Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tranh chấp Biển Đông trở nên nhãn tiền khi ASEAN, Trung Quốc cố gắng đàm phán Bộ quy tắc ứng xử

RFA, 23/11/2021

Theo gii phân tích, nhiu kh năng Bin Đông vn là mt trong nhng vn đ gai góc nht gia Trung Quc và ASEAN vào thi đim Hip hi các quc gia Đông Nam Á và nước láng ging phương Bc k nim 30 năm quan h đi thoi và c gng đàm phán mt b quy tc ng x vn đã được hoch đnh t lâu nhm gii quyết nhng tranh chp vùng bin này.

biendong1

Một tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đang chặn tàu không cho tàu của chính phủ Philippines vào khu vực Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 29/3/2014. Ảnh : AP

Các nhà lãnh đo ca Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quc đã tham d mt hi ngh cp cao trc tuyến vào hôm th Hai (22/11) đ k nim ba thp k hp tác. Ti đây, h đng thi tuyên b thiết lp quan h đi tác chiến lược toàn din.

Bt chp nhng trn an t Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình rng Trung Quc s luôn là bn và láng ging tt ca ASEAN, không bao gi tìm kiếm bá quyn hay li dng quy mô nước ln đ "bt nt" các nước nh hơn, vn đ tranh chp ch quyn bin đo vn hin hu ti hi ngh thượng đnh này.

Trong mt ch trích hiếm hoi đi vi Trung Quc, ti hi ngh này, Tng thng Philippines Rodrigo Duterte đã bày t s phn n và "quan ngi nghiêm trng" v vic các tàu cnh sát bin Trung Quc bn vòi rng vào các tàu tiếp tế ca Philippines Bin Đông.

M và Liên minh châu Âu cũng đã lên án nhng hành đng ca Trung Quc. Washington cho rng đây là nhng hành đng "nguy him, khiêu khích và phi lý".

Theo gii phân tích, các nhà ngoi giao ca Trung Quc được cho là đang có nhng n lc mi đ đy nhanh các cuc đàm phán vi ASEAN v B Quy tc ng x (COC) nhm gim nguy cơ xung đt Bin Đông.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng đt câu hi liu b quy tc ng x s có hiu lc và hiu qu thc s hay không. H đng thi cho rng quá trình đàm phán hin đang có nhng tr ngi ln.

Ông Trn Công Trc, nguyên Trưởng ban Biên gii ca Chính ph Vit Nam đ cp ti hai tr ngi. Mt là vic Trung Quc s dng ường chín đon" đ đánh du và phân đnh ranh gii cho vùng bin rng ln mà nước này tuyên b ch quyn trên Bin Đông. Hai là s min cưỡng ca Trung Quc trong vic x lý các vn đ v quyn và li ích Bin Đông ca các bên nm ngoài ASEAN và Trung Quc theo Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin năm 1982.

"Tôi không nghĩ nhng tr ngi này có th sm được d b" ông Trc nói.

Con đường dài và quanh co

Trung Quc tuyên b các quyn lch s đi vi gn 90% din tích Bin Đông và phân đnh mt cách sơ sài vùng bin rng ln này bng đường chín đon. Các quc gia khác cùng có tuyên b ch quyn Bin Đông đã bác b nhng yêu sách này ca Trung Quc và vào năm 2016, mt tòa trng tài quc tế đã phán quyết rng : Các yêu sách ch quyn ca Trung Quc là không có cơ s pháp lý.

Các quc gia thành viên ASEAN có tuyên b ch quyn Bin Đông bao gm : Brunei, Malaysia, Philippines và Vit Nam. Các thành viên khác ca khi là Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Singapore và Thái Lan.

Trung Quc và ASEAN đã nht trí v "Tuyên b ng x ca các bên Bin Đông" vào năm 2003. Tuy nhiên, tiến đ đàm phán B Quy tc ng x (COC) đã và đang din ra chm chp, ngay c sau khi mt bn d tho tha thun đã được công b vào năm 2018.

