Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 05 juin 2020 16:17

Làm việc với an ninh

Bài viết này trích trong nhật ký của cá nhân về buổi làm việc với cơ quan An ninh Quảng Ngãi ngày 02/06/2020. Tôi cố gắng lược ghi trung thực nhất nội dung buổi làm việc, tuy nhiên giữa văn nói, ngữ cảnh và văn viết có thể có sự khác biệt về cách diễn đạt. Tôi có nói mấy anh công an cho email để tôi gửi bài viết để bảo đảm tính khách quan, chân thực.

Bài này, trong dấu "[]" là ghi chú, "{}" là mô tả thêm bối cảnh. Một số thông tin cá nhân xin che lại, hoặc để trong "[…]"

I. Mời làm việc

Trong đợt dịch Vũ Hán, Thủ tướng yêu cầu cách ly, trường học đóng cửa, tăng cường làm việc online, Công an thành phố Quảng Ngãi mời làm việc với nội dung "có việc công cần", tôi từ chối vì bận và cần tôn trọng giản cách xã hội, nếu có chuyện gì thì gửi câu hỏi tôi trả lời bằng văn bản.

lamviec01

Hình 1 : giấy mời

Tôi cũng thường làm việc với các anh công an, trên tinh thần rất hợp tác, có gì cứ thông báo để buổi làm việc đạt hiệu quả. Ví dụ, bận thì báo bận hẹn dịp khác. Không nhất thiết bằng giấy mời hay phải gặp nhau tại trụ sở, có khi điện thoại rồi hẹn nhau quán cà phê hoặc chỗ nào tiện - đơn giản, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ngày 01/6/2020, hơn 11 giờ có anh công an khu vực đến gửi giấy mời 8g00 ngày 02/6/2020 (hình 1) đến Công an Thành phố làm việc với Đội an ninh. Tôi ghi vào phiếu trả lời hẹn 9g30 mới đến được và kèm theo số phone.

II. Đến làm việc

Đúng giờ, tôi đến Công an Thành phố Quảng Ngãi hỏi Đội an ninh ở đâu, bảo vệ chỉ lên tầng 4, vào trực ban tầng 1, hỏi thì chỉ lên tầng 3. Tìm phòng ghi "Đội an ninh", gõ cửa, một anh công an mở cửa, trong đó có mấy người chờ sẵn.

Vào phòng thấy có hai anh công an tỉnh, cũng đã gặp nhau uống cà phê mấy lần, các anh ngồi bàn rộng giữa phòng, chỉ tôi chỗ ngồi đối diện. Phía sau có mấy bàn nhỏ, có một số các anh công an khác đang ngồi.

Anh công an ghi tên trên giấy mời để làm việc tên Nguyễn Đức H[…] (gọi tắt là "H"), giới thiệu : buổi làm việc hôm nay có hai anh công an tỉnh là : (1) đại úy Phạm […], Đội trưởng PA03 (gọi là anh "A"), (2) đại úy Nguyễn […], Cán bộ PA03 (gọi là anh "B").

Anh A nói : Buổi làm việc hôm nay anh không được ghi âm, cơ quan công an có ghi hình, nếu cần thì cung cấp.

Tôi hỏi : Anh ghi hình cách nào, camera đâu ? tôi thấy mấy lần trước các anh nhiều người quay, có người còn dí máy sát vào mặt tôi mà.

{Anh A trao đổi với một số người trong phòng, một lúc sau mang lên cái camera cầm tay nhỏ, đặt ở bàn đối diện chỉ thẳng camera vào mặt tôi.}

Tôi nói : Các anh đặt đó chỉ quay mình tôi thôi, không phản ảnh hết bối cảnh, không gian làm việc, các anh đặt ở vị trí bảo đảm ghi hình những người cùng làm việc, có các anh và tôi.

Anh A chỉ vị trí bản phía bên trái tôi (chắc bình thường là bản sếp), kê mấy quyển sách lên rồi bật máy quay.

Tôi nói : Hôm nay các anh mời làm việc, nên cần thể hiện sự tôn trọng, không được xúc phạm, khích bác như lần trước với Trương Quang Rân và những người khác.

Anh A đồng ý, nói thêm : Tôi vẫn tôn trọng anh. Và vào cuộc làm việc chính thức.

