Hai định chế tài chính đang hỗ trợ công cuộc phát triển của Việt Nam là Ngân Hàng Thế Giới - World Bank và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản - JIcông an, hôm 4/10, cùng khuyến cáo Việt Nam nên đổi mới để nâng cao năng suất để có thể đối phó mức tăng trưởng giảm xuống do tình trạng dân số ngày càng già đi.
Người vê hưu tập thể dục ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội - AFP
Cụ thể, Ngân Hàng Thế Giới dự kiến dân số già khiến tăng trưởng kinh tế đường dài của Việt Nam giảm 0,9%/ năm giai đoạn 2020-2050 so với 15 năm trước đó.
Còn kết quả khảo sát mới nhất của JIcông an cho thấy Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang một xã hội có nhiều người cao tuổi hơn ở giai đoạn phát triển kinh tế sớm hơn với thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với các quốc gia khác đã trải qua sự chuyển dịch tương tự.
Nói một cách khác, Việt Nam đang đối mặt viễn cảnh "già trước khi giàu", và nếu không có giải pháp hay chính sách khéo léo, nghiêm túc thì khó có thể đối phó hàngloạt thách thức đáng kể trong một hai thập niên tới.
Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng, người cao tuổi Việt Nam dự kiến sẽ chiếm từ 10% đến dưới 20% dân số vào năm 2035. Nếu mang chia cho số người trong độ tuổi lao động thì ước tính sẽ tăng gấp đôi : từ 0,11 năm 2019 lên 0,22 năm 2039.
Đó là những tính toán khá là chính xác, không chỉ bắt nguồn từ sinh xuất thấp và dân số bị lão hóa mà còn liên quan tới mọi khía cạnh khác trong xã hội, là lý giải của giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân :
"Về cơ cấu dân số và để đạt mức sinh thay thế, một phụ nữ trung bình phải sinh hai trẻ. Mà thực tế bây giờ chỉ khoảng 1,8 thôi, tức là mình đã bước vào giai đoạn già hóa từ 5, 6 năm nay rồi".
"Vì vậy mà dự báo của World Bank hay JIcông an là hoàn toàn chính xác, có nghĩa tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ bị chậm lại từ 0,9 đến 1%/năm trong vòng 20 năm tới".
Về mặt dân số, vẫn lời Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, Ủy Ban Dân Số, các cơ quan quản lý Nhà Nước, phải rất quan tâm đến việc thúc đẩy mức sinh tăng, tránh bị rơi vào giai đoạn người cao tuổi thì nhiều lên còn người trong độ tuổi lao động lại giảm đi :
"Thế nhưng khi xã hội phát triển,thunhập tăng lên thì người phụ nữ cũng tập trung nhiều cho sự nghiệp, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ lại quá cao, như là chi phí về giáo dục rồi chi phí về nhà ở, chuyện thúc đẩy mức sinh cũng không đơn giản".
Một người lớn tuổi tập thể dục ở Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. AFP
Báo cáo cho thấy việc giải quyết các nhu cầu của một xã hội đang già đi sẽ tiêu tốn khoảng 1,4% đến 4,6% GDP. Công việc mở rộng phạm vi phủ sóng và cải thiện chất lượng dịch vụ cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng chi phí tài khóa.
Chuyên gia kinh tế Đinh Xuân Quân, từng làm việc trong Ngân Hàng Thế Giới, trong Cơ Quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc UNDP, rồi đến các nước đang phát triển như Afghanistan, Việt Nam, nhận định số liệu tham khảo mà World Bank và JIcông an đưa ra rất đúng trong bối cảnh dân số Việt Nam hiện xấp xỉ 97 triệu và có thể tăng lên 120 triệu vào năm 2050.
Số dân tăng lên nhưng tỷ lệ phần trăm người cao tuổi cũng sẽ tăng. Dân Việt Nam có tuổi thọ trung bình là 76 trong điều kiện y tế tốt hơn, ông nói tiếp, về sinh xuất thì Việt Nam từ 6% năm 1960 bây giờ xuống còn 1,9% . Nếu tỷ lệ sinh đẻ thấp hơn 1,6% hay là dưới 1,6% thì rất có thể dân số sụt xuống :
"Nhưng Việt Nam chưa tới mức như Trung Quốc. Hiện giờ mình có 1,9% thì đủ thay thế nhưng sẽ không tăng trưởng. Nền kinh tế tăng trưởng một phần nhờ dân số tăng, nhiều lao động nhiều người làm việc hơn. Nếu các chính sách về dân số của Việt Nam không thay đổi thì tăng trưởng sẽ gặp khó khăn".
