Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đi nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều thấy treo giăng câu khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" ; người nghĩ ra nó chắc không ngoài mục đích nhắc nhở mọi người trong xã hội phải tuân thủ pháp luật. Riêng cán bộ, công chức, đảng viên còn phải thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nữa !

giay0

Riêng cán bộ, công chức, đảng viên còn phải thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nữa !

Quay lại "Vườn rau Lộc Hưng"

Sau khi cả hệ thống chính trị vào cuộc san ủi mặt bằng "Vườn rau Lộc Hưng" và dựng lên đó một bản vẽ quy hoạch mặt bằng dự án ; tìm hiểu trên "Cổng thông tin điện tử quận Tân Bình" thì hoàn toàn không có thêm bất kỳ thông tin nào về dự án, đặc biệt là việc cưỡng chế, đập phá nhà cửa, hoa màu trên đất.

Một số báo đưa tin : cưỡng chế đúng luật nhưng không hợp tình vì những ngày cận Tết ( !). Mạng xã hội tiếp tục cung cấp nhiều thông tin hình ảnh về quá trình sử dụng đất của người dân.

Thông tin từ người dân "Vườn rau Lộc Hưng", theo các tài liệu từ các hình ảnh dưới đây :

1. Văn bản số S.P.55.011 ngày 17/02/1955 của Đài Phát tuyến Chí Hòa xác nhận "hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất" (chú ý : CHỦ SỞ HỮU).

2. Tòa Tổng Giám mục xác nhận người dân đã sử dụng ổn định, lâu dài và đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân "Vườn rau" theo văn bản số 1.83.2007.285, ngày 31/08/2007. (văn bản 8 trang dạng ảnh, được chuyển qua dạng chữ ở phần IV)

3. Các giấy tờ giao dịch dân sự, hành chính, thực hiện nghĩa vụ của những người sử dụng đất liên tục từ trước năm 1975. Đã chứng minh được việc sử dụng đất liên tục cho đến thời điểm Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, đủ thời gian để được công nhận quyền sử dụng đất.

Với các giấy tờ như ở trên, nhiều địa phương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và hình thành những khu phố khang trang sầm uất. Người dân sinh sống ổn định, lâu dài giữ gìn an ninh trật tự cùng góp phần xây dựng đất nước.

Thông tin từ phía chính quyền, vẫn chưa đưa ra bất kỳ một văn bản hành chính nào chứng minh đã thực hiện "Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, Về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía nam" đối với khu đất "Vườn rau Lộc Hưng" (trong giai đoạn QĐ 111 có hiệu lực). 

Trong phần IV, Linh mục Huỳnh Công Minh Tổng đại diện của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh phân tích chi tiết nội dung này.

Trách nhiệm của chính quyền 

Về phía dân sai, dân chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng về phía chính quyền, ít nhất có hai cái sai :

Thứ nhất, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân.

Thứ hai, việc cưỡng chế hủy hoại tài sản, hoa màu không đúng quy trình và không hợp đạo lý.

Trong các tài liệu về "Học tập và làm theo …" có đề cao hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khóc nhận nhận khuyết điểm về sai lầm của cải cách ruộng đất.

Dù theo khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" hay "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" thì chính quyền cũng phải sửa sai. Cư dân "Vườn rau Lộc Hưng" có quyền sử dụng đất hợp pháp có quyền yêu cầu :

1. Chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân "Vườn rau Lộc Hưng" theo đúng quy định pháp luật và đền bù những tài sản hợp pháp.

(chính quyền có lưu trữ các loại sổ : nộp thuế đất nông nghiệp, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính, bản đồ giải thửa, ... nên dù san ủi phẳng hết rồi nhưng vẫn dễ dàng xác định mốc giới, diện tích, chủ sử dụng)

2. Trường hợp có muốn thu hồi đất để thực hiện dự án thì nên thực hiện theo đúng các quy trình về đầu tư, xây dựng, đất đai, ... và thỏa thuận phương án đền bù.

Đừng để sai lầm nối tiếp sai lầm

Nên nhớ : những người dân vào phương nam từ hàng nhiều trăm năm trước ông cha của họ đã từng đổ máu để giành giữ đất mở mang bờ cõi.

