Điểm mấu chốt : Trung – Mỹ không tin tưởng lẫn nhau và căng thẳng vẫn là một vấn đề. Với việc tranh nhau gây ảnh hưởng ở Biển Đông thì có ba điều điều sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.
Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng "Vạn lý trường thành bằng cát".
Cả Trung – Mỹ đều không muốn chiến tranh, ít nhất là trong tương lai gần. Riêng Mỹ chắc chắn muốn tránh sự hỗn loạn mà bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào với Trung Quốc sẽ tạo ra.
Tuy nhiên, cả hai quốc gia đều đưa ra các cam kết ở Biển Đông mà mỗi nước có thể khó lùi bước. Trong hai tuần qua, những cam kết này đã tạo ra một cuộc tranh luận gây khó khăn cho chính những nhà phân tích chính trị. Các vấn đề chính tập trung vào việc Trung Quốc mở rộng (hoặc tạo ra) các đảo ở Trường Sa, về mặt lý thuyết có thể cung cấp cơ sở cho các yêu sách đối với vùng lãnh hải. Sự cương quyết của Mỹ về tự do hàng hải có thể khiến những căng thẳng này gia tăng ở các phương diện sau :
Chuỗi đảo trong Biển Đông
Trong nhiều tháng qua, theo các nhà quan sát Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng "Vạn lý trường thành bằng cát". Trong đó bao gồm mở rộng một nhóm đảo ở Trường Sa để có thể hỗ trợ phi đạo, vũ khí và các cơ sở lâu dài khác. Dường như Bắc Kinh cam kết bảo vệ những hòn đảo mới này như một phần của lãnh thổ Trung Quốc, điều mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển không ủng hộ. Washington lại có ý tưởng khác khi tìm cách duy trì thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải.
Xung đột đang hiện hữu. Nếu tàu hoặc máy bay của Mỹ vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, thì các thủy thủ, binh lính và phi công Trung Quốc cần phản ứng hết sức thận trọng. Một hành động quân sự hóa có thể nhanh chóng leo thang, đặc biệt là nếu Mỹ bị bất kỳ tổn thất nghiêm trọng nào. Điều đó cũng dễ dàng tưởng tượng ra kịch bản xây dựng đảo khiến Trung Quốc trở nên đối lập với các quốc gia ASEAN. Trong trường hợp như vậy, một cuộc tuần tra tự do hàng hải có thể đưa Trung Quốc vào thế khó xử.
Va chạm máy bay chiến đấu
Trung – Mỹ đã tiến gần đến xung đột liên quan đến va chạm máy bay, khi một chiếc P/3 Orion va chạm với máy bay đánh chặn PLAN J-8 vào năm 2001.
Không khó để tưởng tượng một cuộc đối đầu thậm chí nghiêm trọng hơn trong Biển Đông. Một va chạm vô tình sẽ đủ tồi tệ, nhưng nếu một kịch bản tương tự như sự kiện KAL 007 (chuyến bay 007 của Korean Air Lines (KAL007/KE007) bị máy bay đánh chặn Su-15 bắn hạ gần đảo Moneron, phía tây đảo Sakhalin, thuộc biển Nhật Bản vào thứ 5, ngày 1 tháng 9 năm 1983), nhưng lần này là binh sĩ Trung Quốc nổ súng vào một chiếc máy bay Mỹ, tình huống có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Và nếu một phi công Mỹ bắn vào máy bay Trung Quốc, phản ứng của người Trung Quốc có thể vượt mức để Bắc Kinh xử lý hợp lý.
Nếu Trung Quốc quyết định đi trước và tuyên bố vùng cấm bay trên Biển Đông, vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn. Mỹ có thể bỏ lơ quan điểm đó của Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh có lợi ích lớn hơn và sự hiện diện lớn hơn ở Biển Đông. Một tuyên bố sẽ gần như chắc chắn gây ra phản ứng tương tự từ Mỹ, và máy bay của hai quốc gia sẽ gầm ghè nhau.
