Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 18 mai 2024 14:30

Nhân cách ăn mày

1. Những người lính của quân đội Việt Nam kháng chiến chống Pháp đã phải chấp nhận mọi hi sinh gian khổ cùng cực của chiến trận, của đội quân nông dân mặc áo lính, mũ nan, dép lốp đương đầu với đội quân nhà nghề vũ khí hiện đại để viết lên trang vàng chói lọi chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

anmay01

Trên đài cao 70 năm Điện Biên Phủ, kẻ lơ láo, lấm lét, lạc lõng hàng đầu, bên trái, thứ hai.

Thơ ca cách mạng đã tạc tượng người lính làm nên Điện Biên Phủ :

Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn…

(Thơ Tố Hữu)

Trang vàng Điện Biên Phủ không phải chỉ là chiến công của người lính mà còn là chiến công của những bàn chân vạn dặm, những đôi vai gồng gánh cả núi sông mòn đêm tải gạo từ Thanh Hóa, Nghệ An, tải đạn từ Cao Bằng, Lạng Sơn vượt núi, băng rừng đến Điện Biên Phủ.

Những người lính khoét núi, ngủ hầm, những dân công mòn đêm tải gạo nuôi quân làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ dù quê Thái Bình, Hưng Yên hay quê Thanh Hóa, Nghệ An, nhiều người đã ở lại với mảnh đất Điện Biên Phủ lịch sử suốt 70 năm qua. Đến nay ở tuổi ngoài 90, nhiều người vẫn đang có mặt trong cuộc sống, làm nên sức sống, làm nên màu xanh Điện Biên Phủ.

Ngày 7/5/2024, cả nước ngước nhìn về Điên Biên Phủ, cả nước tụ về mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ tưng bừng làm lễ kỉ niệm 70 chiến thắng của khí phách Việt Nam nhưng những người lính máu trộn bùn non trong chiến hào Điện Biên Phủ, những dân công mòn đêm tải gạo, tải đạn để làm nên chiến thắng và đang có mặt trong ngày lễ tưng bừng 70 năm Điện Biên Phủ thì không một người lính, không một dân công nào được mời lên lễ đài kỉ niệm chiến công được viết bằng máu người lính, được viết bằng lòng yêu nước của người dân.

Không một người nào làm nên Điện Biên Phủ có mặt trên lễ đài 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng trên đài cao của lòng yêu nước, của khí phách Việt Nam lại lơ láo một bản mặt tội phạm, lại lấm lét một cặp mắt gian manh, lại lạc lõng một nhân cách thấp hèn đã bị chính trường đào thải, bị đồng đảng loại bỏ, bị nhân dân ghê tởm, phỉ nhổ.

Sự có mặt tên tội phạm ghê tởm, sự có mặt nhân cách thấp hèn thảm hại trên đài cao chiến công Điện Biên Phủ là sự phỉ báng những người anh hùng làm nên Điện Biên Phủ. Phỉ báng từ người lính cầm súng đến người dân công tải đạn, tải gạo. Phỉ báng cả người đổ mồ hôi trên đồng ruộng làm ra hạt gạo đưa lên Điện Biên Phủ. Phỉ báng cả dân tộc, cả thời đại làm nên Điện Biên Phủ.

2. Một thể chế, một xã hội có luật pháp công bằng và nghiêm minh bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân thì người quản lí đất nước, quản trị xã hội phải do lá phiếu thực sự tự do của người dân trực tiếp bầu chọn và người được người dân giao quyền lực quản lí đất nước, quản trị xã hội phải được pháp luật mang ý chí của người dân giám sát chặt chẽ bằng luật pháp công bằng "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" và xử lí nghiêm minh mọi thứ lạm dụng quyền lực của nhân dân làm hại dân, hại nước.

Trong xã hội dân chủ, có luật pháp bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân nhưng bà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã dung túng cho bà bạn thân từ thuở ấu thơ là Cho Soon-sil tạo ra quỹ bất minh với mục đích hỗ trợ các sáng kiến chính sách của Tổng thống. Các tập đoàn giầu có như Samsung, Hyundai, SK Group và Lotte đã rót tới hơn 100 triệu USD cho quỹ mờ ám của người bạn thân Tổng thống nhằm có được những chính sách nhà nước có lợi cho doanh nghiệp của họ.

Lập tức pháp luật bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân lên tiếng. Tư pháp độc lập với hành pháp vào cuộc. Bà Tổng thống Park Geun-hye lập tức bị Quốc hội phế truất, bị tòa án nghiêm minh xét xử công bằng và tuyên bản án 22 năm tù giam. Dung túng cho người thân mượn quyền uy Tổng thống làm tiền doanh nghiệp hơn trăm triệu USD, bà Tổng thống Park Geun Hye phải chịu trách nhiệm gần ba tháng tù với mỗi triệu USD trong quỹ bất minh của người bạn thân Cho Soon-sil.

Cả bộ máy công quyền nhà nước Việt Nam từ trung ương tới địa phương rầm rộ, quyết liệt ép dân tiêu thụ kit test dỏm của công ty ma Việt Á đã hiển hiện sự dung túng của quyền lực nhà nước với việc kinh doanh gian dối, mờ ám, bât lương của công ty ma Việt Á dẫn đến cái chết của hơn 43 ngàn người dân trong đại dịch Covid-19 thê thảm 2020 - 2021

Nhiều khuất tất, bất thường cho thấy sự dung túng, đồng lõa của quyền lực nhà nước cao nhất trong việc xuất hiện và tiêu thụ kit test dỏm của công ty ma mang tên Việt Á. Chỉ cần nhắc đến hai sự việc.

Khuất tất. Phần nhỏ bé, hai mươi phần trăm vốn của Việt Á do vài dân thường góp vốn thì được công khai tên tuổi. Nhưng phần lớn, tám mươi phần trăm vốn còn lại của Việt Á thì chìm trong bóng tối bí hiểm và đầy quyền uy mà pháp luật nhà nước cũng không dám đụng đến. Cơ quan điều tra vụ án công ty ma Việt Á cũng phải né tránh, không dám chỉ mặt người đứng tên tám mươi phần trăm vốn của công ty ma Việt Á trong điều tra vụ án.

Bất thường. Cả bộ máy công quyền nhà nước từ chính phủ trung ương tới chính quyền địa phương trở thành nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng mang sản phẩm gian dối của Việt Á rải thảm xuống đầu dân, đôn đáo ép dân tiêu thụ kit test dỏm của công ty ma Việt Á.

Những khuất tất, bất thường về công ty ma Việt Á buộc người dân phải nhận ra nguồn vốn lớn nhất tạo ra sức mạnh của công ty ma Việt Á và quyền uy nhà nước cao nhất sai khiến cả bộ máy công quyền nhà nước tiêu thụ kit test dỏm cho công ty ma Việt Á không thể không liên quan đến người đứng đầu bộ máy quản trị xã hội. Không có quyền uy nhà nước cao nhất thì những khuất tất và bất thường đó không thể ngang nhiên diễn ra.

Nhờ núp dưới bóng quyền lực nhà nước cao nhất, công ty ma Việt Á đã phủ kín cả nước kit test dỏm dù không có tác dụng phát hiện virus Covid-19 nhưng lại có giá cao gấp hàng chục lần giá thực tế và được cả bộ máy quyền lực nhà nước quyết liệt dùng mệnh lệnh chính quyền và bạo lực nhà nước, chà đạp lên quyền bất khả xâm phạm thân thể con người được bảo đảm trong hiến pháp, đè ngửa dân ra, liên tục ngoáy mũi dân bằng kit test dỏm Việt Á.

Với kit test dỏm Việt Á không thể phát hiện được người thực sự nhiễm Covid-19 đế cách li, dịch Covid-19 nhanh chóng bùng phát lan rộng trên cả nước, không chỉ dẫn đến cái chết tức tưởi, mau lẹ cho hơn 43 ngàn người dân mà còn làm đình đốn, suy sụp cả nền kinh tế đất nước, đẩy nhiều gia đình người dân vào cùng cực nghèo đói, khốn cùng.

