Hải Yến, Thoibao.de, 18/09/2020
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương hôm 14/9 cho biết rằng Việt Nam đã "ngăn ngừa các âm mưu "bạo loạn, khủng bố, phá hoại" và quyết "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước", theo trang tin chính thức của Quốc hội Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương phát biểu hôm 14/9/2020 : Việt Nam đã "ngăn ngừa các âm mưu "bạo loạn, khủng bố, phá hoại" và quyết "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước
Báo cáo về kết quả công tác phòng phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh quốc gia tại trụ sở Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, ông Vương nói rằng các "thế lực thù địch trong và ngoài nước" vẫn tiếp tục gia tăng các "hoạt động chống phá" trên nhiều lĩnh vực.
"An ninh nội địa còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây bất ổn ; an ninh kinh tế diễn biến phức tạp", Thượng tướng Vương nói. "Tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19. Tình hình khiếu kiện vẫn còn rất phức tạp".
Tuy nhiên, theo vị thượng tướng này, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện các giải pháp đấu tranh "làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động".
Từ đó, Bộ Công an đã "ngăn ngừa âm mưu bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước", Thứ trưởng Vương nói, và nhấn mạnh rằng quyết "không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
"Kịp thời khởi tố điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, góp phòng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước", ông Vương được trang tin Quốc hội trích lời nói tại cuộc họp.
Một trong những vụ án gần đây nhất liên quan đến "đảm bảo an ninh quốc gia" ở Việt Nam là việc bắt giữ và khởi tố Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, người từng là giám đốc Công an TP Hà Nội, với cáo buộc "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".
Bộ Công an trước đó khởi tố vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" của công ty Nhật Cường liên quan đến hai cán bộ thân cận của ông Chung.
Bộ Công an trong những tháng gần đây tăng cường các hoạt động "bảo đảm an ninh quốc gia" đặc biệt khi Việt Nam sắp tổ chức Đại hội Đảng vào đầu năm sau.
Người đứng đầu Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, hồi đầu tháng 7 chỉ đạo các cơ quan liên quan "giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, không để các đối tượng thù địch lợi dụng chống phá" dịp Đại hội Đảng, theo VietNamNet.
15 người dân Đồng Tâm nhận án treo trở về nhà sau phiên tòa đã đến thắp hương, đốt lửa và khóc thương bên mộ cụ Lê Đình Kình vào đêm ngày 14/9. Dư luận cho rằng Đảng cộng sản đang tái lập hình phạt tru di tam tộc vì sau khi giết ông Lê Đình Kình thì còn muốn giết cả con cháu ông cho tuyệt tự
Trước đó vào tháng 6, truyền thông trong nước dẫn lời Trung tướng Lương Tam Quang, một thứ trưởng khác của Bộ Công an, cũng lên tiếng cảnh báo rằng các "âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động" ở Việt Nam "ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn".
Trung tướng Quang dự báo rằng "các thế lực thù địch không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá chúng ta, muốn lật đổ, bôi nhọ chế độ ta. Đây là những âm mưu mà chưa bao giờ chúng phát động mạnh mẽ như hiện nay".
Mới đây, trong bài viết chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn nhấn mạnh rằng : "hết sức cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ..nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng". Và... "nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch ; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
Cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền" đã được Việt Nam áp dụng trong những vụ án xét xử người Việt Nam quốc tịch nước ngoài trong những năm gần đây. Gần đây nhất vào tháng 6 năm ngoái, Công dân Mỹ gốc Việt Michael Phuong Minh Nguyen, đã bị kết án 12 năm tù với cáo buộc này.
Theo nhận định của các tổ chức nhân quyền quốc tế, dù Việt Nam đã đạt được nhiều cải cách về kinh tế và cởi mở hơn về những thay đổi trong xã hội, nhưng Đảng cộng sản cầm quyền vẫn thực thi sự kiểm soát nghiêm ngặt về truyền thông và không dung thứ cho những chỉ trích nhắm vào chính quyền.
Trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/9 về việc cho ý kiến về dự thảo các văn kiện và phương án công tác nhân sự trình Đại hội XI Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần báo cáo sâu sắc hơn nữa về công tác xây dựng Đảng, chứ không chỉ nặng về kinh tế.
Theo người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, nếu Đảng không tốt, cán bộ không gương mẫu, thì không thể báo cáo kinh tế được, mà kinh tế không lên được thì làm sao dân yên, ngoài ra, kinh tế lại gắn với văn hóa, xã hội.
