Các thiếu nữ đang phơi ngực diễn hành ở trong nước, bày tỏ sự kiêu hãnh của đội bóng tròn Việt Nam đã "đặt Á Châu dưới chân" (theo một tờ báo lề phải ), nên biết ở nước ngoài, người ta ít nói tới chuyện đó hơn là chuyện tòa Đại sứ Việt Nam ở Chile phơi vây cá trên nóc nhà.
Vi cá mập được phơi ngay trên tòa nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile - Ảnh chụp ngày 18/01/2018, lúc 16g (giờ địa phương)
Chuyện hy hữu trong lịch sử ngoại giao : một cơ quan đại diện cho quốc gia, dân tộc, làm chuyện bất hợp pháp để kiếm tiền như một tổ chức trộm cướp. Làm chuyện man rợ, góp phần vào việc tàn phá môi trường trong khi nhiệm vụ của mỗi quốc gia là phải chung sức với thế giới bảo vệ môi sinh.
Dưới đây là tóm tắt bài của tờ báo địa phương Elmostrador :
Xác cá mập còn tươi phơi trên nóc nhà tòa đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc nhà Sứ quán khiến cộng đồng khoa học quốc gia và thế giới phẫn nộ
Ngỡ ngàng, khó tin và kinh ngạc. Ba từ ngữ này tóm tắt phản ứng của cộng đồng khoa học ở Chile và trên khắp thế giới khi đọc tin, ngày 18/01, vây cá mập phơi trên nóc nhà tòa đại sứ Việt Nam ở Chile, Nam Mỹ.
Những vây cá mập, phơi trên nóc nhà một trụ sở của sứ quán đã khiến người trong khu để ý vì mùi hôi thối.
Cá mập là sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng
Việc bắt giết cá mập, bất hợp pháp ở Chile cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới vì luật pháp bảo vệ một sinh vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Mỗi năm 100 triệu cá mập bị giết, nhiều hơn số cá sinh nở. Một số dân chài lưới làm chuyện bất hơp pháp này vì vây cá mập rất được giá trong những tiệm ăn Tàu và Việt.
Đây là lần đầu tiên người ta thấy chuyện phơi vây cá mập còn tươi ngay trong thành phố. Alex Munoz, giám đốc vùng Mỹ Châu La tinh của tổ chức Pristine Seas, thuộc National Geographic Society, nói : "Tôi không tin nổi. Tôi vẫn muốn biết người ta đã phơi vây cá ở đâu, nhưng không bao giờ nghĩ có thể ở ngay trong thành phố. Đây là lần đầu tiên tôi thấy chuyện này ở Chile".
Việc khám phá vây cá mập phơi trên nóc nhà một tòa đại sứ gây tiếng vang lớn, vì rơi đúng lúc bà Sylvia Earle, một trong những chuyên viên bảo vệ môi trường được kính nể nhất thế giới, đang thuyết trình về hiểm họa diệt chủng của cá mập, và từ đó, hiểm họa mất cân bình của biển cả, tại hội nghị về tương lai của trái đất, một hội nghị khoa học quan trọng nhất tại Nam Mỹ.
Bà nói phá sự cân bằng sinh sôi nẩy nở ở biển cả là tàn phá nguồn sống của nhân loại.
Max Bello, người đại diện cho tổ chức The Pew Charitable Trust
Max Bello, một trong những chuyên viên đã bỏ cả đời trong việc bảo vệ cá mập, nói : giết hại cá mập kiểu này là gây đại họa cho biển cả. Cá mập giữ thăng bằng môi sinh, loại trừ bệnh tật và những hiện tượng bất bình thường ở loài cá.
Matias Asun, giám đốc Greenpeace tại Chile, nói bắt cá, chặt vây là một hành động man rợ, đe dọa môi trường, việc bảo vệ cá mập phải được sự công tác của tất cả các quốc gia.
Việc khám phá vây cá mập phơi trên nóc nhà tòa đại sứ có thể gây một vấn đề ngoại giao, vì nhân viên sứ quán đã lạm dụng quyền bất khả xâm phạm của các cơ sở lãnh sự để làm chuyện phi pháp.
Trước áp lực của các hội đoàn bảo vệ môi trưòng, Bộ ngoại giao Chile cho hay đã tìm mọi cách liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng tòa đại sứ không trả lời. Mỗi lần vấn đề được nêu ra, họ ngang nhiên cúp điện thoại.
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace tuyên bố chính quyền địa phương phải có thái độ, phải làm sáng tỏ chuyện này. Phải coi là rất hệ trọng một chuyện như vậy có thể xẩy ra trên lãnh thổ Chile.
Từ Thức
21/01/2018
Nguyên văn bài báo trên tờ Elmostrador :
http://www.elmostrador.cl/cultura/2018/01/19/cientos-de-aletas-de-tiburon-sobre-tejado-en-providencia-conmociona-a-la-comunidad-cientifica-nacional-e-internacional/
Bản dịch Pháp ngữ bài nói trên (rất ngây ngô, vì dịch tự động, kiểu Google :
https://translate.google.fr/translate?hl=fr&sl=es&u=
http://www.elmostrador.cl/cultura/2018/01/19/cientos-de-aletas-de-tiburon-sobre-tejado-en-providencia-conmociona-a-la-comuni