IV. Nội dung dạng text văn bản Tòa Tổng Giám mục 

Văn bản số 1.83.2007.285, ngày 31/08/2007 Tòa Tổng Giám mục gởi các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, để hiểu bản chất "Vườn rau Lộc Hưng" mọi người nên cố gắng đọc hết, theo quan điểm : "đừng nghe, hãy xem … !".

giay1

giay2

giay3

giay4

giay5

giay6

giay7

giay8

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 16/01/2019

Ghi chú :

Tại cuộc họp, Tòa Tống Giám mục thành phố Hồ Chi Minh được Ông chủ tịch UBND Phường 6 cho biết thời gian gần đây taị khu vực cỏ một số bà con giáo dân gây mất trật tự nghiêm trọng. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chi Minh xin xác định quan điểm của mình về việc này như sau :

Gây mất trật tự công cộng là điều sai trái, không thể chấp nhận được. Nhưng Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh có thể khẳng định rằng :

- những bà con giáo dân này là những công dân lương thiện, luôn tôn trọng chính quyền mọi cấp, sẵn sàng chấp hành mọi chủ trương, chính sách, qui định của luật pháp.

- việc gây mất trật tự của bà con hoàn loàn không có động cơ xấu, cũng không do kẻ xấu lôi kéo, xúi giục, mà chỉ vì quá bức xúc trước việc khiếu nại chính đáng của bà con chậm được gỉải quyết. Đề nghị chính quyền lưu ý tình tiết đặc biệt này khi xử lý.

- Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục khuyên bảo giáo dân của mình phải kiên trị, nhẫn nại trong việc khiếu nại, không nên để tình cảm bức xúc đẩy mình đến những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, và ảnh hưởng không tốt cho việc khiếu nại chính đáng của mình. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh tin rằng bà con giáo dân của giáo xứ Lộc Hưng, của Tổng giáo phận thành phố là những giáo dân tốt, luôn trân trọng lời khuyên bảo của các vị có trách nhiệm trong Giáo hội.

- Các nguồn ảnh tư liệu khác :

giay9

giay10

giay11

giay12

giay13

giay14

giay15

giay16

giay17

giay19

giay20

Published in Diễn đàn

Tiếp theo bài "Thượng tôn pháp luật" (1), đã đưa ra 3 trường hợp "Biệt thự ca sỹ Mỹ Linh", "Lăng mộ Chủ tịch Trần Đại Quang" và "Vườn rau Lộc Hưng" ; bài viết này chỉ nói về "Vườn rau Lộc Hưng" ; trước khi đi vào nội dung, xin giới thiệu.

phapluat1

2 giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 344/QTG/2002 và 507/2006/QTG (hình 1).

- Người viết bài là tác giả của một đề tài nghiên cứu khoa học và sau khi nghiệm thu chuyển thành dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp tỉnh với tên gọi "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai cấp xã, phường, thị trấn" (từ 2002-2008). Kèm theo đề tài có 2 giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 344/QTG/2002 và 507/2006/QTG (hình 1). Một trong những mục tiêu của đề tài, dự án là hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) theo Luật đất đai năm 2003.

- Người viết bài không có bất kỳ mối quan hệ với cư dân nào ở "Vườn rau Lộc Hưng" và hoàn toàn không có lợi ích gì ở đó. Mục đích cũng chính là tiêu đề bài viết : mọi người hãy "Thượng tôn pháp luật" như câu [khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới "quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý" như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định. … Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật] (2).

Luật đất đai qua các thời kỳ

Từ năm 1945, nước Việt Nam tuyên bố độc lập đến nay đã có 5 lần ban hành mới Luật đất đai (chưa kể những lần sửa đổi, bổ sung) gồm :

1. "Luật cải cách ruộng đất năm 1953" Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua trong khóa họp lần thứ III ngày 04/12/1953. Luật này làm căn cứ pháp lý để thực hiện công cuộc "cải cách ruộng đất long trời lở đất" ở miền Bắc.

Lần đầu tiên và duy nhất : Luật đã xác định chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.

2. "Luật đất đai năm 1987" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987

Lần đầu tiên và cho đến hiện nay, Luật bỏ chế độ sở hữu và xác định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý". Luật ra đời trong bối cảnh đất nước cần phải đổi mới.