Mt lý do khiến Trung Quc có th lc quan v kh năng đt được tha thun trong năm ti là Campuchia, đng minh thân cn ca nước này s gi chc Ch tch ASEAN vào năm 2022.

"Quá trình hoàn tt vic đàm phán B Quy tc ng x Bin Đông đang tiến trin tt. Dường như hin nay quá trình đàm phán ít có vn đ hơn" ông Sovinda Po, mt nhà nghiên cu ti Vin Hp tác và Hòa bình Campuchia nhn đnh.

Nhà nghiên cu này nói rng thay vì đng v phía Trung Quc và đi mt vi ri ro thit hi v danh tiếng, Campuchia "có kh năng s chn v thế trung dung đ va khiến Trung Quc hài lòng, va có được s tin tưởng t các nước ASEAN".

Các nhà phân tích khác trong khu vc khác li t ra ít lc quan hơn.

"Tôi không nghĩ có th đt được nếu mc tiêu là to ra mt b Quy tc ng x toàn din và gii quyết tt c các quan ngi khác nhau ca các quc gia có tuyên b ch quyn" ông Jay Batongbacal, Giám đc Vin Các vn đ Hàng hi và Lut Bin ti Đi hc Philippines nói.

"S khác bit vn còn quá ln vào thi đim này và h [ASEAN và Trung Quc] vn chưa bt đu các tho lun mang tính thc cht v các điu khon quan trng. S là khó khăn đ đt được s nht trí gia 11 quc gia cho mi điu khon đó" chuyên gia này nhn đnh.

Ông Carlyle Thayer, Giáo sư thuc Đi hc New South Wales Canberra (Úc) cho rng vn còn mt chng đường dài và quanh co phía trước và ít có kh năng bn tho cui cùng ca B Quy tc ng x có th sm được hoàn thành.

"Bn d tho COC được thông qua vào tháng 8/2018 cn phi tri qua ba ln đc. Hin ti các cuc đàm phán v ln đc th hai mi đang được tiến hành" - ông cho biết.

"Văn bn d tho đàm phán duy nht (SDNT) dài 19 trang kh A4. Tuy nhiên, cho đến nay hai bên mi đt được mt tha thun tm thi v Li m đu dài mt trang và 9 dòng văn bn"- GS Carl Thayer cho biết.

"Các cuc đàm phán hin tp trung vào phn Mc tiêu trong Điu khon chung. Phn M đu và Mc tiêu là nhng phn d đt được s đng thun nht vì không gây tranh cãi nhưng phn tiếp theo, phn Nhng cam kết cơ bn, s rt phc tp" ông nhn đnh.

biendong2

Bn đ v các tranh chp tuyên b ca quyn Bin Đông. Ngun : RFA

 S tham gia ca các bên th 3

D tho văn bn hin ti không xác đnh rõ tình trng pháp lý ca B Quy tc ng x như mt hip ước có tính ràng buc cũng như không có mt cơ chế gii quyết tranh chp có tính ràng buc.

i vi các quc gia như Vit Nam, mt văn bn chính tr chung chung như thế này được xem là điu ít được mong đi" ông Trn Công Trc nói và cho rng "nếu không có nhng chi tiết k thut đó, bt k tuyên b và li ha nào cũng ch là nhng khu hiu sáo rng, phc v mc đích chính tr".

D tho COC cũng không đ cp đến các bên th ba có th có mong mun tham gia làm thành viên ca B Quy tc này.

"Trung Quc mun tránh s can d ca các bên khác Bin Đông trong đó có M. Trung Quc có li ích khi duy trì các tranh chp ch trong phm vi gia nước này và các nước ASEAN có tuyên b ch quyn" ông Aristyo Rizka Darmawan, ging viên Lut Quc tế ti Trung tâm Chính sách Đi dương Bn vng thuc Đi hc Indonesia cho biết.

"Không có gì ngc nhiên khi Trung Quc thúc đy đàm phán COC nếu nhìn vào nhng gì din ra trong vài tháng qua trong đó có s ra đi AUKUS (hip ước an ninh ba bên gia Úc, Anh và M)"- ông Darmawan nói trong mt cuc phng vn vi Đài Á Châu t do (RFA).