Với kinh nghiệm cầm bút từng làm việc cho Tạp chí Cộng sản, Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình cho hay :
"Ý ông nhấn mạnh vào vấn đề đạo đức, nhân cách cán bộ đảng viên và lấy cái đấy làm gốc, không chỉ gốc ở nhiều mặt mà còn gốc ở mặt phát triển làm ăn kinh tế. Khi ông ấy đặt vấn đề công tác tổ chức xây dựng đảng, con người đảng viên, nhấn mạnh vào đó. Những cái nhấn mạnh này luôn đúng nhưng trong thực tế luôn ngược lại, tức là không có những con người tốt để xây dựng được cái như ông ấy nói bởi vì con người là các đảng viên cốt cán đều phải tham nhũng, đều phải cơ hội mới có điều kiện tranh chức tranh quyền, mua quan bán tước. Nên việc ông nói đúng về nguyên tắc, nhưng trên thực tế chính từ cái gốc đó mà xã hội như thế này, đủ các thứ tiêu cực, tham nhũng thành quốc nạn, yếu kém kinh tế xã hội, các thứ xảy ra từ gốc con người ấy thôi".
Cùng quan điểm nêu trên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đưa ra thêm những dẫn chứng cho việc ông Nguyễn Phú Trọng "nói hay nhưng chỉ nói một đường làm một nẻo" :
"Chắc chắn không đúng với tình hình thực tế hiện nay vì cơ chế chính của ông ấy mà ông ấy đang hô hào không chỉ thành phố Hồ Chí Minh mà cả nước này noi theo là ông vẫn khăng khăng theo Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Marx-Lenin thì cả thế giới vất vào sọt rác, Hồ Chí Minh thì ông bảo ông chả có tư tưởng gì cả.
Nên tất cả những cái đó tuy ông ấy nói người lãnh đạo với thành tích, với các việc khác là không sai về mặt quản trị nhưng cơ chế thực của đảng cộng sản Việt Nam thì ông chỉ nói chơi như thế được thôi.
Bởi vì chính các thứ ấy đã sinh ra bọn hư hại, hỏng việc, tham nhũng thì cuối cùng những lời nói có vẻ rất khoa học, rất sáo thực sự chỉ là những trò bịp mà thôi".
Tuy nhiên, cũng tại buổi làm việc ngày 3/9, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết quan điểm của ông về cơ chế của chính phủ Hà Nội không giống với những nhà quan sát xã hội đưa ra.
Cụ thể, lời ông Nguyễn Phú Trọng được báo VietnamNet trích nguyên văn như sau : "Vừa qua rất đau xót là phải thi hành kỷ luật một số cán bộ, cần nghiêm khắc kiểm điểm vì sao lại xảy ra như vậy. Có những ý kiến sai lệch, cho rằng do cơ chế, vậy tại sao vẫn cơ chế đó mà chỗ khác người ta làm tốt ?"
Theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, phát biểu này của ông Tổng bí thư chứng tỏ ông chưa hiểu vấn đề. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải :
"Ông ấy chưa hiểu tại sao người ta lại nói cơ chế dẫn tới tha hóa con người như thế. Ông không hiểu, hoặc không muốn nói đến hoặc trốn tránh. Trước kia người ta nói đến cơ chế là người ta nói đúng, chính xác. Tại sao cơ chế dẫn đến tha hóa ? Vì dân tộc chúng ta không có sự phản biện, không có đa nguyên để tranh giành, để cạnh tranh nhau lành mạnh, làm sao không dẫn đến độc quyền tuyệt đối thì đó là nguyên lý.
Ông nói không phải do cơ chế thì do ông không hiểu hoặc cố tình nói vậy chứ ai cũng nói do cơ chế".
Dân Hà Nội chen lấn trước cửa nhà ông Nguyễn Đức Chung khi Bộ Công an đến khám nhà và thông báo quyết định bắt giam tối 28/8
Vẫn theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nếu muốn thực sự thay đổi đất nước thì chính phủ Hà Nội cần phải thay đổi những điều sau :
"Đặt vấn đề toàn diện của đất nước và đặt vấn đề của đảng để chống sự tha hóa thì đều phải thay đổi cơ chế. Trong đảng và đối với xã hội đều phải có dân chủ, phải có các đảng phái chính trị mới giải quyết được tận gốc vấn đề như thế.
