Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cách đây ít năm, trên chuyến tàu cao tốc từ Phú Quốc về Hà Tiên, tôi tình cờ ngồi cạnh một ngư dân già từng đi biển nội địa, đi biển gần "nước lạ" lẫn làm thủy thủ thuê cho chủ tàu người Việt ở Úc. Ông kể "Ngư dân mình hay qua đánh lén ở vùng biển Mã Lai (Malaysia). Bên đó nhiều cá lắm, mà mỗi đảo là một chủ, mình chạy tiền họ là được à. Lâu lâu xui thì bị bắt, nhốt ít lâu thả ra à".

tauvosat1

Ngư dân neo tàu ở cảng cá tại tỉnh Thừa Thiên - Huế hôm 14/9/2017 - AFP

Tôi không đủ thông tin để kiểm chứng có bao nhiêu sự thật trong câu chuyện của ông, nhưng không ít ngư dân chúng tôi thường gặp cũng kể những câu chuyện tương tự. Thậm chí họ cười rất nhiều khi kể về một ngư dân từng được báo chí đưa tin thường xuyên về "thành tích" bị phía "nước lạ" bắt đi bắt lại. Tin trên báo thì như thế, nhưng nguyên do là vì ông ta liều lĩnh hết lần này đến lần khác xâm nhập vùng biển họ đang kiểm soát.

Tuy vậy, có một chi tiết có thật và có thể kiểm chứng nổi lên trong những thông tin kể trên. Đó chính là tình trạng biển Việt Nam đã cạn kiệt hải sản.

tauvosat2

Các ngư dân Việt Nam bị Hải quân Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ở tỉnh Narathiwat hôm 21/6/2021 vì cáo buộc đánh cá trộm. AFP

Những con tàu vỏ thép hỏng ngầm biến tỷ phú thành người vô gia cư

Báo chí Việt Nam mới đây đưa tin chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi đã có 48/62 tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 đã bị nằm bờ vì thua lỗ. Các chủ tàu không trả được nợ gốc và lãi theo cam kết với ngân hàng. Trong số này có 43 chủ tàu phát sinh nợ xấu với dư nợ gần 167 tỷ đồng.

Đó hầu hết là những trường hợp đặc biệt đau lòng. Ví dụ như vụ hai ngư dân Trần Văn Hạo và Trương Hoài Khánh (cùng ngụ thành phố Quy Nhơn) đã bị ngân hàng phát mại hai chiếc tàu thép để thu hồi nợ. Mỗi con tàu đóng mới ban đầu trị giá khoảng 20 tỷ đồng, sau một thời gian nằm bờ đã bị gỉ sét nhiều bộ phận nên chỉ còn bán được với giá sắt vụn là 1,53 tỷ đồng/tàu. Hai ngư dân khác là ông Phạm Minh Vương ở huyện Phù Cát và ông Nguyễn Văn Lý ở huyện Phù Mỹ bị ngân hàng khởi kiện ra tòa để đòi nợ cũng vì liên quan con tàu thép họ đã đóng, trong đó ông Lý vay ngân hàng hơn 13 tỷ, ông Vương vay 21 tỷ.

Tương tự, ở Quảng Ngãi, ngư dân Phạm Tri Thức (Thành phố Quảng Ngãi) cũng bị ngân hàng kiện ra tòa, sau đó xiết bán con tàu thép của ông cũng với giá 1,6 tỷ đồng.

Tại Đà Nẵng có tổng cộng bảy con tàu đóng mới theo vốn vay ưu đãi từ Nghị định 67. Sáu ngư dân được chọn vay vốn đều là những người giỏi nghề, nhiều năm lăn lộn ở ngư trường Hoàng Sa. Nhưng hiện cả bảy con tàu đều "đắp chiếu" nhiều năm. Cả người vay lẫn chủ nợ đều chờ ngày dắt nhau ra tòa vì tàu làm ăn không hiệu quả (báo Tuổi Trẻ ngày 28/3/2022).