"Có mt s vn đ quan trng mà ASEAN và Trung Quc phi gii quyết trong COC" chuyên gia này cnh báo và nói thêm rng : iu quan trng là các vn đ pháp lý cơ bn phi được xem xét và các bên không nên thông qua nó mt cách vi vàng".

**********************

Việt Nam và ASEAN khó tin vào thực tâm đàm phán COC của Trung Quốc

Laurent Gédéon, Thu Hằng, RFI, 22/11/2021

Lãnh đạo các nước ASEAN và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình họp thượng đỉnh ngày 22/11/2021 để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ song phương. Nhân dịp này, Bắc Kinh muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) với ASEAN, bị "giậm chân tại chỗ" từ vài chục năm nay.

coc0

Người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông gần đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 24/07/2016.  © AP / Ahn Young-joon

Tuy nhiên, thiện chí được ngoại trưởng Vương Nghị bày tỏ hôm 14/11 lại hoàn toàn trái ngược với những diễn biến gần đây trên thực địa ở quần đảo Trường Sa : Tàu hải cảnh Trung Quốc chặn và phun vòi rồng tàu tiếp tế lương thực cho lực lượng Philippines đồn trú ở bãi Cỏ Mây, tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung gần đảo Thị Tứ (Itu Aba), bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), đá Ba Đầu (Whitsun Reef), nơi Việt Nam khẳng định có chủ quyền.

Ngoài ra, Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng sẽ tròn 20 tuổi vào năm 2022 nhưng trên thực tế chưa bao giờ có hiệu quả trong việc xử lý xung đột liên quan đến tranh chấp chủ quyền vì văn bản này không mang tính ràng buộc. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có thực tâm muốn đúc kết một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hay không ? Bắc Kinh đặt ra những điều kiện có lợi cho Trung Quốc như thế nào ? Lập trường của các nước ASEAN ra sao ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Viện Đông Á (Institut d’Asie Orientale, IAO), Trường Sư phạm Lyon (Ecole Normale Supérieure de Lyon).

*****

RFI : Trung Quốc và ASEAN họp thượng đỉnh ngày 22/11/2021. Xin ông cho biết cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nào ? Phải chăng Trung Quốc cũng tìm cách như Mỹ mời các nhà lãnh đạo ASEAN họp cấp cao để tăng cường mối quan hệ song phương ?

Laurent Gédéon : Ngay từ ngày 26/10/2021, khi tham gia hội nghị lãnh đạo ASEAN - Trung Quốc lần thứ 26, thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã có nhiều phát biểu cho thấy mặt tương đối tích cực của mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Theo tôi, việc này xác nhận rằng Bắc Kinh tìm cách tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, cũng như qua bốn điểm đáng quan tâm được thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh : Mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN phát triển thường xuyên ; Trung Quốc và ASEAN đã gia tăng mối liên hệ trong khuôn khổ chống đại dịch Covid-19 ; Bắc Kinh sẽ thúc đẩy ngoại giao vac-xin với các nước Đông Nam Á ; Trung Quốc đang nỗ lực để sớm khởi động Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), do Bắc Kinh khởi xướng và các nước ASEAN cùng với nhiều quốc gia khác tham gia.

Cũng vào thời điểm đó, thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố rằng mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã đạt đến mức Đối tác Chiến lược Toàn diện và ông cũng nhắc đến cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt diễn ra vào tháng 11/2021 mà chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham gia.

Tôi nghĩ là ông Lý Khắc Cường đã gửi một số tín hiệu rất mạnh mẽ đến các nhà lãnh đạo ASEAN, cũng như việc ông đưa ra những tuyên bố như vậy chỉ vài giờ trước cuộc họp giữa ASEAN và tổng thống Mỹ Joe Biden. Vì thế, có thể hiểu đây là chiến lược ngoại giao của Bắc Kinh nhằm ưu tiên tăng cường sức ảnh hưởng trong vùng trước sự hiện diện ngày càng quyết đoán hơn của Hoa Kỳ. Chính vì thế, thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc sẵn sàng đúc kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) với ASEAN. Mục đích mà Bắc Kinh tìm kiếm, đó là thử tìm cách giải quyết những tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng trong vùng, nhưng đồng thời tránh để các đối tượng ngoài khu vực can thiệp, đặc biệt là Hoa Kỳ, ngày càng hiện diện thường xuyên hơn trong khu vực.