Con số người lớn tuổi, tức là trên 65, đang tăng dần lên, vô hình chung tạo thành gánh nặng xã hội, trong lúc tỷ lệ lao động trẻ không tăng không giảm, là điểm mà Việt Nam phải nghĩ tới để thay đổi theo như cảnh báo của World Bank hay JIcông an. Tiến sĩ Đinh Xuân Quân :
"Đây là những nghiên cứu cho tương lai, mà tương lai thì lẹ lắm chứ không như người ta tưởng. Do đó Việt Nam cần thay đổi một số chính sách về xã hội thì kinh tế may ra mới tiếp tục tăng trưởng. Trừ các dân tộc thiểu số, còn đa số người Việt sẽ già hơn, là tiếng chuông cảnh báo".
Không riêng Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản cũng đang đối mặt vấn đề già hóa dân số cả thập niên qua. Theo giảng viên Vũ Ngọc Xuân, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, Việt Nam cũng giống như Trung Quốc mà thôi :
"Nhưng mà Trung Quốc nghiêm trọng hơn vì trong một thời gian dài họ chỉ cho mỗi gia đình sinh một trẻ thôi. Gần đây họ mở ra là một gia đình sinh được ba trẻ, mà thật ra mức sinh ở Trung Quốc chỉ bằng 1,3 hay 1,4 thôi"
"Một trong những giải pháp tạm thời bây giờ là Việt Nam có thể tăng tuổi nghỉ hưu lên. Ví dụ nam thì 62 còn nữ tăng dần lên 60. Về mặt cơ bản vẫn là phải thúc đẩy, khuyến khích tỷ lệ sinh đẻ. Mặc dù mức độ không đến nỗi nghiêm trọng như Trung Quốc hay một số nước Châu Âu, nhưng nếu không cải thiện mức sinh thì tăng trưởng/năm cỡ 3% cũng là thấy khó khăn rồi"
"Các nhà kinh tế trong nước bây giờ cũng nhận ra vấn đề Việt Nam sẽ mắc bẫythunhập trung bình, nghĩa là chưa giàu đã già. Đấy là bài toán nan giải mà không dễ giải quyết".
Trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ở Hà Nội. Reuters
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia Đông Nam Á và Việt Nam, đưa ra một cái nhìn khác :
"Giờ này Việt Nam có 65% dân số dưới 25 tuổi, như vậy trên 25 tuổi chỉ có 35% thôi. Nếu tính 25 tuổi mà 30 năm nữa thì họ thành 55 tuổi, tức có thể nói là bắt đầu già rồi, mà đấy là 30 năm nữa. Còn 10 năm nữa thì cái số phần trăm, ít nhất khoảng một nửa của 35% ấy chưa thể gọi là già được".
Vì vậy, khi Ngân Hàng Thế Giới và JIcông an bảo là tăng trưởng có thể giảm 0.9%-4,6% GDP, do phải nuôi người già không làm ra tiền và không đóngthuế, là những dự đoán mà nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp gọi là ở tầm xa quá :
"Ở tầm xa quá như vậy nó có tính chất dự báo, cảnh báo thôi, chứ còn xem xét toàn bộ hoạt động kinh tế của một quốc gia không chỉ nhân tố dân cư demography đâu. Người ta còn phải xem xét bao nhiêu nhân tố khác như công nghệ, giáo dục, doanh nghiệp, cá nhân…có phải một cái "learning organisation" hay không"
"Cho nên sẽ có những người muốn nói ngược rằng dân số Việt Nam trên 65% dưới 25 tuổi thì nó sẽ phát triển rực rỡ trong mươi, mười lăm năm tới, nghĩa là hoàn toàn ngược với cảnh báo của World Bank và JIcông an".
Tóm lại, hai vấn đề mà Ngân Hàng Thế Giới và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản đưa ra cho Việt Nam nên được coi là những cảnh báo hợp lý nhưng hẹp và mềm mỏng, không báo động một nguy cơ to lớn mà nên đặt trong bối cảnh tham khải và trong khả năng nghiên cứu rộng hơn, là ý kiến bổ sung của chuyên gia Đông Nam Á và Việt Nam Hà Hoàng Hợp.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 06/10/2021