Quyền lực nhà nước cao nhất dung túng cho công ty ma Việt Á đã nhuộm đen, đã đánh phá tan hoang cả bộ máy quản lí nhà nước từ trung ương tới địa phương. Uỷ viên trung ương đảng, bộ trưởng chính phủ, bí thư tỉnh ủy, đút túi hàng trăm tỉ tiền hối lộ của Việt Á rồi hăm hở đốc thúc cả bộ máy công quyền nhà nước tiêu thụ kit test dỏm Việt Á. Cái chết thê thảm của hơn 43 ngàn người dân trong đại dịch Covid-19 trong thời gian ngắn 2020 – 2021 không phải chỉ do virus corona mà còn do đám quan chức vô lại, tiếp tay cho việc làm bất lương của công ty ma Việt Á.

Tội phạm của người đứng đầu bộ máy công quyền quốc gia dung túng cho Việt Á thu hàng triệu triệu tỉ tiền lãi trên xác 43 ngàn người dân, trên sự đình đốn cả nền kinh tế đất nước, trên sự khốn cùng của dân là tội ác man rợ, khủng khiếp và bất lương lớn gấp nhiều lần quỹ bất minh của bà Cho Soon-sil làm tiền các doanh nghiệp Hàn Quốc mà bà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye phải chịu trách nhiệm và nhận bản án 22 năm tù.

3. Được người dân Hàn Quốc trao quyền lực quản lí đất nước, quản trị xã hội, Tổng thống Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và pháp luật về việc sử dụng quyền lực của nhân dân. Người dân Việt Nam hẩm hiu và bất hạnh không có được cái quyền công dân đương nhiên của quốc gia dân chủ văn minh như Hàn Quốc. Người dân Việt Nam không được thực sự tự do trực tiếp cầm lá phiếu bầu hiền tài của dân thay mặt dân quản lí đất nước, quản trị xã hội.

Đảng cộng sản cầm quyền thâu tóm toàn bộ quyền lực của nhân dân rồi độc quyền ban phát quyền lực của dân cho những người có vai vế trong đảng. Lá phiếu bầu bán của người dân chỉ làm việc vuốt đuôi là hợp thức hoá việc làm bất hợp pháp, chiếm đoạt quyền công dân của người dân của đảng cộng sản cầm quyền. Mọi cuộc bầu bán của dân chỉ để dán cái nhãn hiệu dân chủ cho thể chế không dân chủ.

Không do lá phiếu của người dân bầu chọn, người quản lí đất nước, quản trị xã hội không tồn tại trong ý chí, trong nguyện vọng và trong tình cảm người dân, không tồn tại trong pháp luật nhà nước mà chỉ tồn tại trong cơ cấu tổ chức, trong ý chí và luật lệ của đảng cộng sản cầm quyền. Người quản lí đất nước, quản trị xã hội được đảng cầm quyền đặt lên chiếc ghế quyền lực của nhân dân dù có phạm tội tày trời với dân với nuóc cũng vô can trước dân, dù phạm tội nghiêm trọng với pháp luật cũng đứng ngoài và đứng trên pháp luật, pháp luật không được đụng đến.

Đứng ngoài và đứng trên pháp luật, người quản lí đất nước, quản trị xã hội dung túng cho cả bộ máy công quyền nhà nước tiếp tay cho công ty ma Việt Á tiêu thụ kit test dỏm Việt Á trong đại dịch Covid-19 2020 – 2021 gây ra cái chết thê thảm của hơn 43 ngàn người dân dù vô can trước pháp luật, dù chỉ bị đảng cầm quyền rút lại quyền lực đã trao nhưng với người dân, với lịch sử, đó là một tội phạm ghê tởm và man rợ. Nhân dân ghê tởm nguyền rủa, lịch sử muôn đời lên án.

Đưa bản mặt tội phạm lên đài cao chiến thắng của nhân dân, của lịch sự là sự ngạo mạn của quyền lực nhất thời coi thường nhân dân, khinh bỉ lịch sử, coi thường và khinh bỉ những giá trị vĩnh hằng. Đưa một tội phạm lớn với nhân dân đã bị thực tế cuộc sống đào thải lên đài cao chiến công của nhân dân là lại dung túng cho một nhân cách thấp hèn ăn mày chiến công của nhân dân.

Phạm Đình Trọng

(18/05/2024)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Quan điểm

Điện Biên Phủ dưới bóng Trung Quốc 

New York Times, Trần Quốc Việt dịch, 12/05/2024

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles nói với Ủy ban Ngoại vụ của Hạ Viện Mỹ vào ngày 5/4/1954 rằng ông có một bản báo cáo tình báo tuyệt mật như sau.

dbp1

Ngày 21/1/1953, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower bổ nhiệm ông John Foster Dulles làm Ngoại trưởng. Trong nhiệm kỳ của mình, Dulles và Eisenhower đã xây dựng một tình bạn bền chặt, giúp Bộ trưởng được tiếp cận trực tiếp và chưa từng có với Tổng thống.

"Báo cáo mới đây nhất về mức độ tham gia của Trung Cộng vào chiến trường ở Điện Biên Phủ (vị trí sinh tử hiện nay ở Đông Dương) cho biết những điều sau :

1. Một tướng Trung Cộng (Communist China) tên Lý Chấn Hậu (Li Chen-hou) đang đóng tại tổng hành dinh của tướng Giáp, tư lệnh của Việt Minh.

2. Dưới quyền của tướng Trung Quốc này có gần hai chục cố vấn quân sự kỹ thuật Trung Cộng ở tổng hành dinh của tướng Giáp. Cũng có nhiều cố vấn quân sự Trung Cộng khác ở cấp sư đoàn.

3. Có những đường dây điện thoại đặc biệt đều do nhân viên Trung Quốc thiết lập, duy trì và hoạt động.

4. Có một số lượng lớn những súng phòng không 37 ly điều khiển bằng ra-đa ở Điện Biên Phủ mà bắn xuyên mây để bắn rơi máy bay Pháp. Những súng này đều do người Trung Quốc điều khiển.

5. Để ủng hộ trận chiến, có độ 1000 xe tải quân nhu, khoảng một nửa trong số đó đã đến kể từ ngày 1 tháng Ba, tất cả xe này đều do nhân viên Quân đội Trung Quốc lái.

6. Tất cả những điều đã nói ở trên, tất nhiên , là chưa kể đến chuyện pháo, đạn và đồ trang bị thường đến từ Trung Cộng".

Trước khi công bố tài liệu tuyệt mật này, trong bản tuyên bố đọc trước Ủy ban Ngoại vụ Hạ Viện Mỹ ông Dulles nói như sau về Trung Cộng :

"Trung Cộng đã và đang đẩy mạnh cuộc xâm lược của cộng sản tại Đông Dương thuộc Pháp.

Áp dụng cách thức cộng sản điển hình, họ đã tìm cách lợi dụng những khát vọng độc lập địa phương và đã dùng chúng như là cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược chính . Những kẻ cai trị của Trung Cộng đào tạo và trang bị ở Trung Quốc cho lính của Hồ Chí Minh bù nhìn của họ. Họ cung cấp số lượng lớn pháo và đạn cho những người lính này. Họ cung cấp hướng dẫn về kỹ thuật và quân sự ở những bộ phận tham mưu của bộ tư lệnh Hồ Chí Minh, ở cấp sư đoàn và ở những đơn vị chuyên môn hóa như truyền tin và công binh, những đơn vị pháo và vận tải.

Mục đích lớn của họ không chỉ chiếm Đông Dương mà còn thống trị toàn bộ Đông Nam Á. Như vậy cuộc đấu tranh này hàm chứa một mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với Việt Nam, Lào và Cambodia, mà còn đối với các quốc gia láng giềng thân thiện như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phi Luật Tân, Úc và Tân Tây Lan".

Theo New York Times, (06/04/1954)

Tựa đề tiếng Việt của người dịch.