RFI : Từ vài năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên nhắc lại mong muốn thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) trong khi trước đó, nước này bị nhiều nước lên án cản trở. Phải giải thích như nào về sự thay đổi trong các phát biểu của phía Trung Quốc ? Có tin được thực tâm của Bắc Kinh trong vấn đề này không ?

Laurent Gédéon : Có thể thấy là các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử chủ yếu được tăng tốc vào năm 2017, chỉ một năm sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về Biển Đông. Từ đó, mọi chuyện tiến triển nhanh hơn và đến năm 2018, các bên đã ra được dự thảo văn bản đàm phán để sử dụng trong các cuộc đàm phán tương lai về Bộ Quy tắc Ứng xử ASEAN - Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, người ta cũng thấy có vấn đề ngay năm 2018, đó là dự thảo văn bản này có hai điểm khúc mắc và đều do Bắc Kinh đề ra. Điểm thứ nhất quy định việc phát triển chung các nguồn năng lượng ở Biển Đông chỉ hạn chế cho các đối tác là các doanh nghiệp Trung Quốc và Đông Nam Á, không chấp nhận doanh nghiệp nước ngoài.

Điểm thứ hai áp đặt hạn chế về các cuộc tập trận chung ở Biển Đông. Nếu như các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc vẫn có thể tổ chức tập trận chung với nhau, ngược lại, cần phải được chấp thuận của 11 bên, có nghĩa là 10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, thì một lực lượng ngoài khu vực mới được tham gia tập trận. Tóm lại, việc này trao cho Trung Quốc quyền hiển nhiên được giám sát bất kỳ hoạt động quân sự nước ngoài nào ở vùng biển này.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng Trung Quốc đang tìm cách thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử tương lai và bằng cách gây áp lực đối với ASEAN để vô hiệu hóa phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực và loại bỏ mọi tác nhân bên ngoài khu vực ra khỏi các cuộc đàm phán. Điều mà Bắc Kinh sợ, đó là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Trung Quốc làm mọi cách để các cuộc đàm phán vẫn mang tính đa phương nhưng chỉ giới hạn ở cấp vùng.

Thêm vào đó có thể thấy hiện giờ cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh phức tạp hơn cho Bắc Kinh vì từ vài tháng gần đây, Hoa Kỳ và các đồng minh liên tục có những phát biểu cứng rắn hơn đối với những yêu sách chủ quyền không gian biển của Trung Quốc. Vì thế, thực tâm của Bắc Kinh có thể bị nghi ngờ, nhất là gần đây có nhiều sự cố, va chạm hàng hải diễn ra thường xuyên hơn và do lực lượng hải cảnh, cũng như đội tầu dân quân biển Trung Quốc gây ra, dù là với Philippines hay với Việt Nam, hai nước chịu kiểu bắt nạt này nhiều nhất.

RFI : Các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử đang ở giai đoạn nào và bị bế tắc ở những điểm nào ? 

Laurent Gédéon : Các cuộc đàm phán vẫn đang được tiếp tục nhưng vấp phải nhiều điểm. Như tôi nói ở trên là vào năm 2018, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về một dự thảo văn bản đàm phán duy nhất. Đến năm 2019, tại thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN, hai bên đã chấp nhận thông qua kế hoạch ba năm với mục tiêu đúc kết Bộ Quy tắc Ứng xử cho đến năm 2021, có nghĩa là năm nay. Vào tháng 08/2021, hai bên đã đồng ý về lời nói đầu của bộ quy tắc này. Nhưng có thể thấy là các cuộc đàm phán bị chậm tiến độ và theo tôi, bị vướng mắc ở 6 điểm.

