Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh hôm 30/10/2023 vừa ban hành quy định về việc ‘mua tin’ phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

tocao1

Cựu Đại úy Công an Lê Chí Thành vì tố cáo tham nhũng ở trại giam và trực tiếp hoạt động của cảnh sát giao thông lên mạng xã hội đã bị chính những đồng đội cũ trù dập - Ảnh minh họa ông Lê Chí Thành lúc mới bị bắt (ảnh trái) và lúc ra tòa sơ thẩm (ảnh phải) như một phế nhân vì bị đánh đập không thương tiếc. Facebook Lê Chí Thành/ RFA edit..

Cụ thể, tổng số tiền người cung cấp thông tin được nhận không vượt quá mức quy định là 10 triệu đồng/một vụ việc.

Một người dân sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đình Đệ, hôm 31/10 cho RFA biết ý kiến :

"Tham nhũng ở Việt Nam nói chung mang tính hệ thống, không còn là phe nhóm nữa. Mà theo hệ thống như vậy thì anh tố cáo chẳng khác nào đem búa tự đập vào chân mình, tự trút họa vào bản thân… Chứ không có cơ sở nào để nói là bảo vệ người tố cáo, bao nhiêu người đã tố cáo bị trù dập… Bằng chứng là cậu công an giao thông tố cáo mấy năm nay rồi bị trù dập bắt đi tù. Thật lòng mà nói ở Việt Nam chống tham nhũng không biết như thế nào, chứ để thật sự khuyến khích người dân tham gia tố cáo thì thứ nhất phải kiểm soát được quyền lực…".

Nếu không kiểm soát được quyền lực thì theo ông Nguyễn Đình Đệ, tham nhũng sẽ tràn lan, còn người dân tố cáo thì bị trù dập, thậm chí còn bị tù, bị cho là thù địch chống nhà nước… Ông Đệ cho rằng, với những quy định pháp luật mơ hồ thì người dân sẽ không dám tố cáo tham nhũng, vì không có lợi cho người dân…

Vị đại úy công an tố cáo tham nhũng bị trù dập mà ông Đệ vừa nói là cựu Đại úy Công an Lê Chí Thành vì tố cáo tham nhũng ở trại giam và trực tiếp hoạt động của cảnh sát giao thông lên mạng xã hội đã bị kết án hai năm tù giam với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’. Ngoài ra ông còn bị truy tố tội ‘Lợi dụng các quyền tự do- dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khi trả lời báo nhà nước hôm 30/10 cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy cũng yêu cầu bảo đảm bí mật, an toàn cho người cung cấp thông tin theo quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực…

Nhà báo Võ Văn Tạo khi trả lời RFA từ Nha Trang liên quan vấn đề này, nói :

"Việc yêu cầu bảo vệ người tố cáo tham nhũng cũng đã có từ lâu chứ không phải như mới gần đây. Chủ trương là có từ lâu, nhưng không thực hiện được, cho nên mới có hiện tượng người đấu tranh chống tiêu cực bị trù dập, thậm chí có khi còn bị ở tù...".

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, tình trạng tham nhũng tại Việt Nam đến độ chính một vị lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng còn lo sợ, có thể chính cán bộ chống tham nhũng bị phát hiện tham nhũng :

"Tôi nhớ cách đây mấy năm có ông Đạt, lãnh đạo chống tham nhũng từng nói công khai với báo chí, cấp dưới của ổng đi làm chuyên môn của mình là chống tham nhũng thì có khi lại chết trước. Điều này chứng tỏ tham nhũng vẫn chưa giảm, và việc bảo vệ người tố cáo tham nhũng vẫn chưa đảm bảo được. Chính vì vậy lại nhắc nhở, nhưng mà cũng như nhiều lần trước, tôi cho là không hiệu quả gì, chắc lần này cũng thế thôi".

Ở Việt Nam, giới chức lãnh đạo thường hay hô hào khẩu hiệu ‘do dân, nghe dân, vì dân’ nhưng thực tế hoàn toàn khác. Thường chính quyền ở Việt Nam ít lắng nghe sự đóng góp của người dân. Người dân cũng ít cơ hội hay phương tiện để biểu đạt như ở các nước dân chủ. Thậm chí nếu ai nói gì trái ý người có chức quyền có thể bị trả thù, trù dập hoặc thậm chí bị bị chụp mũ là phản động...