Trần Quốc Việt dịch (12/05/2024)

*************************

Đọc thêm :

Sự phối hợp, giúp đỡ của cố vấn Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Phan Sỹ Phúc, VoV.vn, 19/04/2024

VoV.vn - Chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện tình hữu nghị sâu đậm "vừa là đồng chí vừa là anh em", là mốc son lịch sử góp phần tăng cường hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam - Trung Quốc.

dbp02

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lãnh trong Bộ Chỉ huy chiến dịch họp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh tư liệu

Những năm 1950-1954, thực hiện thỏa thuận giữa Trung ương Đảng, Quân ủy và Bộ Quốc phòng hai nước, cùng với sự chi viện về vật chất, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã sang công tác bên cạnh Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cố vấn Trung Quốc đã tham gia nhiều ý kiến đối với các hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực Việt Nam trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Trong tổng số 50 chiến dịch lớn nhỏ ta tiến hành thời gian này, Đoàn cố vấn quân sự tham gia 7 chiến dịch, trực tiếp giúp đỡ một số đơn vị chủ lực Việt Nam tác chiến. "Hầu hết các chiến dịch đều giành thắng lợi, có chiến dịch thắng lợi vượt mức kế hoạch đề ra như chiến dịch Biên giới, nhưng cũng có chiến dịch không đạt yêu cầu chiến lược như ba chiến dịch đầu năm 1951".

Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với một số lượng vật chất, vũ khí, phương tiện, Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tham mưu các chủ trương, biện pháp điều hành tác chiến, phối hợp, giúp đỡ và cùng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy của ta xây dựng kế hoạch, góp phần vào thắng lợi.

Đoàn Cố vấn Trung Quốc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều cấp, đi cùng Bộ chỉ huy Chiến dịch và các đơn vị của ta. Cấp Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh có : Vi Quốc Thanh - Trưởng đoàn cố vấn quân sự, Mai Gia Sinh – Phó đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Đoàn ; Đặng Dật Phàm, Trưởng nhóm Cố vấn chính trị Đoàn cố vấn quân sự - cố vấn công tác chính trị ; Nhữ Phu Nhất - cố vấn Cục Tác chiến.

Cùng với đó là cố vấn cho các đại đoàn và các lực lượng binh chủng, ngành, cố vấn cấp trung đoàn, cán bộ giúp việc, cảnh vệ, phiên dịch cho các lãnh đạo Đoàn.

Quá trình phối hợp, giúp đỡ của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc với lãnh đạo, chỉ huy và các đơn vị ta có thể khái quát ba nội dung sau :

1. Cố vấn quân sự phối hợp với cán bộ tham mưu tác chiến của ta khảo sát, chuẩn bị chiến trường, xây dựng phương án tác chiến chiến dịch

Ngày 10/10/1953, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo với Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã bổ nhiệm ông Vi Quốc Thanh làm Trưởng đoàn Cố vấn quân sự cho Quân đội nhân dân Việt Nam, phụ trách các hoạt động quân sự, xây dựng quân đội và hậu cần ; ông La Quý Ba làm Cố vấn trưởng chính trị phụ trách các vấn đề về đảng, quản lý công và các chính sách của chính phủ.

Ngày 25/10, ông Vi Quốc Thanh đến Việt Bắc, ngày 27/10, gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hạ tuần tháng 10/1953, với sự phối hợp và giúp đỡ của tình báo Trung Quốc, ta đã có trong tay bản kế hoạch Nava. Chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Việt Nam, Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh, Tham mưu trưởng đoàn Mai Gia Sinh và một số cán bộ, cố vấn tham mưu, chính trị, hậu cần tích cực tham gia cùng với các tướng lĩnh Việt Nam trong khảo sát, lên kế hoạch và chuẩn bị chiến trường.

Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Vi Quốc Thanh bàn bạc và nhất trí đề nghị lên Tổng Quân ủy và Bộ Chính trị phương hướng tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954. Sau khi chủ trương đó được Tổng Quân ủy và Bộ Chính trị thông qua, Bộ Tổng tham mưu đã khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến.

Ngày 19/11/1953, tại ATK Định Hóa (Thái Nguyên), Bộ Tổng tư lệnh triệu tập hội nghị quân chính từ cấp trung đoàn trở lên để phổ biến kế hoạch tác chiến Đông Xuân. Hội nghị đang họp thì được tin ngày 20/11, quân Pháp nhảy dù chiếm đóng Điện Biên Phủ. Ngày 23/11, kết luận hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh, vô luận tình hình thay đổi thế nào, việc quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản có lợi cho ta. Hội nghị sắp kết thúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, bày tỏ sự nhất trí với phương án tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và nhấn mạnh : "Vì tình hình địch có thể còn thay đổi, nên các chú phải luôn luôn nắm vững phương châm chỉ đạo tác chiến mà Bộ Chính trị đã đề ra là : Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt".

Sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái cùng một số cán bộ tham mưu tập trung nghiên cứu tình hình Tây Bắc. Đại tướng hội ý với ông Vi Quốc Thanh về một số vấn đề như : Ý đồ của Pháp khi xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm ? Khi đại bộ phận chủ lực ta đã tiến sâu vào Tây Bắc, liệu địch có khả năng đánh ra vùng tự do ở Trung du và Việt Bắc hay không ?... Cả hai cùng cho rằng : chúng ta phải tỉnh táo đề phòng và việc điều động các đơn vị chủ lực phải được tiến hành từng bước.

Ngày 26/11/1953, một bộ phận của tiền phương Bộ Tổng tư lệnh lên đường đi Tây Bắc. Cơ quan Tham mưu do Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tổng tham mưu phó phụ trách. Cùng đi có Cục phó Cục Quân báo Cao Pha và các bộ phận tác chiến, thông tin, cơ yếu... Về phía Đoàn cố vấn có Mai Gia Sinh và một số cố vấn tham mưu. Ngày 30/11, đến Nà Sản, đồng chí Hoàng Văn Thái và cố vấn Mai Gia Sinh dừng lại một ngày để nghiên cứu tập đoàn cứ điểm và rút ra kết luận : một nguyên nhân quan trọng khiến ta tiến công cứ điểm không thành công trước đây là do ta chưa ckiềm chế được pháo binh và hạn chế hoạt động của không quân địch.

Sáng ngày 6/12, đoàn đến Sở chỉ huy tiền phương đầu tiên của Bộ Tổng tư lệnh ở hang Thẩm Púa. Ngày 9/12, căn cứ vào tình hình địch và địa hình, đồng chí Hoàng Văn Thái, cố vấn Mai Gia Sinh cùng một số cán bộ ta và cố vấn tham mưu bàn phương án tiến công cứ điểm Điện Biên Phủ.

Có hai phương án được đề ra : Một là : Dùng toàn bộ lực lượng đồng loạt tiến công từ nhiều hướng dưới sự chi viện và hiệp đồng chặt chẽ của pháo binh và cao xạ. Một mũi đột kích mạnh của bộ binh sẽ từ phía tây và tây nam thọc sâu vào Sở chỉ huy, tạo nên sự rối loạn ở trung tâm phòng ngự địch ngay từ đầu, rồi từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, tiêu diệt địch trong thời gian tương đối ngắn.

Hai là : Bao vây địch dài ngày rồi đánh dần từng bước, lần lượt tiêu diệt từng trung tâm đề kháng bằng nhiều trận công kiên kế tiếp, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Cố vấn Mai Gia Sinh gọi cách đánh thứ nhất là "chiến thuật moi tim ", cách đánh thứ hai là "chiến thuật bóc vỏ". Sau khi cân nhắc, hai đồng chí nhất trí chọn phương án đánh nhanh thắng nhanh để chuẩn bị báo cáo với Đại tướng Tổng Tư lệnh.

Cùng với việc triển khai xây dựng kế hoạch tác chiến của cơ quan tham mưu chiến dịch, các cố vấn hậu cần của bạn như : Mã Tây Phu, Sử Nhất Dân, Chu Phúc, Trương Kiếm Trọng ở Tổng cục Cung cấp và các đơn vị đã tham mưu, phối hợp với chỉ huy các đơn vị xây dựng kế hoạch bảo đảm hậu cần cho chiến dịch. Các cố vấn này là những cán bộ dày dặn kinh nghiệm trong tổ chức bảo đảm cho các trận đánh lớn trên chiến trường Trung Quốc. Họ đã phối hợp cán bộ chỉ huy hậu cần của ta xây dựng kế hoạch vận chuyển cho mặt trận, chia cung đường vận chuyển tiếp tế đến Điện Biên Phủ thành ba cung chặng rất hiệu quả.

2. Tham mưu triển khai công tác chuẩn bị ; trao đổi, ủng hộ thay đổi phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "Đánh chắc, thắng chắc"

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, thành lập Bộ Chỉ huy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy huy trưởng Mặt trận và thông qua kế hoạch tác chiến chiến chiến dịch theo phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Hạ tuần tháng 12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tiếp tình hình mới, Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 5/1, Đại tướng cùng Sở chỉ huy tiền phương Bộ Tổng tư lệnh lên đường đi Tây Bắc. Ông Vi Quốc Thanh – Trưởng đoàn và một số cố vấn khác đi cùng. Sáng 12/1, Đại tướng đến Tuần Giáo. Đồng chí Hoàng Văn Thái đến báo cáo tình hình địch, ta, địa hình Điện Biên Phủ và phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh đã bàn với cố vấn Mai Gia Sinh. Đại tướng cảm thấy phương án này trái với phương án đã trình Bộ Chính trị ngày 6/12/1953.

Chiều 12/1, Đại tướng đến Sở chỉ huy ở hang Thẩm Púa, triệu tập hội nghị Đảng ủy. Trong cuộc họp, tất cả các đảng ủy viên đều nhất trí chọn phương châm "đánh nhanh, giải quyết nhanh". Không đồng tình với phương án đó, Đại tướng thấy cần trao đổi, bàn bạc với Trưởng đoàn cố vấn.

Trước câu hỏi về chủ trương đánh nhanh, giải quyết nhanh, cố vấn Vi Quốc Thanh nói : "Qua bài học Nà Sản, tất cả đều nhất trí là ở Điện Biên Phủ lần này ta nên tranh thủ đánh sớm, đánh nhanh và có nhiều khả năng đánh thắng". Đại tướng trình bày những suy nghĩ của mình về trình độ tác chiến của bộ đội ta, so sánh binh hỏa lực của hai bên và cho rằng, khó có khả năng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm này trong thời gian ngắn. Suy nghĩ một lúc, cố vấn Vi Quốc Thanh khẳng định : "Nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thì không đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ".

Vẫn không tin vào phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh, nhưng Đại tướng tự thấy mình vừa mới đến chiến trường, chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án đã được các đồng chí đi trước lựa chọn, lại là đa số trong Đảng ủy và đã được tất cả các cố vấn đồng tình. Không còn thời gian xin ý kiến Bác và Bộ Chính trị, vì không thể trao đổi vấn đề tuyệt mật này qua điện đài ; viết thư cho cán bộ cầm về cũng không kịp. Đại tướng nhất trí triệu tập hội nghị cán bộ vào ngày 14/1 song cũng dặn đồng chí Cao Pha cho điều tra kỹ các vị trí địch và yêu cầu báo cáo tình hình mỗi ngày hai lần, có gì đột xuất thì phải báo cáo ngay. Ngày 14/1, Bộ Chỉ huy chiến dịch triển khai chuẩn bị theo phương án đánh nhanh, giải quyết nhanh. Nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị được phổ biến trên một sa bàn lớn ở hang Thẩm Púa. Thời gian tác chiến dự kiến là 3 đêm 2 ngày. Chỉ huy các đại đoàn đều biểu thị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, không một ai có ý kiến khác.

Dù vậy, đến ngày 19/1, pháo ta vẫn chưa vào tới vị trí. Ngày nổ súng trước dự định là 20/1, nay phải lùi lại là 25/1, giờ G là 17 giờ. Từ ngày 20 đến 23/1, Cục Quân báo, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 Lê Trọng Tấn rồi Cục phó Cục Bảo vệ Phạm Kiệt, phái viên Bộ Tổng tư lệnh theo dõi việc kéo pháo vào trận địa báo cáo về tình hình địch tăng cường bố phòng, những khó khăn của ta, pháo chưa kéo hết vào vị trí, số đã vào thì bố trí chưa đảm bảo an toàn và đề nghị Đại tướng cân nhắc. Ngày 24/1, một chiến sĩ của Đại đoàn 312 bị địch bắt. Qua tin trinh sát kỹ thuật, ta lại biết địch đã nắm được thời gian ta nổ súng là 17 giờ ngày 25/1 và thông báo cho nhau. Đại tướng quyết định hoãn giờ nổ súng lại 24 tiếng.

Sáng 26/1, Đại tướng cho mời cố vấn Vi Quốc Thanh sang trao đổi. Sau khoảng nửa giờ, trước các lập luận đầy thuyết phục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố vấn Vi Quốc Thanh đã nhất trí hoãn cuộc tiến công, chuyển phương châm tác chiến chiến dịch từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "Đánh chắc, thắng chắc".

Đại tướng trao đổi thêm về việc triệu tập họp Đảng ủy Mặt trận và các hoạt động sau khi hoãn cuộc tiến công. Hơn nửa giờ sau đó, cuộc họp Đảng ủy mặt trận bắt đầu, Đại tướng trình bày những suy nghĩ về cách đánh tập đoàn cứ điểm, về những khó khăn chưa thể vượt qua và khẳng định : "Ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh". Các Đảng ủy viên phát biểu nêu lên những băn khoăn, khó khăn, ảnh hưởng khi thay đổi phương châm tác chiến… Dù vậy, trước câu hỏi của Đại tướng : Đánh theo phương châm cũ có đảm bảo chắc thắng 100% không, thì không ai dám chắc.

Cuối cùng, Đại tướng kết luận : "Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là : "Đánh chắc thắng", cần chuyển phương châm chiến dịch từ ‘đánh nhanh, giải quyết nhanh’ sang ‘đánh chắc, tiến chắc’. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn mặt trận lui về vị trí tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm chấp hành triệt để mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới". Lúc đó là 11 giờ trưa ngày 26/1/1954.

Với Đoàn cố vấn, "sau khi được phân tích về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Mọi người đều biểu thị quyết tâm đồng cam cộng khổ, đem hết trí tuệ và năng lực giúp bộ đội Việt Nam giành toàn thắng.

3. Cố vấn tham mưu, phối hợp với các lãnh đạo, chỉ huy Chiến dịch và chỉ huy các đơn vị ta trong quá trình tiến hành chiến dịch

Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm mới, ở cơ quan chỉ huy chiến dịch cũng như ở các đại đoàn, các cố vấn Trung Quốc đã giúp đỡ ta một cách tích cực, nhiệt tình. Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh đã trực tiếp giới thiệu cách xây dựng trận địa tấn công và bao vây cho cán bộ Việt Nam, trên cơ sở kinh nghiệm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc… Phó đoàn trưởng Mai Gia sinh đã hướng dẫn công binh Việt Nam xây dựng trận địa mẫu để cán bộ các đơn vị tham quan học tập. Bạn gọi đây là biện pháp "Cận bách tác nghiệp" – tiếp cận địch bằng các hào chia cắt, tổ chức một bộ phận ra sức đào giao thông hào để chia cắt, bao vây, áp sát cứ điểm địch, sau đó bất ngờ công kích, như vậy vừa giảm được thương vong lại vừa thêm phần chắc thắng.

Cố vấn ở các đơn vị đã hướng dẫn cụ thể cho cán bộ Việt Nam ở thực địa, nên việc làm đường và xây dựng trận địa cho bộ binh, pháo binh, cao xạ được tiến hành thuận lợi. Bạn đã giới thiệu cho ta kinh nghiệm chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong chiến dịch vây hãm quân Tưởng ở Hoài Hải, của Chí nguyện quân Trung Quốc ở Triều Tiên... Bộ đội ta đã vận dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo.

Giai đoạn hai chiến dịch, các cuộc tiến công khu Trung tâm của ta gặp nhiều khó khăn. Hai bên giao tranh vô cùng quyết liệt. "Đứng trước tình hình mới xuất hiện, những người bạn chiến đấu Việt Trung cùng nhau nghiên cứu tiếp tục áp dụng cách đánh đào chiến hào ngang dọc, đánh dũi đánh lấn, chia cắt bao vây, tiêu diệt từng lô cốt quân địch, khi đó gọi cách đánh này là chiến thuật "Bóc măng tre".

Tính chung toàn chiến dịch, bộ đội ta đã xây dựng hai loại đường hào. Một đường hào trục dùng cho cơ động bộ đội, cơ động pháo, vận chuyển thương binh, hình thành một đường vòng rộng bao quanh trận địa địch ở phân khu trung tâm. Một đường hào khác tiếp cận của bộ binh, xuất phát từ vị trí trú quân của các đơn vị trong rừng rồi hướng ra cánh đồng, cắt ngang đường hào trục, tiến vào những vị trí địch. Về chiều dài, lúc đầu ước tính trên bản đồ khoảng 100km, nhưng trong quá trình chiến dịch, bộ đội ta đã đào được hơn 200km đường hào. Hệ thống đường hào là kết tinh lao động cật lực, khoảng 14 đến 18 tiếng mỗi ngày, đổi bằng mồ hôi mà cả xương máu của bộ đội, đã phát huy hiệu quả trong chiến đấu, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.

"Để có thể vây hãm dài ngày và lần lượt tiến công từng bộ phận quân địch, theo kinh nghiệm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do các cố vấn Trung Quốc trực tiếp giới thiệu, ta đã xây dựng thành công hệ thống trận địa tiến công và bao vây chiến dịch".

Trong đợt cuối của chiến dịch, được sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc, ngày 22/4, ta thành lập tiểu đoàn hỏa tiễn H.6 (Tiểu đoàn 224) để kịp thời phát huy hỏa lực. Hỏa tiễn 6 nòng do Trung Quốc cải tiến theo công thức Ka-chiu-sa của Liên Xô. Tiểu đoàn có 2 đại đội, mỗi đại đội có 6 khẩu, tổng 12 khẩu, 72 nòng. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 224 đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn cố vấn Trung Quốc 7 người và 2 phiên dịch triển khai luyện tập.

Trong 7 ngày luyện tập, các cố vấn nhiệt tình truyền đạt kỹ thuật bắn và kinh nghiệm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn. 12 giờ ngày 2/5, đồng chí Tham mưu trưởng Đại đoàn và đoàn cố vấn đến kiểm tra các trận địa pháo và công tác chuẩn bị. Chiều 6/5 ta tiến hành tổng công kích toàn mặt trận. Tiểu đoàn khai hỏa lúc 19 giờ 30, bắn vào Sở chỉ huy địch, một số trận địa pháo và lực lượng địch phản kích ở hai đầu cầu Mường Thanh. Từ đêm 6/5 đến khoảng 9 giờ sáng 7/5, Tiểu đoàn bắn cấp tập 3 lượt chính xác vào các mục tiêu, khiến cho quân Pháp thêm phần hoảng loạn.

Tại Sở chỉ huy chiến dịch và các đơn vị trực tiếp chiến đấu, các chỉ huy của ta và bạn luôn trao đổi, rút kinh nghiệm, thống nhất các biện pháp khắc phục khó khăn, xử lý các tình huống đưa chiến dịch phát triển. 14 giờ 30 phút ngày 6/5, nắm vững thời cơ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hội ý với cố vấn Vi Quốc Thanh và quyết định : tranh thủ lúc địch đang rối loạn, ra lệnh ngay cho các đơn vị đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh.

Chiều 7/5, giờ phút chiến dịch toàn thắng, cố vấn Vi Quốc Thanh gọi điện : "Chúc mừng Võ Tổng và các đồng chí Việt Nam !". Đại tướng trả lời : "Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí Vi, các đồng chí cố vấn và nhân dân Trung Quốc !". Ngày hôm sau, 8/5, tại Mường Phăng, cơ quan hậu cần tổ chức liên hoan mừng chiến thắng. Hai cố vấn Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh và một số cố vấn cùng dự. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng cố vấn Vi Quốc Thanh hân hoan nâng cốc chúc mừng thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, chúc mừng tình hữu nghị chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt - Trung.

Như vậy, trong chiến thắng Điện Biên Phủ có dấu ấn và những đóng góp quan trọng của nước bạn. Bên cạnh sự chi viện về vật chất, vũ khí, các cố vấn Trung Quốc đã tích cực tham gia cùng với các tướng lĩnh Việt Nam trong khảo sát, xây dựng kế hoạch tác chiến và chuẩn bị chiến trường ; trao đổi, ủng hộ và tích cực triển khai các công tác chuẩn bị theo phương châm "đánh chắc, thắng chắc".

Đáng kể nhất trong giúp đỡ của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc cho chiến dịch Điện Biên Phủ, "Đó là kinh nghiệm sử dụng và phát huy có hiệu quả hỏa lực pháo binh (24 khẩu lựu pháo 105mm của Trung Quốc và trung đoàn cao xạ pháo 37mm của Liên Xô, đều lần đầu xuất trận) và kinh nghiệm đào hào vây lấn, xây dựng trận địa, theo kinh nghiệm của Chí nguyện quân Trung Quốc ở Triều Tiên".

Về sự giúp đỡ của Trung Quốc nói chung, cố vấn Trung Quốc nói riêng trong kháng chiến chống Pháp, cũng như trong chiến dịch Điện Biên Phủ, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng nhận định : "đoàn cố vấn Trung Quốc đã cùng với lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp thiết lập mối quan hệ tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau, đoàn kết một lòng" và "Chiến thắng vĩ đại của Chiến dịch Điện Biên Phủ thể hiện tình hữu nghị sâu đậm ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’, là mốc son lịch sử góp phần tăng cường hữu nghị giữa nhân dân hai nước".

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) là dịp cùng ôn lại lịch sử quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây dựng và vun đắp. Với quyết tâm và nỗ lực chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, "vừa là đồng chí, vừa là anh em" giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Thượng tá, Tiến sĩ Phan Sỹ Phúc

(Viện Lịch sử quân sự, 19/04/2024)

Lược trích tham luận tại Hội thảo khoa học "Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"

*******************************

Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam

The China Radio International, 09/08/2021

Trung Quốc và Việt Nam có tình hữu nghị truyền thống cách mạng nồng thắm. Một số đồng chí Việt Nam đồng cam cùng khổ với người cộng sản Trung Quốc trong thời khắc gian nan khi cách mạng Trung Quốc gặp trắc trở. Trong khi đó, Trung Quốc cũng từng dành sự hỗ trợ cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. 

dbp2

Hồ Chí Minh và những cố vấn Trung Quốc trên vùng Tây-Bắc

Quyết định cử đoàn cố vấn quân sự

Năm 1950, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định viện trợ to lớn cho Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp, lần lượt cử đại diện Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Trần Canh, đoàn cố vấn quân sự do đồng chí Vi Quốc Thanh dẫn đầu cũng như đoàn cố vấn chính trị do đồng chí La Quý Ba dẫn đầu sang Việt Nam hỗ trợ Việt Nam chống thực dân Pháp.

Chủ tịch Mao Trạch Đông từng nêu ra yêu cầu đối với đoàn cố vấn : nhiệm vụ của đoàn cố vấn là hỗ trợ quân đội Việt Nam chỉ huy và tác chiến, giúp Việt Nam giành chiến thắng ; hỗ trợ Việt Nam tổ chức xây dựng một lực lượng chính quy. Coi sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của nhân dân Trung Quốc.

Đại tướng đích thân tham gia đoàn cố vấn

Hồi đó, quân đội Việt Nam chưa đến 30 nghìn quân, nhanh chóng tan tác trước sự càn quét và bao vây của trăm nghìn quân Pháp được trang bị máy bay và xe tăng, tuyến đường biên giới Trung – Việt đã bị cắt đứt, toàn bộ điểm dựa trong các thành thị đều mất đi, lực lượng quân đội Việt Nam ít ỏi còn bị quân Pháp chia cắt bao vây ở các khu rừng. Đứng trước nguy cơ này, là một trong những lãnh đạo chính của Hồng quân công nông, Đại tướng Trần Canh không hề hoảng sợ, trước hết chỉ huy quân đội Việt Nam phân luồng có mục đích, tấn công từ nhiều phía để quấy nhiễu vận chuyển tiếp tế, kho đạn dược của quân Pháp, quân Pháp vốn giữ khí thế dữ dội, cuối cùng ô tô, xe tăng không chạy nổi, máy bay không thể cất cánh, việc ăn, uống, trang bị vũ khí của quân Pháp đều gặp khó khăn, buộc phải từ bỏ thế tấn công mạnh mẽ, bắt đầu rút quân. Quân đội Việt Nam cũng từ chỗ nguy hiểm chuyển thành an toàn.

dbp3

Nhận được tin cậy

Đại tướng Trần Canh rất được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo khác của quân đội Việt Nam tin cậy, về sau, do bùng phát cuộc chiến tranh Triều Tiên, Đại tướng Trần Canh rất nhanh được điều động về Trung Quốc. Đồng chí Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn mới đã thay phiên sang Việt Nam. Đồng chí Vi Quốc Thanh dẫn đồng đội do mình lựa chọn không chỉ hỗ trợ quân đội Việt Nam từ chỉ huy đến tác chiến, còn hỗ trợ triển khai công tác huấn luyện, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu của quân đội Việt Nam.