Còn tất cả những cách nói khác, tất cả những lý do khác đều là ngụy biện, phải là từ cơ chế, từ gốc đó, gốc đó không có thì không làm được gì".
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng cho rằng chỉ có dân chủ mới giúp cải thiện tư duy cán bộ :
"Phải dân chủ độc đảng của ông ấy, tức phải có cạnh tranh, phải có cọ sát, chỉ có tranh cạnh tranh thì người tài mới nổi lên. Tôi không nói trong đảng cộng sản Việt Nam bây giờ không có người tài. Những người tài ấy phải tự thân vận động bằng các hoạt động của mình, phải cạnh tranh với những người khác lúc đó mới xuất hiện người tài. Còn chuyện ông ấy nói tôi bảo là không sai thì ông lại tiếp tục lên gân về chuyện chống đối thế lực thù địch, này kia… tức trong câu nói của ông là đầy rẫy mâu thuẫn".
Ngoài ra, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định để hoàn thành tốt việc tìm kiếm người tài cho đất nước, lãnh đạo chính phủ còn cần phải có tự do bầu cử :
"Chừng nào bản thân đảng của ông không thực sự dân chủ, tức bầu cử thực sự và phải mạnh mẽ. Còn tất cả chuyện ông ta đã nói là bản thân Bộ Chính trị của ông ấy đã duyệt nhân sự của đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản là được thì còn đại hội làm gì ?
Giả vờ bầu cho có vẻ dân chủ thế thôi, thực sự đó là những màn bịp bợm từ lâu rồi và họ tiếp tục làm như thế thì hỏi làm sao có cán bộ tốt ở thành phố Hồ Chí Minh ?"
Về chuyện ông Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc mua quốc tịch Síp, ông Trưởng ban tuyên giáo Thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê phát biểu rằng"không nên đặt vấn đề đại biểu có 2,5 triệu USD từ đâu ra" - khiến công luận bùng nổ sự giận dữ đối với ông Khuê còn hơn chuyện ông Quốc, họ mỉa mai rằng lươn bênh chạch hay trộm cướp bênh nhau là chuyện thường
Mới đây nhất, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội vào ngày 3/9 đã bị Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân khoá 15 nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung đã bị Bộ Công an khởi tố và bắt giam vào ngày 28/8 với cáo buộc tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, sự việc Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch vi phạm luật Việt Nam về tư cách đại biểu cũng gây xôn xao dư luận. Nhiều người bày tỏ nghi ngờ về nguồn gốc số tiền 2,5 triệu đô la Mỹ mà ông Quốc bỏ ra để mua quốc tịch Síp.
Đến ngày 1/9 vừa qua, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê thay vì chất vấn về nguồn gốc số tiền vừa nêu lại yêu cầu báo chí không nên đào sâu và cần phải tôn trọng lời ông Quốc là được gia đình bảo lãnh.
Phát biểu của ông Phan Nguyễn Như Khuê cũng khiến nhiều người không khỏi bất bình và cho rằng ông đang bao che cho ông Phạm Phú Quốc. Với phát ngôn như vậy, ông Khuê được nhận định ngoài sai luật, ông còn đang làm sai chức năng quản lý cán bộ trong cương vị Thường vụ Thành ủy của mình.
Hải Yến
Nguồn : Thoibao.de, 18/09/6020
*********************
Việt Nam quyết ‘không để hình thành tổ chức chính trị đối lập’
VOA, 14/09/2020
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương hôm 14/9 cho biết rằng Việt Nam đã "ngăn ngừa các âm mưu "bạo loạn, khủng bố, phá hoại" và quyết "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước", theo trang tin chính thức của Quốc hội Việt Nam.
Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương phát biểu tại phiên họp của Quốc hội hôm 14/9/2020 ở Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình Cổng thông tin điện tử hội Việt Nam)
Báo cáo về kết quả công tác phòng phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh quốc gia tại trụ sở Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, ông Vương nói rằng các "thế lực thù địch trong và ngoài nước" vẫn tiếp tục gia tăng các "hoạt động chống phá" trên nhiều lĩnh vực.
"An ninh nội địa còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây bất ổn ; an ninh kinh tế diễn biến phức tạp", Thượng tướng Vương nói. "Tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19. Tình hình khiếu kiện vẫn còn rất phức tạp".
Tuy nhiên, theo vị thượng tướng này, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện các giải pháp đấu tranh "làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động".
