trình" làm thủy điện tại Việt Nam

Viết từ Sài Gòn, 15/10/2020

Nói tới thủy điện Việt Nam, nghĩa là đang nói đến một hệ thống liên kết ma và đang chạm tới một núi tiền mà những người làm thủy điện có thể "tay không bắt giặc" trong núi tiền này. Hay nói khác đi, bạn có thể xây thủy điện mà không có đồng nào trong tay nhưng có mối quan hệ đủ mạnh để tạo ra một tài khoản ảo, một pháp nhân, sau đó chạy cho được dự án thủy điện, "thuyết phục" cơ quan cấp tỉnh duyệt dự án đó, xem như bạn bắt đầu giàu. Nói nghe như đùa, nhưng…

hoavamau7

"Đập Thủy điện Hòa Bình chịu được 4 quả bom nguyên tử !" - Ảnh minh họa VietnamNet (30/07/2018)

Tôi có đứa bạn học cùng lớp, thời đi học, hắn thuộc dạng ranh ma và sinh hoạt đoàn thể năng nỗ nhất nhì trường nhưng học lại rất kém, đặc biệt là môn toán, lý và ngữ văn, hắn chưa bao giờ được điểm trung bình, hầu hết là copy bài để nộp. Thế nhưng hắn vẫn tốt nghiệp, sau đó, không biết bằng cách nào đó, hắn vẫn có bằng đại học loại giỏi mặc dù không hề thi hay học đại học. Và hiện tại, hắn là Chủ tịch Hội đồng quản trị một thủy điện loại vừa ở miền Trung.

Sau vài lần trò chuyện, tìm hiểu thông qua thằng bạn học này cộng với tìm hiểu về qui trình xây dựng thủy điện thì tôi tá hỏa, hóa ra, xây dựng thủy điện không phải là chuyện như nhà nước làm tốn hàng ngàn tỉ đồng. Hiện tại, có rất nhiều công trình thủy điện được xây dựng trên một thứ qui trình ma và nguy cơ thả bom nước khi mùa mưa tới của nó là rất cao.

Tôi xin mở ngoặc chỗ này, qui trình mà tôi đang nói tới không liên quan gì đến qqui trình kĩ thuật, nó là thứ qui trình đóng vai trò hành lang quyền lực để đi đến quyết định một cái thủy điện mọc ra ở đâu đó. Và hiện tại, có rất nhiều vị trí thuận lợi cho thủy điện, đảm bảo an toàn bị bỏ qua nhưng người ta lại chọn những vị trí hết sức khó khăn trong việc đi lại và cơ cấu địa chất của nơi có thủy điện cũng có vấn đề. Thế nhưng các thủy điện nhỏ này vẫn nghiễm nhiên mọc lên. Bởi những chỗ nó mọc lên là một núi tiền, rừng nguyên sinh, gỗ quí, các loại đặc sản rừng rất phong phú… và đó là bước đệm cho thủy điện.

Việc trình dự án thủy điện, yêu cầu đầu tiên là nhà đầu tư chứng minh về kĩ thuật, địa chất, dòng chảy, tính thiết thực và vốn điều lệ, vốn lưu động, tư cách pháp nhân của họ… Nói một cách nghiêm túc thì các vị lãnh đạo cấp tỉnh rối mù, họ cầm vào dự án thủy điện với đầy rẫy các thông số kĩ thuật, thông số kinh tế là cầm cho vui, sau đó chuyển qua bộ phận kĩ thuật để xem xét. Đương nhiên, những thằng đã nghĩ đến được chuyện mang dự án đến trình lãnh đạo tỉnh thì hắn đã mua đứt bộ phận kĩ thuật này và bộ phận kĩ thuật chỉ chờ lãnh đạo chuyển dự án sang để ngâm vài tuần cho có lệ, sau đó ký duyệt, trả về cho lãnh đạo tỉnh.

Dự án được thông qua, việc đầu tiên của "nhà đầu tư" sẽ là khoanh vùng diện tích lòng hồ và xin khai thác rừng lòng hồ. Và việc khai thác rừng lòng hồ này sẽ kéo dài chừng ba năm. Nói là khai thác rừng lòng hồ, theo diện tích lòng hồ đã được ấn định nhưng kỳ thực, diện tích rừng nguyên sinh bị khai thác là vô tội vạ và chẳng ai có thể quan sát được chuyện này. Kiểm lâm bị qua mặt hoặc bị mua chuộc. Như kinh nghiệm của thằng bạn tôi và nhiều người từng làm thủy điện thì việc làm thủy dđiện là việc không tốn đồng nào. Chỉ tốn cái thủ tục ban đầu, sau đó khai thác gỗ rừng để bán, và lượng tiền thu về từ gỗ rửng trên danh nghĩa rừng lòng hồ có thể dùng để xây thủy điện mà không cần bỏ thêm đồng nào vào nữa, thậm chí có trường hợp dư được một khoản.

Cũng có nhiều trường hợp ở Bình Phước và các tỉnh Đông Nam Bộ trình dự án xây dựng thủy điện, sau đó khai thác rừng lòng hồ bán lấy tiền, đầu tư cho việc khác và cho dự án thủy điện đắp chiếu suốt mười mấy năm. Nói như vậy để thấy hầu hết việc đầu tư thủy điện tại Việt Nam có khi không nhằm thu lợi nhuận từ mục đích thủy điện mà chỉ cần dự án được thông qua để lấy gỗ. Chính nguồn gỗ rừng phong phú, quí giá là miếng mồi béo bở của hầu hết các dự án thủy điện. Sau đó, người ta xây dựng thủy điện để tiếp tục thu lợi từ nguồn này.