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ, trong đó có việc hạn chế đi lại. Tiếp theo là sự thống nhất về một cơ sở pháp lý chung, mà hiện vẫn chưa đạt được. Ngoài ra, phải kể đến cuộc khủng hoảng chính trị ở Miến Điện đã thu hút toàn bộ sự chú ý của ASEAN. Nguyên nhân thứ tư là Trung Quốc từ chối công nhận và chấp nhận phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Thứ năm là các nước Đông Nam Á ngày càng ngập ngừng do Trung Quốc gia tăng sức ép quân sự ở Biển Đông. Sự gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan cũng khiến nhiều nước trong vùng lo ngại. Lý do cuối cùng, theo tôi, đó là phạm vi địa lý của Bộ Quy tắc Ứng xử tương lai không được xác định rõ ràng : Trung Quốc muốn gộp toàn bộ khu vực biển nằm trong "đường 9 đoạn" mà nước này tự vẽ để đòi chủ quyền, trong khi các nước ASEAN xác định một vùng biển hẹp hơn.

Tất cả những yếu tố trên giải thích cho việc các cuộc đàm phán bị chậm lại hoặc bị bế tắc vì cho đến nay vẫn chưa có một giải pháp nào được đưa ra cho Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là những nước thành viên có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.

RFI :Nhiều nhà quan sát nhận thấy rằng Trung Quốc không muốn COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tại sao Bắc Kinh lại bận tâm đến điểm này ? Và điểm này sẽ gây hệ quả như thế nào cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông ?

Laurent Gédéon : Trong trường hợp một Bộ Quy tắc Ứng xử cấp vùng có tính thực thi, thì bộ quy tắc đó sẽ được áp dụng cho tất cả các bên liên quan. Tuy nhiên, theo tôi, nhìn từ quan điểm của Bắc Kinh, Trung Quốc không có ý định tự trói tay về vấn đề Biển Đông vì 5 lý do.

Thứ nhất là do các cách diễn giải rất khác nhau về cơ sở pháp lý, trong khi vấn đề cơ sở pháp lý lại là nền tảng cho các đòi hỏi chủ quyền của các nước về Biển Đông. Giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp chủ quyền còn có những khác biệt cơ bản. Cụ thể, trong quá trình đàm phán, những nước Đông Nam Á này, gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia, đã đề nghị đưa Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực về Biển Đông làm cơ sở pháp lý của Bộ Quy tắc Ứng xử. Ngược lại, Trung Quốc kiên quyết giữ bản đồ "lịch sử 9 đoạn" và từ chối áp dụng luật pháp quốc tế và phán quyết của Tòa. Ngoài ra, còn có một bất đồng cơ bản khác liên quan đến khái niệm không gian hàng hải. Malaysia, Việt Nam và Philippines ủng hộ nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải thông qua không gian hàng hải. Trái lại, Trung Quốc lại ủng hộ kiểu hạn chế thâm nhập.

Lý do thứ hai giải thích cho việc Trung Quốc không muốn Bộ Quy tắc Ứng xử mang tính ràng buộc, đó là vì Bắc Kinh không công nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Thế nhưng, sự từ chối của Bắc Kinh lại đặt ra vấn đề về một cơ chế quản trị khả thi gắn với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Do đó, đây cũng là một bế tắc.

Thứ ba, Bắc Kinh vẫn tỏ ra mơ hồ về những tham vọng địa chiến lược thực sự của họ. Không biết được là Bắc Kinh thực sự muốn gì hay thực sự tìm kiếm lợi ích địa chiến lược như nào ở Biển Đông và ở phạm vi lớn hơn thế. Lập trường của Trung Quốc không giúp làm sáng tỏ được những mục tiêu của nước này.

Lý do thứ tư là Trung Quốc muốn được rảnh tay đối phó với Hoa Kỳ. Vì thế, Bắc Kinh cần tự do định đoạt các phương tiện của họ trong khu vực tranh chấp.