Từ đó, Bộ Công an đã "ngăn ngừa âm mưu bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước", Thứ trưởng Vương nói, và nhấn mạnh rằng quyết "không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
"Kịp thời khởi tố điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, góp phòng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước", ông Vương được trang tin Quốc hội trích lời nói tại cuộc họp.
Một trong những vụ án gần đây nhất liên quan đến "đảm bảo an ninh quốc gia" ở Việt Nam là việc bắt giữ và khởi tố Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, người từng là giám đốc Công an Thành phố Hà Nội, với cáo buộc "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".
Bộ Công an trước đó khởi tố vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" của công ty Nhật Cường liên quan đến hai cán bộ thân cận của ông Chung.
Bộ Công an trong những tháng gần đây tăng cường các hoạt động "bảo đảm an ninh quốc gia" đặc biệt khi Việt Nam sắp tổ chức Đại hội Đảng vào đầu năm sau.
Người đứng đầu Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, hồi đầu tháng 7 chỉ đạo các cơ quan liên quan "giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, không để các đối tượng thù địch lợi dụng chống phá" dịp Đại hội Đảng, theo VietNamNet.
Trước đó vào tháng 6, truyền thông trong nước dẫn lời Trung tướng Lương Tam Quang, một thứ trưởng khác của Bộ Công an, cũng lên tiếng cảnh báo rằng các "âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động" ở Việt Nam "ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn".
Trung tướng Quang dự báo rằng "các thế lực thù địch không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá chúng ta, muốn lật đổ, bôi nhọ chế độ ta. Đây là những âm mưu mà chưa bao giờ chúng phát động mạnh mẽ như hiện nay".
Cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền" đã được Việt Nam áp dụng trong những vụ án xét xử người Việt Nam quốc tịch nước ngoài trong những năm gần đây. Gần đây nhất vào tháng 6 năm ngoái, một công dân Mỹ gốc Việt Michael Phuong Minh Nguyen, đã bị kết án 12 năm tù với cáo buộc này.
Theo nhận định của các tổ chức nhân quyền quốc tế, dù Việt Nam đã đạt được nhiều cải cách về kinh tế và cởi mở hơn về những thay đổi trong xã hội, nhưng Đảng cộng sản cầm quyền vẫn thực thi sự kiểm soát nghiêm ngặt về truyền thông và không dung thứ cho những chỉ trích nhắm vào chính quyền.
Nguồn : VOA, 14/09/2020
*******************
VietnamNet, 21/12/2014
Năm 2015, lực lượng Công an sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước ; bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng và các ngày lễ lớn...
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang – Ảnh minh họa / VGP
Sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về kết quả công tác năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ 2015.
Thủ tướng yêu cầu ngành Công an không để bị động, bất ngờ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động ; kiềm chế gia tăng tội phạm, không để xảy ra đột biến, phức tạp về trật tự xã hội ; kiên quyết không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của đất nước.
Theo báo cáo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an : Mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, tác động trực tiếp đến an ninh trật tự của Việt Nam nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lực lượng Công an nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, phát huy vai trò nòng cốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong năm 2014, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước.
Bước sang năm 2015, lực lượng Công an toàn quốc sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm ; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước ; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống ; bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng và các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những chiến công, thành tích to lớn mà lực lượng Công an nhân dân đã đạt được trong năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ : Năm 2015 sẽ diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, nhất là Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đây là thời điểm các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sẽ gia tăng hoạt động chống phá. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lực lượng Công an nhân dân tiếp tục quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ; bám sát và phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nước ; chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát, đúng tình hình để tham mưu với Đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ : Lực lượng Công an cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động ; không để bị động, bất ngờ ; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh ; kiềm chế gia tăng tội phạm, không để xảy ra đột biến, phức tạp về trật tự xã hội ; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án đã khởi tố ; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bắt, giam giữ, xử lý tội phạm ; đồng thời kiên quyết không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của đất nước, nhất là Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an khẳng định lực lượng Công an nhân dân sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và dựa vào nhân dân, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Theo VOV, VGP
Nguồn : VietnamNet, 21/12/2014
Hải Yến, Thoibao.de, 18/09/2020 |
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương hôm 14/9 cho biết rằng Việt Nam đã "ngăn ngừa các âm mưu "bạo loạn, khủng bố, phá hoại" và quyết "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước", theo trang tin chính thức của Quốc hội Việt Nam.
