Thu Thủy, Thoibao.de, 17/09/2020
Tru di tam tộc là câu nói được nhiều người thốt lên sau khi nghe tin bản án đã tuyên với hai án tử hình Lê Đình Công và Lê Đình Chức, án chung thân cho cháu nội Lê Đình Doanh cùng hàng trăm năm tù cho dân làng Đồng Tâm vào chiều ngày 14/9/
Ảnh 1 : một trong số những băng-rôn bày tỏ sự tin tưởng vào chính sách và đường lối của Đảng theo đúng tinh thần của cụ Lê Đình Kình
Sự tàn bạo man rợ lên ngôi ở mức độ đỉnh cao khi họ đã giết cụ Lê Đình Kình không cần xét xử, nay lại đòi giết thêm cả đời con đời cháu của cụ, người đảng viên già hết mực tin tưởng vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"VTV1 nhận xét việc nửa đêm vào nhà giết bố người ta, giờ giết đến 2 con trai và bỏ tù dài hạn 2 đứa cháu, chưa kể 26 bản án khác, chỉ trong một xã với vỏn vẹn 9/400 dân là "nhân văn, hợp tình, hợp lý" ! Chưa bao giờ ngôn từ bị bóp méo kinh khủng vậy ! – Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh từ Hà Nội đưa ra bình luận.
Mạng xã hội đầy ắp những dòng cảm thán, đớn đau và uất ức từ các nhà hoạt động xã hội, cứ như Tòa đã kết án tử hình chính những người thân yêu nhất của mình.
Chiều 14/9, Sài gòn đổ mưa như trút nước như minh họa câu thơ của nhà hoạt động Võ Hồng Ly :
"Sài Gòn mưa khóc Đồng Tâm
Lòng đau như cắt, dao đâm dạ người"
Giáo sư Mạc Van Trang đưa ra nhận định
"Vụ án Đồng Tâm cho thấy, chế độ này đã đạt đến tột cùng của sự dối trá, tàn ác, lì lợm, bất chấp lòng Dân".
Facebook Thanh Mai bình luận :
"Tính nhân văn cùng sự ưu việt nét văn minh" của hệ thống tư pháp thậm chí là của chế độ được thể hiện qua việc có 19 người ở giữa phòng xử án "nói" rằng họ bị đánh đập trong giai đoạn điều tra, và rồi chẳng cơ quan lập pháp hành pháp hay tư pháp nào đoái hoài đến điều đó.
Ảnh 2 : điều tra viên Phạm Việt Anh (bên trái), người mà ông Lê Đình Công khai rằng đã dùng dùi cui đánh ông suốt 10 ngày như 1
70% số lượng bị cáo bị đánh đập trong một vụ án có hàng triệu người theo dõi. Đánh đập nghi can là xâm phạm thân thể người khác, có thể là cố ý gây thương tích, và nó còn có thể còn là tác động sai lệch đến kết quả điều tra, cản trở hoạt động tư pháp. Vậy mà không một cơ quan pháp luật nào vào cuộc, không một hãng truyền thông nào lên tiếng.
Ngay tại tòa, ngay trong vụ việc cả trăm triệu người theo dõi còn vậy, nên bản án này, phiên tòa này, sự im lặng đáng sợ này cho thấy cái gọi là Pháp quyền, cái gọi là Tự do còn xa vời lắm với dân tộc lắm lắm.
Cả dân tộc im lặng thì chúng ta mong gì vào sự đổi thay ?", Facebook Thanh Mai cay đắng đưa ra câu hỏi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện từ Hà nội viết câu thơ rằng :
"Bị bắn trên giường thành khủng bố.
Sa chân xuống hố hóa anh hùng".
Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh in đậm câu :
"Mọi lời nói lúc này đều là thừa khi uất hận đã ngút trời mây".
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng đưa ra phát ngôn mạnh mẽ :
"Cộng sản là loài không thể cải tạo. Chúng xứng đáng bị đào thải và cách ly vĩnh viễn với xã hội loài người.
Cả thế giới đều thấy vụ án là một vở kịch diễn dở, dở từ khâu biên tập cho tới đạo diễn, và ngay cả các diễn viên chính bên bộ công an, bên tòa cũng như phía viện kiểm sát nhân dân. Cả thế giới cũng từng nghe một người tôi quen chửi câu địt mẹ tòa, anh bạn tôi chửi đã lâu nhưng bây giờ vẫn đúng. Địt mẹ tòa".
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng từ Hà Nội nhận định :
"Ngày hôm nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tuyên bố một điều : nó sẽ không bao giờ khoan nhượng với nhân dân.
Cũng chắc chắn một điều là người dân sẽ không bao giờ tha thứ cho bè lũ cộng sản. Với cộng sản, chỉ cần dùng luật của chúng để xử chúng đã là quá đủ.
Mơ một ngày nửa đêm đến thi hành công vụ nhà Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm !".
Bà ngoại xì tin – Trang Le từ Hoa kỳ nhận định :
"Một nền tư pháp man di, mọi rợ như hôm nay chính là lỗi của toàn dân. Chúng ta đã im lặng và cúi đầu quá lâu trước những uất ức, bất công !".
Cư dân mạng cũng chia sẻ những hình ảnh và tiếng khóc nức nở của dân làng Đồng Tâm đón 15 người trở về làng khi nhận bản án treo từ Tòa.
Ngay buổi tối, những người dân ở Đồng Tâm đã ra mộ cụ Lê Đình Kình và đốt lửa, thắp hương cho ông. Rất đông người khóc thương bên mộ ông.
"Cũng như năm 2017, ông nằm trên giường trở về với cái chân gãy, dân Đồng Tâm đón ông trong sự vui mừng và chật kín người. Ông là cường hào ác bá ư ? Người dân chân chất thật thà chắc hẳn không có tình cảm sai bao giờ", Luật sư Lê Văn Luân bình luận.
Ảnh 3 : 15 người dân Đồng Tâm được án treo trở về nhà sau phiên tòa đã đến thắp hương, đốt lửa và khóc thương bên mộ cụ Lê Đình Kình vào đêm ngày 14/9
Trước hình ảnh hàng chục người dân Đồng Tâm khóc nức nở trước nấm mộ cụ Lê Đình Kình trong đêm, cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ thốt lên rằng :
"Chưa bao giờ tôi thấy cái chết của tên "khủng bố" nào lại lấy nhiều nước mắt từ nhân dân như Cụ Kình.
Chưa bao giờ tôi thấy tên "khủng bố" nào khi qua đời Nhân dân lại lập bàn thờ như thế này.
Tôi chưa bao giờ thấy tên "khủng bố" nào được dân làng yêu mến, xếp hàng chào đón và rơi nước mắt khi thấy "khủng bố" xuất viện trở về mà như Cụ Kình.
Tôi chưa thấy tên "khủng bố" nào qua đời cả nhân dân xã Đồng Tâm đến bịt khăn tang, mặc dù khăn tang không đủ trong ngày đưa tang như đám tang của Cụ Kình.
Chưa bao giờ tôi thấy tên khủng bố nào đi đòi đất mà nói lý lẽ bằng pháp luật làm cho cả một thể chế chính trị cúi đầu chào thua lý lẽ của tên khủng bố ấy.
Tôi cũng chưa bao giờ thấy nhiều nhân sĩ trí thức, đồng bào của Cụ Kình lên tiếng ủng hộ hành động của tên "khủng bố" đó, nhiều quan chức đảng viên, nhân dân lại đứng về lý lẽ của khủng bố mà lên án cách hành xử của những kẻ cầm quyền.
Và chưa bao giờ tôi thấy, tên cường hào ác bá nào, đã nghèo mà lại được người dân cả nước yêu mến đến thế !
Người xưa có câu :
Thương dân dân lập đền thờ,
Hại dân dân đái ngập mồ thối xương.
Cụ Kình sẽ sống với dân tộc với nhân dân vì sự hi sinh của Cụ. Còn những kẻ mà nhân danh lãnh đạo, tôi thấy dân chửi như hát hay, Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng là những kẻ trong số đó".
Nhà báo Bạch Hoàn ngậm ngùi viết :
"Tôi là người đã im lặng.
Những gì xảy ra hôm nay có phần vì sự im lặng của tôi.
Những bất công và vô lý hôm nay có phần vì tôi đã sống một đời tầm thường, vụn vặt, đã sống một cuộc đời ích kỉ, hẹp hòi.
Bi kịch của dân tộc này có phần vì tôi – tôi là điển hình của một thế hệ yếu hèn, bạc nhược, một thế hệ chỉ biết quỳ gối, cúi đầu".
Nhà báo Trương Huy San đưa ra phát biểu :
"Đừng chỉ thất vọng với nền tư pháp, sẽ còn những bản án như thế nếu ai cũng lặng im thay vì cất tiếng nói lương tri".
Ảnh 4 : Thẩm phán Trương Việt Toàn, Chủ tọa phiên tòa xét xử 29 người dân Đồng Tâm
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) nhận định :
"Những bàn án nặng nề, trong đó có 02 án tử hình, tuyên đối với các bị cáo Đồng Tâm không hề gây ngạc nhiên. Cũng giống tất cả mọi cấp tòa xử khác, tòa án Hà Nội không hề độc lập vì hội đồng xét xử phải đưa ra những phán quyết được định trước do đảng cộng sản. Giới cai trị tại Việt Nam đang đi bước ngược lại nhằm chứng tỏ bộ mặt cứng rắn nhất có thể đối với những người dân làng Đồng Tâm. Lý do chỉ vì giới lãnh đạo Việt Nam lo lắng tính phản kháng, thách thức của cộng đồng dân làng có thể truyền lan ra, dù rằng người dân Đồng Tâm phải bị những hình phạt nặng nề nhất".
Ông André Menras, đạo diễn bộ phim "Tiếng gào thét từ bên trong" với đoạn phỏng vấn ông Lê Đình Kình về mảnh đất Đồng Sênh, cho thấy cụ Kình rất tin vào Đảng mặc dù cụ đã bị lừa ra cánh đồng Sênh và bị đánh gãy chân hồi năm 2017.
Ảnh 5 : ông Lê Đình Kình bị gãy chân xuất viện trở về hồi năm 2017 được dân làng Đồng tâm mừng đón kính trọng như một lãnh tụ tinh thần
"Có một điều có thể khẳng định được, Đồng Tâm đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình tự cô lập của đảng Cộng sản đối với nhân dân, đặc biệt là thành phần nông dân. Đồng Tâm sẽ là hình ảnh tiêu biểu cho một chế độ cùng đường, coi nhân dân là kẻ thù" – Đạo diễn André Menras nhận định.
"Trong hai bị án tử hình, Chức đã nhận tội nhưng anh Công phủ nhận tội danh và sẽ kháng cáo. Vụ án vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm cả việc các cảnh sát bị giết chính xác như thế nào" – Luật sư Hà Huy Sơn phát biểu với Reuters.
Ảnh 6 : Có nhiều căn cứ theo hồ sơ vụ án cho thấy rằng người giết ông Lê Đình Kình chính là Thượng tá ĐẶNG VIỆT QUẢNG, sinh năm 1975, tại Hà Nội, Phó trưởng phòng cảnh sát hình sự – Công an Thành phố Hà Nội. Trong lời khai với điều tra viên, ông Quảng kể mình "nổ súng về phía đối tượng 02 lần và đối tượng dựa người vào trong phòng đồng thời tôi rút ra ngoài" – đối tượng ở đây chính là ông Lê Đình Kình, cuối bản cung ông Quảng nói : "Tôi yêu cầu cơ quan điều tra giữ kín nhân ang tôi trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để đảm bảo yêu cầu công tác và an toàn cho gia đình tôi".
Bình luận về bản án đã tuyên, cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Vũ viết rằng :
"Cầm súng ắt sẽ chết vì súng !
Cuối cùng, Nguyễn Phú Trọng lựa chọn đối đầu với Nhân dân theo cách một mất một còn.
Cách đây 2 hôm, trong buổi làm việc của Bộ chính trị với Quân ủy trung ương, Nguyễn Phú Trọng có nhấn mạnh là phải nghiêm trị những ai đi ngược lại đường lối của đảng, thông điệp đó là ấn định cho bản án mà hôm nay tòa sẽ tuyên Đồng Tâm.
Bỏ qua những yêu cầu đến từ Nhân dân, giới Luật sư là phải thực nghiệm lại hiện trường vụ án, các Luật sư đã chỉ ra những điểm mâu thuẫn cần làm rõ từ chiến dịch mang bí số 419a-PV01-PV02-MP, tại sao gọi là tranh chấp đất quốc phòng nhưng khi hỏi tại tòa thì chủ tọa phiên tòa trả lời là "Bộ quốc phòng không liên quan", tại sao Sân bay Miếu Môn cách Làng Hoành (nhà Cụ Kình) 3 km sự việc tranh chấp ngoài đó lại đem súng ống xe thiết giáp, khí tài quân sự về một ngôi làng quê nửa đêm, nổ súng giết người ?… Và ang loạt những điều bí ẩn về cái chết 3 chiến sĩ công an, nguồn gốc quả lựu đạn…
Bỏ qua những vấn đề cốt lõi để làm sáng tỏ ang về cái đêm kinh hoàng ấy, tòa án cộng sản đã bất chấp tuyên một bản án man rợ mà không có căn cứ, không theo tiến trình tố tụng, quyết tắm máu ang một lần nữa với 2 người vô tội. Hành vi tru di tam tộc của đảng cộng sản hôm nay đó là tội ác mà Trời không dung đất cũng không thể tha thứ.
Lật đổ chế độ Thực dân, Phong kiến, nhưng Thực dân Phong kiến vẫn tuyên một bản án thấu tình đạt lý, và giải quyết tận gốc rễ do những mâu thuẫn khởi phát từ luật đất đai. Thực dân Phong kiến đã sửa sai trong vụ Đồng Nọc Nạng.
Thế mà người cộng sản hôm nay, Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo một đất nước gọi là thiên đường, ưu việt, mặt trời tỏa sáng trên đầu đất nước đâu chẳng thấy. Người ta chỉ thấy máu và nước mắt nhuộm đỏ cả bầu trời, bởi cách hành xử của giới cầm quyền không phải vì dân, không thuộc về dân trong câu chuyện đất đai.
Rồi đây, trên lãnh thổ Việt Nam ai sẽ tin rằng đất nước này đang bình yên ? Bình yên kiểu gì mà nhà cầm quyền đem xe thiết giáp, 3.000 quân trong đêm đột kích một làng bình yên ở Thủ đô, mà bất chấp sự lên án của người dân. Đảng cộng sản đã không nhận thấy cái sai trong khi cho phép tự do lấy đất đai khi cho nhân dân cái quyền sở hữu mà không phải là tư hữu. Để khi sự tham lam của quan chức nảy sinh, tìm cách cướp cho bằng được, gắn cho nạn nhân bằng những mỹ từ khủng bố, chống lại đường lối của đảng, đau đớn thay, nạn nhân như dân làng Đồng Tâm họ hoàn toàn tin đảng.
Với sự ngạo mạn của chế độ, sự say mê quyền lực một cách sắt máu, người cộng sản sẽ tiếp tục tắm máu khắp nơi trên quê hương. Sự thê lương, đau khổ của bao số phận dân Đồng Tâm hôm nay đã thua bọn cầm quyền vì chúng có súng ống, chỉ vì miếng đất có giá trị ang tỷ đô la. Hôm nay đảng cộng sản đưa dân ra tòa, tắm máu đồng bào, đảng cộng sản, kẻ cầm đầu Nguyễn Phú Trọng sẽ phải ra đứng trước phiên tòa của lịch sử để trả giá cho những gì mình đã gây ra.
Nguyễn Phú Trọng và bè lũ của đảng cộng sản có chủ trương không nổ súng với giặc, cho dù giặc bắn đại bác, đảng ông ta cùng lắm là bắn sang đáp trả bằng tình hữu nghị. Vậy mà, đồng bào, đồng chí với nhau, chỉ vì tranh chấp đất đai mà Nguyễn Phú Trọng đem súng ống xe thiết giáp về nã đạn không thương tiếc. Sau này, khi lịch xử xét lại, các nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ cộng sản Việt Nam, nếu ông trọng còn sống hãy nhớ lấy, Đồng Tâm là một trong những nguyên nhân ấy.
Quyền lực sinh ra trên họng súng, nhưng những kẻ cầm súng thường sẽ chết vì súng, tôi tin là như vậy !".
Ông Phạm Minh Vũ đưa ra kết luận.
Thu Thủy
Nguồn : Thoibao.de, 17/09/2020
*********************
Tội ác hiện hình đằng sau người lời nhận tội
JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 17/09/2020
Một vụ khủng bố có tổ chức
Vụ án Đồng Tâm đã làm sôi sục dư luận xã hội kể từ khi nhà cầm quyền cộng sản tổ chức cuộc thảm sát đêm 9/1/2020 bằng hàng ngàn công an với đầy đủ thiết bị, chó nghiệp vụ tấn công vào làng lúc 3 giờ sáng.
Di ảnh cụ Lê Đình Kình – Ảnh minh họa
Dư luận đã sôi sục với hành động man rợ có tổ chức của một nhà nước cộng sản đối với dân lành. Những luận điệu nhà cầm quyền đưa ra nhằm che đậy, xoa dịu và dọa nạt đối với những người quan tâm tìm hiểu sự thật đã không có tác dụng.
Những hành động dọa dẫm, trấn áp, bắt bớ và những việc làm thất đức khác như cướp đoạt tiền phúng viếng đám ma cụ Lê Đình Kình – Một đảng viên kỳ cựu, nguyên Bí thư đảng ủy – đã bị đồng đảng giết một cách man rợ ngay trên giường ngủ của mình… đã không làm hề giảm đi mối quan tâm của xã hội đối với vụ án này.
Thế rồi, sau một thời gian dài dàn dựng, sử dụng đủ mọi cái gọi là "biện pháp nghiệp vụ" và hệ thống tuyên truyền cộng sản, nhà cầm quyền đã đưa ra biểu diễn cái gọi là "Phiên tòa xét xử" vụ án giết người.
Oái oăm thay, cái gọi là phiên tòa này, là sự điển hình của việc đổi trắng thay đen, biến nạn nhân thành thủ phạm và lấy tội ác nhằm che giấu tội ác.
Những nạn nhân đã bị đem ra kết án còn những kẻ đang đêm tổ chức cuộc tấn công thảm sát, khủng bố một làng quê yên tĩnh, giết hại dân lành lại giữ vai quan tòa xét xử.
Chẳng ai có thể biện minh được, việc một nhà nước "của dân, do dân, vì dân" lấy cớ gì để đang đêm tổ chức cuộc thảm sát đối với người dân lành ngay trong giấc ngủ của họ.
Hẳn nhiên, việc này không hề là một việc ngẫu nhiên hay tự phát mà có cả một kế hoạch tỷ mỉ và dàn dựng công phu, có một kế hoạch chi tiết đã được Hà Nội lập nên và Bộ Công an phê duyệt.
Để tổ chức thực hiện tội ác này, nhà cầm quyền Hà Nội đã huy động hơn 3.000 công an đủ các bộ phận từ Bộ Công an tăng cường, chi viện cho đến các thành phần của Công an Hà Nội.
Mặc dù vậy, thì khi đối diện với những người dân lành bị động trong đêm, đội quân "bách chiến bách thắng" với đầy đủ mọi ngôn từ xưng tụng rằng "tinh nhuệ, tài giỏi, võ nghệ cao cường, chiến đấu kiên cường" của Bộ công an kia, cũng đã đưa ra một kết quả : Ba tên bỏ mạng, giết chết được một người dân bằng bắn thẳng vào mặt một cụ già 84 tuổi đời đã bị tàn phế trước đó bởi chính công an.
Lý do nào để khủng bố dân lành ?
Dư luận sôi sục đặt câu hỏi rằng : Lê Đình Kình là ai ? Ông ta đang là một đảng viên, mới đây chưa lâu đã nhận huy hiệu 55 tuổi đảng và cho đến khi bị đám đồng chí ranh con bằng tuổi cháu chắt mình vác súng vào bắn tan xương nát thịt rồi mang đi mổ bụng phanh thây, vẫn chưa hiểu được vì sao Đảng mà ông ta vẫn tuyệt đối tin tưởng, lại có thể hành động man rợ mất tính người đến vậy với ông.
Tại sao, nếu ông ta là một tội phạm, thì với thân hình tàn tạ vì công an đánh đập gãy chân mấy năm trước hiện ngồi xe lăn, mà một nhà nước tự xưng là "Chánh nghĩa sáng ngời" (Nguyễn Minh Triết) trong "thời đại Hồ chí Minh rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc" (Nguyễn Phú Trọng) lại không đàng hoàng vào nhà ban ngày ban mặt bằng lệnh, bằng lực lượng của nhà nước một cách công minh, chính đại để bắt ra xét xử mà tấn công vào nhà riêng để tiêu diệt trong đêm ?
Và đám con cháu của ông ta, họ hàng và người dân Đồng Tâm có vũ trang đến mức nào để "lực lượng vũ trang anh hùng" và hùng hậu của đảng không dám đối mặt, lại đi đánh như đánh giặc công đồn vào ban đêm ?
Hẳn nhiên, là nhà cầm quyền Hà Nội không thể trả lời những câu hỏi tưởng như quá đơn giản và dễ dàng đó.
Hàng loạt kịch bản được đưa ra nhằm biện minh cho tội ác của mình được nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng đã bị người dân bóc mẽ và đẩy vào thế bị động, lúng túng.
Lún sâu vào tội ác
Bởi sự thật chỉ có một. Đó là bàn tay của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã nhuộm đỏ máu dân lành bằng những hành động lấy oán trả ân, bằng cách biến nạn nhân thành thủ phạm.
Tưởng rằng, với những chứng cứ rành rành, sự dối trá bị vạch trần không thể chối cãi, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ còn một chút liêm sỉ để cân nhắc lại những hành động của mình trước khi tiếp tục nhúng tay vào máu.
Thế nhưng họ quyết tâm tắm máu dân lành thêm một lần nữa để tỏ ra sự hung hãn, tàn bạo hòng đe dọa người dân có tinh thần phản kháng.
Bằng mọi cách bất chấp dư luận và lòng dân sôi sục, nhà cầm quyền Hà Nội đã buộc phải đưa ra một vở bi hài kịch gọi là "Tòa án" để trả thù người dân Đồng Tâm.
Ở đó, họ thi thố nhiều trò bẩn thỉu như những vụ án khác với đặc trưng Tòa án cộng sản. Đó là việc công khai xử kín, ngăn chặn người dân dự tòa. Nhằm để bóp nặn và che đậy những sự thật đã được giấu kín đằng sau đó.
Kết quả phiên tòa với hai bản án tử hình, và hàng loạt bản án nặng nề khác kể cả chung thân đã nói lên một điều : Nhà cầm quyền Hà Nội đã quyết tâm đi đến tận cùng tội ác, quyết tâm đối đầu và bất khoan nhượng đối với nhân dân. Đồng thời, các bản án cũng nói lên bản chất của một nhà nước "Của dân, do dân, vì dân" mà họ thường leo lẻo có thực chất ra sao.
Đằng sau những lời nhận tội
Điều mà nhiều người thắc mắc, đám Dư luận viên và an ninh vẫn lấy để bao biện cho tội ác trời không dung, đất không tha của nhà cầm quyền Việt Nam trước những kẻ bị ngộ độc thông tin cộng sản là các nạn nhân Đồng Tâm bị lôi ra trả thù bằng cái gọi là Tòa Án kia đã nhận tội trước Tòa.
Sở dĩ, họ thắc mắc, thậm chí với một số người khi hiểu rõ bản chất phiên tòa, cũng như cái gọi là "quá trình điều tra, xét xử" của tòa án cộng sản, vẫn cứ phân vân rằng tại sao rõ ràng họ là những kẻ oan khuất, là nạn nhân lại bị đưa ra kết tội lại đi nhận tội trước tòa.
Thế nhưng, chẳng cần nói nhiều về quá trình gọi là điều tra, hay xét xử xưa nay của nhà cầm quyền cộng sản những vụ án nào xa xôi. Hãy nhìn vào những nạn nhân của phiên tòa này, sẽ hiểu hết mọi sự thật đã diễn ra đằng sau đó như thế nào.
Nhìn tấm ảnh cụ Kình với những phát đạn giết người, cái chân lủng lẳng và vết mổ phanh thây dọc từ ngực xuống đã cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hành động như thế nào với một cụ già 84 tuổi.
Man rợ hơn, nếu như cụ Lê Đình Kình là kẻ thù không đội trời chung, là người có những tiền sự nguy hiểm hoặc đang có một khả năng nào đó để chống lại bạo lực của nhà cầm quyền cộng sản thì còn đi một nhẽ. Đằng này, một cụ già ngồi xe lăn mấy năm nay, ở trong giường ngủ đã bị cộng an xông tận giường bắn chết tại chỗ và cho chó lôi đi.
Mặt khác, ngay cả những nhóm xã hội đen, những băng cướp hoặc kể cả mafia nếu xử những đồng đảng đi nữa, thì chỉ là những kẻ phản bội lại chúng. Đằng này, một đảng viên Lê Đình Kình, với 58 tuổi đảng, nguyên Bí thư đảng ủy và vẫn một lòng tin tưởng vào Đảng cộng sản lại bị chính Đảng cộng sản vào giết tận giường ngủ lúc nửa đêm. Hành động đó là hành động gì nếu không phải là hành động khủng bố thanh toán chính đồng đảng của mình ?
Nhìn những vết đạn bắn qua đầu Lê Đình Chức làm toác cả hộp sọ, những nốt châm trên mặt Lê Đình Công bằng thuốc lá của "cán bộ điều tra" khi đứng trước tòa, có lẽ chỉ cần im lặng mà suy nghĩ, chúng ta sẽ hiểu vì sao họ nhận tội.
Bởi chưng, những chứng cứ và vết tích hành hạ, dùng nhục hình, tra tấn đó sờ sờ, những lời khai rõ ràng "bị đánh mười ngày như một" của nạn nhân trước tòa… không hề làm cho cái gọi là "Quan tòa" mảy may chú ý.
Và qua đó, nền tư pháp Việt Nam nghiễm nhiên công nhận rằng, chuyện vào tay công an điều tra thì bị tra tấn, bị đánh đập đến thân tàn ma dại hoặc chết người là chuyện bình thường trong hệ thống luật pháp Xã hội chủ nghĩa.
Và hẳn nhiên, sau một quãng thời gian dài gần cả năm, những nạn nhân này bị giam giữ biệt lập với bên ngoài không được gặp bất cứ ai kể cả luật sư, hàng ngày đối diện với tra tấn, với nhục hình thì xương thịt nào chịu nổi. Người ta nói rằng, nếu rơi vào tay công an cộng sản, thì hòn đá cũng phải nhận tội huống chi con người. Và như vậy, việc họ nhận tội trước tòa, từ chối luật sư hoặc bất cứ lời khai nào từ miệng họ đều cần phải nhìn rõ phía sau đó là gì.
Bởi họ biết, ngay trong cái gọi là phiên tòa kia, chỉ có công an với họ, luật lệ, luật sư không có ý nghĩa gì với nhà nước cộng sản. Họ biết rằng, việc gọi là xét xử đối với họ, chỉ là một vở diễn không hơn không kém và nhất là sau phiên tòa thì lại chính họ đối diện với công an, với đánh đập tra tấn và nhục hình.
Người xưa từng nói : "Thịt da, ai cũng là người". Con người đến một lúc nào đó, bị tra tấn đếm mức nào đó, sẽ trở nên khiếp sợ và bạc nhược, trở nên mất hết mọi sự phản kháng.
Ngay cả khi ra trước cái gọi là "Phiên tòa" với nhiều người xung quanh, với luật sư biện hộ, với đủ mọi thành phần của nền tư pháp cộng sản, những nạn nhân Đồng Tâm vẫn cứ khiếp sợ đến mức cùng cực, vẫn cứ mười người như một nhận tội theo một biểu mẫu bày sẵn… mà không hề dám phản kháng, chúng ta có thể hiểu rằng họ đã phải chịu đựng những gì bao nhiêu ngày tháng qua trong ngục tối cộng sản, khi chỉ có mình họ với bầy quỹ dữ xung quanh.
Không phải ngẫu nhiên mà một người đã từng đi qua quãng thời gian dài trong nhà tù cộng sản, đã phải tuyên bố trước khi vào lại nhà tù rằng : "Sau khi tôi bị Cộng sản bắt, những lời nói và hành động do tôi làm sẽ không có giá trị, bởi đó không phải là những lời nói, hành động của tôi nữa".
Do vậy, hãy nên suy nghĩ về những điều ấn giấu đằng sau những lời nhận tội của các nạn nhân trước Tòa.
Với những sự thật rành rành ai cũng thấy rõ, thì hành động nhận tội của họ càng cho thấy sự khủng khiếp đến mức nào trong cách đối xử của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với họ trong nhà tù đã làm tê liệt ý chí và nhận thức của họ trước Tòa.
Những diễn biến của cái gọi là "Phiên tòa" về cách tổ chức, về quá trình tranh tụng, xét xử và qua đó, lộ diện quá trình gọi là điều tra, truy tố của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với người dân Đồng Tâm, sẽ đi vào lịch sử của ngành tư pháp trên thế giới về một ngành tư pháp giết người để trả thù đê tiện và hèn hạ.
Quan sát quá trình hình thành, phát triển vụ việc Đồng Tâm, nếu chỉ dùng những ngôn từ như tàn bạo, khốn nạn, đểu cáng hoặc man rợ… hẳn là chưa đủ để nói lên tội ác này.
Có lẽ kho tàng ngôn ngữ Việt Nam không thể đủ để nói lên tội ác nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã làm đối với người dân Đồng Tâm.
Ngày 17/9/2020
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 17/09/2020
**********************
Thủ tiêu người cha - tử hình hai con !
Hoàng Hoành Sơn, RFA, 16/09/2020
André Menras, nhà làm phim người Pháp từng về Đồng Tâm dự cuộc họp bàn giữ đất của người dân, nhận định : "Các bị can đã bị bắt giữ một cách phi pháp. Vụ án rõ ràng sẽ diễn ra theo kiểu các vụ án thời Stalin. Ám muội và tàn độc hơn cả vụ xử Hồ Duy Hải. Đồng Tâm sẽ là hình ảnh tiêu biểu cho một chế độ cùng đường, coi nhân dân là kẻ thù" (1).
Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV
Quả đúng như lời nhận định trên, súng đã nổi, người thủ lĩnh tinh thần đã bị giết chết và nay Đồng Tâm vẫn còn sôi sục với bản án tử hình hai người con cụ Lê Đình Kình.
Trước khoảnh khắc họng súng lóe sáng trước ngực người cha, vạn vật, xóm làng đang bình yên chìm trong giấc ngủ. Khi màn tối bao trùm đất trời, một bản án tử hình trong vòng bí mật được tuyên ra, ngay cả nạn nhân chịu thảm án vẫn an tư không hề hay biết ! Thế rồi họng súng khạc lửa đạn ngay tại phòng ngủ gia tư thiêng liêng, nơi một công dân Việt Nam lẽ ra thời khắc đó đang ngon giấc. Nay nó lại biến thành chỗ xử bắn cụ Lê Đình Kình. Ném cụ vào giấc ngủ ngàn thu cách lặng lẽ y hệt như bản án kẻ nào đó chụp lên cho cụ (2). Cụ Kình lớn lên là người lính chinh chiến, quen với súng đạn… Nay cụ đã ra đi theo tiếng súng vang lên sau khi viên đạn xuyên qua trái tim cụ. Và còn những họng súng khác sẽ tiếp tục khạc lửa lên hai người con chứ chưa chịu dừng ở cái chết của người cha.
Ông Lê Đình Công bị đánh đập liên tiếp trong suốt thời gian chấp cung
Ông Lê Đình Chức ra tòa với vết thương còn tươi trên đầu do bị bắn vỡ mảnh sọ não
Hình ảnh hai người con cụ Kình, anh Lê Đình Công, Lê Đình Chức trước tòa chịu một bản án tử hình công khai oan ức (3). Thế giới, cả nước ai cũng biết, hai anh sẽ biết ngày giờ mình ra đi, về với vòng tay người cha đang chờ đón ? Cái chết của hai anh không còn bị giấu kín như cái chết người cha. Hai án tử được các cơ quan tuyên truyền, báo chí của Đảng cộng sản Việt Nam, các luật sư đỏ… đồng loạt lên tiếng hoan hô, đồng tình.
Đang khi cả nước, người dân xầm xì nhớ lại vụ án Lệ Chi Viên mà gia đình Nguyễn Trãi gánh chịu : "Tru di tam tộc". Thủ tiêu người cha, tử hình hai con. Lúc thủ tiêu cụ Kình, chả thấy bóng dáng phóng viên, nhà báo nào có mặt tại hiện trường đưa tin. Nay đầy đủ mâm bát reo hùa theo ban tuyên giáo đưa tin nóng sốt, bình luận các kiểu. Quả là cái giao điểm của thời khắc tuyên án tử hình cho hai người con lại rầm rộ, công khai khác hẳn giao điểm lúc người cha ra đi. Những đan chéo chằng chịt trong các mối xung đột trước đây chấm dứt âm thầm trong màn đêm với cái chết cụ Kình. Nay bản án của hai anh Công - Chức lại được tuyên cáo ồn ào công khai hết cỡ.
Xác cụ Kình với vết đạn bắn vào tim cùng vết mổ dài từ ngực xuống bụng như thể bị moi tim và móc bao tử
Vâng, trong bài viết này tôi muốn tập trung nhiều vào khoảnh khắc họng súng lóe sáng của kẻ thủ ác bóp cò bắn thẳng vào tim cụ Lê Đình Kình. Thoáng chớp lóe lên hẳn là đỉnh điểm trong cuộc đời ông cụ ; đó là khoảnh khắc giữa sống và chết ; giữa người đang thở và sẽ trút hơi thở cuối cùng. Lẽ ra, nếu chưa có ánh lóe sáng ấy hẳn cụ còn sống thọ thêm nhiều năm nữa. Tuy nhiên, con tạo trêu ngươi, trong hàng triệu cái chết mỗi ngày và không cái chết nào giống cái chết nào, chỉ có cái chết cụ Kình là tiêu điểm cho biết bao sự giao thoa : tình người - tính đảng, công an - xóm làng, đất nông nghiệp – nhóm lợi ích, thù hận - nghĩa tình, chính quyền và con dân, kẻ mạnh và người yếu, sức trẻ và tuổi già, họng súng ác liệt và cây gậy chống đỡ giúp bước đi bệnh nhân bớt nhọc nhằn... Tất cả tập trung vào đầu súng tóe lửa chấm dứt cuộc đời dương thế của cụ già đôn hậu.
Lẽ ra cụ được ra đi thanh thản trong vòng tay con cái cháu chắt. Lẽ ra cụ đã có cuộc tử quy đầm ấm với nước mắt người thân vây quanh. Lẽ ra cụ trút hơi thở cuối ở thời khắc mà thiên định... biết bao nhiêu cái lẽ ra như thế đã bị phát đạn oan nghiệt tạo nên một giao điểm thổi bay tất cả vào lồng lộng hư vô. Cái lẽ vô thường trong cõi người ta ấy đã bị những kẻ vô thần bất tường và bất thường tự cho mình quyền lực chấm dứt một sinh mạng. Mà theo lý phải ở trong tay người ra đi khi dầu sinh khí đã cạn và khi cõi sau lên tiếng gọi về. Chấm dứt bất cứ sinh mạng vô tội nào đều là tội ác. Và kẻ ký lệnh, kẻ âm mưu lên kế hoạch, kẻ thủ ác trực tiếp, chúng có thể tránh được án phạt tòa đời. Nhưng không bao giờ tránh được án phạt của tòa án lương tâm và quy luật nhân – quả đời sau.
Và chưa dừng lại ở cái chết cụ Kình, không lâu trước ngày tuyên án tử hình hai con cụ Kình, tướng Tô Ân Xô, trong bài trả lời phỏng vấn TTXVN, đã tuyên bố cụ Kình là một "loại cường hào địa chủ mới" (4). Nó tựa như tuyên bố "giết vua" để dẫn đến bản án tru di tam tộc của nhà Nguyễn Trãi. Không phải tự nhiên mà tướng Xô, phát ngôn viên bộ công an, lại có những lời nói hàm ý đấu tố địa chủ như thế.
Người dân đều nhận ra sự đồng nhất trong ngôn hành của bộ công an từ đầu đến cuối rất chi ư là giàu tính kịch bản, dàn dựng công phu : Lên kế hoạch, vạch chuyên án giết chết cụ Kình là do bộ công an ; điều binh khiển tướng túc trực ở làng Hoành vẫn là bộ công an ; trực tiếp tấn công làng Hoành đêm 09/01/2020 cũng là bộ công an ; giết chết cụ kình, bắn nhầm 3 công an viên, bắn trọng thương ông Hiểu, bắt bớ 29 người dân tiếp tục là bộ công an ; điều tra bức cung, đánh phạm nhân 10 ngày như 1 (5) lại là bộ công an ; cáo trạng viện kiểm sát trưng ra dựa trên điều tra cũng - vẫn - tiếp tục – lại là của bộ công an. Như thế, vừa đánh trống vừa thổi kèn đưa ma ; vừa ăn cướp vừa la làng ; kẻ chủ mưu, kẻ thủ ác, kẻ điều tra, xét xử, tuyên án đều đến từ điều tra của một ngành duy nhất, đó là ngành công an… Vậy còn gì là khách quan, là công bằng. Biết bao án oan Hàn Đức Long, Thanh Chấn, Hồ Duy Hải, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Thêm… (6) là những minh chứng cho "uy tín" c ủa ngành công an và tư pháp.
Hơn nữa, Tòa xử vụ Đồng Tâm với nhiều tình tiết bất minh mà người dân cả nước đã nêu lên đầy dẫy trên mạng thông tin xã hội ; nó cho thấy chỉ vì 59 ha đất nông nghiệp mà Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp là bộ công an, đã tàn sát không thương tiếc những ai cản đường hầu dành cho bằng được. Cánh đồng Sênh chỉ lớn hơn chút xíu nửa cái đền Chung Sơn, thờ gia tiên Hồ Chí Minh ở Nam Đàn, Nghệ An (7). Cánh đồng Sênh chỉ sản sinh những hạt ngọc trắng có giá trị thường nhật nuôi sống dân làng Hoành, đang khi đền Chung Sơn tốn gần 100 ha đất, xây nguy nga lộng lẫy bằng thuế khóa nặng nề chất trên cổ người dân, chẳng nuôi sống được ai, ngoài tiền thu dịch vụ rơi vào túi nhà cầm quyền ; nó được dựng lên với mục đích thờ cúng gia tiên ông Hồ.
Bản án tử hình tuyên ra cho thấy phải có sự ra đi đối xứng giữa ta và địch. Phe ta ra đi 3 thì địch cũng phải đi 3 cho đồng bộ. Chiến thắng Đồng Tâm quả là một chiến công đáng ghi vào trang sử hào hùng của bộ công an Việt Nam ; trong tương lai, mỗi khi tấn công nhà dân nào đó, Đảng cộng sản Việt Nam và bộ công an lại đưa gương 3 liệt sĩ này lên giây cót tinh thần cho lực lượng vũ trang nhân dân. Đêm ngày 08/01, rạng sáng ngày 09/01, 3000 cảnh sát cơ động, công an "đặc biệt tinh nhuệ" nổ súng mở màn đột kích dữ dội vào làng Hoành, quyết thực hiện cho được bản án tử hình cụ Lê Đình Kình. Bộ công an đã không ngờ chính họ lại làm lộ cho cả nước và thế giới thấy rõ lực lượng ăn hại đái nát, ngốn biết bao ngân sách nhà nước, ôm súng ôm mìn, trang bị tận răng lại tự hại chết 3 đồng đội. Đưa lực lượng hùng hậu tưởng đâu lên biên giới phía Bắc đánh giặc Tàu, không ngờ "bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" đi đánh nhân dân Đồng Tâm.
Vụ án Đồng Tâm nói chung và phiên tòa xét xử 29 người liên hệ nói riêng phơi bày trước bàn dân thiên hạ một đất nước không hề có nhân quyền, tự do, dân chủ như Đảng cộng sản Việt Nam thường quảng cáo. Bộ luật hình sự năm 2015, điều 40 quy định : không thi hành án tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên (8). Quy định luật pháp là thế, nhưng sự thật là bộ công an giết đã một ông già ngồi xe lăn, 84 tuổi và nay âm mưu giết luôn cả hai người con của cụ. Dân chúng, công luận đều mong ngừng phiên tòa để dựng lại hiện trường vụ án. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền Việt Nam thể hiện uy quyền trong tòa án, trắng trợn bác bỏ tình tiết quan trọng đó và vẫn tuyên án như kịch bản đã soạn. Ngay cả những lá đơn cụ bà Dư Thị Thành gởi đảng, nhà nước cứ như gió vào nhà trống. Chẳng ai quan tâm, không lời hồi đáp. Mạng sống người dân rẻ như vậy đấy, chỉ như con kiến chả xứng cho đảng đoái hoài. Đảng lo dành đất của dân hơn là giữ đất biên giới. Dành đ ất của dân có nhiều lợi ích hơn là xung phong đưa đầu đối địch với bành trướng Trung Quốc. Người dân hiền lành dễ đàn áp, dễ chụp mũ, dễ xử hơn hẳn Tàu lạ.
Một facebooker đã cảm thán viết mấy lời như sau : Bản án Đồng Tâm gợi nhớ lại lời viết trong Kinh Thánh : "Hỡi con gái Giêrusalem, chớ khóc thương Ta làm chi, hãy khóc thương chính các ngươi và con cái các ngươi". (Lc 23,28). Vâng, người dân Việt trên dải đất hình chữ S nên khóc thương cho thân phận mình. Vì chắc rồi cũng sẽ có cái ngày người sống ganh tị với người chết.
Hoàng Hoành Sơn
Nguồn : VOA, 16/09/2020
Tư liệu tham khảo :
(1) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54113726
(3) https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54143268
(4) https://baochinhphu.vn/Phap-luat/Thieu-tuong-To-An-Xo-noi-ve-vu-an-Dong-Tam/406964.vgp
(7) https://nghean24h.vn/den-chung-son-the-tua-nui-linh-thieng-uy-nghiem-sung-sung-a606757.html
(8) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx#
*********************
Họ có man rợ không ?
Cánh Cò, RFA, 15/09/2020
Theo tự điển Việt Nam thì "man rợ" (barbarian ) là tình trạng chưa có văn minh, đời sống con người có nhiều mặt gần với đời sống thú vật. Để tìm kiếm sự sống còn con người chỉ biết giết nhau để sống sót từ đó hình thành tính cách tàn ác, dã man đến cực độ không còn tính người.
Theo trang Wikipedia thì Man rợ tương tự với Man di (còn gọi là "man tộc", "man rợ" hay "mọi rợ", trong tiếng Hy Lạp : βάρβαρος - Barbaros) là thuật ngữ để chỉ một người hay nhóm người bị cho là thiếu văn minh hoặc còn hành xử theo kiểu nguyên thủy so với các giá trị chuẩn mực của thế giới hiện đại. Đôi khi, thật ngữ "man rợ" cũng được sử dụng để nói về các nhóm văn hóa cấp thấp hơn (như dân du mục), tầng lớp xã hội thấp hơn (như tội phạm), thậm chí công dân quốc gia này đánh giá công dân quốc gia khác khi thể hiện sự chênh lệch phát triển hoặc phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, "man rợ" cũng có thể là một kiểu đánh giá cá nhân khi người đó có hành vi tàn bạo, độc ác, hiếu chiến hoặc vô cảm so với các giá trị nhân quyền.
Từ những định nghĩa trên nhìn lại vụ án Đồng Tâm người ta có thể quy chiếu lên những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với dân chúng tại đây là hành vi man rợ, bởi cách hành xử ấy tuy không hoàn toàn giống như thời man di nhưng trong một đất nước tự hào có hiến pháp và pháp luật lại làm ngơ mọi định chế mà con người thời hiện đại đặt ra, tự tiện tấn công người dân, giết dân, rồi tiếp tục xử những bản án mà không một đất nước nào trên thế giới dám làm.
Khi lực lượng công an tấn công vào Đồng Tâm đêm 9/1/2020 người dân ở đây vẫn còn chìm trong giấc ngủ. Hơn 3000 người vũ trang tận răng xông thẳng vào nhà dân mà không cần trát tòa, đập cửa bắt bớ và bắn chết ông Lê Đình Kình tại phòng ngủ của ông. Sau khi kéo đi đội quân hùng dũng ấy lu loa là người dân Đồng Tâm hỏa thiêu chết 3 công an đang làm nhiệm vụ. Cái chết ấy không ai biết đích xác là có hay không, người dân chỉ biết rằng cả ba người bọn họ nhảy sang nhà ông Kình và rơi xuống giếng trời sau đó bị thiêu sống.
9 tháng sau Hà Nội mở phiên tòa xử 29 người dân bị bắt trong vụ Đồng Tâm. Hai người bị tử hình là con ruột của ông Lê Đình Kình, còn cháu nội ông Kình bị tuyên án chung thân. Vậy là cả nhà ông Kình bị thảm sát đúng với tinh thần tru di tam tộc thời phong kiến. Những kịch bản mà Hà Nội dàn dựng theo đúng nội dung mà loài người nhìn nhận thế nào là man rợ : "thiếu văn minh, hành xử theo kiểu nguyên thủy so với các giá trị chuẩn mực của thế giới hiện đại. Có hành vi tàn bạo, độc ác, hiếu chiến, vô cảm so với các giá trị nhân quyền".
Tuy nhiên đối với Việt Nam một đất nước với hơn 90 triệu dân, được thế giới công nhận là một quốc gia độc lập, có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới tại sao lại xuất hiện một cách có hệ thống những hành vi mang dấu chỉ "man rợ" như vậy lại là một câu hỏi lớn cho giới nghiên cứu lịch sử và văn hóa trên thế giới. Bản án Đồng Tâm của thế kỷ 21 sẽ là đề tài nghiên cứu cho thế hệ sau này. Tuy nhiên ngay bây giờ người ta cũng không khó khăn gì khi trả lời câu hỏi có tính cách tàn bạo chính trị đó, nó đơn giản và từng xảy ra tại nhiều nước độc tài trên thế giới. Nó là tính cách của mọi nhà nước độc tài, mà Việt Nam còn có thêm "đảng trị" nữa thì tính cách man rợ tăng thêm nhiều lần.
Theo Edu2Review, Việt Nam có khoảng 247 trường đại học. Trong đó, các trường đào tạo ngành Luật lên đến hơn 50 trường. Trong tất cả các trường dạy luật ấy không có trường nào dạy chuyên đề "án bỏ túi" hay "án chỉ đạo" nhưng thực tế mọi tòa án tại Việt Nam đều xuất hiện hai loại án này.
Không ít người cho rằng những chánh án hay thành viên hội đồng xét xử đều thất học, được nâng đỡ dần dần lên tới vị trí này nên cấp trên bảo gì nghe nấy. Điều này cũng đúng nhưng khá ít trong khi hàng ngàn Tòa án Nhân dân mọc lên khắp nước lấy Thẩm phán từ các cấp luật sư, vốn tốt nghiệp một trường luật nào đó thì không thể nói ông hay bà ta không có kiến thức về luật pháp, cho dù luật pháp xã hội chủ nghĩa, vốn hay khoe mẽ và lộng ngôn.
Và dĩ nhiên, sự học của họ không phục vụ cho công lý mà phục vụ cho Đảng, nơi toàn quyền định đoạt số phận của họ trước một bàn án mà Đảng muốn.
Đảng muốn tiêu diệt ông Lê Đình Kình vì dám lãnh đạo một nhúm nông dân chống lại Đảng cho dù ông Kinh theo đảng 58 năm hay hơn thế đi nữa Đảng vẫn không chấp nhận. Đảng muốn tiêu diệt nốt con và cháu ông Kình vì không muốn bọn họ trở về Đồng Tâm tiếp tục gây phẫn nộ cho người dân nơi đây. Đảng muốn bịt miệng tất cả nông dân cả nước qua vụ án Đồng Tâm bằng các bản án được cho là "man rợ". Đối với Đảng không có từ man rợ trong tự điển mà chỉ có từ "bạo lực cách mạng", vốn được dùng để bảo vệ Đảng từ thời nó vừa mới ra đời.
Không thể gọi ông Trọng, bà Ngân, ông Phúc là man rợ vì cả ba người không ai lên tiếng bênh vực hay cổ vũ vụ án Đồng Tâm. Họ là những người hiểu biết và chín chắn trước khi nói việc gì phải suy nghĩ rất nhiều thời gian, và do đó, chụp cho họ chiếc mũ mọi rợ là thiếu công bằng.
Rồi đây sau khi Đồng Tâm im ắng, cả ba sẽ tiếp tục im lặng trong thời gian tới, vì với họ, im lặng là những lá phiếu lấp lánh màu vàng.
Cánh Cò
Nguồn : RFA, 15/09/2020 (canhco's blog)