3. "Luật đất đai năm 1993" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14/07/1993.

a. Lần đầu tiên Luật đã xác định các quyền sử dụng đất "Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất". (Điều 3.3 - sửa đổi 1998) làm cơ sở cho việc hình thành giá trị tài nguyên đất đai và thị trường bất động sản.

b. Để bảo đảm quyền sử dụng đất, Luật lần này và các lần sau đều khẳng định : "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 2.2).

Ghi chú : "Luật đất đai năm 1993" được sửa đổi, bổ sung thêm các lần : 

- Luật số 10/1998/QH10, Sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999

- Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, 1998 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2001

4. "Luật đất đai năm 2003" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.

a. Lần đầu tiên Luật xác định "Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó" (Điều 4.3).

b. Lần đầu tiên Luật xác định tôn giáo là người sử dụng đất hợp pháp : "Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất" (Điều 9.4).

5. "Luật đất đai năm 2013" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.

Luật dành các chương riêng "Chương 4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất", "Chương 6. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" xuất phát từ những bất cập của công tác quản lý đất đai trước đó.

Đánh giá về thực hiện Luật đất đai

Mặc dù Luật đất đai vẫn chưa hoàn thiện cho một nhà nước pháp quyền vận hành theo một nền kinh tế thị trường và một xã hội dân chủ đầy đủ như các quốc gia phát triển ; nhưng phải thừa nhận là nhờ Luật đất đai từ năm 1993 đến nay được sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục nên đã đẩy nhanh tiến trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền của người sử dụng đất. 

Đặc biệt là ngay sau khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP(3) và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 có hiệu lực cùng với sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đã tăng tốc độ cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất rộng, kể cả những trường hợp không có bất kỳ một giấy tờ nào, nhưng mà sử dụng trên 10 năm không ai tranh chấp cũng được cấp.

(Phần cuối bài viết là trích dẫn các căn cứ pháp lý làm cơ sở lập chương trình hỗ trợ đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn nào quan tâm thì đọc tiếp sau phần Ghi chú).

Nhìn về "Vườn rau Lộc Hưng"

Tình trạng đất đai như "Vườn rau Lộc Hưng" không phải là hiếm ở miền Nam. Giai đoạn đất nước chiến tranh, người dân phải ly hương tìm đến một nơi an toàn hơn để sinh sống. Ngoài đất công của chính quyền đương thời cấp cho thì các cơ sở tôn giáo là nơi được nhiều gia đình chọn lựa. Lúc đầu họ trồng rau, chăn nuôi, làm nhà tạm ; sau đó để chống chọi mưa bão họ làm nhà cấp 4, có điều kiện làm nhà kiên cố.

Sau ngày 30/04/1975, có người về lại quê, có người ở lại sinh sống tiếp tục nộp thuế cho chính quyền mới. Cho đến khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực.

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đa số được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , dựa trên các yếu tố như : có tên trong sổ đăng ký nộp thuế, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính (sổ mục kê) ; chứng minh sử dụng trên 10 năm không có tranh chấp với xác nhận của một số người ở lâu năm trong cộng đồng dân cư.

Mục đích sử dụng đất nếu chưa có quy hoạch thì cấp theo hiện trạng sử dụng đất.

2. Không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cũng có một số ít không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , loại trừ yếu tố gây khó khăn để tham nhũng thì tập trung vào 2 loại chính :

a. Đất đã được quy hoạch cho công trình hoặc dự án đầu tư nào đó.

b. Đất này cơ sở tôn giáo đang đòi lại, có khả năng nhà nước phải giao trả.

3. So sánh với "Vườn rau Lộc Hưng"

Nếu theo văn bản số S.P.55.011 ngày 17/02/1955 của Đài Phát tuyến Chí Hòa xác nhận "hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất" (hình 2) ; thì để không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rơi vào các trường hợp 2a, 2b của phần này. 

a. Trường hợp 2a. "Đất đã được quy hoạch cho công trình, dự án…".

Kể từ Luật đất đai năm 2013, và các Luật số 10/1998/QH10, Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 1993 yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phê duyệt. Hồ sơ này lưu ít nhất 3 nơi : Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Cơ quan quản lý đất đai cấp trên. Hoặc kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm, trên đó có phản ảnh sự biến động đất đai cho các công trình, dự án cụ thể.