111111111111111111111111
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương phát biểu hôm 14/9/2020 : Việt Nam đã "ngăn ngừa các âm mưu "bạo loạn, khủng bố, phá hoại" và quyết "không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước
Báo cáo về kết quả công tác phòng phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh quốc gia tại trụ sở Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội, ông Vương nói rằng các "thế lực thù địch trong và ngoài nước" vẫn tiếp tục gia tăng các "hoạt động chống phá" trên nhiều lĩnh vực.
"An ninh nội địa còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây bất ổn ; an ninh kinh tế diễn biến phức tạp", Thượng tướng Vương nói. "Tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19. Tình hình khiếu kiện vẫn còn rất phức tạp".
Tuy nhiên, theo vị thượng tướng này, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện các giải pháp đấu tranh "làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động".
Từ đó, Bộ Công an đã "ngăn ngừa âm mưu bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước", Thứ trưởng Vương nói, và nhấn mạnh rằng quyết "không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
"Kịp thời khởi tố điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, góp phòng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước", ông Vương được trang tin Quốc hội trích lời nói tại cuộc họp.
Một trong những vụ án gần đây nhất liên quan đến "đảm bảo an ninh quốc gia" ở Việt Nam là việc bắt giữ và khởi tố Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, người từng là giám đốc Công an TP Hà Nội, với cáo buộc "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".
Bộ Công an trước đó khởi tố vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" của công ty Nhật Cường liên quan đến hai cán bộ thân cận của ông Chung.
Bộ Công an trong những tháng gần đây tăng cường các hoạt động "bảo đảm an ninh quốc gia" đặc biệt khi Việt Nam sắp tổ chức Đại hội Đảng vào đầu năm sau.
Người đứng đầu Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm, hồi đầu tháng 7 chỉ đạo các cơ quan liên quan "giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người, không để các đối tượng thù địch lợi dụng chống phá" dịp Đại hội Đảng, theo VietNamNet.
222222222222222222222
15 người dân Đồng Tâm nhận án treo trở về nhà sau phiên tòa đã đến thắp hương, đốt lửa và khóc thương bên mộ cụ Lê Đình Kình vào đêm ngày 14/9. Dư luận cho rằng Đảng cộng sản đang tái lập hình phạt tru di tam tộc vì sau khi giết ông Lê Đình Kình thì còn muốn giết cả con cháu ông cho tuyệt tự
Trước đó vào tháng 6, truyền thông trong nước dẫn lời Trung tướng Lương Tam Quang, một thứ trưởng khác của Bộ Công an, cũng lên tiếng cảnh báo rằng các "âm mưu hoạt động chống phá, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động" ở Việt Nam "ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn".
Trung tướng Quang dự báo rằng "các thế lực thù địch không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá chúng ta, muốn lật đổ, bôi nhọ chế độ ta. Đây là những âm mưu mà chưa bao giờ chúng phát động mạnh mẽ như hiện nay".
Mới đây, trong bài viết chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn nhấn mạnh rằng : "hết sức cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ..nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng". Và... "nêu cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch ; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống".
Cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền" đã được Việt Nam áp dụng trong những vụ án xét xử người Việt Nam
Chắc có lẽ không mấy ai còn phản đối ý kiến "đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức với nhau chứ không phải giữa các cá nhân". Tất nhiên là như thế vì tranh đấu cá nhân chỉ là hoạt động chính trị nhân sĩ. Nếu ai chưa rõ thế nào là đấu tranh kiểu nhân sĩ thì có thể xem lại bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Gia Kiểng với nhà văn Phạm Thị Hoài "Về văn hóa chính trị nhân sĩ" (1).
Chính trị là làm việc chung, để cùng cống hiến cho một lý tưởng đẹp và quảng đại chứ không phải tìm kiếm vinh quang cho cá nhân. Ảnh minh họa nghề làm muối (tiin.vn)
Một trong những điều kiện cần của thể chế dân chủ là phải có "đa đảng". Đa đảng cũng chưa hẳn có dân chủ như trường hợp Nga, Iran, Venezuela… Nhưng nếu chỉ có một đảng thì không thể có dân chủ. Đa đảng để làm gì ? Tất nhiên là để cạnh tranh với nhau. Mỗi tổ chức sẽ đưa ra một Dự án chính trị (hay còn gọi là Cương lĩnh chính trị) về quản trị quốc gia. Dự án nào khả thi, hợp lý và được nhiều người dân ủng hộ nhất thì đảng đó sẽ được dân bầu để trở thành đảng cầm quyền.
