Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phải chăng có hiện tượng ‘né trách nhiệm’ ở cấp lãnh đạo tối cao ngành kiểm sát Việt Nam

"Vụ Việt Á đã đưa ra xét xử, vụ AIC đã xét xử một vài nơi, tới đây truy tố, xét xử tiếp. Vụ ‘chuyến bay giải cứu’ đã xử rồi, giai đoạn 2 có làm không, làm như thế nào cũng là một vấn đề", Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam, ông Lê Minh Trí, được truyền thông Việt Nam dẫn lời, phát biểu tại một phiên họp của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội nước này hôm 13/9/2023 tại Hà Nội.

trachnhiem1

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí phát biểu tại phiên họp - TPO

Bình luận với Đài Á Châu Tự Do về phát ngôn đang gây sự chú ý trong công luận của người đứng đầu ngành công tố Việt Nam, hôm thứ Tư, từ Hà Nội, ông Phạm Viết Đào, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam thời kỳ trước đây, trước hết đề cập trên quan điểm riêng về vấn đề ‘chuyến bay giải cứu’ :

 "Theo tôi, vụ ‘chuyến bay giải cứu’ đang bỏ lọt tội phạm và chưa xử đến nơi, đến chốn, bởi vì vụ xử vừa rồi chỉ mang tính chất ví dụ, tượng trưng thôi, mới đưa số tiền ra xử lý ở mức trên 200 tỷ VNĐ, mà theo tính toán của rất nhiều người thì số tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’ lên tới 4.000 tỷ VNĐ, có 2.000 chuyến bay, mỗi chuyến bay cứ cho là lãi 2,5 tỷ VNĐ, thì số tiền phi pháp, số tiền mà hà lạm vào dân phải là cỡ khoảng 4.000-5.000 tỷ VNĐ. Cái đó là không làm đến nơi, đến chốn, trong đó ở vụ ‘chuyến bay giải cứu’ vừa rồi, Bộ Giao thông Vận tải theo tôi là khúc cuối mà họ phải xử, mà đã xử rất nhẹ, chỉ có hai anh chuyên viên ‘vớ vẩn’ (bị xử), nhưng còn tất cả số tiền của vụ ‘chuyến bay giải cứu’ nằm ở người thu lợi nhiều nhất, mà phải là Bộ Giao thông Vận tải. Và chịu trách nhiệm pháp lý là Văn phòng Chính phủ, đó là người đề ra chủ trương mà lại không kiểm tra, kiểm soát, để cho bung, nổ như thế. Hai cơ quan đó là hai cơ quan tệ nhất, thì xử lý là nhẹ. Tôi cho rằng vụ ‘chuyến bay giải cứu’ xử chưa đúng người, đúng tội và chưa đúng luật. Chứ còn bây giờ người ta không làm tiếp, người dân chỉ biết thế thôi, có nghĩa là người ta bắt đầu buông vụ này. Nếu như vậy, thì đó là một điều đáng lo và đáng buồn".

‘Từ bỏ’ trách nhiệm hay bị ‘ngọn núi lớn’ chắn đường ?

Trong lúc cho rằng, còn một khía cạnh nữa mà chính quyền, trong đó có ngành Kiểm sát Tối cao của Việt Nam bỏ qua đó là những nạn nhân là thường dân đã bị ‘lừa đảo’ và thiệt hại do phải trả những khoản tiền, khoản phí phi pháp, lạm thu v.v… không được thấy công lý vãn hồi, ông Phạm Viết Đào cho rằng trong nội bộ ban lãnh đạo ngành Kiểm sát Tối cao của Việt Nam đã có dấu hiệu ‘từ bỏ trách nhiệm’ như một sự ‘bỏ ngũ, đào ngũ’ trên con đường công lý, nhất là qua phát ngôn nêu ở trên của lãnh đạo ngành này. Ông Đào nói tiếp với Đài Á Châu Tự Do :

"Ở đây không phải vô trách nhiệm mà là từ chối trách nhiệm, từ chối công vụ thì đúng hơn. Vì về trách nhiệm họ phải làm, nhưng họ không làm, như thế là từ chối, từ bỏ công việc phận sự của họ, đó là việc họ đáng phải làm, họ là những ông quan tòa thì họ phải làm, mà họ không làm thì ai làm ? Như thế rõ ràng là họ từ bỏ trách nhiệm của họ".

Khi được hỏi, nếu đúng là có thái độ, ứng xử như trên, liệu có áp lực, ‘vùng cấm’ hay sự chỉ đạo nào, hoặc có ‘thế lực’ nào có thể tác động đến việc làm cho lãnh đạo một ngành đầy quyền lực ở Việt Nam như thế, có thể có hành xử như vậy, ông Phạm Viết Đào nói, vẫn trên quan điểm cá nhân :

"Cái đó thì không biết được, nhưng tôi thấy những vụ tiền lớn, bao giờ cũng dính đến những quan chức lớn, nên sẽ "rút dây động rừng", mà vụ này là vụ lớn, nên có thể vì lý do đó mà họ tránh, họ ‘tránh voi chẳng xấu mặt nào’, có thể như thế nhưng tôi không có thông tin. Nhưng như thế rõ ràng là họ từ bỏ trận địa, từ bỏ trách nhiệm của họ, và tất nhiên nó phải có cái gì đấy thì họ mới tránh, hoặc là họ ‘tiêu cực’, họ cũng được ‘ăn chia’, ‘đút’ (lót) lên, thế thì hòa cả làng cho nó xong. Nhưng cũng có thể họ bị một ‘ngọn núi’ nào chắn đường, nên họ phải thôi. Người dân thường khó biết được, nên khó kết luận".

Những vụ án có ‘động cơ chính trị’ ?

Ông Phạm Viết Đào cũng đưa ra góc nhìn của mình về một số vụ ‘đại án’ khác mà người lãnh đạo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam đề cập trong phiên họp của Thường vụ Quốc hội Việt Nam, được báo chí nhà nước tường trình hôm 13/9, trước hết về vụ án liên quan Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, người đang bị an ninh Việt Nam phát lệnh truy nã và bị tòa án xét xử vắng mặt, ông Đào nói :

"Tôi thấy vụ này xử bà Nhàn là xử vắng mặt, mà xưa nay tôi cũng chưa thấy xử vắng mặt như thế. Không biết họ xử như thế thì hậu quả và hiệu quả của tòa đến đâu ? Việc họ xử như thế thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng việc xử như thế rất khó đến nơi, đến chốn. Còn nếu họ xử vì có một động cơ chính trị nào thì tôi không biết được. Động cơ chính trị tức là có phe nhóm nào đấy, mà nếu xử thì động tới phe nhóm và vì phe nhóm ấy mạnh, cho nên người ta tránh đi chẳng hạn. Có thể hiểu chính trị ở Việt Nam là lợi ích phe nhóm và nó trở thành vấn đề động cơ chính trị, người ta có thể hiểu một cách sơ sơ là như thế".

Về vụ ‘đại án’ Việt – Á, hay còn được biết đến theo truyền thông nhà nước Việt Nam là ‘Vụ que thử Việt Á’ hoặc ‘Vụ sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á’, ông Phạm Viết Đào cho rằng vụ việc ban đầu thu hút sự chú ý vì các cáo buộc ‘hối lộ và nhận hối lộ’ của nhiều quan chức được truyền thông nhà nước đưa ra khá rầm rộ, nhưng sau đó lại có những dấu hiệu, như phản ánh qua báo chí, có thể coi là ‘làm giảm’, ‘làm nhẹ’ trách nhiệm hình sự của các bị cáo, mà với một số trường hợp được chuyển đổi tội danh bị cáo buộc như từ ‘nhận hối lộ’ sang tội ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’, vẫn theo thông tin từ báo chí, truyền thông chính thống loan. Ông Đào nói tiếp với RFA :

"Cái này tôi có đọc báo và thấy rằng cái đó đúng là hành động ‘ném đá dò sông’, tôi thấy việc ấy là việc không đúng, hoạt động pháp lý phải bình đẳng và phải minh bạch, làm như thế tức là họ tự làm rối đi đời sống pháp lý, làm mất sự uy thiêng của cán cân công lý. Công lý mà ông thích thì can thiệp, thì còn gì là công lý".

Trong vụ Việt Á, liên quan đến việc chối trách nhiệm có thể nêu ví dụ trường hợp cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh, người đã nhận túi dựng 200 ngàn USD nhưng lại nói là không biết trong túi có tiền, và ‘nhiều việc nên quên’ kiểm tra nên không hoàn lại kịp cho người đưa, ông Phạm Viết Đào bình luận thêm :

"Đó là một cách nói, chứ làm sao tin được việc người ta đưa quà mà mình lại không kiểm soát, có thể là ông ‘nhiều việc’ rồi ông ‘cất tạm’, chứ không thể bảo là ông không biết. Ông chỉ hé ra là ông biết ngay, người ta đưa tiền thì người ta phải nói, chẳng hạn : ‘Em tặng anh mấy quả xoài !" hay quả gì đó, nói thế là để giảm trách nhiệm, thế thôi. Nhưng tôi nghĩ cái đó là không quan trọng, quan trọng là anh có nhận tiền, mà như thế là anh có nhận hối lộ. Còn việc anh bảo anh quên, rồi anh không nhớ như thế là để anh chối trách nhiệm".

Vẫn theo ông Phạm Viết Đào, sẽ là ‘vô lý’ nếu có người ‘tự nhiên người ta lại mang tiền’ đến cho quan chức, nếu như quan chức đó không có một phạm vi ảnh hưởng nào đấy. "Nếu thế thì người ta mới mang tiền đến cho anh, còn không thì vô lý, sẽ không có chuyện ấy", ông khẳng định.

Theo truyền thông Việt Nam, vụ đại án Việt Á được cho là một vụ án hình sự ‘điển hình’ về ‘tham nhũng có hệ thống’, ‘đặc biệt nghiêm trọng’ về các tội bị cáo buộc như : vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC các tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan.

Tính đến tháng 5/2023, vẫn theo truyền thông nhà nước Việt Nam, đã có 30 vụ án liên quan, với 107 bị can tại 25 địa phương, đơn vị, trong đó, có ba Ủy viên Trung ương Đảng bị khởi tố, bắt tạm giam, với số tiền kê biên, phong tỏa, các bị can nộp để khắc phục hậu quả bước đầu đã lên tới 1.670 tỷ đồng Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, ông Phạm Viết Đào đưa ra bình luận thêm trên quan điểm cá nhân với RFA tiếng Việt, về hiệu quả thực chất của ‘công cuộc đốt lò’, ‘củi lửa’ hay chiến dịch chống tham nhũng do ban lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát động và đẩy mạnh mấy năm nay, ông nói :

"Nói chung về đốt lò chống tham nhũng tôi có thể nói rằng bản thân ông Trọng là người bị bưng bít về thông tin, phải nói là ông cũng cố gắng, có thể cái tâm của ông cũng muốn, nhưng thực ra ông không tiếp cận được thông tin, nên đôi khi ông cũng bị họ bịp, hoặc là có những cái ông làm mà ông ngộ nhận, ông tưởng là ông thành công, ông tưởng là ông đã mang lại hiệu quả, nhưng thực ra hiệu quả của ông thấp, mà hoạt động xét xử như vừa qua cho thấy. Nhưng dù sao, nhiệm kỳ của ông vẫn còn hơn những ông trước", cựu quan chức Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam thời kỳ trước đây nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 13/9/2023 từ Hà Nội.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 13/09/2023

Additional Info

  • Author Quốc Phương
Published in Diễn đàn
mardi, 11 septembre 2018 22:14

Phải nuôi nhưng không được xài !

Hôm 10 tháng 9, nhiều t báo, đài truyn hình M đng lot tường thut v câu chuyn xy ra thành ph Lakewood – thuc qun Los Angeles, min Nam California – vào đêm 27 tháng 8…

nuoi1

Hai viên cảnh sát quận Los Angeles Alissa Farrington và Tyler Milton ôm đứa bé Steven Hanna sau cuộc họp báo tại Lakewood, ngày 10/09/2018 - Ảnh Long Beach Post

Tối hôm y, trên đường tun tra, Tyler Milton – làm vic cho Cnh sát tư pháp của qun Los Angeles – phát giác mt chiếc xe va chy quá tốc đ qui đnh, va long qung, khiến Milton nghi ng tài xế say rượu. Milton đã h còi, bt đèn chp, buc chiếc xe đó tp vào l đường đ kim tra…

Trái với phng đoán ca Milton, người đàn ông lái xe và người ph n cùng đi vi ông ta bước ra khi xe vi nhng đôi mt đm l… Nhìn vào trong xe, Milton phát giác mt bé trai hai tui nm bt đng và đã ngng th… Milton dùng b đàm gi h tr ri bt đu làm hô hp nhân to cho đa tr

Nghe giọng Milton trên h thng liên lc ni b, Alissa Farrington – mt n đng nghip ca Milton – biết là có chuyn chng lành, cô phóng xe đến hin trường và hiu ngay vn đ, cô gic Milton bế đa tr vào xe ca mình, hi bà m đang hong lon bước lên xe và phóng xe tới bnh vin Long Beach…

Trên xe, trong khi Milton tiếp tc hô hp nhân to cho đa tr, Farrington va lái xe, va gi h tr… Toàn b lc lượng cnh sát đang tun tra và đang trc rùng rùng chuyn đng, h chn tt c các ngã tư, buc xe đang di chuyển trên nhng con đường mà Farrington sp qua dng li đ Farrington có th di chuyn vi tc đ cao nht…

Xe Farrington vừa tr ti phòng cp cu ca Bnh vin Long Beach, vài cnh sát túc trc sn đó lao ti m ca, mt video clip mà ai đó ghi lại – gi đã được phát trên h thng truyn hình, được đưa lên Internet - cho thy Milton ôm đa tr trên tay, phóng ra khi xe, chy vào phòng cp cu, nhanh hơn c m đa tr đến c phút…

Steven Hanna – đứa tr hai tui y đã được cu sng. N lc thc hiện hô hp nhân to mà Milton thc hin sut t lúc phát giác đa tr ngưng th cho ti khi bé được đưa ti bnh vin đã giúp gi li tính mng ca bé…

Ngày 10 tháng 9, Yasser Hanna và Redaa Felamon – hai di dân gốc Trung Đông, cha m ca Steven đã bng bé đến tr s Cnh sát tư pháp ca qun Los Angeles cám ơn tt c nhng người đã cu con trai h, cũng là cu chính h khi thm cnh…

Ân nhân của Steven và cha m bé không ch có Milton, Farrington. Không ai biết chính xác đã có bao nhiêu cnh sát tham gia dọn dp giao thông, cùng vi Farrington và Milton m sinh l cho Steven tr li vi cuc đi (1)…

***

Những câu chuyn như va k không phi là cá bit. Thnh thong, chúng vn xy ra đâu đó ti M và nhiu nơi trên thế gii. Cnh sát – lc lượng được dân nuôi bằng tin thuế do h đóng góp đ bo v trt t, tr an, nhân phm, tính mng, tài sn ca mi người – nhiu nơi trên thế gii, đã, đang và s còn hành x như thế và chc chn là không th khác thế.

Vit Nam, du cũng được dân nuôi nhưng công an nhân dân Việt Nam khác hn cnh sát ca thiên h. Không nhng không thèm bn tâm đến vic h tr nhm duy trì, cu ly tính mng ca ai đó ging như Milton, Farrington, đôi khi, công an nhân dân Vit Nam còn chn c xe cp cu đang tham gia tiến trình cp cu đ… pht.

Tháng 10 năm ngoái, công chúng Việt Nam bng bng phn n khi video clip ghi li s kin mt nhóm cnh sát ca Phòng Cnh sát Trt t - Giao thông ca Công an thành ph Hà Ni, khăng khăng lp biên bn, pht cho bng được tài xế xe cp cu của Bnh viên Đông Đô vì đu xe nơi có bin cm dng, du cho tài xế, bác sĩ, y tá, thân nhân ca bnh nhân xúm vào gii thích, chuyn đu xe nơi có bin cm dng y là chng đng đng vì bnh nhân cn cp cu không th t di chuyn – được đưa lên Internet (2). Sự phn n chính đáng y không làm lc lượng công an nhân dân bi ri, lãnh đo Phòng Cnh sát Trt t - Giao thông ca Công an Hà Ni tr li tnh queo, thuc cp làm đúng lut, đúng quy đnh ch… thiếu tế nh trong quá trình thc hin (3) !

Việt Nam, năm nào, chuyn xe cp cu t vt ln gia bin xe, rng người, bt k trong xe, sinh mng nhng người chng may rơi vào tình trng nguy kch, ging như ch mành treo chuông, cũng được gióng lên như vn nn nan gii mà t h thng công quyn đến lc lượng công an nhân dân không thèm bn tâm v gii pháp.

Tháng 3 năm 2015, VTC News công bố mt phóng s, mô t s th ơ, vô tâm ca đám đông – không nhng không nhường mà còn tranh đường vi xe cu thương đã làm nhiu người, k c tr con cn cp cu uổng mạng. VTC News công b mt thng kê do Bnh vin Nhi đng 1 Thành phố Hồ Chí Minh thc hin vào thi đim đó, cho biết, có khong 40% bnh nhi cn cp cu chết trên đường chuyn vin vì xe cu thương b kt trên đường (4).

Những thng kê kiu đó không làm h thng công quyền và lc lượng công an nhân dân cm thy day dt v trách nhim và cn phi hành đng. T đó đến nay, trên h thng truyn thông chính thc và trên mng xã hi, nhng phóng s, video clip tường thut v chuyn dân chúng Vit Nam "tranh đường" (5), thm chí c tình cn tr xe cp cu như mt cách tìm vui, hoc t khng đnh mình vn xut hin đu đn (6). Có nhng trường hp, bi không được lc lượng cnh sát nhân dân h tr, thân nhân người cn cp cu phi xung xe, van nài các phương tin giao thông phía trước xe cp cu nhường đường, b kt gia rng xe, bin người, phi khiêng người cn cp cu qua di phân cách, thuê xe khác đưa người thân đến bnh vin đ níu gi cơ may sng sót (7).

Tại sao nhiu người Vit li vô tâm, thm chí nhn tâm đến như vậy ? Ti sao không ngăn chn s vô tâm, nhn tâm y bng lut pháp ging như nhiu quc gia khác ? So lut pháp Vit Nam vi lut pháp nhiu quc gia khác t s thy s không khác nhiu lm : Lut Hình s Vit Nam cũng xác đnh, "không cu giúp người khác khi họ đang trong tình trng nguy him ti tính mng" s b truy cu trách nghim hình s. Lut Giao thông đường b cũng có qui đnh không nhường đường cho xe cp cu s b pht. Tuy nhiên tính mng ca công dân đang trong tình trng nguy kch không phi là điều đáng bn tâm nên ging như nhiu đa phương khác Vit Nam, mười năm sau khi Lut Giao thông đường b có hiu lc, tháng 11 năm 2017, lãnh đo Phòng Cnh sát Giao thông Đường st – Đường b ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh xác nhn rng chưa bao gi x pht bt kỳ cá nhân nào về li không nhường đường cho xe cu thương (8).

Thảo lun vi t Thanh Niên v chuyn nhường đường cho xe cu thương, ông Đào Lê Hòa An, y viên Ban Chp hành Hi Tâm lý hc xã hi Vit Nam, tng cho rng, người ta ch nhn thc đúng, hành động đúng khi được ch dn và gii hu trách chú trng đến các bin pháp buc thc thi ch dn. Ông An dn trường hp xe vn chuyn gii lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam (có lc lượng công an nhân dân m đường, phát loa nhc nhường đường), nên không ai dám tranh đường như mt ví d. Ti Vit Nam, xe cp cu công dân không được ch dn kèm nhng bin pháp buc thc thi ch dn như vy.

Không thèm đếm xa đến hot đng ca h thng xe cp cu cũng như chuyn cá nhân công dân cn được cứu chỉ là mt trong nhiu khía cnh cho thy, trong mt lc lượng công an nhân dân Vit Nam, dân – bao gm c tính mng, tài sn ca h - chng có gì là quý. Cũng như thiên h, dân chúng Vit Nam phi đóng thuế nuôi lc lượng công an nhân dân nhưng lc lượng này lại phc v đi tượng khác - Đng cộng sản Việt Nam và hot đng ca lc lượng này ch xoay quah mt mc tiêu : Bo v đc quyn lãnh đo toàn din, tuyt đi ca Đng cộng sản Việt Nam ti Vit Nam. H qu khi lc lượng bo v trt t, tr an, nhân phm, tính mng, tài sn công dân chỉ tng nim "còn Đng, còn mình" đâu có tru tượng. Nó nhãn tin ! Vn đ là có bao nhiêu người chú ý đến tác đng ca "Công an nhân dân – Còn Đng, còn mình" đến trt t, tr an ca môi trường xã hi mà mình đang sng cũng như nhân phm, an toàn tính mạng, tài sn ca chính mình !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/09/2048

Chú thích :

(1) https://abc7.com/society/deputies-reunite-with-baby-they-saved-after-child-was-found-not-breathing/4204906/

(2) https://www.youtube.com/watch?v=FKGzHd7UkK8

(3) http://danviet.vn/tin-tuc/cong-an-noi-gi-ve-clip-xu-phat-xe-cuu-thuong-dang-cho-benh-nhan-812550.html

(4) https://vtc.vn/di-tim-cau-tra-loi-cho-cai-chet-vi-ket-xe-cuu-thuong-d196668.html

(5) http://soha.vn/tranh-duong-voi-xe-cap-cuu-benh-nan-y-20180224070639689.htm

(6) https://vov.vn/tin-24h/xac-minh-clip-bat-chap-xe-cap-cuu-hu-coi-dan-o-to-khong-nhuong-duong-758252.vov

(7) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/xe-cap-cuu-ket-cung-tren-cao-toc-phap-van-va-cau-chuyen-roi-nuoc-mat-436683.html

(8) https://thanhnien.vn/thoi-su/vo-cam-truoc-xe-cap-cuu-904652.html

Published in Diễn đàn