Tất cả họ đều là những con sói biển với kiến thức, sở trường và kinh nghiệm dày dặn về biển. Họ đồng thời có vốn liếng không nhỏ và hiệu quả khai thác ngư trường hiệu quả suốt nhiều năm nên mới dám vay và được ngân hàng thương mại duyệt cho vay đến hàng chục tỷ đồng để đóng tàu vỏ thép. Ông Phạm Tri Thức từng làm chủ ba chiếc tàu vỏ gỗ, hai lần nhận huy chương vàng Thủy sản Việt Nam cùng hơn 100 bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến địa phương về thành tích đánh bắt hải sản. Những người khác cũng tương tự.

Ông Thức cho báo chí hay, bỏ ra hàng chục tỷ để đóng tàu nhưng chỉ đi được vài chuyến ông đã phải đưa tàu về nằm bờ vì tàu liên tục hỏng hóc, chi phí sửa chữa quá lớn, trong khi hiệu quả đánh bắt hải sản không đủ bù đắp. Các hệ thống điện tử, máy làm nước đá từ nước biển, máy lọc nước biển thành nước ngọt tốn kém cả tỷ đồng cũng nhanh chóng hư hỏng sau thời gian tàu nằm bờ. Ông đã phải bán hết ba chiếc tàu vỏ gỗ đang ăn nên làm ra để có tiền đổi tàu vỏ thép, sau đó thế chấp cả ngôi nhà đang ở để sửa tàu, trả nợ ngân hàng.

Nhưng sau khi ra tòa, ngôi nhà của ông cũng đã bị Thi hành án đến kê biên phát mãi để trả nợ cho ngân hàng.

Từ một tỷ phú, giờ ông thành kẻ trắng tay, chỉ có nước đi làm thuê cho các chủ tàu vỏ gỗ khác để mưu sinh.

Những người khác hoặc đi khỏi địa phương để trốn nợ hoặc hùn lại phần ngư lưới cụ trên tàu (trị giá vài tỷ) cho chủ tàu vỏ gỗ khác rồi chia phần.

Sự mất mát về tiền bạc và sụp đổ về cuộc sống hiện tại lẫn tương lai với những ngư dân giỏi như kể trên là không thể tính hết. Cũng không thể tính hết thiệt hại của kinh tế địa phương và ngành khai thác hải sản nói chung khi các thuyền trưởng tài giỏi nhất đều lần lượt bị bẻ gãy đôi cánh. Chủ trương đưa ngư dân ra biển để bám biển, khẳng định chủ quyền biển cũng khó thực hiện tròn trặn.

Nghị định 67 là gì ?

Nghị định 67 của Chính phủ ra đời ngày 07/7/204 quy định về một số chính sách nhằm phát triển ngành thủy sản. Những người đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, nếu muốn đóng mới tàu vỏ thép thì chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm. Thời hạn cho vay là 11 năm, trong đó năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa trả nợ gốc.

Một con tàu vỏ thép như của ông Phạm Tri Thức nói trên, về lý thuyết có thể đảm bảo cho đội thủy thủ đi khơi trong khoảng 30 ngày. Đây cũng là thời gian ở trên biển thông thường của các đội tàu cá tư nhân có chủ là người Việt ở Úc. Tuy nhiên, hiệu quả tính trên đơn vị của hai bên khác hẳn nhau.

Nhiều ngư dân cho biết sở dĩ họ mắc nợ chồng chất sau niềm háo hức đóng con tàu lớn, có nhiều máy móc hiện đại có thể ra khơi xa dài ngày là vì chất lượng tàu không đạt hoặc không hợp lý khi đánh bắt hải sản. Ví dụ cabin cao hơn mức cần thiết đến 1 m, khiến tàu bị rung lắc mạnh khi ra khơi. Thành tàu và bậc lên xuống quá cao khiến tàu khó buông lưới, thậm chí gây vỡ giàn đèn hay thành của các tàu cá khác khi áp mạn trên biển. Điều này khiến các tàu cá khác không dám lại gần khiến kế hoạch làm "nậu" (mua bán hải sản) ngay ngoài khơi của một số chủ tàu cũng bị tan vỡ. Hầm cá, máy tời, hướng tàu khi buông lưới… cũng không hợp lý khiến các chủ tàu phải sửa chữa lại rất tốn kém. "Đi 10 chuyến thì sáu chuyến hư hỏng"- họ nói. Cá đánh không được, không có tiền nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng. Mấy kỳ nợ không trả được thì ngân hàng xiết nợ, bắt tàu nằm bờ. Nhưng không có tàu đi biển thì ngư dân kiếm đâu ra tiền trả nợ ngân hàng ?