Theo định nghĩa của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, thì "một chính đảng đúng nghĩa được quan niệm như là một dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị và để thực hiện một dự án chính trị".
Nếu làm chính trị chỉ để tranh giành quyền lực và sau đó xem đất nước như là một chiến lợi phẩm để chia chác và ban phát cho nhau như đảng cộng sản đang làm thì đó không phải là làm chính trị mà là… làm cướp. Cướp chính quyền cũng là cướp.
Như vậy "một đảng (hay một tổ chức) chính trị là tập hợp của những người cùng chia sẻ một lý tưởng chính trị với mong muốn tham gia vào chính trường, được nắm quyền để thay đổi xã hội theo những giá trị mà tổ chức đó đề nghị và theo đuổi" (2).
Chính trị là làm việc chung, để cùng cống hiến cho một lý tưởng đẹp và quảng đại chứ không phải tìm kiếm vinh quang cho cá nhân. Chính vì không phải tìm kiếm thành công cho cá nhân nên một tổ chức chính trị phải có Dự án chính trị để giới thiệu với người dân. Căn cứ những đề nghị trong Dự án chính trị đó mà người dân có thể biết được và đánh giá tổ chức đó muốn gì, đề nghị cụ thể gì cho đất nước. Cũng căn cứ vào Dự án chính trị đó để người dân theo dõi xem tổ chức có làm theo đúng những gì đã đề nghị hay không.
Xin nhắc lại ba đặc tính căn bản của một xã hội dân chủ đó là :
- Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tín ngưỡng.
- Tự do kết hợp, tức là tự do lập hội và tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự hoặc các đảng phái chính trị.
- Tự do bầu cử và ứng cử vào các cơ quan công quyền.
Như vậy dân chủ bắt buộc phải có đa đảng và bầu cử tự do để người dân lựa chọn và trao quyền lãnh đạo đất nước cho một tổ chức chính trị mà họ cảm thấy có khả năng nhất. Nếu không có các chính đảng lớn và có tầm vóc, kể cả khi không còn cộng sản nữa thì Việt Nam vẫn không có dân chủ. Một đất nước dân chủ không phải có chính quyền mạnh mà là có đối lập mạnh. Không có cạnh tranh chính trị thì đất nước sẽ không có tiến bộ và phát triển. Đảng cộng sản Việt Nam "một mình một chợ" lãnh đạo đất nước hơn 70 năm qua nhưng thay vì phát triển thì họ càng ngày càng suy thoái và sẽ sớm bị đào thải. Họ không có cơ chế và công cụ để thay đổi vì không có cạnh tranh chính trị.
Với mức độ tự do hiện nay, nếu có quyết tâm và biết cách thì vẫn có thể thành lập các chính đảng. Việc đầu tiên là tổ chức đó phải có một "tư tưởng chính trị" để gắn kết các thành viên lại với nhau. Tiếp theo là tổ chức đó phải xây dựng và đào tạo được một "đội ngũ cán bộ nòng cốt", là những người hiểu rõ tư tưởng và lộ trình tranh đấu của tổ chức, có quyết tâm và khả năng động viên quần chúng bằng lý luận, bằng sự hiểu biết thông qua khả năng diễn thuyết, viết, nói… Các bước tiếp theo là kiểm điểm phương tiện, xây dựng cơ sở quần chúng và bước cuối cùng mới là đứng lên "hiệu triệu quần chúng" khi cơ hội đến.
Để tránh bị chính quyền đàn áp thì ban lãnh đạo của các tổ chức chính trị Việt Nam lúc ban đầu bắt buộc phải đặt đầu não và cơ quan truyền thông ở hải ngoại. Phân công công việc cho hợp lý giữa người trong nước và ngoài nước là rất quan trọng. Việc cho rằng đấu tranh là phải đối đầu trực diện với chính quyền, ví dụ việc đặt ban lãnh đạo trong nước là một sai lầm như trường hợp Hội Anh Em Dân Chủ, với hậu quả toàn bộ ban lãnh đạo bị bắt và kết án rất nặng. Tranh đấu dân chủ là con đường dài và gian nan, bảo toàn lực lượng phải là ưu tiên lớn nhất của các tổ chức chính trị đứng đắn.