Lý do thứ năm mà tôi cho là quan trọng dù không được thể hiện, đó là Bắc Kinh tin chắc rằng vị thế trong vùng và trọng lượng quân sự của Trung Quốc sẽ tăng lên trong những năm tới. Điều này sẽ khiến các nước trong vùng ngày càng khó quản lý thế đối xứng hơn. Nói một cách tóm tắt là theo quan điểm của Trung Quốc, về lâu dài Bắc Kinh sẽ ở thế mạnh, do đó có thể thúc đẩy giải quyết tranh chấp có lợi cho họ nhưng với điều kiện trước đó không bị ràng buộc về mặt pháp lý.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Viện Đông Á (Institut d’Asie Orientale, IAO), Trường Sư phạm Lyon (Ecole Normale Supérieure de Lyon).

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 22/11/2021

**********************

Thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN : Tập Cận Bình trấn an không "ức hiếp" láng giềng các nước Đông Nam Á

Thu Hằng, RFI, 22/11/2021

Trung Quốc không tìm cách làm "bá chủ" khu vực và sẽ không "hăm dọa" các nước láng giềng nhỏ hơn. Chủ tịch Tập Cận Bình liên tục trấn an các nước ASEAN tại thượng đỉnh trực tuyến ngày 22/11/2021 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ song phương.

coc2

Khung cảnh cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ASEAN - Trung Quốc ngày 22/11/2021. Ảnh chụp từ phía Phnom Penh, Cam Bốt.  © An Khoun SamAun / AP

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ASEAN, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc "đã, đang và sẽ mãi là một láng giềng tốt, một người bạn hữu hảo, một đối tác tốt của ASEAN". Bắc Kinh "sẽ không bao giờ tìm cách làm bá chủ và chắc chắn sẽ không ức hiếp các nước nhỏ".

Những phát biểu mang tính trấn an, xoa dịu của ông Tập Cận Bình đi ngược với những hoạt động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông mà gần đây nhất là tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng xua đuổi tàu tiếp tế của Philippines ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas), quần đảo Trường Sa.

Cách hành xử vũ lực của Trung Quốc bị tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ trích tại cuộc họp thượng đỉnh với chủ tịch Tập Cận Bình là "không có lợi cho mối quan hệ giữa các nước chúng ta và quan hệ đối tác của chúng ta". Theo AFP, Philippines "lấy làm tiếc về sự kiện ở bãi Ayungin (tên gọi Philippines của bãi Cỏ Mây) và vô cùng quan ngại nếu những sự kiện tương tự xảy ra".

Ngoài trấn an các nước ASEAN, chủ tịch Trung Quốc cho biết muốn "cùng duy trì ổn định ở Biển Đông", biến Biển Đông "thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác", nhưng loại bỏ mọi "can thiệp" từ bên ngoài, ngụ ý đến các cuộc tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải của Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong vùng, cũng như của Đức, Anh, Pháp. Liên Hiệp Châu Âu từng kêu gọi "tất cả các bên tôn trọng tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông".

Sau sự kiện tàu tiếp tế của Philippines bị hải cảnh Trung Quốc sách nhiễu ở bãi Cỏ Mây, ngày 19/11, Washington đã cảnh báo Bắc Kinh là một vụ tấn công vũ trang sẽ buộc Hoa Kỳ can thiệp bảo vệ Philippines trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung.

Miến Điện không tham gia hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc ngày 22/11 dù trước đó Bắc Kinh đã vận động để chính quyền quân sự được tham dự. Tuy nhiên, bốn nước Indonesia, Brunei, Malaysia và Singapore đã phản đối gay gắt đề nghị của Trung Quốc.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 22/11/2021

Published in Diễn đàn

Trung Quốc đã chủ trì cuộc gặp mặt với 10 Bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN trong hai ngày đầu tuần vừa qua, tại thành phố Trùng Khánh. Một trong các nội dung là về tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

coc1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp với ngoại trưởng các nước ASEAN tại Trùng Khánh hôm 7/6/2021. AP

Tờ Thời báo Hoàn cầu mới đây cho biết cả Trung Quốc và các nước ASEAN đều thể hiện quyết tâm cố gắng để hướng tới những thoả thuận bước đầu cho việc đàm phán COC.

Trước đó, nhóm công tác chung về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (JWG-DOC) phụ trách soạn thảo COC ngày 27/5 đã tổ chức cuộc họp trực tuyến đặc biệt lần thứ ba kể từ đầu năm 2021. Việc gia tăng tần suất các cuộc họp JWG-DOC cho thấy các quốc gia liên quan đang tăng cường nỗ lực trong vấn đề Biển Đông.

Các vấn đề tranh luận

Sau khi các bên thống nhất về khuôn khổ COC vào tháng 5/2017, tiến trình tham vấn COC đã bắt đầu đàm phán về các vấn đề thực chất được cho là sẽ nhạy cảm và khó khăn. Cho đến khi hoàn tất rà soát lần thứ nhất văn bản đàm phán COC vào tháng 5/2019, các vấn đề chính của cuộc tranh luận bao gồm phạm vi địa lý và tình trạng của COC, nghĩa vụ hợp tác, giải quyết tranh chấp và vai trò của các bên thứ ba. Là một "tài liệu sống" và "một tiến trình đang diễn ra", có thể các vấn đề mới sẽ xuất hiện trong các cuộc đàm phán sắp tới.

Năm qua là năm mà Phán quyết biển Đông năm 2016 của Toà Trọng tài đã được viện dẫn rất nhiều thông qua "cuộc chiến công hàm" do nhiều quốc gia trình lên Liên Hiệp Quốc, sau khi Malaysia đệ trình lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa về ranh giới ngoài của thềm lục địa ở Biển Đông. Trung Quốc thì luôn thể hiện quan điểm không tham gia vụ kiện và không chấp nhận phán quyết, trong khi Philippines thì không từ bỏ. Các bên liên quan tuy không tham gia vụ kiện, gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia, nhưng đã viện dẫn Phán quyết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì vậy, tranh luận xảy ra tiếp theo là COC sẽ bao hàm các nội dung của Phán quyết 2016 hay không ?

Hai vấn đề đáng lo ngại

Hai vấn đề chính đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình tham vấn COC : đại dịch Covid-19 và thái độ hung hăng không ngừng của Trung Quốc.

Do đại dịch Covid-19, thông tin liên quan đến tham vấn COC khá hạn chế. Vào năm 2020, JWG-DOC chỉ có thể tổ chức một cuộc họp trực tuyến đặc biệt vào tháng 9. Cho đến nay, hội nghị trực tuyến là phương pháp duy nhất mà cơ chế này sử dụng để thảo luận về chương trình nghị sự, gồm cả quy trình COC.

Giai đoạn hiện tại liên quan đến các vấn đề nhạy cảm và đòi hỏi "ngoại giao toàn diện". Nếu không có sự tương tác cá nhân thì khó có thể đạt được tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, các cuộc họp trực tuyến đều nhấn mạnh tầm quan trọng của COC đối với việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và sự đồng thuận luôn đề cao để duy trì động lực tham vấn COC và nối lại các cuộc thảo luận trực tiếp khi đại dịch được kiểm soát.

Trung Quốc đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để gia tăng hoạt động ở Biển Đông nhằm đạt được mục tiêu chiến lược, điều này làm ảnh hưởng tới quá trình đàm phán COC. 

coc2

Các tàu cá của Trung Quốc ở đá Ba Đầu, quần đảo Trường Sa hôm 27/3/2021. AFP

Thời gian vừa qua, Trung Quốc vẫn không ngừng các hành động hung hăng hiếu chiến của họ trên biển Đông. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 tới nay, Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh, trong đó cho phép lực lượng Hải cảnh Trung Quốc tăng cường việc "thực thi pháp luật" trên cả những vùng biển thuộc EEZ của các quốc gia khác, trong đó có việc sử dụng vũ khí nếu thấy cần thiết. Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh sự đe dọa của mình trên biển Đông, cụ thể là Trung Quốc đã sử dụng 220 tàu cá để uy hiếp Philippines tại khu vực Đá Ba Đầu (quần đảo Trường Sa) hồi đầu tháng 3. Cuối tháng 5, 16 máy bay Trung Quốc đã xâm phạm không phận của Malaysia, khiến Malaysia không thể giữ "chính sách ngoại giao im lặng" được nữa mà phải lên tiếng tố cáo hành động vi phạm chủ quyền và đe dọa an toàn hàng không này của Trung Quốc.