III. Nội dung làm việc

[phần nội dung làm việc là hỏi-đáp của công an và "đối tượng", anh A hỏi, anh B ghi biên bản, thỉnh thoảng hỏi thêm ; anh H ngồi ghi chép vào sổ tay, lâu lâu cũng hỏi lại ; phía sau một số người ngồi xem, làm gì chẳng biết]

A nói : Anh đã đến đúng hẹn. Cơ quan an ninh thống nhất lãnh đạo PA03 làm việc với anh có tham gia của Công an thành phố với 3 vấn đền cơ bản. 

A hỏi. Sức khỏe anh như thế nào ?

Đáp : Bình thường, ổn định.

[Vấn đề 1 : Facebook và bài viết]

A hỏi : Anh có sử dụng facebook không ?

Đáp : Có, nhưng không ổn định.

B hỏi : Sử dụng facebook với nickname nào ?

Đáp : Anh định nghĩa nickname facebook ?

A nói : Anh chỉ được trả lời, không được hỏi lại.

Đáp : Tôi không hiểu nickname facebook là gì ? 

A nói : Muốn vào facebook từ địa chỉ nào ?

B nói : Chẳng hạn tên thể hiện trên màn hình.

Đáp : Hiện nay tôi hay sử dụng các facobook App Do, Lynx Do, còn trước kia tôi không nhớ.

A hỏi : Ngoài 2 facebook kia, còn sử dụng facebook nào khác không ?

Đáp : Không nhớ, các con tôi còn nhỏ cũng có facebook, thỉnh thoảng tôi cũng vào.

B hỏi : Tại sao facebook không ổn định ?

Đáp : Dùng thời gian thì mất.

B hỏi : Tại sao mất ?

Đáp : Bị mất password, bị báo giả mạo, cung cấp đủ thứ giấy tờ cũng không được.

B hỏi : Các facebook Đỗ Thành Nhân hiện tại (?) [không rõ câu hỏi]

Đáp : Facebook không phải là tài sản, không được bảo vệ, không còn sử dụng thì không nhớ nữa, không quan tâm. Tạo cái khác, đưa tin có trách nhiệm với cộng đồng.

A hỏi : Anh hay đưa tin gì lên facebook ?

Đáp : Thấy tin nóng, bức xúc thì đưa lên.

B hỏi : Anh thường truy cập, tải những gì ?

Đáp : Tôi không truy cập, mà thiết lập chế độ "xem trước" một số trang, có tin gì mới thì nó hiện lên xem. Những facebook đưa tin về tình hình thời sự ở Việt Nam. Tin tức an ninh. Ví dụ như trang "Cờ đỏ Quảng Ngãi" [1] của công an các anh, tôi cũng đặt chế độ xem trước, thấy đưa tin vạch mặt hình của tôi trên đó. Có phải không ?

A nói : Giấy mời Công an Thành phố nói nội dung gì thì làm việc nội dung đó. Nếu anh đưa tin không theo không theo cái chung thì ảnh hưởng đến anh.

A hỏi : Anh nhớ mình có bao nhiêu tài khoản facebook ?

Đáp : Tôi không nhớ, facebook có từ lâu, mất thì tạo lại. Ngay cả số điện thoại bỏ tiền ra mua mà tôi cũng không nhớ, ví dụ mấy số khuyến mãi.

A hỏi : Hiện tại anh có cộng tác với báo chí trong và ngoài nước hay không ?

Đáp : Có, thỉnh thoảng có viết bài gửi qua email, ai muốn đăng thì đăng, kể cả website Bộ công an, Chính phủ, Quốc hội.

A hỏi : Anh gửi báo nào trong nước ?

Đáp : Tôi gửi qua email, ai muốn đăng thì đăng.

A hỏi : Anh nhớ email nào ?

Đáp : Không nhớ, để về xem lại.

A hỏi : Báo nước ngoài thì anh gửi báo nào ?

Đáp : Thứ nhất, tôi không phân biệt báo nào là báo nước ngoài và báo Việt Nam, chỉ phân biệt tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Thứ hai, tôi gửi qua email, không biết email của ai.

A hỏi : Anh gửi thì phải biết email của ai ?

Đáp : Trên không gian ảo, ai quan tâm thì mình chia sẻ suy nghĩ của mình, vậy thôi.