Lúc đó các lãnh đạo quân đội Việt Nam lại dốc sức muốn giành quyền kiểm soát vùng châu thổ sông Hồng, bởi nơi đây phì nhiêu dồi dào tài nguyên, là nơi tập trung dân số thành phố, sau khi kiểm soát sẽ có thể chuyển vào thành phố, dễ chịu hơn so với điều kiện gian khổ trong rừng, nhưng đồng chí Vi Quốc Thanh kiên quyết phản đối, nêu ra phải quét sạch tàn quân Pháp ở vùng Tây Bắc, tiến theo phía Lào, từ nông thôn bao vây thành phố. Đề nghị của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc không nhận được ủng hộ của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hiểu rõ về vị tướng này của Trung Quốc, nên không ủng hộ đồng chí Vi Quốc Thanh như Đại tướng Trần Canh.

Lúc đó, quân Pháp đã dựng lên phòng tuyến vững chắc ở vùng châu thổ sông Hồng, chỉ cần quân đội Việt Nam tấn công vào sẽ bộc lộ vị trí của quân tấn công chủ lực, phối hợp máy bay ném bom na-pan, phản công quy mô lớn, gây thương vong nặng nề cho quân đội Việt Nam. Trước bài học đẫm máu này, Việt Nam đã nhận thấy giá trị của đồng chí Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấnTrung Quốc, nghi ngờ giữa anh em đã bị xóa bỏ, quân đội Việt Nam nhanh chóng chấp nhận kế hoạch Tây tiến của đoàn cố vấn Trung Quốc, kiểm soát lại phần lớn khu vực Tây Bắc.

dbp4

Giải quyết triệt để qua một trận thắng

Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ cực kỳ quan trọng, quân Pháp nhanh chóng chiếm đóng khu vực này, quân chủ lực Việt Nam đang tấn công Lai Châu hơi lúng túng, thế trận loạn tạc, gửi điện hỏi đối sách của đồng chí Vi Quốc Thanh đang nghỉ ốm ở Trung Quốc, đồng chí đã nhận thấy cơ hội tấn công tốt nhất, đồng chí vốn cho rằng phải kháng chiến trường kỳ, vòng qua Lào, bao vây và từng tý một tiêu diệt quân Pháp, không ngờ chúng đều ra khỏi trại doanh. Không bao lâu, toàn bộ quân Pháp đều đã xuất hiện, tổng cộng 21 tiểu đoàn, 16 nghìn người xây dựng căn cứ ở Điện Biên Phủ, không khác gì đang chờ đợi quân đội Việt Nam đến tiêu diệt.

Đồng chí Vi Quốc Thanh đề nghị quân đội Việt Nam tiếp tục tấn công quân Pháp đóng ở Lai Châu, và nhanh chóng chiến thắng và kiểm soát Lai Châu, sau đó lại bình tĩnh tiến vào Điện Biên Phủ. Quân đội Việt Nam điều phối tất cả lực lượng tinh nhuệ, kéo pháo lên đỉnh núi, bắn dữ dội vào khu vực lòng chảo của quân Pháp, kiếm soát sân bay, tiêu diệt lính dù đến chi viện, cuối cùng, quân Pháp đã bị đánh bại triệt để và đầu hàng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc triệt để ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, trong cuộc chiến lần này cũng như kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc Việt Nam, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã đóng góp to lớn, hai nước Trung – Việt vừa là đồng chí vừa là anh em, thời kỳ lịch sử này không nên bị lãng quên, lịch sử đã chứng minh, chỉ có đoàn kết hợp tác mới có thể cùng thắng.

Theo China Radio Inetrnational - CRI

(04/08/2021)

Additional Info

  • Author Trần Quốc Việt, Phan Sỹ Phúc
Published in Diễn đàn

Điện Biên Phủ mở đầu cho hồi kết chính sách thuộc địa Pháp

Le Figaro Magazine chạy tít lớn "Cuộc chiến của những người hùng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm", dành trang bìa cho bức ảnh những người lính đang xung phong.

dbp1

Chiến dịch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953, nhằm bảo vệ biên giới phía Lào và cắt đường tiếp tế của Việt Minh. AP

Trận đánh khiến Pháp lụi tàn giấc mơ Đông Dương 

Trong bài "Đông Dương, những chiến binh cuối cùng của Điện Biên Phủ", đặc phái viên tờ báo quay lại chiến trường xưa, nơi từng diễn ra trận đánh huyền thoại. Từ ngày 13/03 đến 07/05/1954, thất bại của quân đội do tướng De Castries chỉ huy trước Việt Minh đông gấp bốn lần, đã khởi đầu cho việc Pháp chia tay với Đông Dương.

Khi những người lính dù Pháp tham gia chiến dịch Castor nhảy xuống thung lũng ngày 20/11/1953, tại đây chỉ mới có vài làng người Thái đen. Năm 2024, Điện Biên Phủ là một thành phố biên giới 140.000 dân không ngừng mở rộng, những tòa nhà cao xấu xí thay thế những căn nhà miền núi duyên dáng bên bờ Nậm Rốm.

Một phi đạo mới vừa được khánh thành vào tháng 12/2023 - nơi xưa kia những chiếc Dakota của Không quân Pháp hạ cánh, trước khi đại bác của Việt Minh ngăn trở khiến chỉ còn cách nhảy dù. Ngày nay có những chuyến bay từ Hà Nội và bay thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh tức Sài Gòn. Để có phi đạo dài 2.500 mét, một đoạn đồi Bản Kéo (Anne-Marie) đã bị san phẳng dù nằm trong số 46 cứ điểm lịch sử. Điều kỳ lạ là trong sáu tháng đào bới, không tìm thấy hài cốt lính viễn chinh nào.

Chiến trường Điện Biên nay là thành phố nhộn nhịp

Đại sứ quán Pháp theo dõi chặt chẽ, sau khi bị hiệp hội "Souvenir français" (Kỷ niệm Pháp) chỉ trích là không quan tâm đến việc hồi hương di hài những người lính ở Đông Dương. Một phái đoàn của Viện Khảo cổ được gởi đến Việt Nam tháng 4/2023 để giúp đào tạo người Việt, nhưng không được vào hiện trường. Trong trận Điện Biên Phủ, phía Pháp có 2.300 lính tử trận và 1.000 mất tích. Nhưng hơn 6.500 trong tổng số 11.000 người bị bắt làm tù binh đã chết trong chuyến đi khủng khiếp về các trại của Việt Minh hay khi bị giam giữ.

Tại một số cứ điểm như Éliane, Dominique, các chiến hào được gia cố để chống chọi với thời gian và mưa gió, hầm chỉ huy của tướng De Castries được tráng xi-măng. Những cô gái mặc áo dài chụp hình kỷ niệm trước một bức tranh toàn cảnh khổng lồ mô tả lại cuộc chiến. Tác giả nhận thấy việc dựng lại có phần hơi lố : cơ sở y tế của Việt Minh trông giống như một bệnh viện ở Dubai, còn của sở chỉ huy Pháp chỉ là một hầm chứa nước thải bẩn thỉu.

Cách đó vài trăm mét là đài tưởng niệm của phía Pháp do một cựu binh lê dương gốc Đức từng chiến đấu ở cứ điểm Hồng Cúm (Isabelle), Rolf Rodel dựng lên ngày 07/05/1994 nhân kỷ niệm 40 năm trận đánh. Xa hơn, ở Mường Phăng khoảng 17 kilomet đường chim bay là sở chỉ huy của tướng Giáp, ở ngoài tầm đại bác 155 ly, và những căn lều của cố vấn Trung Quốc. Pháp thua vì không ngờ người Việt làm được điều không tưởng là đưa đến nơi những khẩu đại bác hạng nặng, xuyên qua rừng núi với 260.000 dân công.

