Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tuần này, dư lun Vit Nam nghiêng ng trước s kin Công ty Xăng du Idemitsu Q8 (IQ8) khai trương cây xăng đu tiên Vit Nam.

luongthien1

Hiroaki Honjo, Tổng Giám Đc IQ8, cây xăng vn ngoi 100% đu tiên ti Vit Nam.

IQ8 là một liên doanh gia Kuwait International Petroleum ca Kuwait và Idemitsu Kosan ca Nht. Do góp vn đu tư vào D án Lc hóa du Nghi Sơn Thanh Hóa, IQ8 tr thành doanh nghip ngoi quc đu tiên được phép t chc bán l xăng du ti Vit Nam như mt phương thc nhm h tr hot đng ca Nhà máy Lc hóa du Nghi Sơn.

Theo IQ8 thì sau cây xăng đầu tiên ta lc ti Khu Công nghip Bc Thăng Long Hà Ni, IQ8 s phát trin h thng trm bán l xăng du ca liên doanh này trên toàn Vit Nam.

Thông tin IQ8 cam kết bơm đ xăng (sai bit 0,01 lít), cp hóa đơn cho người mua, nhận thanh toán bng th ATM, hun luyn nhân viên đ bo đm hot đng bán l xăng du đúng tiêu chun ca Nht v dch v, kèm hình nh ông Hiroaki Honjo – Tng Giám đc IQ8 – cm dù, đng dưới tri mưa, cúi gp người chào khách… không ch to ra s phấn khích nơi công chúng mà còn ch đ đ h thng truyn thông tham gia lun bàn.

***

Ngoài việc chia s nhng thông tin va k, hàng chc ngàn người s dng Internet ti Vit Nam bày t hy vng ging như Minh Tran, mong sm thy cây xăng ca IQ8 nơi họ cư trú. Minh gi IQ8 là "bn", anh nhn mnh không hy vng giá xăng du ca "bn" r hơn vì "bn" có mun cũng… không được, song "s t tế và trung thc trong kinh doanh" ca "bn" s làm cho nhng doanh nghip đang bán l xăng du ti Vit Nam "phải t nhìn li mình".

Tomado Le thì khẳng đnh, chng nào cây xăng ca IQ8 hin din Sài Gòn anh s đ xăng ti đó dù có phi sp hàng ch c tiếng đ "các quan nhà ta bt than lỗ". Tuy giá xăng Vit Nam đã cao ngt nhưng năm nào dân chúng cũng phi nghe các quan than "l" ri phi móc thêm tin tr cho xăng. Tomado Le mong mau tới ngày doanh nghiệp ngoi quc được cung cp c đin ln nước cho "dân nh".

Giống như hàng trăm video clip cùng loi, video clip mà Trn Nht Quang ghi li cnh nhân viên cây xăng thuc IQ8 lau chùi sch s các tm kính chn gió, kính chiếu hu ca mt chiếc xe hơi trước khi bơm xăng kèm nhn đnh : Mô hình cây xăng này s phát trin nhanh chóng và được mi người ng h. Nếu không thay đi thái đ phc v, không bơm đúng – bơm đ thì Petrolimex, Mipec, PVO,… chuẩn b đt in decal đ dán khp nơi kêu cu nhé ! – có hàng ngàn "like".

Có facebooker thực hin ngay mt th nghim nh làm nhiu người thích thú : Đem chai đến hai cây xăng, mt ca Petrolimex, một của IQ8 mua xăng. Tuy giá bán xăng hai nơi bng nhau và khon tin tr cho mi nơi như nhau (25.000 đng) nhưng lượng xăng mua t cây xăng ca Petrolimex ít hơn hn so vi lượng xăng mua t cây xăng ca IQ8. Sáu tm nh mà facebooker có nickname gn lỏn là Tuyền – thành viên ca nhóm Otofun - đưa lên facebook minh ha cho th nghim này đã được mt s t báo khai thác li ngay lp tc.

Một s trùng hp thú v mà cả người s dng Internet ln h thng truyn thông ti Vit Nam cùng lưu ý là vào thi đim IQ8 khai trương cây xăng đu tiên, h thng cây xăng ca Petrolimex đng lot căng banner nhc nh ""Người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Vit Nam". S trùng hp y dẫn ti thc mc, phi chăng Petrolimex cũng mun "bóp" IQ8 như các hãng taxi đã tìm đ cách "bóp" Grab và Uber – nhng dch v vn chuyn công cng có giá r hơn, phc v chu đáo hơđang làm các hãng taxi điêu đứng. Tuy ông Trần Ngc Năm, Phó Tng Giám đc Petrolimex khng đnh, vic treo banner nhc nh "Người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Vit Nam" ch nhm hưởng ng mt chương trình do B Công Thương Vit Nam phát đng, không liên quan ti chuyn IQ8 chính thc tr thành đi th cnh tranh nhưng ít ai tin li ông Năm.

Đối vi cuc vn đng "Người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Vit Nam" ca các doanh nghip kinh doanh xăng dầu, Ngo Luc cho rng nếu vì Vit Nam, "các ông" đã không tăng lên, h xung tùy thích như vy. Theo Ngo Luc thì "đc quyn" ca "ti tư bn" là to ra "cái tt đc nht vô nh" và đó là lý do "người ta theo chúng". Còn các ông thì "đc quyền" ép buộc, thao túng th trường, vô trách nhim, không sòng phng. Càng đc quyn càng giàu, càng tr nên ghê gm, ngi trên pháp lut. Ngo Luc đòi : Hãy cho chúng tôi lý do để chúng tôi ng h

Tương t, t Tui Tr gii thiu bình lun "Người Nht đã vào bán xăng, đng cnh tranh bng khu hiu !". Bài bình luận nhc li điu mà ai cũng biết và ai cũng cm thy phin, đó là dù ti Vit Nam có ti 29 doanh nghip đu mi nhp cng, kinh doanh xăng du và 120 thương nhân phân phi xăng du vi hơn 14.000 cây xăng nhưng trên th trường, giá xăng gn như đồng nhất, không có s cnh tranh v giá và v cht lượng dch v. Tui Tr cho rng, s quan tâm và thin cm mà công chúng dành cho IQ8 không ch là giá mà còn nm nhiu tiêu chí khác : Phc v ân cn, cam kết rõ ràng v đong đo - điu mà xưa nay khách hàng tìm kiếm các cây xăng ca doanh nghip Vit Nam nhưng chưa thy. Tui Tr cnh báo, s không còn kiu hưởng ng phong trào vì Vit Nam mà "Người Vit Nam ưu tiên dùng hàng Vit Nam" như ngày xưa. Gi, người tiêu dùng cn "s t tế trong kinh doanh chứ không phải là khu hiu".