A hỏi : Anh chia sẻ chính kiến của mình về vấn đề gì ? Ví dụ ?

Đáp : Những vấn đề thấy bức xúc. Ví dụ Bộ Thông tin truyền thông yêu cầu chụp ảnh kèm theo số điện thoại [2].

A hỏi : Chuyện đó lâu rồi, còn gần nhất là gì ?

Đáp : Ví dụ như luật an ninh mạng mà hôm nay anh làm việc với tôi, tôi cũng có mấy bài viết gửi Quốc hội [3], Bộ Công an [4]. Trên cơ sở số liệu khảo sát tôi chứng minh sự đồng thuận của người dân rất thấp …

A ngắt lời : Khảo sát ở đâu là chuyện cá nhân, không có giá trị …

Đáp : Số liệu khảo sát trên chính cổng thông tin của Quốc hội, tôi có gửi cho Quốc hội và Bộ Công an…

A hỏi : Trong 6 tháng gần đây anh quan tâm đến gì nhất ?

Đáp : Không ai lượng tính được cái gì là nhất, nhì. Nhưng có quan tâm ví dụ vụ Hồ Duy Hải, virus Vũ Hán, Trung Quốc thiết lập đơn vị hành chính ở Trường Sa, còn trong tỉnh thì dư luận vụ kỷ luật Lê Viết Chữ - Trần Ngọc Căng… nói chung nhiều chuyện, nhắc tới thì mới biết có quan tâm hay không [các thông tin trên, tra Google có rất nhiều].

{Dừng một lúc. Tôi mang theo chai nước, uống hết, tôi hỏi nước ở đâu, cho tôi xin, anh H lấy chai mang đi, sau đó mang chai nước vào cho tôi (hơi lâu) ; xong lấy ly anh A đi rót tiếp. Tôi nói : lấy chai nước này rót ra rồi uống, khỏi đi rót. Anh A nói : không ai làm gì anh đâu. Tôi nói : sao anh suy nghĩ vậy, tôi thấy anh kia đi ra đi vào mất công thôi, nếu các anh muốn làm gì tôi thì rất dễ, chẳng hạn alo đi uống cà phê}

[Vấn đề 2 : Phạm Chí Dũng và Việt Nam Thời Báo]

A hỏi : Nếu anh muốn thì tôi gợi ý, anh có quan tâm tới Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy bị bắt không ?

Đáp : Có, bởi lẽ : Thứ nhất, đó là tin nóng, thể hiện trên rất nhiều kênh truyền thông. Thứ hai, Phạm Chí Dũng cũng như cá nhân anh [anh A] thôi, cũng quen biết, từng uống ca phê nói chuyện. Dù sao cũng là bạn bè và có sự tôn trọng.

A hỏi : Còn Nguyễn Tường Thụy thì sao ?

Đáp : Hồi giờ chưa gặp và hay xem bài ghi tên Nguyễn Tường Thụy.

B hỏi : Anh hay đọc Nguyễn Tường Thụy những nội dung nào ? ở đâu ?

Đáp : Ở đâu, những tin nổi lên trên facobook ; những nội dung trên FB mang tên Nguyễn Tường Thụy viết về các vấn đề bức xúc trong xã hội.

A hỏi : Anh và Phạm Chí Dũng quen biết với nhau từ khi nào ?

Đáp : Cụ thể không nhớ, nhưng sau 2013 [5].

A hỏi : Anh biết Phạm Chí Dũng làm gì không ?

Đáp : Biết, Phạm Chí Dũng là nhà báo.

A hỏi : Anh biết Phạm Chí Dũng làm cho báo nào không ?

Đáp : Khái niệm làm cho báo nào tôi không quan tâm, không có nghĩa có bài đăng là làm cho báo. Ví dụ : tôi viết bài, báo này báo kia đăng, không có nghĩa là làm cho báo đó.

A hỏi : Anh hay dùng email nào để gửi bài ?

Đáp : Tôi có email Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

A hỏi : Anh có một email à ?

Đáp : Tôi có một email chính thức, còn những email khác tôi không nhớ và không quan tâm, cũng như facebook vậy.

A hỏi : Anh có gửi bài viết nào cho Phạm Chí Dũng không, nội dung bài viết gì ?