Cái vòng luẩn quẩn vô lý xiết chặt cổ người chủ tàu, thế nhưng không hiểu vì sao không có nghị định nào gỡ bỏ nó để chủ tàu thực sự được vươn khơi theo đúng tinh thần Nghị định 67. Nhiều chủ tàu mong ước được giãn nợ trong vòng năm năm để họ kịp kiếm tiền, như thế nhiều khả năng họ không lâm cảnh từ tỷ phú sa xuống thành con nợ và còn lâm vòng lao lý.

Nhưng có lẽ, lợi ích từ việc chỉ định nơi đóng tàu cũng như duyệt chi cho chủ tàu đã gây thêm trở ngại cho việc gỡ rối này.

tauvosat3

Ngư dân Việt Nam chất cá đánh bắt được lên bờ tại Đà Nẵng hôm 23/6/2009. AFP

Biển cạn kiệt

Cách xa đất liền đến 60 km, nằm giữa biển khơi, lẽ ra hải sản ở quần đảo Nam Du còn phải rất dồi dào. Nhưng không. Một bất ngờ là tàu đánh cá của ngư dân ở vùng này hầu hết chỉ là tàu vỏ gỗ, kích thước rất bé, tàu chỉ dài độ 7 m với tổng cộng năm ngư phủ/thuyền. Do tàu nhỏ nên mỗi chuyến biển chỉ đi về trong vòng một tuần.

Nhìn ngư phủ mang hải sản lên cầu tàu bán cho vựa, tôi suýt khóc. Mang tiếng ghe đi khơi nhưng số hải sản ít ỏi đến nỗi chỉ đủ xếp trong các khay nhựa loại thông thường, khoảng 25 cm x 30 cm, trông như họ đang bán cá nuôi trong bể chứ không phải vừa ra khơi đánh bắt.

Đâu rồi những ghe tàu to lớn đầy ắp hải sản, những chàng ngư phủ khỏe mạnh phải xóc đòn tre hai người khiêng mới nổi một cần xé đường kính gần cả mét, cá chất lên đến ngọn ?

Hỏi ngư dân Nam Du, họ nói giờ chỉ có thể đóng ghe nhỏ vậy thôi, vì ghe lớn đi tốn dầu, tốn tiền mua máy lớn nhưng hiệu quả cũng chẳng là bao. Trong vùng vịnh Thái Lan, ghe nhỏ nhiều như lá, lúc nhúc chen nhau cố vét những con cá tôm còn sót lại.

Bây giờ chủng loại cá ngon ít đi, kích cỡ hải sản cũng giảm đến mức thảm hại. Con ghẹ bé lom dom, phần thân to hơn lòng bàn tay người lớn một tí đã được gọi là to. Con ốc hương bị cào lên xào nấu hấp luộc đủ kiểu khi vỏ còn gần như chưa sạch nhớt. Mực nang loại hai ba ký/con đã được trầm trồ. Những làng chài sầm uất ven biển cũng dần biến mất. Ngư dân nhiều tỉnh miền Trung như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Định, Bình Thuận… bỏ nghề dần, hoặc chạy vào vùng biển cực Tây làm nghề. Chao ôi thời oanh oanh nay còn đâu, biển Việt Nam giờ chỉ còn liệt liệt.

Kết quả điều tra, đánh giá của Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và nông thôn) tháng 12/2021 cho biết tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 chỉ còn khoảng 3,95 triệu tấn, tiếp tục suy giảm đáng kể so với giai đoạn 2000-2005 (giảm 22,1%) và giai đoạn 2011-2015 (giảm 9,5%). Trữ lượng các nhóm nguồn lợi chủ yếu cũng đang có xu hướng suy giảm, đặc biệt là trữ lượng cá tầng đáy giảm 18,4%, là chỉ số quan trọng cho thấy sự suy giảm nguồn lợi hải sản nói chung. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt hải sản lại tăng.