Một s doanh nhân đang điu hành nhng doanh nghip nhp cng – kinh doanh xăng du phân trn, s dĩ c giá ln dch v trong lĩnh vc xăng du "có cnh tranh mà như không" vì "nhà nước can thip quá sâu" (giá bán l xăng du chỉ được phép dao đng trong khung, li nhun cũng phi theo đnh mc – 300 đng/lít và nhà nước da vào đó thu phí cho "Qu bình n giá xăng du". H hi vng nhà nước – vài năm va qua đang ráo riết vn đng cng đng quc tế công nhn Vit Nam là mt quc gia có nền "kinh tế th trường" hoàn chnh - đ th trường xăng du t đnh đot giá c, loi b khung giá, loi b đnh mc v li nhun và tt nhiên loi b c cái gi là "Quỹ bình n giá xăng du"…

Tuy nhiên những đ ngh như va k s rt khó được chp nhn, mt phn vì ngun thu và li nhun t "Qu bình n giá xăng du" quá ln (theo thông báo ca B Tài chính Vit Nam, tính đến hết năm ngoái, gộp c s dư ln li nhun, "Qu bình n giá xăng du" góp cho ngân sách tới 2390 t đng, phần khác vì vn còn nhng doanh nhân như ông Phan Thế Ru, Ch tch Hip hi Xăng du Vit Nam, cnh báo, "xăng du là mt hàng chiến lược, đng chm đến tt c mi người, vì thế nhà nước phi gi th trường thông qua các cơ chế, hàng rào k thut, không thể m toang cánh ca th trường xăng du" vì "nếu đ các doanh nghip ngoi quc nm gi và chi phi th trường xăng du, trong tương lai s xy ra kh năng nhà nước mt quyn kim soát th trường".

***

Hành xử t tế, kinh doanh trung thc, tôn trng li ích chung vì trong đó có c li ích ca mình, gi gìn tinh thn dân tc vn đâu có xa l vi tâm thc ca người Việt, vy thì vì l gì mà chuyn IQ8 khai khai trương cây xăng đu tiên Vit Nam khiến dư lun nghiêng ng ti mc có facebooker như Nguyen Son nhn đnh là s chú ý ca công chúng dành cho s kin này vượt c kết qu Hi ngh ln th 6 ca Ban Chp hành Trung ương Đng cộng sản Việt Nam khóa 12 ln thiên tai ?

Vì lẽ gì mà Trn Chí Hiếu but ming chi th trên facebook kèm thc mc, ti sao bây gi, trong xã hi này, ch cn "nghiêm chỉnh" là "đã được tôn vinh và coi như anh hùng, chng hn không nhn tin hi l là cnh sát giao thông s được tôn vinh, bán xăng đúng chun s tr thành hin tượng ? Hiếu nói thêm, lúc này, chỉ cn "nghiêm chnh" là sng được nhưng khng đnh "Khó lm ! Tôi đ !".

Tại sao xã hi Vit Nam li tr thành kỳ quái như vy ? Bn có th tr li không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/10/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 septembre 2017 19:02

Bạc phúc cho dân, bạc mệnh cho nước

Từ đời sống bóng đá đến đời sống xã hội

Đội bóng đá U22 của Việt Nam tại kì Sea Games 29 Malaysia 2017 là đội bóng mạnh. Một dàn cầu thủ tài năng và rất đồng đều. Cả đội hình dự bị cũng không chênh lệch bao nhiêu so với đội hình chính thức. Sức mạnh của kĩ thuật cá nhân, những tài năng bóng đá Việt Nam được đào tạo, rèn luyện bài bản chính qui hiện đại từ tuổi nhỏ với những ông thầy đến từ những nền bóng đá hàng đầu thế giới. Sức mạnh kĩ thuật đồng đội của một đội hình nhiều năm tập luyện và thi đấu bên nhau, cảm nhận được từng bước chạy, từng đường bóng của đồng đội như đọc được suy nghĩ của nhau. Sức mạnh của sức trẻ được chăm bẵm đầy đủ và sức bền được tích lũy như sức nén của chiếc lò so. Sức mạnh của những tài năng khát khao thể hiện mình và khao khát chiến thắng.

bongda1

Đội bóng đá U22 của Việt Nam tại kì Sea Games 29 Malaysia 2017 là đội bóng mạnh

Một vị trí duy nhất sút kém không tương xứng với toàn đội là người trấn giữ khung thành. Nhìn dáng người thanh mảnh, nhẹ nhõm của cầu thủ mang găng tay đứng trong khung thành đã thấy sự mong manh và thấy khung thành quá thênh thang, chênh vênh, trống trải. Không hiểu sao, người trấn giữ khung thành mong manh như vậy của đội U22 lại vừa được ông huấn luyện viên mới của đội tuyến quốc gia gọi lên đội tuyển.

Bóng đá Thái Lan vẫn là đối thủ lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở mọi kì Sea Games. Những kì Sea Games trước, Thái Lan là đội bóng có sức mạnh vượt trội. Nhưng kì này sức mạnh Thái Lan không còn đáng kể nữa. Trận ra quân quá cam go, chật vật mới có được tỉ số hòa 1 – 1 trong may mắn của Thái Lan trước Indo là một minh chứng.

Bóng đá Phi không còn những cầu thủ nòi từ những lò đào tạo khét tiếng trời Âu nhập tịch dân Phi, khoác áo đội tuyển Phi. Bóng đá của xứ sở bóng chày, của xứ sở đấm bốc lại trở về sàn sàn với nền bóng đá chưa có bóng dáng chuyên nghiệp Căm Bốt, sàn sàn với nền bóng đá non trẻ Đông Timor.