Đơn cử như trường hợp ông Lê Anh Hùng, một người từng có 70 đơn tố cáo các trường hợp tham nhũng tại Việt Nam, đã bị bắt đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội, nơi giam giữ những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ.

Hay trường hợp ông Lương Xuân Bình, người tố cáo sai phạm ở dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội lại bị phân công làm viên chức văn phòng, không đúng chuyên môn của ông. Ngay cả đến khi Thanh tra Chính phủ yêu cầu phục chức cho ông thì lãnh đạo cơ quan chủ quản vẫn làm ngơ.

Pháp luật Việt Nam quy định việc bảo vệ người tố cáo tham nhũng, tiêu cực như thế nào ? Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam giải thích với RFA :

"Luật tố cáo và phòng chống tham nhũng có quy định về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật và tố cáo cán bộ tham nhũng. Trong Luật tố cáo mà Quốc hội vừa sửa đổi bổ sung thì khi tố cáo thì người tố cáo sẽ được pháp luật bảo vệ và thông tin nhân thân về người này sẽ được bảo vệ bí mật. Trước đây là Luật Khiếu nại Tố cáo, bây giờ tách riêng là Luật Tố cáo, là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm, đặc biệt là trong phòng chống tham nhũng".

Tuy nhiên, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do trước đây liên quan vấn đề này cho biết, cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng ở Việt Nam chưa rõ ràng :

"Ở Việt Nam chuyện gì cũng có luật cả. Chuyện khuyến khích nhân dân tố cáo tiêu cực, tham nhũng không chỉ có văn bản quy định mà ngay cả những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng hô hào. Luật cũng quy định người tố cáo được bảo vệ, nhưng vấn đề là cơ chế để bảo vệ như thế nào thì chưa được cụ thể lắm".

Luật tố cáo 2018, Chỉ thị 27 của Ban Bí thư và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị khuyến khích người dân tố cáo và không loại bỏ người tố cáo dù là ở cương vị xã hội nào vẫn được bảo vệ được dư luận cho là một biểu hiện tích cực và mong muốn việc này sẽ được diễn ra trong thực tế chứ không phải chỉ trong văn bản.

Nguồn : RFA, 31/10/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
dimanche, 27 septembre 2020 21:51

Nghe lời tổng bí thư, giảng viên đi tù

Tháng 7 năm 2020, thất vọng về việc giới thiệu Trần Quốc Vượng giữ chức chủ chốt ở nhiệm kỳ 13, tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đành dùng kế gác lại vấn đề nhân sự chủ chốt, mở cuộc họp lần thứ 18 của ban chỉ đạo 110. Mục đích đốt lò toán loạn đề ép các ủy viên Bộ Chính trị khác phải khuất phục đề xuất của mình về Trần Quốc Vượng.

daovan0

Hình ảnh Trần Quốc Vượng và Bùi Văn Cường tại Đắk Lắk.

Ông Trọng nói ai có khiếu nại, kiến nghị, tố cáo gì thì đưa ra để xem xét kịp thời, kiên quyết không để cán bộ không đủ tiêu chuẩn, suy thoái đạo đức, chính trị, lối sống.

Ông Trọng yêu cầu cơ quan chức năng kiên quyết, kịp thời điều tra những cán bộ có vấn đề nhân sự.

Thế nhưng dù ông là vua, nhưng những bản tấu trình, tố cáo, khiếu nại có đến tay ông hay không, hoặc đến thì ông có xử lý được không ? Nó lại là một câu chuyện khác, câu chuyện là ông còn thực quyền hay không, ông có được đám bậu xậu ở dưới tận trung hay không ? Hay ông chỉ là một kẻ được chúng tâng bốc lên để rồi chúng lợi dụng.

Có rất nhiều đơn tố cáo không được uỷ ban kiểm tra trung ương đảng, ban chỉ đạo 110 tiếp nhân. Dù chúng có được những cơ quan này tiếp nhận cũng chưa chắc được chuyển đến ông Trọng. Hoặc nó đến tay ông nhưng lại không phải đơn tố cáo địch thủ ông muốn hại, mà lại là đơn tố cáo đệ tử trung thành của ông.