Và cứ thế, đó không chỉ là câu chuyện của những chiếc tàu vỏ thép đóng một cách tay mơ và liên tục hỏng ngầm nữa. Nó chính là chiếc vòng kim cô siết một cách thầm lặng nhưng chắc chắn và liên tục vào nền kinh tế biển của Việt Nam, lật đổ trực tiếp nồi cơm của những đời ngư phủ. Và nó là trách nhiệm của Nhà nước.

Bùi Chí Lan

Nguồn : RFA, 06/04/2022

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/ngu-dan-gioi-thua-trang-vi-tau-67-20220328103408076.htm

https://tuoitre.vn/tran-tro-voi-tau-vo-thep-649612.htm

https://tuoitre.vn/hai-san-can-kiet-dan-bao-ton-de-dam-bao-sinh-ke-cho-ngu-dan-20211225142818711.htm

https://zingnews.vn/tau-thep-hang-chuc-ty-gi-set-bo-hoang-o-cang-bien-mien-trung-post1306969.html

Additional Info

  • Author Bùi Chí Lan
Published in Diễn đàn

Chủ trương đóng mới tàu vỏ thép có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ ngư dân ra khơi bám biển, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần khẳng định chủ quyền trên thực tế của Việt Nam ở biển Đông.

vothep1

Hàng chục tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định vừa mới đóng xong, chưa dùng đã hỏng

Thế mà gần đây hàng chục tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định vừa mới đóng xong, chưa dùng đã hỏng. Sở dĩ như vậy là bởi đơn vị đóng tàu đã :

- Tráo thép Hàn/Nhật bằng thép Trung Quốc ;

- Lắp máy Mitsubishi giả ;

- Sơn không đúng quy trình, linh kiện không phù hợp, trang thiết bị hàng hải không đúng thiết kế ;

- Khi bị khiếu kiện thì vừa mua chuộc vừa dọa dẫm ngư dân rút đơn và không cung cấp thông tin cho báo chí ;

Tưởng rằng việc làm ăn "dối trá", "thiếu đạo đức" "bất chấp cả danh dự và nhân phẩm" này - như nhận định của UBND tỉnh Bình Định và báo Đất Việt - chỉ có thể là của một gian thương nào đó, nhưng hóa ra lại chính là của một đơn vị thuộc Bộ Công An : Công ty Nam Triệu - Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, đứng đầu là Đại tá Công an Đặng Ngọc Oanh.

vothep2

Lãnh đạo, cán bộ công ty Nam Triệu - Bộ Công An (Nguồn : Website công ty Nam Triệu)

Khốn khổ cho ngư dân Việt Nam, khi trên biển phải đối đầu với hàng loạt khó khăn hiểm nguy từ ngoại bang Trung Quốc như lệnh cấm bắt cá, 'tàu lạ' đâm húc, kiểm ngư nổ súng ; vào bờ thì lại đối phó với chiêu trò của một gian thương khoác sắc phục đầy quyền lực không ngần ngại bòn rút xương tủy đồng bào vì tư lợi.

PS : Dù biết đã bị lừa trong vụ đóng tàu vỏ thép này song đa số ngư dân không còn lựa chọn nào khác ngoài bỏ cuộc, bởi lẽ kẻ lừa đảo họ không ai khác lại chính là một đơn vị thuộc Bộ Công an, cơ quan có quyền khởi tố vụ án và hình sự hóa các tranh chấp dân sự. Điều này khiến ngư dân hiểu rằng họ bị rơi vào một thế vô cùng yếu trong tranh chấp. Cũng như trong vụ Đồng Tâm, ngay khi có va chạm vì tranh chấp đất đai giữa dân làng Đồng Tâm với Viettel, Bộ Quốc Phòng đã lệnh cho Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc Phòng đã khởi tố vụ án Chống người thi hành công vụ đối với một số dân làng.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 13/06/2017 (nguyenanhtuan's blog)

Published in Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh muốn có cảnh vệ : Thêm tín hiệu về bất ổn xã hội (VOA, 09/06/2017)

Đề xut ca nhiu lãnh đo tnh cn có cnh v đang gây ra nhiu phn ng trái chiu trong dư lun vi nhiu ý kiến cho rng điu này chng t bt n xã hi đã tăng lên mt mc mi.

quantham1

Các thành viên Quốc hi được biết ti mt hi tho hôm 6/6 Hà Ni rng nhiu lãnh đo tnh trong c nước đã yêu cu được là đi tượng bo v ca cnh v.