Nhưng, trả giá cho các thủy điện là rừng bị cưa sạch, lớp đệm giữ nước của rừng bị bóc, thay vào đó là những cánh rừng mới trồng xanh um, rươi tốt (nếu chụp hình từ vệ tinh) nhưng kỳ thực lớp mặt đất núi đã bị tổn thương, liên kết núi bị bẻ gãy và chỉ cần một trận mưa lớn, núi trở thành cái túi đất ngậm nước, đến khi ngậm không nổi nữa thì vỡ ra, gây sạt lở, chuồi đất, lũ quét, lũ ống… Hậu quả của việc cạo nhẵn lớp mặt rừng nguyên sinh, cải tạo đất núi bằng máy xúc, máy ủi, bằng đốt rừng để trồng cây mới là không thể tưởng tượng được.

Một công trình thủy điện mọc ra, nó sẽ phá tan tành ít nhất vài chục cây số vuông kết cấu rừng và núi, nó mang lại số tiền cực lớn (có thể lớn hơn cả tiền đầu tư xây dựng thủy điện) từ việc bán gỗ rừng, trồng rừng và tiếp sau đó nó mang lại lợi nhuận từ nguồn điện bán đi và để lại mối đe dọa khôn lường cho đồng bằng, vùng trung du, hạ du. Điều này lý giải tại sao các thủy điện lại ở tít tận rừng già, đi đến hai ngày đường mới tới, thậm chí có nhiều thủy điện mà khi nghe truyền thông nhắc tới, người ta mới ngỡ ngàng biết rằng hóa ra có một cái thủy điện như vậy đang tồn tại trên núi.

Làm thủy điện trong núi sâu lợi được ba vấn đề : Tránh xa tai mắt nhân dân ; Không phải tốn khoản tiền đền bù và di dời nhà dân (việc nợ tiền đền bù đất rừng và nhà cửa, cơ nghiệp của dân mà thủy điện Sông Tranh 2 gần suốt hai mươi năm nay vẫn chưa giải quyết xong cho thấy điều này) và ; Rừng nguyên sinh là nguồn tiền vô tận, có thể khai thác dài hạn nhân danh rừng lòng hồ, sau đó trồng lại rừng khác, tạo ra chuỗi lợi tức từ rừng.

Chính cái qui trình có ba yếu tố vừa nêu trên là lực hút rất nhiều "nhà đầu tư" nhảy vào làm thủy điện trong khi họ có thể không có thực lực về tài chính cũng như kĩ thuật, mọi thứ đều vá víu. Nhưng bù vào đó, họ giỏi chạy vạy, chung đầu này, bít đầu kia, vay chỗ này đắp chỗ nọ để đi đến việc chính thức khai thác rừng, cầm thực vốn trên tay và bắt tay vào xây dựng thủy điện. Cũng có trường hợp tiếp tục dùng dự án thủy điện để làm bình phong, vay tiền đầu tư chỗ khác.

Bạn nghĩ gì nếu qui trình này bị vỡ ? Đó là rừng nguyên sinh bị cạo nhẵn, cơ quan nhà nước ngậm bồ hòn, ngân hàng khủng hoảng, bản thân nhà đầu tư có thể trốn chạy bất kì giờ nào và công trình thủy điện được đắp chiếu nằm kinh niên sau khi môi trường bị cày nát và lũ ống, lũ quét có thể tuôn xuống hạ du bất kì giờ nào ! Ngược lại, qui trình này không vỡ thì đời sống xã hội sẽ bị vỡ.

Sở dĩ có thứ qui trình thủy điện quái quỉ này là do lợi ích nhóm, do quyền lực đỏ chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa tại Việt Nam. Và bởi chính cái thứ lợi ích nhóm quái quỉ này đã làm lung chuyển mọi thứ, nó làm cho kẻ trí thức trở nên ranh ma hơn trong việc xơi tái đồng loại. Cũng chính vì vậy mà khi điều trần trước quốc hội hoặc khi trả lời trước báo chí, người ta không ngần ngại mang sự thiệt hại của nhóm khác gây ra để so sánh với thiệt hại do nhóm của mình gây ra hòng loa lấp, che tội. Trường hợp ông giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (chủ trương biên soạn sách tiếng Việt lớp 1 gây bão dư luận vì cả núi lỗi), chủ xướng của nhóm Cánh Diều không ngần ngại mang số tiền lợi nhuận hàng ngàn tỉ của mình ra so sánh với vài kilomet đường của nhóm lợi ích giao thông là một ví dụ điển hình.

Cũng may là sách của Thuyết chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nếu có hậu quả, không chừng ông ta sẽ mang ra so sánh với hậu quả của thủy điện ! Nói như vậy để thấy rằng ngay cả các trí thức nhà nước, họ cũng ranh ma, kệch cỡm, hợm hĩnh và xôi thịt chẳng kém gì những kẻ phàm phu. Và muốn cho đất nước này tốt hơn, những kẻ xôi thịt như ông Thuyết và hàng ngàn đồng nghiệp ông ta trong các hệ thống lợi ích nhóm nên được về hưu sớm ngày nào tốt ngày đó !

Các ông/bà về hưu, xem như hạ cánh an toàn cũng được, miễn sao các ông bà phải hạ cánh để đảm bảo sự an toàn cho tương lai đất nước !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 5/10/2020 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn