Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Học thì lười, làm thì dở, đứng núi nọ trông núi kia, thất nghiệp còn kêu ai ?

"Việc làm nơi đây không thiếu, nhưng nó không dành cho những người lười lại luôn ảo tưởng vào bản thân" - một giám đốc công ty tư nhân cho biết.

Ngày càng có nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp. Đã có nhiều bài viết của các chuyên gia, những người làm quản lý, những nhà tuyển dụng… phân tích, lý giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.

Ở phạm vi bài viết này, người viết chỉ muốn nói đến một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp chính là việc kén chọn công việc, đòi hỏi thù lao của nhiều bạn trẻ hiện nay.

hoc1

Sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngày hội "Phỏng vấn - Tuyển dụng". (Ảnh : Tuoitre.vn)

Chê việc và chê lương thấp

Nhiều người cho rằng "vào biên chế" mới là có việc làm ổn định.

Chẳng hạn, công việc kế toán ở một trường học hoặc một cơ quan nào đó có biên chế trả cho một sinh viên mới ra trường chưa tới 3 triệu đồng/tháng nhưng vẫn rất đông người muốn được vào làm.

Thậm chí có gia đình vẫn sẵn sàng chi ra một số tiền không nhỏ để có được việc làm ấy. Theo họ, "dù lương thấp nhưng công việc nhàn hạ và ổn định".

Ngược lại, làm kế toán ở một công ty tư nhân với lương khởi điểm cho sinh viên đại học là 5 triệu đồng nhưng vẫn không nhiều người mặn mà.

Họ cho rằng lương ít, áp lực công việc cao và việc làm không ổn định (theo suy nghĩ của nhiều người công ty tư nhân họ thích đuổi mình lúc nào thì đuổi).

Và thực tế đang có rất nhiều sinh viên ra trường không chịu đi làm ở những xí nghiệp, công ty tư nhân dù cho công việc ấy rất đúng chuyên môn đã học.

Họ sẵn sàng nằm ở nhà hoặc đi lông bông đây đó để đợi gia đình xin công việc nhàn hạ hơn.

Số khác, cứ làm ở nơi này vài ba tháng lại chạy qua nơi khác dăm bảy tháng.

Cuối cùng, cũng chẳng trụ được nơi nào vì các em luôn có tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ" nên chẳng bao giờ ổn định cả.

Con của một số người quen của tôi cũng nằm trong tình trạng này. Có em tốt nghiệp trường cao đẳng Ngân hàng, em học trường đại học Kinh tế, Sư phạm… nhiều nơi nhận làm nhưng các em vẫn ở nhà chờ việc khác.

Theo lời kể của em học Ngân hàng, "con làm kế toán cho một Ngân hàng cổ phần ở Sài Gòn, lương tháng khởi điểm chỉ có 5 triệu đồng mà công việc rất áp lực. Với số tiền ấy, chi ăn uống, xăng xe và thuê nhà là hết nên con bỏ về quê".

Em học đại học Kinh tế cho biết : "Con tốt nghiệp ở một trường có tên tuổi nhưng làm kế toán cho một xưởng may với mức lương khởi điểm 5,5 triệu/tháng thì thiệt quá. Bởi thế, mới làm được mươi tháng là em bỏ ngang về nhà".

Còn em học cao đẳng Mầm non tâm sự : "Con không muốn đi dạy các trường tư thục lương khởi điểm chỉ 3 triệu mà giờ giấc không ổn định và vất vả quá. Con ở nhà chờ đợt thi công chức sắp tới để tham gia".

Đó mới chỉ là 3 trong hàng ngàn sinh viên ra trường nói là thất nghiệp nhưng thật ra các em luôn chê việc và chê lương thấp.

Nhưng có một điều khó hiểu rằng tại sao công việc ở các cơ quan nhà nước, lương khởi điểm của họ thậm chí chỉ bằng phân nửa lương các xí nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn trả nhưng lại có rất ít người từ chối ?

Hãy biết vận động đừng than vãn

Một người bạn của tôi (đi lên từ hai bàn tay trắng với đủ các công việc không tên) hiện đang làm giám đốc một công ty tư nhân ở thành phố cho biết :

"Việc làm nơi đây không thiếu, nhưng nó không dành cho những người lười lại luôn ảo tưởng vào bản thân".

Báo Tiền Phong ngày 4/8/2004 có đăng bài "Giải mã hiện tượng ngày càng nhiều người có bằng cấp thất nghiệp".

Trong đó chia sẻ về câu chuyện của cô sinh viên Đào Thị Hằng hiện là chủ thương hiệu Mắm Thuyền Nan (thị trấn Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị).

Tốt nghiệp đại học loại giỏi, tiếng Anh tốt nhưng Hằng từ chối vào làm ở một cơ quan nhà nước cấp tỉnh.

Hằng chọn công việc vất vả hơn với mức lương chưa đến 2 triệu đồng/tháng, vì đây là công việc cô yêu thích và tin sẽ học được rất nhiều điều khi làm công việc này.

Để có thêm thu nhập, Hằng đi dạy kèm Toán và tiếng Anh vào buổi tối. Hằng gặp người quản lý trực tiếp để yêu cầu giao thêm việc, không nhận phụ cấp, chỉ mong được dạy để trưởng thành trong công việc.

Sau hai năm làm việc không mệt mỏi, Hằng trưởng thành hơn nhiều trong nghề và nhận học bổng toàn phần học thạc sỹ ở Úc.

Từ câu chuyện của mình, cô khuyên các bạn trẻ : "Khi mới ra trường, các bạn đừng nên quá quan tâm chuyện lương bổng.

Nếu có công ty nào nhận, hãy làm việc một cách nhiệt tình, học hỏi thật nhanh và nhiều từ công việc hiện tại, kể cả những công việc nhỏ nhất.

Nên xác định đó là thời gian học việc, trải nghiệm thực tế. Sau thời gian đó, bạn đòi hỏi tăng lương cũng chưa muộn vì chẳng ông chủ nào để bạn ra đi khi bạn tạo ra giá trị dương cho công ty.

Khi không làm việc vì tiền, tiền sẽ tìm đến bạn".

Lời chia sẻ của Đào Thị Hằng là kinh nghiệm quý giá cho tất cả những sinh viên đã và đang mang hai chữ thất nghiệp bên mình.

Phan Tuyết

Nguồn : GDVN, 26/06/2017

Tài liệu tham khảo :

http://www.tienphong.vn/gioi-tre/giai-ma-hien-tuong-ngay-cang-nhieu-nguoi-co-bang-cap-that-nghiep-743281.tpo

Published in Diễn đàn

Năng suất Việt Nam thấp còn do nguyên nhân thể chế (VOA, 30/12/2016)

nangsuat1

Công nhân tại mt xưởng may mc Singapore Singlun Star ti ngoi ô Hà Ni, ngày 19/08/2014.

Tổng cc Thng kê Vit Nam va ra báo cáo nói năng sut ca đt nước đã tăng nh sau hơn mt năm.

Theo báo cáo, năng suất lao đng toàn nn kinh tế Vit Nam trong năm 2016 ước tính tăng 5,31% so vi năm 2015.

Số liu ca tng cc cho thy trong năm 2016 năng sut lao đng xã hi ca Vit Nam ước tính đt 84,5 triu đng mi người, tương đương khong 3.853 đôla Mỹ. Tng cc cũng cho biết năng sut lao đng đã tăng đáng k sau 5 năm, t mc 55,2 triu đng vào năm 2011.

Thuật ng năng sut lao đng xã hi được dùng đ ch mc tng sn phm quc ni (GDP) bình quân ca mt lao đng t 15 tui tr lên đang làm việc.

Một năm trước, năng sut lao đng ca Vit Nam đt 3.660 đôla, bng 4,4% ca Singapore. Các báo Vit Nam nói nhng con s này đng nghĩa là mi người Singapore có năng sut bng 23 người Vit cng li.

Tuy nhiên, sau khi sự so sánh này được nêu ra, một s chuyên gia viết trên mng xã hi vic ly GDP chia ra đu người đ kết lun rng người Vit thua v năng sut so vi người Singapore là phiến din, d gây hiu nhm.

Họ cho rng trong cùng điu kin làm vic, người Vit không kém v năng sut và hiệu qu qua nhiu so vi người trong khu vc nói chung hay Singapore riêng.

Tiến sĩ Hoàng Ngc Giao, Vin trưởng Vin Nghiên cu Chính sách Pháp lut và Phát trin, nói vi VOA rng ngoài yếu t con người, cn lưu ý đến các nguyên nhân v công ngh, pháp luật, th chế :

"Thứ nht là công ngh đã đành. Nhưng mà cái th hai na đó là vn đ th chế, vn đ môi trường làm vic đ người lao đng có th phát huy ti đa sáng kiến cũng như năng lc, s khéo tay ca mình. Máy móc thiết b thì có th mua sm được. Nng vn đ th chế h khó mà trong 1, 2 ngày mà mua sm được, mà to dng được. Rõ ràng là Vit Nam hin nay, môi trường làm vic đi vi người lao đng Vit Nam là rt khó khăn v mt th chế, không to nên đng cơ làm vic, t câu chuyn tin lương, đến đng cơ thăng tiến ca người lao đng. Rõ ràng là không có nhng th chế đ kích thích kh năng lao đng ca người Vit, cũng như kh năng sáng to ca người Vit".

Tiến sĩ Giao cũng ch ra rng môi trường làm vic ca người lao đng li gn vi môi trường pháp lý cho doanh nghip.

Vit Nam, theo ông, nói mt cách khái quát, các doanh nghip được chia ra gm doanh nghip nhà nước được coi là "công dân hng 1", doanh nghip đu tư nước ngoài được coi là "công dân hng 2" và các doanh nghip va và nh tư nhân được coi là "công dân hng 3". Gia các doanh nghip này có s bt bình đng v tiếp cn vn, đt đai, tài nguyên và các điu kin kinh doanh, và điu này đã được báo chí phn ánh lâu nay.

Ông Giao nói thực trng đó gây nh hưởng đến môi trường làm việc ca các lao đng trong các doanh nghip :

"Cái môi trường pháp lý làm sao bình đng, lành mnh cho các doanh nghip, to cơ hi cho các doanh nghip thì Vit Nam thiếu cái đó. Mi đ án, mi hp đng gi là đu thu nhưng mà chc gì đã là đu thu. Nếu không có th chế pháp lý, mt môi trường pháp lý lành mnh, minh bch, công bng cho các doanh nghip, thì khó có cơ hi đ người công nhân Vit Nam phát huy được hết năng lc, sáng kiến và có đng cơ đ mà tăng năng sut lao đng, đ hiu qu lao đng tốt hơn. Nếu như Vit Nam mà th chế thay đi, môi trường làm vic tt hơn và công ngh cũng được đưa vào tt hơn thì tôi tin chc là người Vit cũng không thua kém gì người Singapore".

Theo Tổ chc Lao đng Quc tế, 15 người Vit Nam có năng sut lao động bằng mt người Singapore vào năm 2013. Đến năm 2014, gn 16 người lao đng Vit mi có năng sut bng mt người Singapore.

Điều này cho thy khong cách v năng sut lao đng ca Vit Nam vi Singapore và mt s nước láng ging đang ngày càng dãn rng. Nếu không có ci cách đt phá nào, Vit Nam s phi mt hơn 60 năm na mi đui kp được Singapore.

*********************

23 người Việt có năng suất lao động bằng 1 người Singapore (VnEconomy, 29/12/2016)

Năng suất lao động bình quân của người Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với một số nước ngay trong khu vực...

nangsuat2

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore.

Năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết hôm 28/12. 

Cụ thể, năng suất lao động xã hội (GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên) của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước đạt 84,5 triệu đồng/người, tức là khoảng 3.853 USD/lao động. 

Theo khu vực kinh tế, năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 32,9 triệu đồng/lao động ; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 112 triệu đồng/lao động ; khu vực dịch vụ đạt 103,5 triệu đồng/lao động.

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, chẳng hạn giai đoạn năm 2011-2016 lần lượt là 55,2 triệu đồng/người vào 2011 ; 63,1 triệu đồng/người vào 2012 ; 68,7 triệu đồng/người vào 2013 ; 74,7 triệu đồng/người vào 2014 ; 79,4 triệu đồng/người vào 2015 ; và 84,5 triệu đồng/người vào 2016.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động bình quân của người Việt vẫn đang ở mức rất thấp so với một số nước ngay trong khu vực.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660 USD, chỉ bằng 4,4% của Singapore. Như vậy, mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người Việt cộng lại. 

Ngoài ra, năng suất lao động của người Việt cũng chỉ bằng 17,4% của Malaysia, 35,2% của Thái Lan ; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesia. 

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2016 ước tính 47,7 triệu người, tăng 275.900 người so với năm trước. 

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,3%, đạt mức tương đương như năm 2015, trong đó khu vực thành thị là 3,18%, khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,3%, khu vực nông thôn là 5,74%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, thấp hơn mức 1,89% của năm 2015 và 2,4% của năm 2014. 

Quy mô dân số đến cuối năm 2016 ước tính là 92,7 triệu người, tăng gần 1 triệu người so với năm 2015. Trong đó, dân số thành thị 32 triệu người, nông thôn là 60,6 triệu người.

Bạch Huệ

**********************

Một người Singapore làm việc bằng 23 người Việt Nam (RFA, 29/12/2016)

nangsuat3

Một hội chợ việc làm ở Hà Nội. AFP photo

Năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015. Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết tin này hôm qua.

Năng suất lao động xã hội được tính theo GDP bình quân 1 lao động từ 15 tuổi trở lên của toàn nền kinh tế trong năm qua tính theo giá hiện hành ước đạt 84 triệu 500 ngàn động một người, tương đương 3,853 đô la.

Năng suất lao động bình quân trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế ở mức 32 triệu 900 ngàn đồng một người. Năng suât này ở khu vực công nghiệp và xây dựng là 112 triệu đồng.

 

Tổng cục thống kê đánh giá năng suất lao động của người Việt Nam tăng đều trong các năm qua tính từ năm 2011 đến nay nhung vẫn ở mức thấp so với một số nước trong khu vực. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của người Việt Nam chỉ bằng 4,4% của Singapore. Tức là, mỗi người Singapore làm việc có năng suất bằng 23 người Việt Nam. Năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 17,4% của Malaysia, 35,2% của Thái lan và 48,5% của Philippines.

Published in Việt Nam