Và hưởng ứng lời kêu gọi của tổng bí thứ, Phạm Đình Quý giảng viên ở trường đại học Tôn Đức Thắng đã tố cáo bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường đạo văn làm luận án tiến sĩ năm 2018.

daovan1

Võ sư Phạm Đình Quý (giữa), cũng là giảng viên ở trường đại học Tôn Đức Thắng, cùng hai huấn luyện viên Nguyễn Tú và Lê Hiếu Nghĩa của Saigon Kid Warriors. Nguồn: VTC

Bùi Văn Cường mới đầu là giảng viên của trường đại học Hàng Hải Việt Nam, nhưng chỉ thời gian rất ngắn làm giảng viên, Cường được điều phụ trách chuyên môn về công tác đảng như ủy viên thường vụ, thường trực đảng uỷ, bí thư đoàn trường... rồi đến bí thư thành đoàn, trưởng ban tổ chức trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và đến phó ban dân vận, chủ tịch tổng liên đoàn lao đông... rồi bí thư Đắk Lắk như bây giờ.

Với quá trình liên miên với công tác đoàn, đảng như vậy, Bùi Văn Cường vẫn có thời gian để làm luận án tiến sĩ về đề tài hàng hải ? Không, làm gì có thời gian và trình độ để làm luận án tiến sĩ. Bùi Văn Cường đã đạo văn để lấy bằng tiến sĩ, làm căn cứ tiêu chuẩn để lọt vào trung ương đảng.

Một kẻ gian manh, xảo trá, đạo văn để được tiêu chuẩn cơ cấu lọt vào trung ương, có phải là kẻ mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hay nói là kiên quyết, kịp thời xem xét đơn tố cáo để ngăn chặn những kẻ như thế lọt vào trung ương hay không ?

Chính xác là kẻ đó, chính xác là Bùi Văn Cường, bí thư Đắk Lắk.

davan2

Bí thư Đắk Lắk Bùi Văn Cường bị tố đạo văn làm luận án tiến sĩ năm 2018

Đơn tố cáo Bùi Văn Cường đạo luận văn được trình bày khoa học, chí tiết kèm dẫn chứng cụ thể.

Và người ta giải quyết thế nào với lá đơn này, 3 ngày sau khi lá đơn gửi đi, công an đến bắt người viết đơn đi đâu biệt tăm, gia đình hỏi thì được công an Đắk Lắk nói miệng là tội Vu Khống và bôi nhọ danh dự người khác.

Một lá đơn trình bày bằng những chứng cứ khoa học, tố cáo cán bộ biến chất trôm cắp kiến thức của người khác. Nếu thanh tra, kiểm định những chứng cứ ấy cần phải có thời gian của những người có chuyên môn về khoa học. 

Nhưng chỉ ba ngày người tố cáo đã bị bắt giam, như vậy người ta không hề xem xét đơn ông Phạm Đình Quý có đúng không. Họ bắt luôn người tố cáo gần như ngay tức khắc.

Đấy là bi kịch của những kẻ tố cáo đúng người, đúng tội những không đúng chỗ.

Ông Trọng khuyến khích thế là âm mưu trăm hoa đua nở cùng mượn gió bẻ măng. Ví dụ là ông khuyến khích người ta tố cáo nhau, nếu đơn tố cáo nhằm phe khác thì ông lấy đó làm vũ khí, còn nếu đơn tố cáo người phe ông thì ông sớm biết để diệt trừ.

Bùi Văn Cường là người cất nhắc Trần Quốc Bình (con Trần Quốc Vượng) lên như diều trong thời kỳ Cường làm tổng liên đoàn. Cường như tay chân thân tín tâm phúc của Trần Quốc Vượng. Còn Trần Quốc Vượng là tay chân thủ túc của Nguyễn Phú Trọng thì chẳng còn ai hoài nghi.

Một kẻ gian trá, nịnh bợ, luồn lọt và tham vọng như Bùi Văn Cường đúng là hình mẫu của những đối tượng mà ông Trọng nhắc đến bấy lâu nay là cần phải kiên quyết loại bỏ không để lọt vào trung ương. Ông Trọng khuyến khích cán bộ, nhân dân phải tố cáo những đối tượng như thế.

Và cái gọi là kiên quyết, kịp thời trong vụ Bùi Văn Cường bị tố cáo là bắt nhanh chóng người tố cáo.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 27/09/2020

Additional Info

  • Author Người Buôn Gió
Published in Diễn đàn

Bị phanh phui tài sản, công an Yên Bái lập mưu bắt nhà báo (Người Việt, 25/06/2017)

Ông Nguyễn Tiến Bình, tổng biên tập báo Giáo Dục Việt Nam, vừa khẳng định việc công an tỉnh Yên Bái bắt ông Lê Duy Phong, trưởng Ban Công Tác Bạn Đọc của báo này, là bất thường.

nhabao1

Tư dinh 10.000 mét vuông của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công An tỉnh Yên Bái, tại phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. (Hình : Báo Giáo Dục Việt Nam)

Ngày 23 Tháng Sáu, công an tỉnh Yên Bái chủ động cung cấp thông tin và hình ảnh liên quan đến việc bắt giữ ông Phong một ngày trước đó.