Những chiến binh Điện Biên Phủ cuối cùng

Bài phóng sự kèm theo rất nhiều hình ảnh, và chân dung các cựu binh của cả hai bên. Phía Pháp có Pierre Latanne, anh binh nhì 22 tuổi hai lần nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, nay là tướng tình báo. Trung sĩ Pierre Flamen năm nay 94 tuổi, cho rằng trận Điện Biên Phủ là sai lầm khủng khiếp của cấp chỉ huy, họ chiến đấu vì danh dự lính dù chứ không phải vì lá cờ cách đó 12.000 kilomet. André Mengelle, một người lính tình nguyện vì chưa đủ tuổi, nhận thấy người hùng có ở cả hai phía. Ông rời quân đội ở tuổi 57 với ngôi sao cấp tướng.

Phía Việt Nam, Phạm Đức Cư lúc đó 24 tuổi chỉ huy tiểu đoàn 394 trung đoàn pháo cao xạ 367 được đào tạo tại Trung Quốc, cho biết đơn vị 70 người bị chết hết phân nửa, nhưng được bổ sung thường xuyên. Nguyễn Xuân Mai còn trẻ hơn, khai tăng tuổi và cân nặng để đi bộ đội, từng tấn công cứ điểm Éliane, sau thành nhà báo quân đội với cấp đại tá. Ông Lê Quyên học tại Côn Minh, Trung Quốc, thuộc đại đoàn 316 và cũng nghỉ hưu với cấp đại tá như ông Mai, nhớ lại lúc chia nhau thực phẩm và sâm-banh tiếp tế cho tướng De Castries, thổ lộ lúc đó chưa ý thức được tầm vóc của chiến thắng.

Điện Biên Phủ sụp đổ là hồi chuông báo tử cho Đông Dương, và cả đế quốc Pháp với tác động dây chuyền lên Algérie và Châu Phi. Jean-Marc Rouart, tác giả một vở kịch lấy bối cảnh Đông Dương nhấn mạnh : "Trận Điện Biên Phủ đánh dấu thời điểm lịch sử cho thế giới thứ ba. Lần đầu tiên kể từ 1905 khi Nhật đánh bại Nga, những người Châu Âu bị thua một dân tộc thuộc một nền văn minh bị họ coi thường. Đó là khởi đầu cho sự lùi bước của phương Tây". Le Figaro cũng lưu ý tinh thần đồng đội của người lính : Có đến 700 người tình nguyện đi tăng viện, và chuyến nhảy dù đầu tiên của họ thường cũng là chuyến cuối cùng.

Biển Đông : Bị Trung Quốc sách nhiễu, Philippines vận động truyền thông

Tại Biển Đông, đặc phái viên Le Point "Đi cùng với những người Philippines bị Trung Quốc quấy nhiễu". Chỉ riêng trong tháng 3, đã xảy ra hai sự cố : tuần duyên Trung Quốc cản đường tàu tiếp liệu Philippines, phun vòi rồng làm bảy người bị thương, dù đã giương cờ trắng xin ngừng tấn công.

Thị Tứ là điểm tiền tiêu xa nhất của Philippines, cách vùng đặc quyền kinh tế của nước này vài kilomet. Tuần báo nhắc lại về mặt lịch sử, Pháp đã kiểm soát quần đảo Trường Sa từ năm 1933 và tuyên bố chủ quyền, cụ thể Hải quân Pháp đổ bộ lên đảo Thị Tứ ngày 12/04/1933. Năm 1971 Philippines âm thầm cho quân chiếm đảo và đổi tên là Pag-asa (Hy vọng, theo tiếng Tagalog). Thị Tứ rộng 37 hecta, có một phi đạo, nhiều cây cối đã gãy đổ trong trận bão Odette tháng 12/2021. Những người sống trên đảo được hưởng trợ cấp hào phóng 1 triệu peso mỗi năm (trên 16.000 euro), 16 ký gạo mỗi tháng, chưa kể nhà ở miễn phí.

Nhân Tuần Thánh 2024, cơ quan du lịch quần đảo Kalayaan (phần Trường Sa do Philippines nhận chủ quyền) tổ chức cho khoảng 50 du khách Philippines đi thăm đảo Palawan, họ cho rằng đây là "chuyến đi để đời". Xa xa là Bãi Cỏ Mây, năm 1999 Philippines dùng một chiếc tàu mắc cạn để cho binh lính đóng quân. Chiếc BRP Sierra Madre từng phục vụ trong trận Okinawa và ở Đồng bằng sông Cửu Long trong chiến tranh Việt Nam đã quá cũ kỹ, và Bắc Kinh nghi ngờ Manila chở vật liệu đến để kéo dài tuổi thọ. Dù ở xa tít tắp nhưng Trung Quốc khống chế vùng biển với các chiến hạm, lực lượng tuần duyên và đoàn tàu dân quân biển đóng vai ngư dân.

Manila liên kết chống lại Bắc Kinh

Một người dân kể, từ 2012 bắt đầu thấy ngư dân Trung Quốc đến nhưng không đánh cá, thực ra là dân quân đến xây dựng đảo nhân tạo. Chính quyền không phản ứng và còn cấm đăng tin lên mạng. Rodrigo Duterte cố ve vãn Bắc Kinh để mong được đầu tư. Giờ đây ngay cả Duterte cũng nhìn nhận sai lầm, người kế nhiệm Ferdinand Marcos Junior chủ trương minh bạch vấn đề, và việc mở cửa Thị Tứ cho báo chí nằm trong chiến lược này. Trung Quốc yêu sách toàn bộ Trường Sa dù nằm cách đó hơn 1.000 kilomet. Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei đều tranh chấp.

Tiến sĩ Benjamin Blandin, Viện Công giáo Paris cho rằng không nên phóng đại sức mạnh Trung Quốc. Ba căn cứ hải quân và bốn điểm tựa của Bắc Kinh xây lên vội vã cách đây mười năm đã xuống cấp. Trong số 8.000 tàu dân quân chỉ có 1.000 chiếc thực sự hoạt động, và chỉ 200/400 chiến hạm có thể đi xa. Chuyên gia Gregory Poling, Center for Strategic and International Studies (CSIS) nhận thấy từ 2021 Trung Quốc chẳng chiếm được gì thêm, vì các nước Đông Nam Á không còn khoanh tay đứng nhìn. Chẳng hạn Việt Nam đã có 9 đảo và 14 rạn san hô được xây dựng kiên cố. Về phía Philippines đã thay đổi hẳn, lực lượng tuần duyên sẽ tăng gấp đôi, cho phép Mỹ đặt thêm 4 căn cứ quân sự.

Theo Le Point, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tự hại mình khi chế ra cái gọi là quyền lịch sử trên toàn bộ Biển Đông. Nào vũ khí siêu thanh, laser, đèn flash, trực thăng, hors-bord… và mới đây là vòi rồng ở mức mạnh nhất và trực diện để gây thiệt hại tối đa, nhằm "giết gà dọa khỉ". Washington không có cách nào khác là lên tuyến đầu. Manila có sự hỗ trợ của Pháp, Nhật và mới đây là hiệp ước ba bên Mỹ-Nhật-Phi, giúp Manila không còn cô độc.

NATO, sức mạnh quân sự chưa từng thấy

Tại Châu Âu Le Point phân tích "Chiến thắng kỳ lạ của NATO". Liên minh Bắc Đại Tây Dương bảo đảm hòa bình từ 75 năm qua, nhưng lại bị gặm nhấm từ bên trong. Tháng 4/1949, các nhà lãnh đạo 12 nước tự do ở Bắc Mỹ và Tây Âu thành lập NATO để ngăn chặn đế quốc Liên Xô, bảo đảm cam kết của Hoa Kỳ đối với Châu Âu. Nay với sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển NATO đã có đến 32 quốc gia.

Giữ gìn được hòa bình và thịnh vượng cho các nước thành viên trong hơn bảy thập niên qua là một chiến thắng đẹp đẽ. Thế nhưng năm 2016 Donald Trump nói rằng NATO "lỗi thời", và ba năm sau Emmanuel Macron chẩn đoán "chết não". Đến khi Ukraine bị Nga xâm lược năm 2022, NATO chứng tỏ sự hiện diện của mình là thiết yếu cho an ninh Châu Âu. Trên lý thuyết, Liên minh có sức mạnh chính trị quân sự khổng lồ.