Thành lập một tổ chức chính trị mới là điều không hề đơn giản, kể cả ở hải ngoại, nơi mà người Việt hoàn toàn tự do và không bị ai đàn áp. Không có Kinh thì không thể có Đạo. Không có tư tưởng chính trị thì không thể qui tụ được thành viên. Chưa kể văn hóa Khổng giáo ngăn cấm mọi kết hợp tự do của người dân nên người dân Việt Nam khá xa lạ với "văn hóa tổ chức", dù chỉ là tổ chức xã hội dân sự. Việt Nam có hơn 20 tổ chức xã hội dân sự đã ra đời nhưng sự thực có bao nhiêu tổ chức hoạt động có hiệu quả ? Và chính những người đã từng tham gia vào các tổ chức xã hội đó mới thấu hiểu những khó khăn khi làm việc với những người khác trong một tổ chức. Chính vì khó nên đa số người Việt luôn chọn cách đấu tranh nhân sĩ, tức là một mình.
Cũng cần biết rằng một tổ chức chính trị rất khác với một tổ chức xã hội dân sự. Tổ chức xã hội dân sự là tất cả những kết hợp tự do của người dân và độc lập với chính quyền. Các tổ chức xã hội dân sự không có tham vọng cầm quyền và chỉ có một (hay vài) mục tiêu cụ thể như bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ tự do tôn giáo… Trong khi đó, tổ chức chính trị là một tổ chức phức tạp nhất và cao nhất trong các hình thái của các tổ chức vì nó có nhiều mục tiêu khác nhau và có tham vọng cầm quyền để nhằm thực thi một dự án chính trị đã đề nghị trước đó.
Do đó, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức chính trị hoàn toàn khác nhau. Khác nhau về mục tiêu cũng như phương pháp hành động. Nên hiểu điều này để không chỉ trích lẫn nhau vì các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức chính trị là đồng minh quan trọng của nhau. Ví dụ một tổ chức xã hội dân sự chuyên làm từ thiện thì phải công khai và kêu gọi mọi người ủng hộ nhưng một tổ chức chính trị thì nếu muốn làm từ thiện cũng phải bí mật vì nếu không chính quyền sẽ chụp mũ người nhận từ thiện là ‘nhận tiền của các thế lực thù địch’... Các tổ chức chính trị cần đi xa hơn với mục tiêu là thay đổi chế độ trong khi các tổ chức từ thiện là ‘cấp cứu’ hay ‘cứu nguy’ ngay lập tức những người lâm nạn hay cần giúp đỡ. Từ thiện là hành động cao đẹp của tâm hồn con người mà chúng ta cần ủng hộ và tôn vinh.
Trong quá trình tham gia vào các tổ chức xã hội sẽ có những người sẽ khám phá ra rằng ra gốc rễ của mọi vấn đề ở Việt Nam nằm trong thể chế độc quyền chính trị và họ sẽ dấn thân thêm một bước cao hơn là kết hợp lại với nhau trong một tổ chức chính trị.
‘Giai đoạn kết hợp lại với nhau trong một tổ chức chính trị để cùng tranh đấu là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi người. Nó đánh dấu việc kết thúc tranh đấu cá nhân và tiến lên một bậc cao hơn: Đấu tranh có tổ chức. Từ một tiếng nói lương tâm chuyển lên đấu tranh chuyên nghiệp, quyết tâm thay đổi xã hội cùng với những người chung chí hướng’ (3).
Đảng cộng sản Việt Nam đang tồn tại trong vật vã vì khủng hoảng toàn diện. Họ rất muốn thay đổi nhưng lại không thể thay đổi. Họ muốn chống tham nhũng nhưng không thể chống được vì ‘ta đánh ta’. Vì không có cạnh tranh chính trị nên họ không có áp lực và công cụ để thay đổi bất cứ điều gì, từ thể chế đến nhân sự. Việc ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quị khi đang thăm và làm việc tại Kiên Giang sau đó phải cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy đã khiến không chỉ dư luận Việt Nam nổi sóng mà còn khiến nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam chao đảo. Nếu vì lý do sức khỏe mà ông Trọng không thể tiếp tục công việc của mình thì chính trường Việt Nam sẽ gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Các phe nhóm sẽ đấu đá dữ dội để tranh giành quyền lực trong hoàn cảnh không có một khuôn mặt nào sáng giá và có khả năng để thay thế ông Trọng (nếu có thì ông Trọng đã được nghỉ hưu lâu rồi chứ không phải một mình ngồi hai ghế).
Một điều cũng rất không bình thường trong vụ ông Trọng bị đột quị đó là dư luận và mạng xã hội không có bất cứ ai tỏ ý buồn rầu hay lo lắng cho ông Trọng mà trái lại là một tâm lý hả hê, vui mừng... Chỉ trong một đất nước không bình thường thì người dân mới có tâm lý đó. Đây là một cảnh báo nghiêm trọng cho Đảng cộng sản Việt Nam. Họ đã đánh mất hết niềm tin trong dân chúng. Đã đến lúc họ cần phải chủ động thay đổi đất nước về hướng dân chủ thay vì tiếp tục ‘cố đấm ăn xôi’ khi kéo dài sự cai trị của mình.
Tình trạng ruỗng nát của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực và rất có thể các nhóm tài phiệt tư bản đỏ sẽ cấu kết với các nhân sĩ để giành lấy chính quyền và lấp vào khoảng trống quyền lực đó (4). Nếu trong thời điểm chuyển giao sắp tới mà đất nước vẫn chưa có một giải pháp nào để thay thế cho giải pháp cộng sản thì chính quyền sẽ rơi vào tay giới tư bản đỏ. Chính vì lẽ đó mà người dân Việt Nam cần phải ủng hộ cho một hay vài tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn với một giải pháp mới vào thời điểm lịch sử sang trang. Tổ chức chính trị đó sẽ mang lại một hy vọng và niềm tin cho đất nước đồng thời có tác dụng ngăn chặn các thế lực bất chính lên nắm quyền và giải quyết các di sản mà chế độ cộng sản để lại.
Người Việt Nam vẫn còn tâm lý ‘nước đến chân mới nhảy’ khi có những người phát biểu rằng ‘cứ lật đổ chế độ cộng sản đi cái đã, mọi chuyện sau đó hẵng tính’. Rất tiếc là khi đó mọi chuyện đã quá muộn. Ai Cập là một ví dụ. Sau khi lật đổ được nhà độc tài Hosni Mubarak bằng một cuộc ‘cách mạng đường phố’ thì nay họ lại rơi vào một chế độ độc tài khác của tướng Sissi. Muốn hay không thì người dân Việt Nam cũng phải ủng hộ cho một tổ chức chính trị nào đó để chuẩn bị và thay thế cho chế độ cộng sản. Nên ủng hộ cho các tổ chức chính trị thay vì các nhân sĩ.
Các tổ chức chính trị dân chủ đang còn hoạt động của người Việt không nhiều nên không quá khó để chọn ủng hộ ai, tổ chức nào ? Đồng ý là cho đến giờ vẫn chưa có một tổ chức chính trị đối lập nào thật sự có tầm vóc và hùng mạnh, chính vì lẽ đó mà người dân Việt Nam trong và ngoài nước cần tìm hiểu để ủng hộ cho các tổ chức để các tổ chức đó trở nên hùng mạnh và có tầm vóc.
‘Làm thế nào để ‘yên tâm’ tham gia hay ủng hộ một tổ chức chính trị đối lập ? Làm sao để biết được một tổ chức chính trị nào là tốt hay xấu ? Chỉ có một yếu tố duy nhất để có được điều đó chính là NIỀM TIN. Niềm tin đó phải có điều kiện, vì niềm tin vào một tổ chức chính trị khác với niềm tin vào một tôn giáo. Đức tin của các tôn giáo gần như là mặc định và không bàn cãi, nhưng niềm tin vào một tổ chức chính trị phải dựa ít nhất trên hai yếu tố, thứ nhất là ‘tư tưởng chính trị’ và thứ hai là ‘đội ngũ nhân sự’ của tổ chức đó’ (5).
Việt Hoàng
(22/04/2019)
(1) https://www.thongluan.blog/2019/02/ve-van-hoa-chinh-tri-nhan-si-pham-thi.html
(2) https://www.thongluan.blog/2018/01/vi-sao-viet-nam-chua-co-cac-to-chuc.html
(3) https://www.thongluan.blog/2017/10/niem-tin-yeu-to-quyet-inh-cho-moi-thang.html
(4) https://www.thongluan.blog/2019/04/canh-giac-voi-cac-lien-minh-quyen-tien.html
(5) https://www.thongluan.blog/2018/10/phuong-phap-au-tranh-cua-tap-hop-dan.html