Ngoài ra, chính quyền Đài Loan cho biết trong 106 ngày, từ ngày 1/1-16/4, có tới 75 ngày (tương đương 70% thời gian) các máy bay quân sự của Trung Quốc xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này.

Trong sự lo lắng trước các hành động đe dọa từ Trung Quốc, Mỹ đã phải tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này, đồng thời, Mỹ cũng nỗ lực gắn kết các đồng minh và đối tác để thúc đẩy họ tham gia các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Gần đây, Biển Đông đã chứng kiến sự hiện diện của các tàu chiến từ Nhật Bản, Australia, Anh và Pháp. Số lượng các cuộc tập trận quân sự cũng tăng lên. Điều này cũng dẫn tới nguy cơ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông ngày càng tăng lên.

Các vấn đề này đã tạo thêm động lực cho các quốc gia trong khu vực xem xét các chính sách và hành động đối với các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, bao gồm cả tiến trình tham vấn COC.

Nhìn về tương lai

Năm 2020, Việt Nam, với chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN, đã cố gắng thúc đẩy quá trình đàm phán về COC, nhưng đại dịch Covid-19 đã khiến cố gắng của Việt Nam bị gián đoạn. Năm nay, Brunei giữ chức Chủ tịch ASEAN, với vai trò của Brunei, có lẽ tiến trình đàm phán COC vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, cho dù lần rà soát thứ hai văn bản đàm phán COC đã bị tạm dừng vì đại dịch, nhưng cả Trung Quốc và ASEAN vẫn thể hiện cam kết trong việc tiếp tục đàm phán.

coc3

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Myanmar U Wunna Maung Lwin tại Trùng Khánh hôm 8/6/2021.

Vào tháng 1/2021, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến thăm Myanmar, Indonesia, Brunei và Philippines. Từ ngày 31/3 đến ngày 2/4, ngoại trưởng các nước Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines đã đến Trung Quốc. Trung Quốc đã tích cực sử dụng các chiêu bài nhằm có thể tạo ra sức ép cho quá trình tham vấn COC theo cách mà Trung Quốc mong muốn.

Việt Nam thì luôn kiên quyết giữ lập trường là cần phải xây dựng một COC hiệu quả và thực chất. Tức là Việt Nam muốn nếu COC bị vi phạm, các bên có thể mang vi phạm đó ra trước toà án quốc tế. Thêm nữa, COC phải thực sự có thể là phương tiện ngăn chặn được sự leo thang các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông, nếu không, COC sẽ không khác gì DOC trước kia, chỉ đơn giản là một "tuyên bố chính trị" mà thôi.

Năm 2022, Campuchia sẽ thay thế Brunei để giữ chức Chủ tịch ASEAN. Với quan hệ gần gũi giữa Phnom Penh với Bắc Kinh, cùng với những gì Campuchia đã làm năm 2012, thì khả năng việc đàm phán COC sẽ khó có tiến triển.

Phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông năm 2016 vẫn là một yếu tố gây những ý kiến khác biệt cho các thành viên của ASEAN, tuy nhiên, ngày càng nhiều tiếng nói yêu cầu đưa một số nội dung quan trọng của Phán quyết vào trong Dự thảo COC.

Với tư cách là một tổ chức khu vực, ASEAN có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy sớm kết thúc quá trình đàm phán COC. Tuy nhiên, việc chia rẽ lợi ích giữa các thành viên, cùng với tham vọng của Trung Quốc đã khiến quá trình đàm phán COC rơi vào bế tắc.

Mạch Quang Lợi

Nguồn : RFA, 10/06/2021

Published in Diễn đàn