Nhà nước chỉ cần trưng ra các tài liệu này để chứng minh đất "Vườn rau Lộc Hưng" không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

b. Trường hợp 2b. "Cơ sở tôn giáo đang đòi lại đất

Thực tế cũng có cơ sở tôn giáo "đòi lại đất", có trường hợp chính quyền cũng giao trả lại. Dựa trên cơ sở của Luật đất đai 2003 :

- Nhà nước thừa nhận "Cơ sở tôn giáo" là "Người sử dụng đất" được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất" (Điều 9.4).

- "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai …" (Điều 10.2).

Điều này được hiểu là : Đất ĐÃ được giao cho người khác sử dụng thì Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại, nhưng nếu đất đất CHƯA được giao cho người khác sử dụng thì (có thể) Nhà nước thừa nhận việc đòi lại.

Trong trường hợp này nhà Nhà nước và/hoặc cơ sở tôn giáo chỉ cần trưng ra văn bản "đòi" lại đất để chứng minh đất "Vườn rau Lộc Hưng" không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c. Ngoài các trường hợp 3a, 3b phần này thì "Vườn rau Lộc Hưng" được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181 như phân tích ở phần III.1 này.

4. Nói thêm về QĐ 111 

Trên Facabook của Manh Dang (4) có nói về Quyết định 111/CP (5) để cho rằng "Vườn rau Lộc Hưng" là "đất công".

Ngoài quan điểm của Manh Dang, tôi xin bổ sung thêm : ngay chính Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai ; cũng không thừa nhận QĐ 111 là căn cứ pháp lý để xác nhận quyền sở hữu / sử dụng đất và tài sản trên đất. 

Cụ thể tại "Điều 4. Những bảo đảm cho người sử dụng đất", Khoản 2 "Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây : (tóm tắt tất cả văn bản)

a) Luật cải cách ruộng đất năm 1953 ;

b) Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 ;

c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01/05/1969 ;

d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28/06/1971 ;

đ) Nghị định số 47-CP ngày 15/03/1972 ; 

e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16/12/1973 ;

g) Quyết định số 129-CP ngày 25/05/1974 ;

h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05/03/1975 ;

i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20/08/1976 ;

k) Quyết định số 188/CP ngày 25/09/1976 ;

l) Quyết định số 318/CP ngày 14/12/1978 ; 

m) Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980 ;

n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/03/1989 ;

o) Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989.

Để công nhận quyền sử dụng đất, Nghị định 181 vứt QĐ 111 ra giỏ rác (tại sao vứt thì bạn đọc vui lòng xem link nội dung văn bản ở phần ghi chú), nhưng UBND Quận Tân Bình đã nhắc đến QĐ 111 như muốn gọi hồn con quỹ dữ lên để trấn áp người dân.

Kết thúc

Lẽ ra tôi sẽ viết tiếp những vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho những dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Nhưng bài viết này đã quá dài, xin tạm dừng ở đây.

Bắt đầu cho quản lý đất đai là "Luật cải cách ruộng đất năm 1953", kết quả là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khóc nhận nhận khuyết điểm (12/1956). Tuy nhiên nước mắt của "Người" không thay đổi được lịch sử, cũng không rửa hết những oan sai đã để lại cho hậu thế.

Không biết có phải từ nước mắt nhận lỗi của "Người" đã hình thành nên tư tưởng : "Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" (6).

Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên "Người" đã có một Thủ Thiêm rồi !

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 15/01/2019

Ghi chú :

(1) Nội dung bài viết "THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT" đăng tải trên một số trang mạng :

https://www.facebook.com/dotnhanvn/posts/2405844449638727

https://baotiengdan.com/2019/01/12/thuong-ton-phap-luat-2/

https://nghiepdoanbaochi.org/2019/01/13/thuong-ton-phap-luat-ngoai-phap-ly-ra-con-co-dao-ly-nua/

http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/loc-hung-va-goc-nhin-tu-at-ai.html

http://danlambaovn.blogspot.com/2019/01/thuong-ton-phap-luat.html#more

(2) Nội dung trong cặp dấu [] trích từ bài viết : Ngày Pháp luật và khẩu hiệu hành động "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Copy ở đây http://baophapluat.vn/tu-phap/ngay-phap-luat-va-khau-hieu-hanh-dong-song-va-lam-viec-theo-hien-phap-va-phap-luat-169017.html