Trong thế lực và trong tương quan đó, giấc mơ vàng của bóng đá Việt Nam ở Sea Games 2017 hiển nhiên là trong tầm tay. Chỉ còn đợi người có tài cầm quân, thấy được mạnh yếu của từng cá thể cầu thủ, sử dụng sắp xếp đội hình để triệt tiêu cái yếu, khuyếch đại cái mạnh, giúp những cá thể cầu thủ bộc lộ được tài năng và phối hợp nhịp nhàng trong đội hình, tạo được vẻ đẹp huy hoàng nhất và tạo ra sức mạnh lớn nhất của đội bóng, chinh phục mọi trở ngại, thực hiện giấc mơ vàng.

Nhưng…

Bóng đá là thể thao nhưng bóng đá cũng là nghệ thuật. Nghệ thuật của sức mạnh. Nghệ thuật của những tài năng cá thể kết hợp hài hòa, uyển chuyển với đồng đội, biến hóa mau lẹ như những tia chớp tạo thành nghệ thuật của cả đội hình, tạo ra cảm hứng về cái đẹp cho hàng vạn trái tin say đắm, hàng vạn tâm hồn ngất ngây vây kín quanh sân vận động. Sức hấp dẫn của bóng đá là cái đẹp của những tài năng cá thể kết hợp lại thành cái đẹp của cả đội hình. Đó chính là nghệ thuật

Cái đẹp lộng lẫy nhất, huy hoàng nhất của bóng đá là bàn thắng. Bàn thắng là sự thăng hoa, là sự phô diễn của những tài năng cá thể, những nghệ sĩ bóng đá trên sân cỏ kết hợp với nhau tạo nên sự ngây ngất, huy hoàng, lộng lẫy của cái đẹp bóng đá. Như sản phẩm công nghiệp là thành quả của cả một dây chuyền sản xuất công nghệ cơ khí. Bóng đá vừa là thể thao, vừa là nghệ thuật của văn minh công nghiệp. Khác hẳn với thể thao và nghệ thuật của nền sản xuất nông nghiệp thô sơ chỉ là tài năng của những cá thể đơn lẻ

Sản xuất nông nghiệp thô sơ, tự cấp, tự túc là hoạt động của những cá thể đơn độc và những gia đình riêng lẻ. Trong sản xuất là :

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Trong thể thao là đấu vật, ném còn. Trong nghệ thuật là những giọng chèo, giọng lí, giọng ví dặm giọng ca cải lương. Trong thưởng thức nghệ thuật là :

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

Con người của nền văn minh nông nghiệp thủ công, tâm hồn khép kín, tầm nhìn hạn hẹp, chỉ chăm chăm nhìn xuống mảnh đất dưới chân mình, chỉ biết lợi ích riêng tư, cục bộ, hẹp hòi của một cá thể, của một cộng đồng nhỏ bé.

Thế giới đã đi qua nền văn minh công nghiệp rực rỡ ánh sáng, bước lên nền văn minh tin học sán lạn, nền văn minh cho con người những năng lực kì diệu, thần tiên. Đau khổ thay và cũng căm phẫn thay cho người dân Việt Nam, chế độ độc đảng, độc tài đã níu giữ xã hội Việt Nam găm lại thời lãnh chúa phong kiến, nối tiếp thời phong kiến trung cổ kéo dài đến tận hôm nay và sẽ còn tồn tại dài dài cùng thể chế cộng sản. Chế độ độc đảng, độc tài cộng sản đã kéo xã hội Việt Nam tụt lại sau văn minh loài người ba, bốn thế kỉ. Đã bước sang thế kỉ hai mươi mốt, thiên niên kỉ thứ ba, đã là thời của văn minh tin học nhưng xã hội Việt Nam vẫn là thời của lãnh chúa.

bongda2

Con người Việt Nam dù đang sử dụng laptop, smartphone vẫn là con người của nền sản xuất nông nghiệp cổ lỗ, con người chỉ biết đến những lợi ích riêng tư, hẹp hòi, cục bộ.

Lãnh chúa cộng sản còn đau khổ, tối tăm hơn cả lãnh chúa phong kiến. Trong xã hội tăm tối đó, con người Việt Nam dù đang sử dụng laptop, smartphone vẫn là con người của nền sản xuất nông nghiệp cổ lỗ, con người chỉ biết đến những lợi ích riêng tư, hẹp hòi, cục bộ. Những nhóm lợi ích đang ngang nhiên thống trị quyền lực nhà nước, thống trị cả nền kinh tế, thống trị đời sống xã hội là sự hiển hiện của con người nông nghiệp manh mún, con người chỉ biết có lợi ích nhỏ bé, riêng tư, cục bộ. Ở vị trí quốc gia, phải chăm lo lợi ích cho dân cho nước nhưng trong xã hội lãnh chúa tăm tối, những con người của nền văn minh nông nghiệp manh mún nắm quyền lực quốc gia chỉ lo cho lợi ích cục bộ riêng tư. Đặt lợi ích của đảng cộng sản, lợi ích của những nhóm quyền lực mang danh đảng cộng sản, mang danh nhà nước cộng sản lên trên lợi ích đất nước, lên trên lợi ích toàn dân.

Sự thất bại thảm hại của đội bóng đá U22 Việt Nam đầy sức mạnh ở Malaysia tháng 8/2017 này, một thất bại đau đớn ê chề, không vượt qua được vòng đấu bảng, cũng do người nắm sức mạnh đội bóng là con người của nền văn minh nông nghiệp manh mún, ở vị trí quốc gia nhưng chỉ lo cho lợi ích cục bộ riêng tư.

Với sức mạnh hiện nay của bóng đá Việt Nam, đấu với những đội bóng non trẻ, còn ở đẳng cấp thấp, với đấu pháp và đội hình nào, sức mạnh đó cũng dễ dàng chiến thắng. Và chúng ta đã thắng Đông Timor 4–0, thắng Campuchia 4–1, thắng Philippines 4–0. Nhưng đấu với đối thủ của nền bóng đá đã trưởng thành, dù bóng đá Việt Nam có sức mạnh vượt trội hơn nhưng đấu pháp sai và đội hình khập khiễng do cách dùng người nhỏ nhen, cục bộ, sức mạnh đó sẽ bị triệt tiêu, kết cục cay đắng sẽ đến. Chúng ta đã phải nhận sự cay đắng đó trong trận đấu với đội bóng xứ vạn đảo Indonesia. Càng cay đắng ê chề hơn trong trận đấu với đội bóng xứ Thái đang thời sa sút.