Chủ nhim y ban Quc phòng An ninh, Võ Trng Vit, nêu lên đ xut này t nhiu tnh thành ti mt bui tho lun ca Quốc hi v d án Lut Cnh v hôm 6/6. Trên các trang mng xã hi, nhiu người đã lên tiếng lo ngi v s bt tín ca lãnh đo vi người dân và đt ra nhng câu hi v s an toàn ca xã hi Vit Nam hin nay.

Trong cuộc hp Quc hi Hà Ni, các đi biu đã tho lun v nhng đi tượng s được đưa vào danh sách cn s bo v ca cnh v quc gia. Theo d tho lut được truyn thông trong nước đưa tin, đi tượng cnh v là người gi chc v, chc danh cp cao ca đng, nhà nước và y ban Trung ương Mt trn T quc Vit Nam. Tuy nhiên, có nhng đi biu đ ngh đưa vào danh sách này nhng v trí mc thp hơn như người đng đu các tòa án và các tnh.

"Sau khi có sự vic xy ra mt tnh nhiu tnh đ nghthư, Ch tch tnh là đi tượng cnh v", ông Võ Trng Vit được báo chí trong nước dn phát biu.

quantham2

Vụ thảm sát Yên Bái năm ngoái đã làm dy lên nhng lo s trong gii lãnh đo nhiu tnh thành sau khi Bí thư tnh và ch tch UBND tnh này b giết hi bi chi cc trưởng chi cc kim lâm ca tnh.

Theo TuoiTreNews, sự vic mà ông Vit đ cp đến ti Quc hội là v án mng xy ra Yên Bái vào năm ngoái khi Chi cc trưởng Chi cc Kim lâm tnh bn chết Bí thư và Ch tch Hi đng Nhân dân tnh này trước khi t sát.

Đề xut va k, theo lut sư Trn Thu Nam, cho thy "mt s bt n trong xã hi".

"Tại sao những người đó phi có cnh v ? Nếu như trong mt đt nước an bình và bình yên thì nhng chc v đó làm gì phi cn cnh v. Nó th hin rng mt đt nước không hòa bình, không bình an thì mi phi như vy". Lut sư Nam nói "Đã có nhng cơ quan sn có ri, mỗi tnh đu có công anh tnh. Ch l nhng cơ quan hin có ti sao không đáp ng được yêu cu v anh ninh mà li phi lp thêm vn đ cnh v cho tng ch tch tch hoc bí thư tnh".

Theo chủ nhim y ban Quc phòng An ninh, nhiu ý kiến ca đi biu quc hi mun tăng thêm đi tượng cnh v là nhng người "chng tiêu cc, chng tham nhũng, đụng đ, đng chm đến rt nhiu li ích, nht là li ích nhóm".

Vào tháng 3 năm nay, theo ghi nhận ca truyn thông trong nước, Ch tch tnh Qung Ninh b đe da sau khi quyết đnh phát đng chiến dch ngăn chn nn khai thác cát sông bt hp pháp tnh này.

Một đi biu ca Hi Phòng được báo đin t VnMedia trích li ti bui hi tho ca Quc hi rng "Nếu đ xy ra tình hung không đm bo an toàn, an ninh cho các đng chí này thì nh hưởng nghiêm trng đa phương, anh ninh trt t chung của c nước".

lun xã hi cho rng đ xut này cho thấy các lãnh đo, ngay c cp tnh, cũng đang "s dân". Mt người dùng mng xã hi có tên Loi Dai phn hi v bài viết ca báo Tin Phong trên Facebook rng "Nếu ai cũng chính trc đàng hoàng cn gì phi cnh v". Mt Facebooker khác có tên Hong Le Nguyen bình luận "Không bo v nào bng s bo v ca nhân dân, mun vy thì các v phi đúng là Đi biu ca dân, do dân bu ra, vì dân mà phc v… mt cách đúng nghĩa".

Minh chứng cho lp lun rng các cp lãnh đo đang "run s", nhà báo Phm Chí Dũng đưa ra ví dụ v trường hp mt quan chc cp tướng phi huy đng mt trung đi công binh đ m mt gói quà mà ông nghi rng có bom hoc mìn trong khi đó ch là mt chiếc bánh trung thu.

Nhiều người khác cùng tham gia bình lun đu có chung ý kiến rng nếu các lãnh đạo trong sch, làm vic vì dân, không v li, thì không cn đến s bo v nào.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, "trước đây quan chc s dân, nhưng t sau v (sát hi ) Yên Bái thì quan chc s nhau".

"Thực ra không biết ni s nào ln hơn ni s nào nhưng quả là bây gi quan chc rt bt an, bt n". Nhà báo Dũng nói "trước v Yên Bái thì h s ngm nhau. S ngm ngm mà chưa bc l ra. Còn sau v Yên Bái ni s hãi trong ni b đã bc l ra hn".

quantham3

Những cuc biu tình ca người dân phn đi Formosa gây ô nhim môi trường biển min Trung là mt phn trong nhng biến đng xã hi Vit Nam gn đây.

Giám đốc Công an Ngh An và đi biu Quc hi Nguyn Hu Cu nói vi Tin Phong bên l cuc hi tho hôm 6/6 rng ông cũng không đng tình vi vic đ xut bo v lãnh đo tnh cấp quc gia vì "cnh v càng nhiu thì xã hi càng bt n".

Luật sư Trn Thu Nam đng tình vi quan đim đó vì "càng nhiu cnh v thì càng bt n và càng bt n thì càng tăng cường cnh v - đó là mt vn đ t l thun vi nhau gia bt n và cnh v".

Phân tích sự yếu kém trong điu hành ca đng dn ti xã hi bt n, thành viên Hi Nhà báo Đc Lp, Phm Chí Dũng, nhn mnh "s bt n đó là t trong ni b đng, ly xã hi ra làm bình phong che chn".

Kinh tế, tài chính, môi trường và nhân quyn là những vấn đ ln góp phn gây bt n xã hi ti Vit Nam trong nhng năm gn đây. Hin n công ca Vit Nam đã vượt ngưỡng cho phép 65% GDP. Th tướng Nguyn Xuân Phúc tha nhn điu này hi đu năm nay. N xu ti Vit Nam, qua s liu thng kê, tăng cao đt biến 5 năm gn đây, hin mc 600.000 t đng. Trong khi đó, nhiu cuc biu tình vì môi trường n ra t tháng 4 năm ngoái vì cách gii quyết ca chính quyn đi vi thm ha Formosa. Nhiu nhà hot đng vì môi trường đã b đàn áp và bt giam.

Ngoài những bất n trong xã hi, theo nhà báo Phm Chí Dũng, "đến c đng bây gi cũng bt n". Tng bí thư Nguyn Phú Trng cách đây 5 năm đã đ cp đến s tn vong ca đng và "s tn vong đó sp đến" vi s bt n tăng cao, theo phân tích ca nhà quan sát này.

****************

Thanh tra "siêu dinh cơ" giám đốc Sở TN-MT Yên Bái (RFA, 09/06/2017)

quantham4

Một góc dinh cơ của Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái. Courtesy of laodong.com.vn

Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ra quyết định hôm 9/6 về việc thanh tra đất đai, việc cấp phép và xây dựng ‘siêu dinh cơ’ đối với gia đình bà Hoàng Thị Huệ, vợ ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái.

Báo trong nước cùng ngày loan tin cho biết các đối tượng bị thanh tra bao gồm UBND TP. Yên Bái, bà Hoàng Thị Huệ và các cơ quan liên quan. Thời gian thanh tra được nói là từ năm 2015 trở lại đây, thời hạn là 45 ngày và nội dung thanh tra không giới hạn trong quyết định.

Cũng theo quyết định, UBND tỉnh Yên Bái đề nghị các cơ quan báo chí không đưa tin về vụ việc trên trong thời gian này để việc thanh tra được hiệu quả, nói thêm rằng sẽ được công bố với báo chí khi có kết quả.

Xin được nhắc lại, mấy ngày nay dư luận xôn xao về quần thể biệt thự sang trọng trên khu đất rộng 13.000 m2 vốn là đất rừng và nuôi trồng thủy sản thuộc gia đình ông Giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Yên Bái.

Trong một diễn biến khác có liên quan, đại biểu quốc hội Nguyễn Bá Sơn ngày 9/6 đã yêu cầu Chính phủ giải trình vấn đề các lô đất được gọi là ‘vàng’ thế nhưng bị định giá thấp rồi sau đó bán ra với giá cao ngất ngưởng mà không rõ nguyên nhân.

Ngày 9 tháng 6 cũng là hạn chót 45 ngày điều tra vụ đất đai ở Đồng Tâm mà chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hứa với dân địa phương. Vụ việc được nhiều người biết đến khi dân làng Đồng Tâm bắt giữ cán bộ, cảnh sát cơ động và đến khi chủ tịch Nguyễn Đức Chung trực tiếp về làng đối thoại thì dân mới thả người bị giữ ra.

*******************

Đại biểu quốc hội lo tình trạng chạy khỏi Tổ quốc khi vi phạm pháp luật để an thân (VietnamNet, 09/06/2017)

Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong nêu sự bất an về tình trạng "chạy khỏi Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân".

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng nay, nhiều Đại biểu quốc hội bày tỏ nhất trí với báo cáo của Chính phủ với nhiều điểm sáng, chỉ số phát triển khả quan và nêu một số giải pháp nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững như : Đổi mới mô hình tăng trưởng nông nghiệp, quy hoạch, phát triển nông sản thế mạnh, tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, cả nước giải cứu nông sản...

Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong nêu lên 6 bất an mà nhân dân bức xúc và đề nghị Quốc hội, Chính phủ chú trọng thêm.

Bất an đầu tiên được ông đặt vấn đề là tại sao chỉ có mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi có cả hệ thống chính trị, chức năng của Chính phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không mở rộng.

quantham5

Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong. Ảnh : Hoàng Anh

Thứ 2, theo ông, tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin.

"Tiền của dân, chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động", Đại biểu Phong cảnh báo.

Thứ 3 là xuất hiện dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, hiệu quả chú trọng đầu tư thấp.

"Chỉ số bây giờ mỗi người dân Việt Nam thể đang gánh 1.000 USD nợ lãi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư cho phát triển chưa ngang bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng. Như vậy chúng ta làm 1 đồng nhưng xài 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn", ông Phong nói.

Thứ 4, thương mại hóa các quan hệ xã hội, đồng tiền đãchi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền. Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách.

Minh chứng là tình trạng "chạy" : "Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ, học phổ thông các cấp và vào ĐH cũng phải chạy trường, chạy lớp, rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án, thậm chí chạy bỏ Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân".

Thứ 5, dân không thể an tâm khi rừng đã hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau dần cạn kiệt, đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số không có trong khi nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả.

Hay chính sách rải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư, thiếu trách nhiệm trong khẳng định, đánh giá từng bước biến Việt Nam thành điểm đến của công nghiệp rác, công nghệ lạc hậu và hệ luỵ môi trường không sao phản hồi khi sông đã chết, đất chết và biển chết.

Bất an thứ 6 là về an toàn sống, bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây.

"Mỗi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức mang tính phổ biến", Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội nói.

Bấm nút tranh luận, Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng hiện không chỉ có mỗi Chính phủ liêm chính.

"Hiện Đảng đang lãnh đạo thực hiện nghị quyết TƯ 4, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều cấp ủy khác đang thực hiện điều này rất tốt, rất quyết liệt với ý thức chính trị rất cao đối với đất nước, với toàn dân và đối với sự vững mạnh của Đảng", Đại biểu Quyết Tâm nói.

Theo ĐB, thời gian qua, Đảng, Trung ương đã có chỉ đạo xử lý trách nhiệm những vụ tham nhũng, tiêu cực với người đứng đầu rất nghiêm túc. Dù có thể chưa được như mong muốn của nhân dân nhưng qua những lần tiếp xúc, cử tri cho biết rất phấn khởi với những kết quả bước đầu.

"Hiệu, ứng vấn đề này đang rất tốt để thấy không phải chỉ Chính phủ tuyên bố liêm chính thì mỗi Chính phủ mà hiện nay cả hệ thống chính trị cũng rất quyết tâm, thể hiện ý chí chính trị để đất nước phát triển. Tại Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện rất mạnh mẽ điều này"- Đại biểu Quyết tâm nhấn mạnh.

Hương Quỳnh - Thúy Hạnh - Huy Phúc

********************

Đề nghị điều tra vụ tàu vỏ thép kém chất lượng (RFA, 09/06/2017)

quantham6

Tàu cá vỏ thép có công suất và trọng tải lớn đầu tiên của ngư dân Quảng Ninh hạ thủy hôm 15/3/2016. Courtesy of baoquangninh.com.vn

Ông Trần Châu, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho hay là tỉnh này đang đề nghị Bộ công an điều tra việc đóng tàu đánh cá vỏ thép cho ngư dân kém phẩm chất.

Ông Châu nói như vậy trong phát biểu kết luận cuộc họp chuyên đề về việc đóng tàu vỏ thép, còn gọi là tàu 67 theo nghị định định số 67 của chính phủ ban hành hồi năm 2014.

Cuộc họp do tỉnh Bình Định và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng phối hợp tổ chức tại thành phố Qui Nhơn.

Theo báo chí Việt Nam thì có nhiều ngư dân đến tham dự cuộc họp này. Và theo số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định thì có đến 18 chiếc tàu đánh cá vỏ thép bị hư hỏng.

Theo các ý kiến đưa ra tại hội nghị thì nguyên nhân của việc tàu vỏ thép mới đóng đã bị hư là do nhà sản xuất thay thép Nhật Bản, Hàn Quốc bằng thép Trung Quốc chất lượng xấu hơn, máy tàu cũng không đúng loại Mitshubishi được qui định theo thiết kế, nguyên nhân thứ hai là ngư dân chưa quen thuộc với loại tàu này nên không kiểm tra được chất lượng khi xuất xưởng.

Theo nghị định 67 thì ngư dân sẽ được tạo điều kiện dễ dàng khi vay tiền ngân hàng, đầu tư cho các tàu đánh cá bằng vỏ bằng thép. Mục tiêu tàu có thể chống chịu tốt hơn, nhất là khi xảy ra va chạm hay bị tàu Trung Quốc truy đuổi khi đánh bắt tại ngư trường Biển Đông.

Tuy nhiên trong thời gian qua có nhiều tàu đánh cá do hai công ty Nguyên Dương và Nam Triệu của tỉnh Bình Định đóng bị hư hỏng khi mới chỉ được đưa vào sử dụng.

Theo lời thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám thì hai công ty này phải chịu trách nhiệm chính. Ông Tám cũng cho biết là ông đề nghị tỉnh Bình Định thẩm tra toàn bộ 18 con tàu bị hư.

Cũng xin nhắc lại là sau khi vụ việc tàu vỏ thép mới đóng đã hỏng, nhiều ngư dân đã làm đơn kiến nghị tỉnh Bình Định kiểm tra tàu của họ, nhưng sau đó, theo báo chí Việt Nam, đã có một số ngư dân rút tên, không rõ vì bị tác động từ đâu.

Và cũng xin nói thêm là hôm 8 tháng 6, trong ngày họp đầu tiên về vụ tàu 67, các cơ quan báo chí đã không được tham dự.

Cũng liên quan đến ngư dân Việt Nam, một chiếc tàu đánh cá của tỉnh Khánh Hòa mang số hiệu KH-04500 bị một tàu lạ đâm chìm vào ngày 7 tháng 6 tại vùng biển huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách bờ chỉ có 15 hải lý.

Chiếc tàu Việt Nam bị chìm cùng toàn bộ dụng cụ đánh cá. Ba ngư dân trên tàu thì may mắn được một chiếc tàu đánh cá của tỉnh Phú Yên cứu thoát.

Theo ông Trương Minh Hội chủ tàu KH-04500 thì chiếc tàu lạ sau khi đâm chìm tàu ông đã bỏ đi mà không cứu các ngư dân, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết về con tàu tấn công tàu của ông, chỉ biết là nó có cùng kích thước với tàu KH-04500.

Published in Việt Nam