Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) tóm tắt lý thuyết của Marx và Engels về bản chất của xã hội và chính trị, cụ thể rằng : lịch sử của xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp.
Xã hội luôn vận hành dưới hình thức của một nhóm đa số bị áp bức bị bóc lột dưới ách của một nhóm thiểu số áp bức.
Bức ảnh xuất hiện trên Facebook sáng 14/10, nhờ mưa lũ mới nhìn rõ chất lượng con đường mới làm qua khu vực thôn 3, xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, những mảng nhựa trải đường giống như bánh đa rải trên tô mỳ Quảng.
Nó cũng tóm tắt nét đặc trưng những ý tưởng của họ về việc làm thế nào xã hội tư bản của thời đại sẽ cuối cùng bị thay thế bằng xã hội chủ nghĩa.
Trong đoạn kết của Tuyên ngôn, các tác giả kêu gọi việc dùng bạo lực lật đổ toàn bộ tình trạng xã hội hiện hành, và đoạn văn này đã trở thành một lời kêu gọi thực hiện cách mạng cộng sản khắp thế giới.
Từ đó đến nay, bao nhiêu đổi thay trong lịch sử, và những khẳng định trong "Tuyên Ngôn" đã được thực tế phủ nhận, cốt lõi như là "xã hội tư bản của thời đại sẽ cuối cùng bị thay thế bằng xã hội chủ nghĩa". Các lý thuyết căn bản của chủ nghĩa cộng sản đều bị "phá sản", như "Kinh tế kế hoạch tập trung", "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu", "Thiết lập một xã hội … không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất ".
Căn bản lý thuyết không còn, vậy thì Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên cơ sở gì để khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong sự nghiệp xây dựng một thể chế "dân chủ, tư do, phát triển, công bằng, hạnh phúc, văn minh" ?
Trong một đất nước gồm có gần 100 triệu dân, với đa số có trình độ trí thức căn bản và it ra cũng vài chục triệu người được đào tạo cấp cao, thành phần đảng viên của Đảng cộng sản là bao nhiêu mà dành quyền "chỉ đạo" cho cả một đân tộc ?
Biết rằng, vì hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, Đảng cộng sản đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp giải phóng ách nô lệ đối với ngoại bang, nhưng sau 30 năm chống ngoại xâm, Đảng cộng sản đã làm được gì trong 45 năm tiếp theo ?
Đảng cộng sản có còn là "cộng sản" không ?
Ngày hôm nay đất nước có đạt đến một "Nhà nước Pháp quyền" và một "Thể chế dân chủ, công bằng, văn minh" hay chưa ? Và vì đâu mà nhân dân ta "bức xúc" như bị "kèm kẹp" trong khi xung quanh ta các quốc gia khác đang mạnh tiến trên con đường phát triển ?
‘Không phải là không biết ?’
Không phải là lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không biết căn bệnh của thời đại, các lý do làm cản trở bước tiến của dân tộc.
Một nghị quyết của Đảng đã nói : "Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng đảng trong thời gian tới, cần… kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng".
Người cộng sản cùng bao nhiêu người yêu nước khác đã hy sinh, chiến đấu giành độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, sao lại để đến nỗi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến mức như được nêu thẳng thắn trong Nghị quyết Trung ương 4 nói trên ?
Biết là như thế nhưng lãnh đạo Đảng cộng sản đã làm gì từ 8 năm qua từ ngày có Nghị quyết này ?
Năm 2016 Nghị quyết Trung ương 4 – Khóa XII (còn được biết với tên gọi 27 biểu hiện suy thoái) là nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn rằng ông Lê Đình Kình là "Cường hào địa chủ" đã bị dân mạng soi thấy sợi dây nịt mà ông đeo là của nhãn hiệu Hermès với giá 5000 USD một chiếc, tức hơn 100 triệu đồng
Thêm 4 năm đã trôi qua, những gì đã được thực hiện để ngăn trừ, xóa bỏ căn bệnh trầm kha đang ăn sâu vào xương tủy của Đảng cộng sản Việt Nam ?
Thời gian không thể kéo dài để cho Đảng cộng sản Việt Nam "phê bình, tự phê bình, cảnh cáo" các đảng viên của mình.
Những người cộng sản chân chính phải biết lắng nghe tiếng nói của nhân dân, chứ không thể tiếp tục lạm dụng quyền lực để làm những việc hại nước hại dân.
Phải biết lắng nghe lời nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để làm hết trách nhiệm của mình là "đầy tớ" của nhân dân. Phải luôn luôn tâm niệm rằng nhân dân có quyền đuổi "đầy tớ" nếu mình không tôn trọng nhân dân và làm hại đất nước nhân dân.
Trên đời này không có gì là vĩnh viễn, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn là quy luật tự nhiên của tạo hóa.
Nhà Hán trị vì hơn 400 năm rồi cũng bị diệt vong vì không giữ kỷ cương phép nước. Nhà Trần, nhà Lê oai hùng chống ngoại xâm, rồi cũng tàn lụy vì "gian thần, nghịch tử".
Những người có chức có quyền hôm nay đừng chủ quan nghĩ rằng sẽ trụ qua những cơn bão của thời đại. Liên Xô hay Đông Đức đều bị quét sạch trong môt vài ngày hay vài tuần.
Nhân dân như sông nước, nâng thuyền lên… nhưng cũng có quyền năng lật thuyền. Thuận theo lòng dân thì còn, nghịch với lòng dân thì mất, đấy là nguyên lý muôn đời mà tập thể lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cần khắc ghi, tâm niệm.
Công trình của tỉnh ủy tỉnh Hòa bình chi 11 tỷ đồng cho khẩu hiệu 11 chữ khiến cho dư luận ngao ngán
Nghị quyết Trung ương 5 : "15 năm thể chế hóa chỉ đạt 10%"
Liệu Tổng bí thư có thể thay đổi văn hóa Đảng cộng sản ?
Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Duy Quát, trong một hội thảo được tổ chức vào cuối tháng 9, đã đưa ra nhận định rằng sau 15 năm thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 được có 10%.
Nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, tiến sĩ Đào Duy Quát, cho biết khi còn công tác ở Ban Tư tưởng-Văn hóa, ông đã tham gia triển khai Nghị quyết Trung ương 5. Tuy nhiên, tổng kết sau 15 năm thực hiện, cho thấy một điểm rất rõ là nhận thức của lãnh đạo, nhất là lãnh đạo quản lý về văn hóa còn rất hạn chế.
Tiến sĩ Đào Duy Quát còn đề cập đến Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 33, tại Đại hội XI về xây dựng phát triển văn hóa con người Việt Nam để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Mặc dù, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đào Duy Quát đánh giá có bước tích cực nhưng thành tựu về văn hóa không tương xứng với các thành tựu khác. Tiến sĩ Đào Duy Quát nhấn mạnh về những biểu hiện xuống cấp, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ghi nhận vừa rồi của nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đào Duy Quát được đưa ra trong bối cảnh Đảng cộng sản Việt Nam, trong năm 2019 đã thi hành kỷ luật hàng ngàn tổ chức đảng, hàng vạn cấp ủy viên các cấp và xấp xỉ 55 ngàn đảng viên, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Số liệu cán bộ, đảng viên bị kỷ luật được thống kê không thuyên giảm theo thời gian, thậm chí tình trạng này ngày càng nhiều hơn. Đơn cử mới đây nhất, truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 5/10, loan tin hàng loạt cán bộ công an cấp huyện tại tỉnh Lai Châu bị khai trừ ra khỏi Đảng vì liên quan đến ma túy và bằng tốt nghiệp THPT giả.
Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với phát biểu "Không để lọt vào Trung ương cán bộ giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất"
"Hậu quả từ Đảng cộng sản Việt Nam mà ra !"
Phó Giáo sư Tiến sĩ Mạc Văn Trang, vào tối ngày 6/10, lên tiếng với RFA rằng :
"Quyền lực tuyệt đối thì tư quyền sẽ tạo ra tiền. Do không được kiểm soát nên đi đến chỗ bị hư hỏng. Hư hỏng từ trên xuống dưới. Cho nên, từ hệ thống nhà nước hỏng như thế thì làm hỏng tất cả các ngành, bị tha hóa. Tất cả các niềm tin, niềm tin đạo đức và các giá trị cơ bản chân-thiện-mỹ-đức đều bị đảo lộn hết. Vì thế mà xã hội xuống cấp toàn diện, chứ không phải chỉ riêng đảng viên".
Tiến sĩ Mạc Văn Trang khẳng định hậu quả văn hóa Việt Nam xuống cấp là do chế độ độc tài toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam suốt mấy thập niên qua.
"Do chế độ độc tài toàn trị, tuyên truyền dối trá, lừa gạt, cướp bóc, làm giàu bất chính, rồi dùng bạo lực khai trí dẫn đến hậu quả cả xã hội bị biến dạng. Biến dạng trước hết từ quan chức, trong đảng viên. Như chúng ta thấy bao nhiêu bộ trưởng, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương tham nhũng phải ra tòa. Tướng tá, nhà giáo nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân…buôn bằng cấp giả, bán điểm, mua thiết bị y tế một rồi khai lên thành mười, bắt chận bệnh nhân…"
Giáo sư Nguyễn Đình Cống quả quyết hậu quả là do từ Đảng cộng sản Việt Nam gây ra.
"Vì sự tha hóa và sự yếu kém của đảng viên là do từ tổ chức Đảng sinh ra, chứ không phải nó nhiễm từ lúc nào. Trong khi đó, người chủ trì theo đường lối hiện nay là ông Trọng.
Dư luận xôn xao về việc Giáo sư Tiến sĩ nhà giáo nhân dân, bí thư Đảng ủy Đại học hàng hải Lương Công Nhớ có tiền gửi tiết kiệm 100 tỷ và 2 triệu Đô la cùng căn biệt thự 2 mặt tiền có giá hàng trăm tỷ đồng
Ông Trọng là người chủ chốt mà vẫn kiên định theo chủ trương Marx-Lenin, mà chính Chủ nghĩa Marx-Lenin và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam sinh ra những bọn đảng viên biến chất, kém như như thế".
Cựu phóng viên của Tạp chí Cộng sản, nhà báo Nguyễn Vũ Bình lập luận :
"Đó là vấn đề mang tính bản chất. Tại vì chúng ta cần hiểu rằng nếu không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách độc lập, khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự lạm quyền và tha hóa. Đó là nguyên lý, trên thực tế ở Việt Nam, tình trạng đó đang diễn ra như vậy và nó là điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy".
Giải pháp và hiệu quả
Đại biểu quốc hội Phạm Phú Quốc bỏ tiền 2,5 triệu đô la tương đương gần 60 tỷ đồng mua Quốc tịch Đảo Síp đã bị báo chí quốc tế phát hiện
Trong hội thảo diễn ra vào cuối tháng 9, tại Hà Nội, Giáo sư Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, nguyên Giám độc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu ý kiến rằng phải lưu ý đến chức năng điều tiết của văn hóa. Bởi vì văn hóa có khả năng tác động, điều chỉnh hành vi, nhận thức, chi phối giá trị của con người.
Đối với tiến sĩ Đào Duy Quát, thì thật sự cần thiết phải có một bộ tư lệnh trực tiếp chỉ đạo, mà Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu để có thể đột phá vào văn hóa.
Theo lý giải của tiến sĩ Đào Duy Quát, văn hóa là phải nói đến ít nhất 9 lĩnh vực bao gồm tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; giáo dục-đào tạo ; khoa học công nghệ ; báo chí-xuất bản ; di sản văn hóa ; văn hóa tôn giáo ; thể chế và thiết chế văn hóa ; giao lưu văn hóa… Do đó, phải cần có một bộ tư lệnh để thật sư chăm lo phát triển cả 9 lĩnh vực này.
Thế nhưng, theo ý kiến của những người quan tâm như hai vị giáo sư Mạc Văn Trang và Nguyễn Đình Cống thì bản chất của vấn đề không được nhìn nhận và do đó không thể nào đạt hiệu quả. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhấn mạnh.
"Rất nhiều các nghị quyết để làm trong sạch Đảng để cho Đảng được hùng mạnh, nhưng đều không làm được. Tại vì sai từ gốc. Phải thay đổi từ chuyên chính vô sản, từ cái gốc Marx-Lenin, từ cái đảng độc quyền. Phải bỏ được những cái gốc ấy thì mới hy vọng có thể đào tạo ra được những đảng viên có phẩm chất".
Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra kết luận "Tôi tin rằng không thể đạt hiệu quả. Ông Trọng không thể làm nỗi đâu". Và, giáo sư Nguyễn Đình Cống từng nói rằng ông nhìn thấy tương lai dân tộc và đất nước Việt Nam càng u ám hơn nữa về mọi mặt, nếu Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục thống trị theo kiểu như từ trước đến nay.
Hoàng Trung (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 15/10/2020