(3) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai. Nghị định số 17 /2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2016, Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

(4) https://www.facebook.com/manhdang001/posts/2499167063433143

(5) Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, Về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía nam : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-111-CP-chinh-sach-quan-ly-cai-tao-xã hội chủ nghĩa-doi-voi-nha-dat-cho-thue-do-thi-tinh-phia-Nam-40396.aspx

(6) Vụ việc Đồng Tâm : 'Nếu sai, chúng ta nhận lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm' https://baomoi.com/vu-viec-dong-tam-neu-sai-chung-ta-nhan-loi-dan-sai-dan-chiu-trach-nhiem/c/22184338.epi

PS. Các văn bản pháp lý liên quan tới bài viết, lưu ở đây : https://drive.google.com/open?id=1czfEkYLVcKB9kqETAEEmJXpuW6NEaFI7

(phần dưới đây chỉ đưa ra các nội dung chính có khả năng liên quan đến "Vườn ra Lộc Hưng") 

A. Luật Đất đai năm 2003

Điều 4. Giải thích từ ngữ

3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.

Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất

1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất :

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính ; 

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất ; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất ;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 ;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.

7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

B. Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Điều 30. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 

Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm : 

1. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau : 

d) Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở. 

đ) Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất. 

3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 

Điều 48. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất 

Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau :

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau :

a) Đất không có tranh chấp ; 

b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt ; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận ;

c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Published in Diễn đàn

Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải thượng tôn pháp luật là một trong những lý do mà anh Trần Huỳnh Duy Thức đã phải tuyệt thực 34 ngày.

Vậy thượng tôn pháp luật là gì ?

Pháp luật muốn được thượng tôn thì pháp luật phải bắt nguồn từ người dân, lấy người dân làm trọng tâm và phải quan tâm sát sao đến lợi ích của người dân. Các văn bản luật phải đảm bảo phục vụ lợi ích của người dân. Để đại diện cho người dân những người làm luật phải đặt vị trí của mình ngang với người dân.

Theo giáo sư luật học Brian Tamanaha, thượng tôn pháp luật có nghĩa là cả chính quyền lẫn người dân phải cùng chịu sự ràng buộc bởi luật, và phải tuân theo luật. Định nghĩa này chứa đựng ba hàm ý chính : giới hạn quyền lực nhà nước, không ai được đứng trên pháp luật, và bình đẳng trước pháp luật

Bản chất của hệ thống pháp luật của chế độ cộng sản Việt Nam

Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền, họ đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật để làm công cụ bảo vệ cho chế độ độc đảng của họ. Bởi vậy, trong chế độ cộng sản Việt Nam, mục đích và nhiệm vụ chính của pháp luật không phải là để bảo vệ lợi ích của người dân, trật tự xã hội mà là bảo vệ cho quyền lực và lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam.

nha1

Thánh Augustin (354-430) đã nói : "Luật bất công không phải là luật".

Những năm gần đây, do hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc phải xây dựng hệ thống pháp luật của họ cho sát với chuẩn mực quốc tế. Mặc dù các văn bản pháp luật có tiến bộ hơn, nhưng việc thực thi pháp luật thì còn tệ hơn trước bởi sự chà đạp và phỉ báng vào chính pháp luật do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xây dựng nên.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thể thượng tôn pháp luật được không ?

Khi đối chiếu với nội hàm của khái niệm thượng tôn pháp luật thì chúng ta thấy :

Thứ nhất là giới hạn quyền lực nhà nước. Điều này nhà cầm cộng sản Việt Nam không thể làm được bởi trong hệ thống pháp luật và chính trị của chế độ không có cơ chế kiểm soát quyền lực như : Không có tự do báo chí hay không có báo chí tư nhân độc lập, không có các tổ chức đảng phái chính trị đối lập, không có hệ thống các tổ chức xã hội dân sự độc lập, không có bầu cử tự do và công bằng, không có hệ thống cơ quan tư pháp độc lập. Cả hệ thống chính trị của chế độ CS đua nhau lũng loạn quyền lực. Chính bản thân Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã phải kêu gào kiểm soát quyền lực. Ông ta từng phát biểu là phải nhốt quyền lực trong lồng pháp luật, nhưng ông ta sẽ không bao giờ làm được bởi chính Đảng cộng sản Việt Nam vừa là cơ quan làm luật vừa là cơ quan thực thi pháp pháp luật và cũng là cơ quan giám sát thực thi pháp luật bởi Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội theo điều 4 Hiến pháp.