Tổng sản phẩm nội địa của khối chiếm 50% toàn cầu, ngân sách quốc phòng cao hơn tất cả các nước khác cộng lại. NATO có 3,3 triệu quân hoạt động, 20.000 phi cơ, trên 1 triệu xe thiết gáp, 2.000 chiến hạm… chưa kể vũ khí nguyên tử của Hoa Kỳ và Anh quốc (Pháp được cho là độc lập). Tuy vậy trên thực tế, NATO lại dễ tổn thương. Người ta lo sợ Donald Trump nếu đắc cử sẽ rút khỏi liên minh, nguy cơ Ukraine thất bại khiến các chuyên gia quân sự ngày càng lo lắng.

"Lời cuối của con thiên nga"

NATO chưa chính thức tham chiến, nhưng Nga đã coi Liên minh Bắc Đại Tây Dương là kẻ thù. Joe Biden cảnh báo Vladimir Putin "sẽ không dừng lại ở Ukraine", Emmanuel Macron nêu ra một cuộc chiến "sống còn cho Châu Âu".

Nếu thiết thân đến như vậy, tại sao NATO lại không thể biến cán cân sức mạnh nghiêng hẳn về phía Kiev ? Sự chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, mà cụ thể là Quốc hội chặn viện trợ cho Ukraine, đóng một vai trò. NATO bị ăn mòn từ bên trong, còn trước mặt các kẻ thù liên kết lại : Nga, Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên - ba và sắp tới là bốn nước có vũ khí nguyên tử - ngày càng khắng khít, thêm vào đó là "các nước phương Nam". Ngay cả một số thành viên NATO như Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary và nay Slovakia, tỏ ra thông cảm với Vladimir Putin.

NATO thắng được chiến tranh lạnh trước Liên Xô là nhờ chưa bao giờ để phải nghi ngờ về quyết tâm tự vệ nếu bị tấn công, như trong cuộc phong tỏa Berlin năm 1948, Cuba 1962 và khủng hoảng hỏa tiễn năm 1983. Theo Le Point, các nhà lãnh đạo phương Tây ngày nay cần noi gương những người tiền nhiệm, nếu không muốn lễ kỷ niệm 75 năm thành lập NATO sẽ tổ chức ở Washington vào tháng 7, là "tiếng kêu cuối cùng của con thiên nga" - một liên minh quân sự vốn hùng mạnh chưa từng thấy.

Liên Hiệp Quốc trôi dạt về đâu ?

Nhưng không chỉ có NATO, ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng đang bất lực. L’Express đặt câu hỏi : "Iraq, Libya, Ukraine, Gaza… Sự trượt dài xuống địa ngục của Liên Hiệp Quốc sẽ còn tới đâu ?". Có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thế giới, Liên Hiệp Quốc trở thành sàn đấu giữa các nước dân chủ chống lại độc tài, và cần phải cải tổ để tồn tại.

Hôm 19/09/2023, ông Joe Biden, nhà lãnh đạo đại cường hàng đầu thế giới, có vẻ quá đơn độc khi lên án cuộc xâm lăng của Nga và tái khẳng định việc ủng hộ Ukraine. Trong năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, hai nhà độc tài Vladimir Putin và Tập Cận Bình vắng mặt đã đành, nhưng hai đồng minh Anh và Pháp cũng không tham dự. Tổ chức quốc tế đang trong cơn khủng hoảng hiếm thấy. Tháng 4/2022, tổng thống Volodymyr Zelensky đã chất vấn : "Đâu rồi hòa bình, lý do để Liên Hiệp Quốc được thành lập và có nhiệm vụ bảo vệ ?". Và suốt hai năm qua, đất nước của ông vẫn phải chịu đựng cuộc xâm lăng của một quốc gia là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an.

Còn Gaza ? Sáu tháng sau vụ thảm sát 1.200 người Israel hôm 7/10, Liên Hiệp Quốc vẫn chưa chính thức lên án hành động khủng bố của Hamas. Cuối tháng Giêng, diễn ra một sự kiện chấn động : Nhà nước Do Thái tố cáo 12 nhân viên của cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) tham gia vào vụ sát nhân trên. Rồi đến báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc Francesca Albanese nói rằng vụ thảm sát là lời đáp cho "sự đàn áp của Israel". Bộ Ngoại giao Pháp phản đối tuyên bố bài Do Thái này, cho rằng "đáng xấu hổ".

Tê liệt vì Nga và Trung Quốc

Liên Hiệp Quốc còn hữu ích hay không ? Được thành lập từ đống tro tàn của Hội Quốc Liên, liệu Liên Hiệp Quốc sẽ có cùng số phận của tổ chức tiền thân ? Từ khi đưa quân sang xâm chiếm Ukraine, Nga chặn tất cả mọi động thái của Hội đồng Bảo an, có sự tiếp tay của Trung Quốc.

Diễn đàn xã hội của Hội đồng Nhân quyền tháng 11/2023 tại Genève do… Iran làm chủ tịch. Azerbaijan đã hủy diệt các di sản Armenia ở Thượng Karabakh, trở thành phó chủ tịch Unesco. Hai phần ba trong số 47 thành viên Hội đồng Nhân quyền là các chế độ độc tài, tập trung tấn công Israel. Từ khi được thành lập năm 2006 cho tới 2023, Israel bị hội đồng này trừng phạt 103 lần, nhưng chưa một lần nào lên án Trung Quốc, dù 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị Bắc Kinh tống vào trại cải tạo.

Tuy vậy theo L’Express, Liên Hiệp Quốc trên thực tế là một tổ chức nhân đạo khổng lồ. Một số cơ quan trực thuộc có vai trò quan trọng như Chương trình Thực phẩm Thế giới, Tổ chức Lương Nông Quốc tế… xứng đáng được duy trì và cải tổ.

Trục xuất Nga khỏi Hội đồng Bảo an ?

Về ý kiến đuổi Nga ra khỏi Hội đồng Bảo an, theo chuyên gia địa chính trị Nicolas Tenzer, không phải là không thể thực hiện. Ông đề nghị hai cách. Hoặc vận dụng Điều 6 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, theo đó Đại hội đồng có thể trục xuất một thành viên theo khuyến cáo của Hội đồng Bảo an nếu "ngoan cố vi phạm" các nguyên tắc – đây chính là trường hợp của Nga.

Chỉ cần 9/15 thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an đồng ý, và với thành phần hiện nay hoàn toàn có thể. Cách triệt để hơn là đặt lại tính chính danh của Liên bang Nga trong Hội đồng, vì cho đến nay chỉ có Liên Xô được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc ! Nhưng vấn đề không phải là pháp lý mà là ý hướng chính trị. Liệu có nên đi đến tận cùng, làm tan vỡ Hội đồng Bảo an, hay chỉ nên dùng để gây áp lực lên Moskva ?

Ukraine, phòng thí nghiệm cho chiến tranh tương lai

L’Express đặt vấn đề "Quá tải và bị phá hoại từ bên trong, Liệu Liên Hiệp Quốc có gượng dậy được ?". Nouvel Obs mời người đọc "Du hành trong nước Mỹ của Trump". Le Point đăng ảnh tổng thống Pháp Emmanuel Macron với dòng tít lớn "Nhân vật với số nợ 1.000 tỉ". Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho "Trí thông minh nhân tạo (AI) bước vào chiến tranh". Từ Ukraine tới Gaza, AI xuất hiện trên chiến trường với sự kiểm soát ngày càng ít đi của con người.

Tạp chí Time gọi chiến tranh ở Ukraine là "Cuộc xung đột đầu tiên của AI". Từ tháng 6/2022, tổng giám đốc Palantir, Alex Karp (được mô tả là nhà buôn các loại vũ khí có AI trợ giúp) đã thăm Kiev, rồi đến Microsoft, Amazon, Google, Starlink cũng đến để đánh giá hiệu quả thực tế. Ukraine trở thành "phòng thí nghiệm của chiến tranh tương lai". Nhật báo Tây Ban Nha ABC được Courrier International dịch lại nhận định, cho tới nay các bên không để cho "robot sát thủ" quyết định, yếu tố con người là tối hậu. Nhưng dường như lằn ranh đỏ này đã bị vượt qua, không chỉ tại các nước đang chiến tranh hay các tập đoàn công nghệ.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế