Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong hai tuần lễ vừa qua, rất nhiều người trong và ngoài nước đồng loạt thực hiện việc thay đổi ảnh đại diện trên trang Facebook cá nhân của mình với hình ảnh của nhà hoạt động Hoàng Bình và Bạch Hồng Quyền. Cùng với hành động đó là những lời khẳng định, như "Tôi là Bạch Hồng Quyền" hay "Tôi là Hoàng Bình", hoặc lời kêu gọi "Mỗi người là một Bạch Hồng Quyền", "Mỗi người là một Hoàng Bình. Hiệu ứng này được những người trẻ trong nước đón nhận thế nào ? Mời quí vị theo dõi.

moinguoi1

Từ trái qua : Bạch Hồng Quyền, Thảo Teresa, Hoàng Đức Bình. Photo : fb Bach Hong Quyen

Hiệu ứng ngược

Hoàng Bình và Bạch Hồng Quyền là hai nhà hoạt động sôi nổi trong phong trào đấu tranh cùng với người dân đòi hỏi môi trường sạch và yêu cầu Formosa ngưng hoạt động ở Việt Nam.

Ngày 15 tháng 5 vừa qua, Hoàng Bình, cũng là thành viên của Phong trào Lao động Việt, bị chính quyền công an tỉnh Nghệ An bắt giữ cáo buộc anh có hành vi chống người thi hành công vụ, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, theo điều 257, và 258 bộ luật hình sự Việt Nam.

Báo Công An Nghệ An còn cáo buộc anh Hoàng Bình đã lợi dụng sự cố Formosa, cùng các linh mục mà họ gọi là "cực đoan" thuộc giáo phận Vinh tổ chức biểu tình gây mất trật tự xã hội tại Hà Tĩnh và Nghệ An.

Tuần lễ trước đó, một nhà hoạt động xã hội khác là anh Bạch Hồng Quyền cũng bị công an Hà Tĩnh truy nã, vì bị cho là đã kích động khoảng 2000 người dân phản đối Formosa và hành xử bạo lực của công an, dẫn đến việc chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vài giờ đồng hồ, vào ngày 3 tháng tư năm 2017.

Từ Hà Nội, bạn Hoàng Thành, thành viên của Green Trees, cho biết động thái mới nhất của chính quyền Việt Nam trong việc bắt giữ hai nhà hoạt động này không thể dập tắt được ngọn lửa đấu tranh vì môi trường, mà ngược lại, theo anh, nó làm cho phong trào có thêm sắc thái mới.

"Qua hiệu ứng truy tố hoặc truy nã những người đấu tranh cho môi trường thì đó là một hiệu ứng ngược do chính nhà nước đưa ra và đang tự trói buộc mình. Vì vốn dĩ rằng, theo mình biết tầm ảnh hưởng nguy hại của Formosa, có rất nhiều ngư dân, người dân xung quanh ấy đều chịu ảnh hưởng và đang chịu thiệt hại. Họ đang cần giải quyết những nguy hại ấy một cách triệt để nhưng hiện nay nhà nước chưa làm được điều ấy.

Cho nên khi nhà nước truy tố và truy nã những người đấu tranh môi trường thì đó là 1 hiệu ứng ngược. Không những thế lại tạo ra một hình thái mới là những người chưa quan tâm lại để ý sự việc này thông qua những người mà họ (nhà cầm quyền) truy nã".

Nguyễn Phương, từ Sài Gòn, cũng là người hoạt động sôi nổi trong việc đòi hỏi môi trường sạch cho biết :

"Theo tôi thì những điều này không ảnh hưởng gì đến phong trào và có thể nó làm cho phong trào ngày càng mạnh hơn. Vì những việc bắt bớ trái pháp luật nó làm cho những người đang tin tưởng vào chế độ sẽ có sự suy nghĩ. Càng phẫn nộ hơn thì phong trào sẽ càng mạnh hơn".

Cũng từ Hà Nội, anh Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động dân chủ cũng đưa ra quan điểm đồng thuận khi cho rằng bắt giữ anh Hoàng Bình và truy nã anh Bạch Hồng Quyền không thể ngăn cản người dân tiếp tục lên tiếng phản đối Formosa.

"Tôi cho rằng việc bắt giữ Hoàng Bình cũng như truy nã Bạch Hồng Quyền cũng không thể nào gây tác động lớn đến phong trào đấu tranh vì phong trào môi sinh môi trường chống lại Formosa được.

Vì nếu không có Hoàng Bình, không có Bạch Hồng Quyền thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn Hoàng Bình, Bạch Hồng Quyền khác. Điển hình như chúng ta thấy ngày 15 tháng 5 vừa qua, rất nhiều bạn trẻ đã sử dụng công nghệ smartphone để quay livestream, chụp ảnh rồi đưa lên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube để nói lên sư kiện đó hay quan điểm, bình luận của họ xung quanh sự việc đó".

Về điểm này, anh Sỹ Bình, một nhà hoạt động xã hội từ Sài Gòn chia sẻ thêm :

"Chắc chắn là sẽ có hiệu ứng ngược sau những lần bắt bớ người lên tiếng bảo vệ môi trường môi sinh. Vì cứ mỗi lần một người bi bắt là một lần truyền thông nóng lan rộng. Người thân của người bị bắt lại tiếp bước hô trở cho tù nhân. Cứ mỗi người bị bắt là kéo theo nhiều người hiểu thêm về xã hội".

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017, các nhà hoạt động xã hội, bloggers đưa tin hoặc lên tiếng mạnh mẽ phản đối hoạt động của Formosa ở Việt Nam, chẳng hạn như Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga. Nguyễn Văn Hóa…, đều bị chính quyền kết vào tội "gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245 Bộ luật Hình sự Việt Nam ; "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 của Bộ luật Hình sự ; "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Chị Nguyễn Thị Bích Nga, một người đấu tranh trong nước đang cư ngụ tại Saigon, cho biết việc người dân lên tiếng là hoàn toàn hợp lý vì họ đang bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của họ.

"Tôi nghĩ là hợp lý. Người dân có quyền nói lên tiếng nói của mình, có quyền phản ảnh cho nhà quyền biết là họ đang bức xúc, đang bảo vệ môi trường và ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thân của họ, miếng cơm manh áo của họ bị ảnh hưởng thế nào. Cái việc họ biểu tình, họ xuống đường chặn quốc lộ là muốn chính quyền phải quan tâm đến đời sống thiết thực, tiếng nói của họ. Đó là quyền của họ và họ có quyền làm như vậy".

Lan rộng tầm ảnh hưởng

Những người dân ấy quyết định thực hiện quyền của họ, lên tiếng đòi lại quyền lợi thỏa đáng bằng chính những điều đã quy định trong hiến pháp. Tuy nhiên, tất cả những hành động như biểu tình ôn hoà, đệ đơn khiếu kiện đều bị nhà cầm quyền từ chối và đàn áp.

Theo bạn Nguyễn Phương cũng đang cư ngụ tại Saigon, những điều đó lại vô hình trung tạo thành một ảnh hưởng khác, lớn hơn đối với dư luận. Bạn Phương chia sẻ quan điểm của mình về lời kêu gọi "Mỗi người là một Hoàng Bình", "Mỗi người là một Bạch Hồng Quyền".

"Tôi nghĩ là nó sẽ có sức ảnh hưởng vì chúng ta thể hiện là chúng ta không có gì phải sợ hãi trước chính quyền đàn áp bắt bớ người dân trái pháp luật. Không thể nào bắt hết tất cả những người như Hoàng Bình. Tôi cũng có thể là một Hoàng Bình. Tôi sẽ lên tiếng để phản đối Formosa và những hành vi sai trái của chính quyền".

Đối với Hoàng Thành thì anh cho biết đó là việc nên làm. Bất cứ ai lên tiếng lúc này đều là một việc làm thiết yếu để cho biết Formosa đang ảnh hưởng đến mức nào đối với cuộc sống của người dân.

"Mình nghĩ là nên làm. Đó là một thành tố rất tốt trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì phía truyền thông nhà nước, trước khi anh Bạch Hồng Quyền và anh Hoàng Bình bị truy nã thì một số trang Facebook hoặc truyền thông nhà nước từng bôi nhọ hành động chính đáng là bảo vệ môi trường của anh Hoàng Bình".

Anh Nguyễn Đình Hà chia sẻ ý kiến của anh khi cho rằng

"Chúng ta đã từng nói ‘Tôi là người Paris’, ‘Tôi là người Berlin’ khi người dân thành phố này là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố. Thì nay, với cái câu ‘Tôi là Bạch Hồng Quyền’ hay ‘Tôi là Hoàng Bình’ đã thể hiện rằng chúng ta cùng đồng hành với những người đã mạnh dạn lên tiếng, mạnh dạn đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho người dân bốn tỉnh miền Trung cũng như Nghệ An chịu hậu quả của thảm hoạ môi trường do Formosa gây nên, cũng như để chống lại những kẻ đã và sẽ làm hại đến môi trường Việt Nam cũng như lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam".

Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh gây ra đã hơn một năm, từ tháng 4 năm 2016. Mặc dù Formosa đã nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD, chính quyền Việt Nam cũng cam kết hỗ trợ tổn thất, thiệt hại cho ngư dân, nhưng tất cả những điều đó vẫn chưa là câu trả lời thỏa đáng cho người dân. Từ đó, họ đã cùng nhau lên tiếng, và mỗi một ngày, trong xã hội Việt Nam lại xuất hiện thêm nhiều Hoàng Bình, nhiều Bạch Hồng Quyền khác.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 19/05/2017

Published in Diễn đàn

Đang trong chuyến đi vn đng quc tế Châu Âu và trao thnh nguyn thư v thm ha Formosa, Giám mc Giáo phn Vinh Phaolo Nguyn Thái Hp nói vi VOA rng ông đau lòng khi phi thc hin mt chuyến đi mà l ra là ca nhng người cm quyn.

chuyen1

Giám Mục Nguyn Thái Hp trao petition đến cu th trưởng Geneva, Michel Rosetti, trong buổi tiếp tân do đương kim th trưởng Guillaume Barazzone và các chính khách khác cùng t chc.

"Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn ca chúng tôi vì thc s chúng tôi không được đào to đ thc hin nhng chuyến đi như vy. Chúng tôi là nhng người làm mc v. Đáng l nhng chuyến đi như vy phi là ca nhng người cm quyn".

Từ chi giúp đ ca quốc tế

Trong chuyến đi kéo dài hai tun ti Na Uy, Đc, B và Thy Sĩ, phái đoàn ca Giáo phn Vinh đã có nhng cuc tiếp xúc vi Liên Hip Quc, Liên Hip Châu Âu, mt s B Ngoi giao, các t chc thuc Giáo Hi Công Giáo và các t chc xã hi dân s.

Chia sẻ vi VOA v kết qu chuyến đi, Giám mc Nguyn Thái Hp nói các cuc tiếp xúc vi các t chc quc tế càng khiến ông thêm đau lòng.

"Buồn vì cách x s ca những người cm quyn, ca nhng người đi din ca dân. Chng hn, mt điu c th mà chúng tôi nhn thy, khi Vit Nam tôi cũng đã nghe, là mt s nước mun đến đ giúp đ cho Vit Nam, giúp cho Vit Nam có th nghiên cu tìm ra nguyên nhân ca thm họa và nhất là x lý thiên nhiên đã b thm ha đó bng nhng phương pháp khoa hc, k thut hin đi đ tr li vùng bin min Trung, và cho người dân biết thm ha đến bao nhiêu, thm ha kéo dài bao nhiêu, bao gi có th ăn cá được, bao gi có th đi ra biển được v.v. Không nhng nhà nước đã t chi mt s nước, mà ngay c cơ quan ca Liên Hip Quc cũng đã có nhng đ ngh đó mà không hiu ti sao nhng người đi din ca dân cũng t chi đ ngh ca cơ quan Liên Hip Quc. Điu đó khiến tôi cm thy đau lòng".

Mị dân và vô trách nhim

n mt năm sau khi xy ra thm ha môi trường lch s, Giám mc Nguyn Thái Hp nói nhng câu hi rt căn bn ca người dân như nguyên nhân ca thm ha, tác hi ca nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào bin min Trung được khôi phục tr li… vn chưa được tr li tha đáng.

"Cho tới hôm nay, tôi thy rng chúng tôi ch gp được nhng câu tr li mt cách rt m dân và vô trách nhim. Chng hn có nhng quan chc, khi thm ha xy ra ít lâu, đã xung bin tm đ nói vi dân rằng ‘Tm đi !’. Có nhng người tr li mt cách vô trách nhim rng bin min Trung cũng như dân tc Vit Nam oai hùng nên nó t có th ty xóa được thm ha, nhng cht đc tr li tình trng ban đu".

chuyen2

Phái đoàn của Giáo phn Vinh trong chuyến đi vn đng quc tế và trao thnh nguyn thư v thm ha Formosa.

Những "cuc xung đt đau lòng"

Kể t khi xy ra thm ha môi trường vùng bin min Trung hi tháng 4/2016, nhiu cuc biu tình đã din ra ti đa phương và trên khp các tnh thành đòi chính quyn và Formosa phi minh bch thông tin v thm ha và bi thường xng đáng cho người dân.

Mặc dù phía chính quyn nói đã phân phi s tin đn bù 500 triu đôla ca Formosa ti các nn nhân trc tiếp ca thm ha, nhưng nhiu người dân không đng tình vi cách gii quyết ca chính quyn. Gn đây, các cuc biu tình tiếp tc din ra, đc bit tại tỉnh Ngh An.

"Nguyên nhân sâu xa vẫn là chưa đn bù xng đáng. Có nhng người l ra phi được đn bù xng đáng thì vn chưa được vào danh sách [đn bù]. Có nhng người không liên quan gì đến thm ha môi trường, không phi là nn nhân thì đã được đn bù. Ti sao vy ? Phi chăng vì tham nhũng, vì li ích nhóm ?", Giám mc Nguyn Thái Hp đt câu hi.

Tỉnh Ngh An vn không được chính quyn xếp vào danh sách bi thường ca thm ha Formosa, nhưng nhiều người dân đa phương nói h đã mt ngun sinh kế, lâm vào cnh n nn vì nh hưởng trc tiếp ca thm ha.

Giám mục Nguyn Thái Hp cho biết ông đã hai ln làm vic vi chính quyn tnh Ngh An và được chính quyn tnh cho biết đã đ đt ra trung ương để đưa mt s khu vc Ngh An vào danh sách nn nhân cn được bi thường. Tuy nhiên cho ti nay, ông vn chưa nhn được câu tr li cho vn đ này. Theo ông, chính s phn ut ca người dân đã dn đến nhng "cuc xung đt đau lòng" gia người dân và chính quyền.

"Chuyện này đáng l gii quyết mt cách êm thm gia người dân và chính quyn, mà cui cùng không được gii quyết, đưa đến nhng cuc xung đt. Nhng cuc xung đt đó tht s rt đau lòng. Càng đau lòng hơn khi người dân b đánh đp trong khi h là những nn nhân cn được đn bù xng đáng".

Người dn đu phái đoàn ca Giáo phn Vinh cho biết chuyến đi vn đng ln này là mt chuyến đi "tiếp cn", giúp cho các thành viên biết cách nghiên cu, sp xếp và đ đt các thnh nguyn ca người dân mt cách cụ th hơn đ gi ti nhiu cơ quan, t chc quc tế khác nhau, vi mong mun giúp cho các nn nhân ca Formosa sm tìm được câu tr li cho nhng băn khoăn ca h và được đn bù tha đáng.

Tính đến sáng 18/5, thnh nguyn thư v thm ha Formosa trên trang www.thamhoaformosa.com đã có trên 195.000 người ký tên.

Giáo phận Vinh có quyết đnh thành lp Ban H tr các nn nhân thm ha ô nhim môi trường bin min Trung vào tháng 9/2016, 5 tháng sau khi bt đu xảy ra hin tượng hi sn chết hàng lot, khiến đi sng kinh tế trong khu vc gn như tê lit.

Khánh An

Nguồn : VOA, 18/05/2017

********************

Về thảm họa môi trường biển trong vụ Formosa

Video Phỏng Vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp

Nguồn : VietCatholic, 13/09/2016

Published in Diễn đàn