Triết gia Montesquieu (1689-1755) đã nói : "Nếu cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành pháp luật vừa tự mình là kẻ lập pháp, thì họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý nghĩ sai lầm. Nếu họ còn có thể nắm luôn cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mọi công dân theo ý muốn của mình".

nha2

Thứ hai là không ai được đứng trên pháp luật. Các quan chức và các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam từ trung ương tới địa phương không nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính hay tư pháp. Nhưng họ có thể trực tiếp, dùng điện thoại hay thậm chí là văn bản để can thiệp vào hoạt động của các cơ quan hành chính hay tư pháp. Người dân Việt Nam ai cũng biết câu" Việt Nam có một rừng luật, nhưng toàn sài luật rừng". Điều này cho thấy sự coi thường và đứng trên pháp luật của cả hệ thống chính trị cộng sản Việt Nam.

Một khẳng định của luật gia danh tiếng Dicey : "Không một ai vượt trên được luật pháp, mỗi người dù ở bất cứ cấp bậc hay địa vị nào đều phải tuân theo luật pháp của quốc gia và phải phục tùng quyền tài phán của các tòa án. Bất kể là một quân nhân hay giáo sĩ, nếu có được miễn những nghĩa vụ pháp lý thông thường nhờ địa vị của họ, thì họ vẫn không thể trốn tránh những nghĩa vụ của một công dân bình thường". 

Thứ ba là bình đẳng trước pháp luật. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chà đạp lên quyền bình đẳng giữa các công dân Việt Nam với nhau khi họ tước đoạt quyền tự do hoạt động, tham gia và thành lập các tổ chức đảng phái chính trị của gần 90 triệu công dân Việt Nam. Bốn triệu công dân Việt Nam là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thì có quyền làm báo, có quyền tự do hoạt động chính trị, có quyền và cơ hội để lãnh đạo đất nước. Còn gần 90 triệu công dân còn lại thì bị tước đoạt những quyền này. Mỗi năm, có gần một triệu thanh niên Việt Nam đủ 18 tuổi là có đầy đủ các quyền công dân, nhưng họ đã bị tước đoạt các quyền tự do hoạt động chính trị của mình. Trong chế độ cộng sản tại Việt Nam không bao giờ có quyền bình đẳng.

nha3

Như vậy có thể kết luận : "Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ biết thượng tôn pháp luật. Và những người biết thượng tôn pháp luật không bao giờ là những quan chức cộng sản".

Tại sao nhà cầm quyền cộng sản không thượng tôn pháp luật do chính họ làm ra ?

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ có thể thượng tôn pháp luật bởi bản chất của một chế độ độc đảng chuyên chế là tuyệt đối hóa quyền cai trị của nó. Muốn tuyệt đối hóa quyền cai trị của mình thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải chà đạp và tước đoạt quyền tự do, dân chủ của Nhân dân. Mà chà đạp hay tước đoạt các quyền con người là sự phỉ báng pháp luật.

Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ có thể đứng vững và tồn tại trong một nền chính trị tự do có đa nguyên, đa đảng.

Bởi vậy, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mà thượng tôn pháp luật là tự hủy diệt chính họ.

Đấu tranh để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thượng tôn pháp luật là một việc làm vô nghĩa. Thay vào đó, chúng ta phải đấu tranh để xóa bỏ chế độ cộng sản Việt Nam chuyên chế và phản động. Xây dựng một chế độ mới do Nhân dân làm chủ thực sự thông qua các tổ chức, đảng phái chính trị do chính Nhân dân thành lập lên.

Ngày 20 tháng 9 năm 2018

Nguyễn Văn Đài

Nguồn : RFA, 20/09/2018 (nguyenvandai's blog)

Published in Diễn đàn