Qua diễn biến trận bóng đá Việt Nam – Indonesia, người xem bình thường cũng nhận ra rằng người cầm quân đội bóng xứ vạn đảo nhận thức được sức mạnh bóng đá Việt Nam. So tương quan lực lượng, phần thắng không thể đến với họ. Nếu thua, họ sẽ phải trắng tay về nước. Và người cầm quân đội bóng xứ vạn đảo đã hóa giải sức mạnh đối thủ bằng hai chiêu là. Một, cho cầu thủ thực hiện lối đá "tiều phu đốn củi" chặn đứng đối thủ có kĩ thuật bằng áp sát dùng sức mạnh tiều phu đốn gục đối thủ. Hai, đi đêm với trọng tài để trọng tài đứng về phía họ, bỏ qua những lỗi thô bạo của họ. Những tiều phu xứ vạn đảo liên tục đốn hạ giò cẳng cầu thủ Việt Nam đều được ông trọng tài xứ Oman Tây Á bỏ qua. Điển hình là cuối trận đấu, cầu thủ Quang Hải Việt Nam đi bóng áp sát khung thành đối thủ, bị đối thủ quét mũi giầy như người thợ cắt cỏ quét lưỡi hái. Quang Hải đổ gục. Một quả penalty rành rành cho Việt Nam cũng bị ông trọng tài bỏ qua.

Dù áp đảo đối thủ suốt trận đấu nhưng người cầm quân đội bóng Việt Nam không cơ mưu ứng phó, lại dùng người theo tình cảm nhỏ nhen, cục bộ làm cho đội bóng Việt Nam mất đi sức mạnh của kĩ thuật cá nhân và kĩ thuật đồng đội, trận đấu mất đi vẻ đẹp nghệ thuật của những cầu thủ nghệ sĩ trình diễn tài năng trên sân cỏ. Đội bóng phải chịu 90 phút hành hình, tra tấn của bạo lực và phải chấp nhận tỉ số hòa 0 – 0 đầy bất lợi, đầy nguy hiểm vì đã bị đẩy ra mấp mé bên rìa cuộc chơi.

Phải lấy tinh chống lại thô. Cần có những cầu thủ có kĩ thuật khéo léo và nhạy cảm nghệ sĩ để chống lại lối chơi của sức mạnh cơ bắp tiều phu đốn củi. Trong dàn cầu thù U22 Việt Nam, mọi vị trí đều có những cầu thủ có phẩm chất như vậy. Nhưng ở vị trí quan trọng nhất, vị trí mũi nhọn tấn công ghi bàn, cầu thủ tài năng, có kĩ thuật khéo léo, có nhạy cảm nghệ sĩ để có cái duyên ghi bàn thắng đã phải ngồi ghế chầu rìa và người cầm quân đã đưa một cầu thủ đệ tử đồng hương, đá bóng chỉ bằng sức mạnh đôi chân, không có cái đầu tỉnh táo, càng thiếu hụt cái hồn nhạy cảm nghệ sĩ. Để rồi những bàn thắng mười mươi mà đồng đội bằng kĩ thuật khéo léo vượt qua sự truy cản thô bạo đưa bóng đến chân cầu thủ có tên Tuấn Tài được người cầm quân ưu ái đưa vào sân đều bị Tuấn Tài vụng về kết thúc hỏng.

Xin hãy đọc những dòng của một chuyên gia bóng đá chỉ ra cái sai trong dùng người dẫn đến một trận cầu cay đắng của bóng đá Việt Nam : "Từ miếng đánh dọc biên, Văn Toàn tạt vừa tầm vào trước cầu môn nhưng Tuấn Tài quá sức vụng về đẩy bóng thẳng vào tay thủ môn Tama" Và tiếng than của ông chuyên gia bóng đá cũng là tiếng than của môn thể thao thời công nghiệp nằm trong tay những con người còn mang nặng trĩu trong tư duy căn tính nông dân manh mún, nhỏ nhen, hẹp hòi, cục bộ : "Làm nghề hơn 30 năm, tôi chưa khi nào thấy một tiền đạo lại vô duyên với việc sút cầu môn như Tuấn Tài vào tối 22/8. Cả hai tình huống ngàn vàng đều đi qua, phủi sạch mọi công sức của đồng đội trong một trận cầu mà U22 Việt Nam xứng đáng có ba điểm cùng chiếc vé sớm vào bán kết" (Tuổi Trẻ, 23/8/2017).

Tưởng rằng sau trận đấu cay đắng không ghi được bàn thắng trước đội bóng tầm thường, thô thiển và ngọn đèn đỏ báo động bị loại khỏi cuộc chơi đang nhấp nháy trước mặt buộc người cầm quân đội bóng đá U 22 Việt Nam phải nhận ra sai lầm trong dụng quân, phải thoát ra khỏi cái hẹp hòi cục bộ, phải đứng ở vị trí quốc gia mà hành xử. Nhưng không. Cầu thủ vụng về, đã mang công lao và tài năng của cả đội đổ xuống sông xuống biển, đã làm mất chiến thắng của toàn đội trong trận đấu mới diễn ra trước hai ngày lại được người cầm quân đưa vào sân trong trận đấu phải ghi được bàn thắng, phải thắng đội Thái mới mở được đường đi tiếp.

Trong trận đấu phải thắng mới tự cứu được mình nhưng với cách dụng quân của người cầm quân nhỏ nhen, cục bộ, bàn thắng đã không có mà còn phải nhận ba bàn thua. Không còn là cay đắng nữa mà là nhục nhã. Sự nhục nhã ở phương diện quốc gia.

Con người công nghiệp là con người của lí, con người của sự nghiệp. Con người nông nghiệp cổ lỗ là con người của tình. Tình yêu gia đình. Tình yêu quê hương. Con người nông nghiệp là con người của gia đình. Cả cuộc đời người nông dân chỉ là

"Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

Cả ba việc ấy ắt là phải lo".

uộc đời của họ chỉ quanh quẩn từ túp lều tranh ra cánh đồng cạn, cánh đồng sâu, từ chiếc cối xay cối giã của việc nhà đến mảnh sân đình của việc làng.

Tầm nhìn hạn hẹp. Tình cảm khép kín. Cả cuộc đời cầu thủ và cuộc đời cầm quân của người cầm quân đội U 22 Việt Nam ở SEA Games 2017 cũng chỉ quanh quẩn ở mảnh đất xứ Nghệ . Trong tầm nhìn của ông, ông chỉ thấy lứa cầu thủ đàn em Lê Quốc Vượng, Phạm Văn Quyến và lứa cầu thủ học trò Hồ Tuấn Tài.