Theo đó, trưa 22 Tháng Sáu, ông Phong bị bắt quả tang đang nhận 250 triệu đồng của một doanh nghiệp, tại một nhà hàng, tọa lạc ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, để im lặng, không đả động gì đến các sai phạm của doanh nghiệp này.

Công an tỉnh Yên Bái khẳng định, ông Phong đã lợi dụng hoạt động báo chí để "cưỡng đoạt tài sản" và vì vậy đã tạm giữ ông Phong để điều tra thêm.

Sau khi tin vừa kể được loan báo rộng rãi, nhiều người tin rằng, ông Phong bị công an gài bẫy.

Ông Phong chính là tác giả hai loạt bài điều tra trên báo Giáo Dục Việt Nam khiến dư luận rúng động.

Loạt bài thứ nhất liên quan tới tư dinh của ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, em ruột bà Phạm Thị Thanh Trà, bí thư tỉnh Yên Bái. Tư dinh này là một quần thể kiến trúc với các biệt thự có nhiều kiểu khác nhau, vườn hoa, hồ nước…

Ngoài những thắc mắc liên quan đến chuyện ông Quý đào đâu ra tiền để tạo lập tư dinh trị giá cả trăm tỷ đồng như thế, ông Phong còn chỉ ra nhiều điểm bất thường khác đáng chú ý hơn là tại sao chính quyền thành phố Yên Bái lại ký tới sáu quyết định, cho phép gia đình ông Quý chuyển đổi các phần đất vốn là rừng, ruộng, vườn… thành thổ cư rồi cấp giấy phép xây dựng một cách dễ dàng, nhanh chóng như vậy ?

Loạt bài thứ hai liên quan đến tư dinh của ông Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công An tỉnh Yên Bái. Xét về quy mô và giá trị tư dinh của ông Chiêu còn lớn hơn tư dinh của ông Quý. Tầm vóc thuộc loại lớn nhất tỉnh Yên Bái, thậm chí vượt cả các công thự vốn đã rất xa hoa, bề thế ở tỉnh này.

nhabao2

Toàn cảnh biệt phủ hơn 13.000 mét vuông của ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, em ruột bà Phạm Thị Thanh Trà, bí thư tỉnh này, thuộc phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. (Hình : Báo điện tử Zing)

Ngay sau khi ông Phong bị bắt, tổng biên tập báo Giáo Dục Việt Nam nói với báo giới rằng, tờ báo này chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ công an tỉnh Yên Bái về việc bắt giữ ông Phong. Sở dĩ ông Bình biết tin ông Phong bị bắt là nhờ đọc các tờ báo khác và được thân nhân của ông Phong báo tin.

Ông Bình nói với báo Người Lao Động rằng, ông đã liên lạc với bí thư tỉnh Yên Bái, đề nghị hỗ trợ tổ chức một buổi làm việc chính thức giữa báo Giáo Dục Việt Nam và công an tỉnh để làm rõ tại sao ông Phong bị bắt.

Ông kể thêm, qua một số người biết chuyện thì ông Phong được một doanh nghiệp mời đến Yên Bái tư vấn và ông Phong không có bất kỳ thỏa thuận nào với doanh nghiệp về tiền bạc. Tại nhà hàng, doanh nghiệp chủ động bày tiền ra bàn và ngay sau đó công an ập vào. Số tiền được bày ra bàn chỉ có 50 triệu chứ không phải 250 triệu đồng như công an tỉnh cung cấp cho báo chí. Ông nhấn mạnh, việc nhận tiền như thế là trái với tính cách của ông Phong.

Ông nhận định, ông Phong đang điều tra nhiều chuyện bất thường liên quan tới một số viên chức lãnh đạo tỉnh Yên Bái, trong đó có cả bí thư và giám đốc công an tỉnh này. Vừa qua, sau khi đăng các loạt bài điều tra về những chuyện bất thường ở Yên Bái, báo Giáo Dục Việt Nam liên tục phải tiếp khách, nhận điện thoại, đề nghị gỡ bỏ các bài đã đăng và dừng các cuộc điều tra. Tuy nhiên tờ báo này không chấp nhận.

