Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tại Diễn Đàn Kinh Tế do Hội Doanh Nghiệp Tư Nhân Việt Nam tổ chức ở Hà Nội hôm 26, ông Nguyễn Văn Bình, trưởng Tại Diễn Đàn Kinh Tế do Hội Doanh Nghiệp Tư Nhân Việt Nam tổ chức ở Hà Nội hôm 26, ông Nguyễn Văn Bình, trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương, khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan và cấp thiết, rằng phải biến kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

, khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan và cấp thiết, rằng phải biến kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

phat1

Hãng taxi Sao Saigon, một doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh. AFP photo

Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế tư nhân góp phần tích cực vào tăng trưởng GDP tổng sản phẩm nội địa, nâng cao đời sống nhân dân, tiến tới công bằng xã hội cũng như bảo đảm an ninh quốc phòng.

Có sự chuyển hướng

Chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành với nhiều năm làm việc ở nước ngoài, hiện là cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội, nói rằng kinh tế tư nhân là chiều hướng đương nhiên và bắt buộc của một nền kinh tế thị trường :

Trước giờ chính sách của Việt Nam là khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, bây giờ thì kinh tế tư nhân là vai trò quan trọng, như vậy là có sự chuyển hướng và sự đóng góp của tư nhân lần lần thay thế những cái mà doanh nghiệp nhà nước trước nay đang làm. Đấy là sự chuyển biến trong tư duy lần lần tiến tới nền kinh tế thị trường, và nhân dân đóng vai trò chủ đạo chứ không phải doanh nghiệp nhà nước đóng vai rò chủ đạo nữa.

Đề cao vai trò tư nhân trong kinh tế tế thị trường nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều mà ông Nguyễn Văn Bình không quên nhắc tới, được ông Bùi Kiến Thành phân tích :

Nói như thế chỉ là cách hành văn, là thuật ngữ, là giáo điều. Mỗi lần nói kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nói như học thuộc lòng thế thôi. Chứ còn thật sự định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì thì chưa ai biết, thậm chí tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có lần nói rằng chúng ta chưa biết kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nó như thế nào và bao giờ sẽ đạt được... Không không phát triển kinh tế tư nhân thì làm gì có kinh tế thị trường. Lãnh đạo Việt Nam đi khắp các nơi trên thế giới, tới nơi nào cũng yêu cầu lãnh đạo các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thì tất nhiên phải đi tới một nền kinh tế dân doanh chứ không thể quốc doanh mà thị trường được. Nói gì cũng là từ ngữ thôi, mục đích cuối cùng vẫn là nền kinh tế thị trườngmà dân doanh là chủ đạo.

Theo như nhận xét ông Nguyễn Văn Bình đưa ra hôm 26, kinh tế tư nhân Việt Nam chưa thể hiện được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường tính cho đến lúc này.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, phó Khoa Kinh Tế, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân ở Hà Nội, giải thích :

Tập trung nguồn lực kinh tế cho doanh nghiệp nhà nước rõ ràng là không hiệu quả, còn kinh tế tư nhân thì đã phát huy được cái vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Hiện nay kinh tề tư nhân đã chiếm gần 40% GDP của nền kinh tế Việt Nam rồi và nó hiệu quả hơn rất nhiều doanh nghiệp nhà nước.

Vẫn bị phân biệt đối xử

Kinh tế tư nhân hay doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn bị phân biệt đối xử, là nhân định của nguyên bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển, tại Diễn Đàn Kinh Tế Tư Nhân hôm 26.

Ông Trương Đình Tuyển đánh giá doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có nhiều điểm yếu kém, thí dụ thói quen làm ăn kiểu chụp giật, hay tranh thủ kiếm lợi qua chính sách xin cho, không chủ yếu coi trọng quyền lợi khách hàng, không dự kiến được kế hoạch kinh doanh dài hạn.

Đây là những điều mà theo tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân thì doanh nghiệp tư nhân nên chú ý để tìm cách tái cơ cấu hầu nâng cao khả năng cạnh tranh hầu có thể dần dần chiếm lĩnh thị phần :

Làm ăn chụp giật là nói về góc độ các hộ kinh doanh cá thể hoặc các hộ kinh doanh nhỏ. Trước nay Việt Nam vẫn có chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ. Mặc dù qui mô nhỏ mặc dù tỷ trọng nhỏ trong nến kinh tế nhưng nó tạo công ăn việc làm lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên hình thức hỗ trợ này dẫn đến xu hướng ý lại, làm ăn toàn trong ngắn hạn và chụp giật, điều đó là có.

Nhưng bây giờ với tình hình hình hiện nay thì môt số tập đoàn tư nhân lớn cũng phát triển rất là nhanh, tạo được uy tín trên thị trường, thí dụ trong ngành thực phẩm như tập đoàn Hassan hay Vinamilk thì cũng từ nhà nước được tư nhân hóa. Thủy sản thì có rất nhiều tập đoàn làm việc rất bài bản.

Đó là lý do trong hai ba năm trở lại đây nguồn lực của nền kinh tế được tập trung vào những tập đoàn tư nhân mà tốc độ tăng trưởng nhanh, doanh thu và lợi nhuận cao đã mang lại niềm tin trên thị trường. Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân :

Hai năm gần đây thì gần như là tất cả những công trình lớn đều được chính phủ ưu tiên cho các tập đoàn tư nhân lớn. Còn trước đây thì đúng là doanh nghiệp nhà nước được ưu ái về phân bổ vốn vay ngân hàng, phân bổ trái phiếu quốc tế, rồi vốn vay ADB thì đều tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước và nó dẫn đến cái sự là không hiệu quả, vỡ nợ.

Một thí dụ điển hình khác, được tiến sĩ Vũ ngọc Xuân nêu ra, là trường hợp công ty hành không tư nhân Vietjet Air chỉ 5 năm hoạt động tích cực và hiệu quả mà lợi nhuận lẫn uy tín đã vượt trội Vietnam Airlines của nhà nước với bề dày làm việc năm sáu chục năm qua.

Mặt khác, một vấn đề Việt Nam cần lưu ý khi đi vào kinh tế thị trường là sự công khai và minh bạch. Theo tổ chức có tên Hướng Tới Minh Bạch, các doanh nghiệp Việt Nam không thích công khai trong việc phòng chống tham nhũng.

Đây là kết quả thăm dò của Hướng Tới Minh Bạch dựa trên 30 doanh nghiệp lớn, gọi là TRAC Việt Nam 2017, lần đầu tiên được thực hiện trong nước, bao gồm các công ty niêm yết, công ty vốn đầu tư nước ngoài FDI và công ty quốc doanh.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 27/04/2017

Published in Diễn đàn