Cái cay đắng nhục nhã mà bóng đá Việt Nam phải nhận vì đã giao môn thể thao của văn minh công nghiệp cho một con người khá tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp cổ hủ. Khái quát hơn, bóng đá Việt Nam chỉ phát huy được hết sức mạnh nội lực, rũ bỏ được cay đắng, tủi nhục, vươn lên ngang tầm thời đại khi những người làm bóng đá là những con người đích thực của nền văn minh công nghiệp. Nhưng thể chế lãnh chúa cộng sản đang và sẽ kìm hãm xã hội Việt Nam dừng lại mãi mãi ở nền văn minh nông nghiệp lạc hậu thì không thể có con người của văn minh công nghiệp. Vì vậy chỉ khi đất nước thực sự thoát khỏi thời lãnh chúa cộng sản, bóng đá cùng các hoạt động thể thao, văn hóa, nghệ thuật mới có thể phát triển.

Từ nỗi đau của bóng đá Việt Nam vì một môn thể thao của văn minh công nghiệp trong tay những con người còn mang nặng căn của nền nông nghiệp manh mún, lại chạnh nghĩ đến nỗi đau của người dân Việt Nam ở thời văn minh tin học vẫn phải sống trong thể chế lãnh chúa cộng sản còn nghiệt ngã hơn cả lãnh chúa phong kiến.

bongda3

Những lãnh chúa cộng sản cha truyền con nối đã truyền nối căn tính ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi của nền sản xuất nông nghiệp manh mún cổ lỗ, kìm hãm xã hội Việt Nam mãi mãi trong trì trệ, ngưng đọng, tăm tối, lạc lõng với loài người.

Lãnh chúa cộng sản hiển hiện khi bà phó bí thư đảng của thành phố Phương Nam lớn nhất nước vốn là con của ông bí thư tỉnh ủy một tỉnh miền Đông Nam Bộ thời chiến tranh, phủ dụ dân chúng rằng : Con lãnh đạo lại làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân. Con vua thì lại nghiễm nhiên làm vua, lãnh đạo dân nhưng không cần đến lá phiếu của người dân, người dân bị tước quyền công dân, tước quyền làm chủ đất nước. Đó là cha truyền con nối của thời lãnh chúa phong kiến, thời người dân chỉ là bầy nô lệ. Thời văn minh công nghiệp mà bà phó bí thư một thành phố công nghiệp lớn nhất nước vẫn mang tư duy của thời lãnh chúa phong kiến, tư duy của con người thời nông nghiệp cổ lỗ.

Những người cộng sản lứa đầu đã nhập khẩu học thuyết đấu tranh giai cấp máu và nước mắt về đất nước của yêu thương, thương người như thể thương thân, hết dìm đất nước trong tan hoang của chiến tranh cách mạng, lại dìm đất nước trong xơ xác kiệt quệ của những nhóm lợi ích tham lam vơ vét cướp bóc mà nhóm lợi ích lớn nhất là đảng cộng sản đã tham lam cướp đoạt cái quí giá nhất của người dân là quyền lực của nhân dân. Học thuyết đấu tranh giai cấp đã đưa giai cấp vô sản, lớp người đói khổ, không tài sản, không trí tuệ, lớp người nuôi bản thân chưa xong lên lãnh đạo đất nước, làm đất nước ngày càng xơ xác kiệt quệ.

Những lãnh chúa cộng sản cha truyền con nối đã truyền nối căn tính ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi của nền sản xuất nông nghiệp manh mún cổ lỗ, kìm hãm xã hội Việt Nam mãi mãi trong trì trệ, ngưng đọng, tăm tối, lạc lõng với loài người. Đó là sự bạc phúc của dân, bạc phận của nước và càng bạc phận với những hoạt động đòi hỏi những tài năng đỉnh cao như bóng đá, như văn học nghệ thuật !

Sài Gòn, 01/09/2017

Phạm Đình Trọng

Published in Diễn đàn
dimanche, 22 janvier 2017 18:03

Khi xã hội bị tháo rời từng mảnh

Lòng yêu thương, tình đồng loại và tính vị tha, bao dung là chất keo gắn kết con người với con người, gắn kết xã hội, quốc gia dân tộc trở thành một khối bền toàn. Ngược lại, lòng thù hận và tính ích kỉ, tham lam là một thứ tác động làm khối yêu thương nhanh chóng bị rụng rã, xã hội bị tháo rời thành từng mảnh và hơn bao giờ hết, con người tự đối mặt với nỗi bi thảm của chính mình bởi xã hội đã bị nhiễm độc thù hận. Hiện tại, dù có cố gắng nhìn nhận một cách tô hồng nhất thì vẫn không thể không nói rằng xã hội Việt Nam đã bị tháo rời thành từng mảnh và con người đang sống trong bất an.

Tôi có một người bạn học cũ, nay làm việc trong ngành công an, anh mang quân hàm trung tá. Thi thoảng cũng gặp nhau, cà phê, mặc dù vẫn biết là hai người đối ngược nhau về mặt ý thức hệ nhưng chúng tôi vẫn xem nhau là bạn, nói chuyện thoải mái và gạt mọi chuyện ý thức hệ ra khỏi cuộc chuyện trò. Nhưng một khi người ta càng cố gắng gạt bỏ bao nhiêu thì vấn đề đó càng chi phối mạnh bấy nhiêu. Chính vì vậy, nhiều khi hai thằng ngồi với nhau suốt đêm chỉ để bàn về thời sự, nói về thời cuộc.