Tàu ngầm va nhau
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và NATO đã phải hứng chịu vô số tàu ngầm tên lửa, những chiếc thuyền săn nhau, và đôi khi va vào nhau, ở Đại Tây Dương, Bắc Cực và Biển Bắc. Mỹ – Trung có thể diễn ra theo cách tương tự, một phần vì Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn thiết lập một cuộc tuần tra tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN), và vì các tàu Trung Quốc không đi xa như Liên Xô. Nhưng khi lực lượng tàu ngầm của quân đội Trung Quốc trở nên phiêu lưu hơn thì sự cố tàu ngầm có thể gia tăng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng quân đội của Bắc Kinh cần cho tàu ngầm đi ra khỏi quần đảo đầu tiên nhằm đe doạ Mỹ tiếp cận ‘vùng chủ quyền’ Trung Quốc. Chuẩn bị cho việc này sẽ đòi hỏi phải tăng các hoạt động đội tàu ngầm Trung Quốc, thường sẽ đưa các tàu Trung Quốc gần với tàu ngầm Nhật Bản và Mỹ. Để chắc chắn, các tàu ngầm Trung Quốc đủ lớn để các tàu thuyền của Mỹ có đủ thời gian để tránh đường, nhưng điều tương tự cũng có thể diễn ra như từng diễn ra với các tàu của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nếu một sự cố tàu ngầm Mỹ – Trung, bản chất của tàu ngầm này có thể tạo hy vọng cho sự xuống thang (thường chúng ta thường không nghe về những tai nạn này ngay). Nhưng một sự cố như vậy cũng sẽ khiến nhân mạng và tài sản bị thiệt hại lớn hơn so với một vụ va chạm máy bay chiến đấu.
Chiến tranh (phát sinh) ngẫu nhiên hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Điểm chung cho tất cả các kịch bản này là dư luận Trung Quốc có thể trở nên quá căng thẳng nhằm thúc ép quốc hội. Nếu Tập Cận Bình cảm thấy không thể lùi bước, thì chuyện sẽ rất khó lường.
Như Denny Roy đã lập luận, Trung Quốc đang tấn công ở Biển Đông. Bằng cách thiết lập các sự kiện nhằm khiến cho các hoạt động bình thường của Mỹ thành hành động can thiệp, gây bất ổn.
Robert Farley
Xung đột giữa hai siêu cường sẽ đưa tới hệ quả nghiêm trọng : thế chiến 3 ?
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, đã phủ cái bóng dài lên uy tín của nước Mỹ. Người Mỹ đã tích cực học bài học thất bại Việt Nam trong nhiều năm qua mà chúng ta nghe hoài trên báo chí : tên Việt Nam luôn được nhắc đến mỗi khi có xung đột chiến tranh như Iraq, Afghanistan, Iran, Kuwait.
Năm 2017 ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ thứ 45 đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong chánh sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Chánh phủ Trump có khuynh hướng chống lại và ngăn đà bành trướng của Trung Quốc ở 3 mặt trận kinh tế, chánh tri và quân sự.
Chánh phủ Trump có khuynh hướng chống lại và ngăn đà bành trướng của Trung Quốc ở 3 mặt trận kinh tế, chánh tri và quân sự.
Không chỉ thời kỳ tranh cử mà từ 20 năm trước ông Trump đã có ý muốn xét lại bang giao Mỹ-Trung, qua nhiều lần ông xuất hiện trong những cuộc phỏng vấn. Năm 2018 chúng ta thấy chiến tranh mậu dịch Mỹ-Trung đã thật sự bắt đầu bằng phát súng nâng thuế quan nhập cảng của hàng hóa Trung Quốc vô Huê Kỳ, đánh trên con số trên 200 tỉ mỹ kim hàng hóa. Trung Quốc trả đũa.
Chiến tranh mậu dịch chưa có dấu hiệu thay đổi thì xung đột trên Biển Đông giữa Huê Kỳ và Trung Quốc lại leo thang, Tàu chiến Mỹ suýt va chạm với tàu chiến của Trung Quốc. Phi cơ có khả năng ném bom nguyên tử của hai nước liên tục dùng Biển Đông làm nơi biểu diễn. Đồng minh của Huê Kỳ như Anh, Pháp, Nhật và Úc cũng đã đưa tàu chiến vào tuần tra Biển Đông và cũng gặp sự cản trở từ phía Trung Quốc.
Về mặt chánh trị thì Bạch Ốc đi ván cờ nâng cấp ngoại giao với Đài Loan, bán thêm võ khí, lập mối ban giao với Bắc Hàn, vận động và thúc ép đồng minh chọn lựa đứng về phe nào trong tranh chấp đang diễn ra. Chưa có dấu hiệu nào chp thấy xung đột Mỹ-Trung sẽ lắng diệu.
Giàn khoan HD 981 với 130 tàu chiến các loại mà Bắc Kinh đặt ngay trên hải phận của Việt Nam tháng 5 năm 2014 đánh dấu một bước tiến thách thức mới của một cường quốc đang trổi dậy với trật tự có sẵn. Giàn khoan HD 981 này như cột đồng Mã Viện đối với Việt Nam vì nó nói lên chủ quyền đã mất trên biển đảo và cả toàn thể hệ thống cai trị của Việt Nam. Việt Nam lõa lồ về chính trị, quân sự và kinh tế trước mắt thế giới. Tệ hại hơn nữa là phía Tây nước Campuchia cũng tự nhận làm thuộc địa của Trung Quốc và Bộ chánh trị của đảng cộng sản Việt Nam toàn là người của Trung Quốc đưa vào.
Tôi đánh giá rất cao sự hèn nhát của nhà nước cộng sản Việt Nam. Do đó với sức mạnh của Trung Quốc, họ có thể tấn công vào duyên hải miền Trung Việt Nam hoặc cùng lúc tràn qua biên giới phía Bắc mà không gặp sự kháng cự nào đáng kể.
Nhưng tại sao họ lại phải làm vậy ? Bởi vì khi chiếm được Việt Nam, với sự đồng ý của Quốc hội ở Hà Nội thì Trung Quốc sẽ có đầy đủ tư cách pháp lý để giành quyền làm chủ Biển Đông không cần tranh luận. Một điều chắc chắn là không nước nào muốn cứu Việt Nam vì khi Hoa Kỳ hay Australia, một cường quốc hải dương thứ hai của khu vực phải chọn giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Quốc, họ sẽ chọn cộng sản Trung Quốc. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ở Hà nội cũng biết được sự thật phủ phàng đó nên họ đã đứng hẳn về phía Trung Quốc.
Từ cuối năm 2017 tới cuối năm 2018 sứ giả và quốc trưởng, bộ trưởng giữa hai nước Việt-Trung qua lại như con thoi. Hai bên đã cam kết thắt chặt quan hệ khắn khít với nhau, nâng tầm hợp tác lên tầng cao mới. Tàu và Việt liên kết hợp tác ở hầu như mọi lãnh vực có thể kể là tư cách của một quốc gia. Họ cam kết hợp tác ở ngành tư pháp, bô nhiệm giám sát tòa án, huấn luyện luật sư, hợp tác ở ngành hành pháp công an nội trị, hợp tác ở cấp bậc chính phủ và hai đảng, hợp tác ở ngành lập pháp, soạn luật và hội họp của quốc hội dân biểu, hợp tác ở đường hướng ngoại giao, hợp tác giữa quân đội một nước, xài chung tiền và du lịch không cần visa.
Không biết mật ước Thành Đô có thật hay không nhưng trước mắt thì nước Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Trung Quốc kiểm soát trên bộ cũng như ngoài Biển Đông. Tất cả những dữ kiện này đều được Tân Hoa Xã và Hoàn cầu Thời báo và báo mạng chánh thức của Việt Nam đưa tin không che giấu.
Tuy nhiên đó chỉ là luận về khả năng quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam thôi, kịch bản đó chưa hẳn sẽ xảy ra vì ý đồ của Trung Quốc có thể thay đổi và mục đích sau cùng to hơn thế nhiều lắm.
Mỗi năm Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng thêm 10% và hiện là 200 tỷ USD mỗi năm trong khi Hoa Kỳ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng. Trung Quốc gần đây có một chiếc hàng không mẫu hạm tên Liêu Ninh và sẽ đóng thêm hai chiếc nữa. Họ cho Hải quân đi vòng qua Indonesia để tập trận gần Christmas Island của Australia vào tháng Giêng 2014 nhằm đưa ra tín hiệu là vũ lực của giải phóng quân Trung Quốc có thể đi xa và bất kỳ nơi đâu. Hành động này đã báo động cho hải và không quân Hoàng gia Australia mang phi cơ trinh sát lên không theo dõi hoạt động của phía Trung Quốc.
Trung Quốc là một nước đói ăn và khát dầu. Họ cần kiểm soát Biển Đông để giữ an ninh đường hàng hải qua eo Malacca. Nhưng đường giao thông này cũng là huyết mạch của hai cường quốc khu vực khác là Nhật Bản và Australia. Trung Quốc cũng đồng thời muốn tiến xa ra Thái Bình Dương để thu hoạch hải sản. Thái Bình Dương đang có một siêu cường đang ngự trị là Hoa Kỳ.
Tập Cận Bình lại trở thành chủ tịch toàn quyền và vĩnh viễn cũa Trung Quốc từ tháng Tư năm 2018. Dưới quyền của ông, nhà nước Trung Quốc xúc tiến chương trình ‘Nhứt lộ nhứt đới’ đưa ảnh hưởng của Trung Quốc đi xa và rộng dựa vào con đường tơ lụa đã có từ thời trung cổ. Tuy nhiên chánh sách này cũng có mặt tiêu cực là dồn nhiều tiểu quốc vô cảnh thiếu nợ ngập đầu phải dâng quyền tự chủ cho Trung Quốc để trừ nợ. Sri Lanka, Pakistan, Djibouti, Zimbabwe, Cambodialà những thí dụ điển hình.
Trong bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc ngày 25/9/2018 tổng thống Mỹ Donald J. Trump đã nói :
‘Bất cứ nơi nào mà chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội được mang ra áp dụng đều đã tạo ra thống khổ, tham nhũng và ung thối. Chủ nghĩa xã hội thèm khát quyền lực vô biên đã dẫn tới bành trướng, xâm lăng, và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới phải hợp sức chống lại chủ nghĩa cộng sản và chống lại sự khốn cùng mà chủ nghĩa đó mang lại’.
Đây là những lời lẽ mạnh bạo nhất tấn công vào chủ nghĩa cộng sản kể từ thời tổng thống Ronald Reagan thập niên 80 thế kỷ trước. Cộng sản thì ai khác ngoài Trung Quốc và Việt Nam ? Tấn công vào chủ nghĩa cộng sản, chế độ cộng sản của ông Trump lại không nổi bằng bài diễn văn của phó tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ 10 ngày sau đó tại Hudson Institute. Mike Pence tấn công thẳng vào Trung Quốc ở tất cả mọi bình diện, nghe như lời tuyên chiến. Ông Pence chỉ ra Trung Quốc chính là kẻ thù cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ. Lịch sử cho chúng ta thấy cạnh tranh và chiến tranh có lằn ranh rất mỏng.
Có nhiều nhà bình luận cho rằng khi buôn bán với nhau, người ta tránh không gây chiến với nhau vì hai bên cùng thiệt hại. Cũng đúng nhưng xin đừng quên rằng Anh và Đức trước kia đã từng trao đổi mậu dịch sâu rộng nhưng vẫn có chiến tranh với nhau năm 1914. Vợ chồng lấy nhau vẫn có thể giết nhau thì chuyện buôn bán với nhau tránh được chiến tranh có lý do hơi yếu để tin vào.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi ‘giấc mơ Trung Hoa’ song song với nhiều hành động hung bạo để cưỡng chiếm đất, biển, tài nguyên là biểu tượng ước vọng tranh ngôi bá chủ của Hoa Kỳ, nhân lúc Hoa Kỳ đang trãi qua nhiều khó khăn. Nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Putin cũng có cùng hoài bão với Tập Cận Bình và đã kết ước với Trung Quốc nhóm lên hai lò lửa cùng lúc ở hai đầu đông tây với kịch bản Nga xâm chiếm Ukraine bằng vũ lực mà Trung Quốc và ngạc nhiên thay Việt Nam cùng ủng hộ.
Lịch sử 500 năm qua cho chúng ta cái nhìn thực tế và không an tâm chút nào. Đã có 9 lần một cường quốc mới trỗi dậy thách thức ngôi vị bá chủ của một cường quốc đang trị vì thì đã có 8 lần xảy ra chiến tranh đẫm máu. Đó là : cuộc phân tranh giữa Tây Ban Nha và Hòa Lan thế kỷ 16, Hoà Lan và Anh Quốc thế kỷ 17, Anh Quốc và Pháp thế kỷ 18-19, Pháp và Nhà Thanh thế kỷ 19, Pháp-Anh với Đức thế kỷ 20, Nhật và Anh 1939-1945, Đức với Nga 1941-1945, Mỹ với Nga 1945-1989. Cuộc soáng ngôi không khi nào êm thắm.
Sự hung hăng và quyết tâm trỗi dậy bằng sức mạnh của Trung Quốc đã khiến cho Nhật Bản tái vũ trang, Australia, Ấn Độ, Indonesia tăng cường quân đội và liên kết quân sự với nhau chặt chẽ hơn. Không có dấu hiệu nào cho thấy nhượng bộ sẽ làm chậm ý đồ xâm lược của Bắc Kinh và người bạn của họ là ông Putin của nước Nga.
Trong thời chiến tranh lạnh Liên Xô và Trung Quốc dùng chủ nghĩa cộng sản mị dân để chinh phục các nước. Hôm nay chủ nghĩa ấy đã chết, không còn sử dụng được nữa nên con đường duy nhất để Trung Quốc và Nga bành trướng là võ lực thô bạo mà thôi. Một điều chắc chắn là ‘giấc mộng Trung Hoa’ của chủ tịch Tập Cận Bình sẽ trở thành cơn ác mộng.
Khi hoạch định chiến lược chúng ta phải lượng định khả năng quân sự của địch thay vì ý đồ. Tức là với sức mạnh của địch họ có thể làm gì ? Thay vì ý đồ của địch. Vì ý đồ có thể thay đổi. Cuộc chiến xảy ra sớm sẽ ít thiệt hại hơn là cuộc chiến xảy ra chậm. Càng chần chờ, liên minh quân sự giữa các nước càng nhiều và sâu rộng chuẩn bị cho trật tự mới nên cơ nguy liên quan đến toàn thế giới càng cao.
Tuy nhiên có đánh hay không còn tùy thuộc vào ‘tài nguyên chánh trị’ của ông Trump. Khả năng tòa Bạch Ốc chống lại Trung Quốc có hiệu quả hay không tùy vào đảng nào nắm lưỡng viện quốc hội. Nếu Mỹ mất ảnh hưởng, bỏ lơ Biển Đông cho Trung Quốc thì tương lai không riêng Việt Nam, Phillipines, Campuchia tự mình nhận làm thuộc địa cho Trung Quốc mà những nước khác trong khu vực cũng sẽ quỳ gối xưng thần với Tập Cận Bình, không cần chiến tranh.
Chúng ta đang bước vào một giai đoạn cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
Võ Thanh Liêm
(14/10/2018)