Theo ông Bình, ông rất muốn biết tên doanh nghiệp đã đưa tiền cho ông Phong và tại sao lại đưa tiền khi báo Giáo Dục Việt Nam không nhắm vào doanh nghiệp nào tại Yên Bái. Bởi vì giám đốc công an tỉnh từng là đối tượng trong một loạt bài điều tra mà báo Giáo Dục Việt Nam mới đăng, ông Bình đề nghị Bộ Công An rút hồ sơ vụ cáo buộc ông Phong "cưỡng đoạt tài sản" về để điều tra.

Ông nhấn mạnh : "Nếu để công an tỉnh Yên Bái điều tra thì tôi e rằng sẽ không khách quan". (G.Đ)

**********************

Nhà báo bị gài bẫy sau loạt bài biệt phủ của sếp sở Yên Bái ? (VOA, 26/06/2017)

Công an tỉnh Yên Bái va khi t và bt tm giam mt nhà báo ca báo Giáo dc Vit Nam v ti danh "chiếm đot tài sn". Nhiu người tin rng nhà báo đã b gài by sau khi tung ra lot bài v bit ph ca các giám đc s Yên Bái và các vn đ đt đai trong tnh.

nhabao3

Nhà báo Lê Duy Phong (phải) khi b công an bt Yên Bái trưa ngày 22/6/2017

Tin trên báo chí Việt Nam cho hay ngày 26/6, công an thành ph Yên Bái đã ra quyết đnh khi t v án và bt tm giam 4 tháng đi vi nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bn đc Báo đin t Giáo dc Vit Nam.

Ông Phong bị cáo buc đã "lm dng chc v, quyn hn chiếm đot tài sn". Báo chí nhà nước dn thông tin ca công an thành ph Yên Bái nói ông Phong bị bt trưa ngày 22/6 khi "đang nhn tin ca mt doanh nghip ti mt nhà hàng".

Phía công an cho rằng vic làm ca ông Phong là "hành vi li dng hot đng báo chí đ chiếm đot tài sn" ca doanh nghip.

Thông tin ban đầu ca công an nói ông Phong đã "chiếm đot" 250 triu đng ca mt s doanh nghip tnh Yên Bái.

Công an thành phố Yên Bái nói trước v bt gi, h đã nhn tin báo ca mt s doanh nghip v vic mt s người t xưng là nhà báo yêu cu các doanh nghip phi np tin, nếu không s xuất hin các tin, bài nh hưởng đến uy tín và hot đng ca doanh nghip.

Nhà báo Lê Duy Phong bị bt ch ít ngày sau khi báo Giáo dc Vit Nam đăng lot bài ca ông phn ánh nhng tiêu cc đt đai tnh Yên Bái, trong đó có nói đến các tư dinh hoành tráng của hai giám đc S Công an và S Tài nguyên-môi trường tnh.

Trong hai vị giám đc, ông Phm S Quý, đng đu S Tài nguyên-Môi trường, là em trai ca bà Phm Th Thanh Trà, Bí thư Tnh y Yên Bái.

Loạt bài ca ông Phong đã gây rúng đng dư lun, mn cho nhiều báo khác cũng đăng các bài v cùng đ tài, to sc ép dn đến mt cuc thanh tra v đt đai, tài sn ca các quan chc tnh.

Liên kết nhng din biến này li vi nhau, nhiu người k c nhà báo và lut sư, viết trên mng xã hi rng h tin có nhiu kh năng ông Phong b gài by.

Vợ ông Phong, bà Nguyn Quỳnh Nga, khẳng đnh vi VOA chng bà không phm ti :

"Tôi tin chồng tôi vô ti vì tôi tin vào thói quen và tính cách lâu nay ca chng tôi, và s cn thn, cn trng trong lúc làm vic ca chng tôi. Cho nên tôi tin chng tôi vô ti".

nhabao4

Trang 4 bản tường trình ca n nhân chng v v bt ông Lê Duy Phong

Ngoài lòng tin của người v rt hiu chng sau 12 năm chung sng, bà Nga đưa ra bng chng trên trang Facebook cá nhân là li tường trình bng văn bn ca mt n nhân chng có mt trong sut quá trình ông Phong đi đến và b bt Yên Bái.