Và có một điểm lạ, có lẽ do tình bạn thân thiết từ nhỏ nên cuộc nói chuyện luôn thẳng thắn và chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy hết quí mến nhau. Cả hai cùng đưa ra kết luận "Xã hội Việt Nam đã thực sự bị tháo rời từng mảnh và đây là một kiếp nạn của dân tộc". Để chứng minh nhận định của mình, đương nhiên anh bạn tôi đưa ra những dẫn chứng về sự mất đoàn kết, sự công kích lẫn nhau giữa các nhóm, giữa những người hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Anh tuyệt nhiên không nhắc đến những vấn đề nổi cộm trong hệ thống đảng, nhà nước mà anh phục vụ. Tôi hiểu và thông cảm điều này.

xahoi2

Lực lượng công an đàn áp biểu tình - Ảnh minh họa

Ngược lại, tôi cũng đồng thuận với những dẫn chứng của anh và dẫn thêm sự tháo rời trong hệ thống nhà nước, hệ thống đảng để chứng minh cho vấn đề xã hội bị tháo rời của mình. Đương nhiên là anh bạn của tôi khó chịu nhưng không thể bác bỏ tôi được. Và thi thoảng, có những cuộc trò chuyện kéo dài suốt đêm như vậy, đến khi nào vợ con gọi thì mới ngưng.

Cái điều anh bạn của tôi nói, rằng các nhóm xã hội dân sự đã không những không tôn trọng nhau mà còn công kích nhau, điều này đến tâm lý ngay cả trong giới đấu tranh mà còn không tôn trọng nhau thì giới khác chắn chắn sẽ chẳng bao giờ tôn trọng giới đấu tranh. Mặc dù có thể là rõ ràng, có thể là mơ hồ, người ta nhận thấy đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, bảo vệ đất nước trước nạn xâm lăng là một việc làm chính nghĩa, nhưng người ta không thể nễ nang được bởi chính kiểu nói chuyện đôi khi xem thường và mạt sát đối phương của số đông các nhà đấu tranh cũng như các nhóm hoạt động xã hội dân sự.

Đây là vấn đề đáng buồn mà theo anh bạn của tôi là anh vốn dĩ đã thất vọng sau những ngày dài nỗ lực vô nghĩa, anh đôi khi cũng thèm muốn nhìn thấy một thứ gì đó mới mẽ, tươi đẹp và thấm đẫm tình người trong xã hội. Rất tiếc là mọi điều anh thấy đều có chút gì đó vụn vỡ, cảm giác như ai đó đang tiếp tục tháo rời xã hội. Anh nói rằng anh sợ nhất là phải nhìn thấy người ta sỉ vã nhau trên các trang mạng chỉ vì khác nhau một chút về chính kiến. Mà một khi như vậy thì chẳng còn gì là dân chủ. Bởi dân chủ, tiến bộ không bao giờ là bạo động hay bạo lực. Bạo động hay bạo lực ngôn ngữ còn đáng sợ hơn bạo bao động, bạo lực thân thể. Rất tiếc là không ít nhà đấu rtanh dân chủ, nhân quyền và nhà hoạt động xã hội dân sự bị rơi vào tình trạng bạo động, bạo lực ngôn ngữ. Và đây cũng là đầu mối của thù hận, tan vỡ, thiếu gắn kết, nội bộ rời rạc…

Ngược lại, tôi cũng đưa ra những vấn đề mà theo tôi, kẻ đóng vai chủ chốt tháo rời xã hội Việt Nam hiện tại chính là đảng Cộng sản Việt Nam. Vì hơn ai hết, đây là đảng cầm quyền, có sức chi phối mọi vấn đề trong xã hội và ngay trên chính trường quốc tế, mọi ký kết, hiệp định, hiệp ước với Việt Nam đều thông qua nhà nước Việt Nam.

Và từ khi thành lập đến nay, các quyết sách của đảng Cộng sản thông qua hệ thống bên dưới là nhà nước Cộng sản đều có tính chất phá vỡ mọi giềng mối của dân tộc. Từ tôn giáo, tâm linh, văn hóa, giáo dục cho đến ứng xử xã hội, nguyên tắc bảo vệ nền trị an… đều trở nên xơ cứng, lỏng lẻo, trì trệ và điều này dẫn đến xã hội Việt Nam ngày càng bất an, người đã hết yêu thương người, người đã biết bóc lột người, người đã đạp lên sinh mạng đồng loại để hưởng thụ, người đã mạnh tay và lạnh lùng bóp chết số phận của đồng loại… Dường như cái ác, sự dã man và lòng thù hận vây bủa xã hội.

Lẽ ra, Việt Nam đã tốt đẹp hơn nhiều và dân chủ hơn nhiều nếu như không có sự can thiệp thô bạo bằng những chính sách xóa bỏ dân tộc, xóa bỏ văn hóa và tâm linh nhằm sáp nhập vào cái giáo điều gọi là "quốc tế Cộng sản". Nhưng không, đất nước đã không được như thế, dân tộc không những không đoàn kết, tình yêu thương bị mất mà qua thời gian, những chính sách gắt máu, công an trị và bóp chết tự do của người dân, để giới cán bộ, quan chức lộng hành đã nhanh chóng đẩy xã hội Việt Nam đến vực thẳm của lòng thù hận, sự mạt sát và máu lạnh. Điều này diễn ra khắp mọi nơi trên đất nước hình chữ S này và không từ bất kì ngõ ngách nào.

Và càng ngày, xã hội Việt Nam càng bị tháo rời ra từng mảnh, mỗi nhóm lợi ích là một mảnh rời trên đất nước, tình trạng cát cứ quyền lực ngày càng mạnh hơn, tình thế đã đến lúc không còn cưỡng lại được, trên bảo dưới không nghe, dưới thì trước mặt nịnh trên nhưng sau lưng lại nói xấu, lại coi trên chẳng ra gì và nếu có cơ hội thì dưới sẽ xông lên đạp đổ trên đên chiếm ghế... Trên sợ mất quyền lực lại đi cầu cạnh ngoại bang với chiêu bài "mở rộng quan hệ với láng giềng, anh em một cách có chiều sâu…" để nhờ kẻ khác giữ quyền lực, chịu tôi đòi kẻ khác mà ngoài mặt thì lúc nào cũng nhơn nhơn (nói theo cách của Nguyễn Bá Thanh) làm ra vẻ có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.

Và hơn bao giờ hết, xã hội Việt Nam đã bị tháo rời đến chi tiết cuối cùng, đó là sự tương kính đối với người lớn tuổi, sự dịu dàng đối với trẻ em và sự nâng niu đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang nuôi con nhỏ, đang phải sống cuộc đời lẻ loi "gà mái nuôi con". Dường như không hề có sự nễ nang hay một nguyên tắc tương kính, tương thân nào khi ngay vào dịp cận Tết Nguyên Đán, dịp mà gia đình đoàn tụ, con cháu, ông bà sum vầy, dịp mà người người cúng rước Tổ Tiên về để hầu hạ nhang khói trong ba ngày Tết. Nhưng họ đã bắt chị ! Điều này chỉ cho thấy nguyên tắc tương kính, nguyên tắc cuối cùng đóng vai trò keo dán xã hội đã bị khô cứng và vỡ vụn !

xahoi1

Lễ hội Chém Lợn năm 2016

Liệu chúng ta sẽ sống như thế nào với một xã hội mà ở đó, keo dán, bù lon, ốc vít của lòng yêu thương, sự tương kính đã khô cứng và vỡ vụn ? Tội lỗi này do ai gây ra ? Và con người phải sống như thế nào để tự làm nóng lòng yêu thương, sự tương kính của mình ? Thật là buồn ở những ngày cuối năm, tôi phải ngồi viết những dòng như thế này !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 22/01/2017 (VietTuSaiGon's blog)

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn
jeudi, 29 décembre 2016 20:40

Top ten ấn tượng 2016

Khắc họa toàn cảnh xã hội Việt và thời tiết chính trường, qua bộ top ten ấn tượng 2016.

topten1

Top ten hình ảnh ấn tượng 2016

1. Đại hội đảng 12

Với cú tiễn đưa Thủ tướng X về hưu, tập làm "người tử tế". Nhân vật lớn tuổi nhất, "sức khỏe có hạn, trình độ có hạn" vẫn được tín nhiệm "gần như 100% tuyệt đối" ở lại - "trường hợp đặc biệt" Nguyễn Phú Trọng. Cùng màn tuyên thệ liên tiếp 2 lần chỉ trong vòng 3 tháng của bộ tứ. Cuộc trình diễn ấn tượng, khắc họa chân thật tình hình đảng sự và sức khoẻ quốc gia.

2. Thảm họa cá và "kẻ xâm lược" Formosa

Thảm họa môi trường chưa từng có. Giết sạch cá tôm, khiến nhiều vùng biển "không còn sự sống". Ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu cư dân ven biển miền Trung. Một đại thảm họa môi trường ở Việt Nam, nhưng khiến quốc hội Đài Loan phải điều trần. Khiến lòng dân sục sôi cuộn sóng. Trong khi chính quyền lúng túng quẩn quanh với các màn chồm hổm ăn cá, cởi áo tụt quần lao ra biển tắm để "an dân". Một đại thảm họa môi trường không còn dừng ở hậu họa môi trường, đẩy chính phủ vào thế phải "chọn dân hay chọn Formosa" ? Một đại thảm họa môi trường biến nhà đầu tư, "gã khổng lồ" Formosa thành một "kẻ xâm lược" tàn khốc.

3. Chuyến thăm của Obama và khát vọng dân chủ Việt

Chuyến thăm của Obama và hiện tượng những biển người tràn ngập đường chào đón, là biểu hiện cho khát vọng dân chủ như sóng trào của người Việt. Một hiện tượng đẹp, cho Obama, và cho cả người Việt (ngược với nỗi sợ hãi của Tập Cận Bình khi sang Việt Nam không dám ra đường). Nhưng mặt trái của khía cạnh dân chủ Việt, nhìn từ cách hành xử của chính quyền, cũng kịp phơi lộ trong cuộc đón tiếp này. Đó là việc cản ngăn, chặn bắt đến ngang ngược, thô bạo đối với hàng loạt nhà hoạt động dân chủ nhân quyền khách mời của Tổng thống Mỹ.

4. Bầu cử quốc hội và làn sóng tranh cử tự do của các ứng viên độc lập

Lần đầu tiên trong lịch sử, một phong trào tự ứng cử rầm rộ, đồng loạt của giới hoạt động dân chủ nhân quyền khiến chính quyền lúng túng trong các phương cách ứng xử, thậm chí hoảng hốt. Dẫn tới hàng loạt cuộc đấu tố tựa thời cải cách ruộng đất, cùng nhiều cuộc trấn áp của các "đồng chí mắm tôm" nhắm vào những ứng viên tự do.

Không một ai trong các nhóm ứng viên tự do thuộc giới dân chủ nhân quyền lọt đến vòng bỏ phiếu. Tuy nhiên, đây là cuộc tập dượt thành công đánh động ý thức dân chủ và quyền lợi công dân, tạo đà cho các cuộc can dự bài bản, chất lượng hơn trên trận tuyến "dân cử dân bầu" này.

5. Vụ thảm sát Yên Bái và cơn hả hê của cộng đồng mạng

Vụ thảm sát Yên Bái, với nghi phạm là Chi cục trưởng kiểm lâm bắn chết Bí thư cùng Chủ tịch kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh chấn động dư luận. Vụ việc được cho là do mâu thuẫn, bức xúc trong dàn xếp nhân sự. Những phát súng Yên Bái báo hiệu các cuộc thanh trừng tàn khốc khác, có thể tiếp diễn khi mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực giữa các "đồng chí" trong nội bộ đảng Cộng sản đã đến hồi một mất một còn.

Ở khía cạnh khác. Sự hả hê của cộng đồng mạng trước cuộc thanh trừng cho thấy, hình ảnh nhiều quan chức Cộng sản đã không dừng ở chuyện mất lòng tin, mà trở thành như kẻ thù của dân chúng, đến mức dân tình chỉ mong... cho chết ! Nhiều hiện tượng quan chức cấp cao ngày trước vào viện, hôm sau đã rộ tin chết... hồ hởi trên mạng vì vậy.

6. Quốc tang Fidel và cuộc phản đối ồn ào dư luận

Fidel chết. Việt Nam quốc tang. Một tang quốc, lần đầu tiên tạo quá nhiều ý kiến phản đối ồn ào dư luận. Thậm chí nhiều đánh giá còn viện dẫn Nghị định 105/2012/NĐ-CP cho rằng, quốc tang một cá nhân không phải công dân Việt là vi luật.

Thêm một trớ trêu : Ngay trong tang lễ, Cuba ban lệnh cấm tên đường, cấm tượng đài vinh danh Fidel, thì Việt Nam có nơi lại rục rịch đòi dựng tượng ông.

Nhìn riêng chuyện tang - tượng này, đủ cho thấy một thế hệ Cuba hậu Fidel sẽ cho các "đồng chí" Việt hậu Hồ Chí Minh ngửi khói trong tương lai gần, có khi chỉ là vài năm.

7. Cơn lũ mắm ngập làng báo. Cú gạt tay vào má. Và Cuộc thanh trừng báo với nhân vật "sát thủ" Trương Minh Tuấn

Chiến dịch "truyền thông bất lương" của hơn 50 tòa báo (với vai trò chủ xướng, đầu tàu là Thanh Niên) nhằm ủng hộ nước chấm Masan, tiêu diệt nước mắm truyền thống bị vạch trần. Lịch sử báo Việt, có lẽ đây là giai thời khốn nạn nhất. Có thể, đã từng ngấm nhiều vị mùi hôi tanh khác. Nhưng cái mùi khẳm inh từ cơn lũ mắm này sẽ mãi là sự ô nhục khó gột tẩy.

Thêm cú đấm hộc máu mồm một phóng viên Tuổi Trẻ. Cú đấm man rợ của những viên cảnh sát du côn được định danh thành "cái gạt tay vào má". Trong những phản ứng chiếu lệ, yếu ớt, hoặc im lặng cam chịu của làng báo. Sự câm lặng, đến mức phải ví rằng không dám "ẳng" lên một tiếng.

Một chiến cuộc "chỉnh đốn" mang tính thanh trừng hàng loạt nhà báo và tòa báo chưa từng có, dưới thời tân Bộ trưởng Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn. Chưa bao giờ, hàng loạt các nhà báo và tòa báo phải ra đi như thế. Không ít cú triệt hạ chẳng hề dựa trên cơ sở luật pháp nào. Với "thành tích" này, Bộ trưởng Tuấn được phong thêm hàm kiêm Phó ban Tuyên giáo trung ương, chỉ sau một thời gian ngắn. Truyền thông quốc tế, gọi Bộ trưởng Tuấn là "sát thủ của báo chí". Giới thạo tin trong nhóm chức quyền của làng báo thì loan đồn : Trương Minh Tuấn có một phương cách quản báo rất... Đỗ Mười !

8. Sự cố Trịnh Xuân Thanh. Những cuộc tháo chạy vô tiền khoáng hậu, và các màn kỷ luật không người bình thường nào có thể nghĩ đến

Sự cố Trịnh Xuân Thanh, ngay ở điểm khởi phát "ô tô biển xanh" đã báo hiệu những bất thường. Một quan chức xoàng hàng Vụ trưởng được "cả hệ thống chính trị" vào cuộc, với sự chỉ huy trực tiếp từ Tổng Bí thư. Hố chôn Thanh, và không chỉ Thanh dường như đã đào xong. Nhưng đột nhiên Thanh biến mất, như Tề Thiên hóa phép thăng tới một "nơi bình minh yên tĩnh" nào đó, ung dung thưởng trà mạn, trêu ngươi cụ Tổng.

Không dừng ở Thanh. Nối tiếp những Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng lần lượt biến mất ngay trước khi thấy nguy cơ bị khởi tố. Dư luận, không khỏi đặt câu hỏi : vì sao họ dễ dàng trốn nhanh đến vậy ? Những cuộc tháo chạy vô tiền khoáng hậu !

Cũng từ sự cố Trịnh Xuân Thanh. Lần đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện các phương thức kỷ luật không người bình thường nào có thể tưởng đến. Đó là cách chức người đã không còn chức, buộc thôi việc người đã tự ý bỏ việc, rồi "phê phán sâu sắc trước toàn dân" đối với một... cụ hưu !

9. Lũ lụt, thủy điện và 235 nhân mạng

Lũ. Nhưng không phải lũ trời. Lũ do hàng trăm những quả bom thủy điện chi chít chằng chịt trên khúc eo miền Trung đồng loạt xả nước. Lụt lũ tháng này sang tháng nọ. Chưa bao giờ thế. "Ông tha bà chẳng tha/ Trời hành cái lụt hai ba tháng mười". Qua 23/10 Âm, miền Trung coi như thoát lũ. Vậy mà, những cơn lụt lũ hậu 23 lần đầu đổ ập xuống miền Trung.

"Quy hoạch thủy điện nóng vội. Làm quá nhiều các thủy điện bậc thang trên các sông nhỏ, khoảng cách chỉ vài chục cây số. Không nước nào cho phép làm như thế. Về mặt kỹ thuật là không được phép. Nhưng chính quyền lại vẫn cho phép làm điều này" - Ý kiến của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trọng Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Chủ tịch hội Thủy lợi Việt Nam.

"Thủy điện xả lũ" dần trở thành một cụm từ chết chóc... Giá điện rẻ nhờ thủy điện. Ấy là vì chưa bao gồm mạng sống (của hàng chục, hàng trăm) cư dân vùng lũ mỗi năm" - Nguyễn Anh Tuấn.

235 người chết. Chính phủ Việt, dường như chưa bao giờ quốc tang cho dân, cho dù đó là hàng chục, thậm chí hàng trăm nhân mạng.

10. Hiện tượng giáo viên hầu rượu tiếp khách, và ông Bộ trưởng nói ngọng

Một hiện tượng chấn động ngành giáo dục : Nhiều nữ giáo viên ngoại hình dễ coi bị (được ?) điều đi hầu rượu tiếp khách. Mặc dư luận, mặc giáo viên trong ngành, mặc quốc hội la ó phản đối, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vẫn cười ruồi, xem đấy chỉ là loại hoạt động "vui vẻ".

Một quan điểm cực kỳ kém văn hóa, phản giáo dục từ chính ngài Bộ trưởng Giáo dục.

Cũng từ chính câu chuyện "vui vẻ" này, toàn ngành giáo dục và dân tình cả nước mới phát hiện ông Bộ trưởng Giáo dục nói ngọng. Một lối ngọng không chỉ là ngọng, mà bộc lộ sự hẫng hụt, có vấn đề ở cái nền học vấn. Một lối ngọng (xin lỗi), đến chữ "nồn" cũng không phân biệt được.

Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Chưa nhiệm kỳ nào, giáo dục có được một ngài Bộ trưởng "vui vẻ" thế ! Và có thể nói không ngoa rằng : Nhìn... cái mồm Bộ trưởng, để biết chất lượng giáo dục nó hình hài ra sao.

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA tiếng Việt 29/12/2016

Additional Info

  • Author Trương Duy Nhất
Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2