Theo lời bà Nga, nữ nhân chng đ ngh chưa nêu tên là mt sinh viên thc tp. Cô viết bn tường trình mt cách hoàn toàn t nguyn đ bà Nga biết nhng gì đã xy ra vi chng mình.

Bản tường trình dài 5 trang nói ông Phong đi ăn trưa vi hai người đàn ông khác hôm 22/6, trong đó một ông tên là Hoàng Trung Thc, 57 tui, tng làm công an tnh Yên Bái, nay là mt doanh nhân.

Đến cui ba ăn, theo li k ca n nhân chng, khi ông Phong "gn say rượu", ông Thc đã đến ngi bên cnh và c "dúi tin" vào túi qun ông Phong dù ông bảo "không nhn".

Bản tường trình không nói ông Thc dúi tin vì lý do gì, nhưng nhân chng khng đnh cô "không h nghe hai anh bàn chuyn công vic mà ch nghe h đùa vui, nói chuyn tếu táo vi nhau".

Nhân chứng nói sau khi c vài ln, ông Thc đã dúi được tin vào túi ông Phong và ít phút sau công an "p vào bt".

Sau hơn 2 tiếng, công an đưa ra mt biên bn v v bt gi trong đó có chi tiết doanh nhân tên Thc cáo buc rng trong ba ăn, ông Phong "đe da nếu không đưa tin s tiếp tc viết bài". Nữ nhân chng khng đnh "điu này là không đúng s tht" vì cô "không h nghe thy anh Phong đe da phi đưa tin".

thi đim này, nhân chng đ ngh được bo v thông tin nhân thân song cô sn sàng tham gia đi cht ti tòa.

Trong một bui tho lun v v bt gi này được truyn trc tiếp hôm 26/6 trên trang Facebook có tên GTV ca din đàn Góc nhìn Báo chí-Công dân, lut sư Bùi Quang Thu, Đoàn Lut sư Hà Ni, nói li k ca nhân chng cho thy ông Phong vô ti :

"Trước mt chúng ta c gi đnh là s tht v án c căn cứ đúng bản tường trình ca nhân chng đây thì rõ ràng nhà báo Duy Phong đã không phm ti và đang có du hiu b nghi ng và đang b tm gi mt cách oan sai".

Luật sư Thu lưu ý nếu như trước cuc gp hôm 22/6, ông Phong đã tng nhn tin hay nói chuyn để đe dọa, ép buc ông Thc ri nhn tin, điu đó to ra đ lý do đ buc ti ông. Nhưng bà Nga khng đnh trong bui tho lun là bà chưa bao gi thy chng nhc đến người nào tên là Thc, càng không có vic liên lc, gi đin, nhn tin qua li vi người tên Thực.

Không phủ nhn thc trng có mt s ít nhà báo da dm doanh nghip đ vòi tin, nhà báo kỳ cu Võ Văn To Khánh Hòa nói vi VOA ông thiên v hướng ông Phong b "tr đũa" :

"Tôi nhận đnh có cái gì đó bt bình thường trong chuyn này. Cho nên tôi nghiêng về kh năng đây là s gài by là nhiu hơn. Tôi li ít nghĩ đến kh năng là phóng viên Phong này có vn đ tiêu cc, đi tng tin, vòi vĩnh doanh nghip".

Sau khi ông Phong bị bt, trao đi vi báo chí trong nước hôm 26/6, ông Nguyn Tiến Bình, Tổng Biên tập báo Giáo dc Vit Nam, nói ông s "chính thc đ ngh" Ban Tuyên giáo Trung ương, B Thông tin–Truyn thông và Hi Nhà báo Vit Nam gi văn bn đ ngh cơ quan điu tra B Công an tiếp nhn v này "đ đm bo tính khách quan".

Nhiều lut sư đng ý vi quan đim này. H viết trên mng xã hi rng vic công an Yên Bái bt và khi t mt nhà báo tng phanh phui các tiêu cc trong tnh có th là s xung đt li ích.

Vị Tng Biên tp báo Giáo dc Vit Nam cho hay báo đã thuê các lut sư đ bào cha cho ông Phong. Ngoài ra, có nhiu lut sư cũng tình nguyn tham gia bo v ông.

Với kinh nghim hai nhim kỳ là thành viên Hi thm Nhân dân, ông Võ Văn Tạo nhn đnh :

"Cần phi có nhng lut sư gii, tâm huyết vào cãi cho v này, bo v quyn li cho anh phóng viên này. Bi vì người ta vn nói ‘cái dù nó che cái cán’. B Công an vi công an tnh cũng là cp trên cp dưới thôi. Tôi biết qua nhng năm tôi làm bên tòa án, trong hội thm nhân dân, thì chuyn quen biết, gi gm nhau bao che ln nhau là có. Nó khá ph biến đy".

Một s nhà báo không lc quan v kh năng ông Lê Duy Phong s thoát ti. Dn ra mt s v bt b nhà báo hay công an đánh nhà báo trong những năm gn đây, h viết trên mng xã hi rng li xy ra "cuc chiến" trong đó các nhà báo cm chc phn thua.

****************

Phóng viên báo GDVN bị khởi tố hình sự (BBC, 26/06/2017)

Tin cho hay nhà báo Lê Duy Phong của báo điện tử Giáo Dục Việt Nam bị khởi tố hình sự về tội 'lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản'.

nhabao5

Ông Lê Duy Phong hiện đang giữ chức Trưởng ban Bạn đọc của báo Giáo Dục Việt Nam

Ông Lê Duy Phong hiện đang giữ chức Trưởng ban Bạn đọc của báo Giáo Dục Việt Nam.

Ông bị truy tố theo Điều 280 Bộ luật Hình sự và bị tạm giam bốn tháng.

Hôm 22/6, tại nhà hàng Oanh Hiện, Thành phố Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Yên Bái "bắt quả tang ông Lê Duy Phong đang có hành vi nhận tiền của một doanh nghiệp trên địa bàn", theo truyền thông Việt Nam.

"Theo Công an tỉnh Yên Bái, ngoài vụ lấy 50 triệu đồng của một doanh nghiệp, ông Lê Duy Phong còn lấy tiền của nhiều cá nhân khác", báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh hôm 26/6 tường thuật.

"Theo lời khai ban đầu, ông Phong cũng nhận hàng trăm triệu đồng của một số cá nhân, doanh nghiệp khác trên địa bàn".

"Về một số thông tin cho rằng Công an thành phố Yên Bái "gài bẫy" để bắt Lê Duy Phong, đại diện Công an tỉnh Yên Bái cho hay việc bắt quả tang là có cơ sở, Cơ quan điều tra làm việc theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Những thông tin trên mạng đều chưa có sự kiểm chứng", báo này tường thuật.

'Có căn cứ'

Hôm 26/6, BBC gọi điện cho ông Nguyễn Tiến Bình, Tổng biên tập báo điện tử Giáo Dục Việt Nam nhưng ông nói "Tôi đang bận" rồi cúp máy.

Trước đó, ông Bình được báo Người Lao Động dẫn lời : "Ông Lê Duy Phong là người trực tiếp điều tra, viết bài rất nhiều vụ việc về Bí thư và lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Những việc này đều có căn cứ và báo sẽ không gỡ bài".

Cùng ngày, một cựu phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đề nghị ẩn danh nói với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh : "Tôi tin rằng trong vụ của nhà báo Lê Duy Phong còn nhiều vấn đề liên quan khác chứ không đơn thuần là vụ việc đang được Công an tỉnh Yên Bái trả lời chung chung là "đang điều tra" như trên báo chí".

"Theo tôi, ông Phong nên giữ quyền im lặng trong khi chờ luật sư".

"Lẽ ra phải đưa vụ án về Bộ Công an vì để Công an Yên Bái xét hỏi Duy Phong sau khi ông viết bài về dinh thự của giám đốc Công an tỉnh là không ổn".

"Theo kinh nghiệm tác nghiệp của tôi, phóng viên khi đi viết bài chống tiêu cực ở các địa phương thì có chứng cứ trong tay mới đi hỏi chính quyền".

"Khi hỏi xong thì phóng viên phải rời khỏi tỉnh đó ngay để tránh những hệ lụy".

Ông Phan Hữu Minh, Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam được báo Người Lao Động hôm 26/6 dẫn lời : "Hội Nhà báo đang tiếp nhận thông tin, yêu cầu báo cáo. Trên cơ sở đó Hội Nhà báo Việt Nam sẽ có những động thái phù hợp".

Nhà báo Huy Đức viết trên mạng xã hội : "Tôi ít đọc báo Giáo Dục Việt Nam và không biết ông Duy Phong là ai nhưng khi ông ấy bị bắt tôi có đề nghị "Duy Phong vẫn nên được các đồng nghiệp suy đoán vô tội".

"Nếu chúng ta nghĩ cứ ông Duy Phong bị bắt là có tội thì rất định kiến".

"Hãy tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, đặc biệt với nhân chứng trực tiếp này, để thấy ông bị bẫy, bị "bạn học cũ phản" hay ông tống tiền người khác".

*********************

Công an Lai Châu phủ nhận tin trên Facebook (RFA, 26/06/2017)

Tin tức về 7 công an tỉnh Lai Châu bị bắn chết trong lúc làm nhiệm vụ được đăng tải trên mạng xã hội Facebook là bịa đặt, sai sự thật.

nhabao6

Hình chụp trang web Công an Tỉnh Lai Châu. Screen capture

Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, Thiếu tướng Lê Văn Bảy khẳng định với báo giới trong nước như vừa nêu vào hôm thứ Hai, ngày 26/6/2017.

Thiếu tướng Lê Văn Bảy còn lên tiếng bác bỏ những đăng tải trên Facebook rằng "Lai Châu có biến lớn" và vụ việc 7 công an bị bắn chết vào dịp có kế hoạch giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ tư dự kiến diễn ra ở Lai Châu - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc từ ngày 20 đến 22 tháng 6 nhưng sau đó bị hủy.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam không loan tin gì về việc tướng Phạm Trường Long, phó Quân ủy Trung ương, Trung Quốc rút ngắn chuyến thăm Việt Nam và đồng chủ trì giao lưu quốc phòng biên giới Việt- Trung lần thứ tư.

Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu vào ngày 16 tháng 6 nói Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt-Trung bị tạm hoãn vì Trưởng phái đoàn Trung Quốc có việc đột xuất nên không thể tham gia với tư cách đồng chủ trì.

Tân Hoa Xã vào tuần qua loan tin cho biết ông Phạm Trường Long khi gặp các lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 6 nói rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại.

Sau đó cơ quan truyền thông này cũng nói chuyến thăm của ông Phạm Trường Long sang Hà Nội bị rút ngắn do lịch làm việc.

Published in Việt Nam

Ai chịu trách nhiệm các dự án thua lỗ nghìn tỷ ? (RFA, 06/02/2017)

Bộ Công Thương hôm nay cho biết Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng vừa có yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty của 12 dự án bị cho thua lỗ lớn phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân hoặc tổ chức và báo cáo kết quả cho Bộ Công Thương trong tháng 2 năm nay.

bacty1

Công nhân xây dựng tại khu vực nhà máy đóng tàu Dung Quất ngày 23 tháng 2 năm 2009. AFP photo

Ông Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng yêu cầu các cơ quan Chính phủ có trách nhiệm liên quan phải lập báo cáo tổng thể về hiện trạng, phương án xử lý cùng các đề xuất cho 12 dự án này và gửi về cho Bộ Công Thương trước ngày 10 tháng 2.

12 dự án ngàn tỷ được liệt kê thua lỗ, kém hiệu quả bao gồm : nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ, nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, đạm DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất và dự án liên doanh giữa mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.

RFA tiếng Việt

********************

Hàng chục vụ tố cáo tham nhũng dịp tết (RFA, 06/02/2017)

bacty2

Quà tặng cho dịp Tết bày bán ở Hà Nội hôm 23/1/2017. AFP photo

Có 56 vụ tố cáo tham nhũng trong dịp 10 ngày Tết nguyên Đán Đinh Dậu, trong đó phản ảnh về việc tặng-nhận quà Tết sai quy định chiếm đến 23 vụ.

Cục trưởng Cục chống tham nhũng, ông Phạm Trọng Đạt vào tuần qua cho biết thông tin vừa nêu. Ông Đạt cho biết thêm các nguồn tin tố cáo tham nhũng nhận được bằng tin nhắn hoặc gọi qua điện thoại và bằng thư chuyển phát nhanh.

Ông Cục trưởng xác nhận Cục chống tham nhũng tiến hành xử lý 4 vụ tố cáo tham nhũng trong dịp Tết vừa qua, còn 23 vụ tố cáo tặng-nhận quà Tết có dấu hiệu sai quy định đã được chuyển cho các cơ quan có liên quan xử lý.

Đại diện của Cục chống tham nhũng, thuộc Thanh tra Chính phủ cũng cho biết so với dịp Tết năm Bính Thân, số vụ tố cáo tặng-nhận quà Tết giảm nhưng nội dung thông báo rõ ràng và chi tiết hơn.

RFA tiếng Việt

Published in Việt Nam