Đáp : Ai đưa địa chỉ mail thì tôi gửi bài, tôi không quan tâm email của ai ? nên cũng không biết có phải của Phạm Chí Dũng hay không ?

A hỏi : Email hay dùng là Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser. phải không ?

Đáp : Email đó tôi thường xuyên sử dụng.

B hỏi : Anh có biết và có nghe qua Hội Nhà báo độc lập Việt Nam không ?

Đáp : Biết, bởi vì thông tin trên mạng đầy rẫy.

B hỏi : Anh có viết bài gì cho trang Hội Nhà báo độc lập Việt Nam này không ?

Đáp : Tôi không tương tác trực tiếp với trang web mà gửi qua email cho một số người, họ muốn gửi đi đâu thì gửi. Tôi không khẳng định trong các email tôi gửi có email của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hay email của ai.

A hỏi : Anh có tham gia vào Hội Nhà báo độc lập Việt Nam không ? ví dụ : làm đơn, viết bài ?

Đáp : Thứ nhất, các anh phải định nghĩa bằng văn bản thế nào là "tham gia", thì lúc đó tôi trả lời. Thứ hai, Hội Nhà báo độc lập cũng như các diễn đàn khác trên mạng, như khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội, báo chí …

A ngắt lời : Tôi chỉ hỏi anh có hay không ?

Đáp : Ví dụ các báo đăng bài không có nghĩa là tôi tham gia báo đó. Tôi từ chối trả lời bởi vì không rõ ràng trong câu hỏi và định nghĩa.

A hỏi : Định nghĩa là : viết đơn tham gia.

Đáp : Tôi không trả lời, sử dụng quyền im lặng.

{hơi nóng} : Anh làm mà anh không dám nhận, "hèn" vậy ? 

Đáp : Bao nhiêu người "hèn" còn được vinh danh. Tôi phải xem lại thế nào là "tham gia". Việc tham gia các diễn đàn hội nhóm trên mạng như khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, chính trị có vi phạm gì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay không ? Ví dụ như : hacker chẳng hạn. Tôi hợp tác với các anh, nhưng cái này cần tường minh về định nghĩa "tham gia" hay, "không tham gia".

[sau này anh A nói : không có nói từ "hèn" - có thể tôi nghe nhầm - xin lỗi anh A)]

H (Công an Thành phố) hỏi lớn tiếng : Đề nghị anh trả lời "có" hay "không" thôi, tại sao anh không trả lời ?

Đáp : Đây là cái bẫy vì câu hỏi không rõ ràng, mà chỉ trả lời "có / không". Tôi giữ quyền im lặng. 

A nói : sẽ có cuộc làm việc với anh nữa. Còn việc anh trả lời hay không trả lời tôi sẽ cho thời gian. {dừng một chút} Phạm Chí Dũng - Chủ tịch, Nguyễn Tường Thụy - Phó Chủ tịch đều bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt. Để bắt được những người đó không đơn giản, họ sẽ thấm thía… Còn nhiều yếu tố.

{ghi biên bản} hỏi : anh có ý kiến gì thêm biên bản không ?

Đáp : Tôi có cho các anh email rồi, đề nghị cung cấp clip buổi làm việc. Đề nghị Công an Quảng Ngãi giải quyết đơn ngày 09/11/2018, anh xem nội dung đây [6] {đồng thời đưa cái đơn cho anh A}.

A nói : cung cấp clip thì không thuộc thẩm quyền, cũng không nhận đơn vì anh gửi cho người khác [không gửi cho Công an Quảng Ngãi].

Tôi hỏi : Tại sao các anh nói chuyện sẽ xem xét giải quyết mà các anh không chịu làm. Các anh thu giữ hủy hoại tài sản về tiền là hơn 2 tỷ đồng, tiền có thể làm ra được, {tôi cầm đơn đọc đoạn cuối} "Các Ông Bà cũng là con người, cũng có con cháu ; hành vi chiếm đoạt, hủy hoại di ảnh của những người đã chết, đặc biệt là di ảnh đứa bé chưa đầy 10 tuổi là tội ác mà trời không dung, đất không tha, lòng người ai oán muôn đời".

Tôi nói thêm : Tôi sẽ tiếp tục gửi đơn này đến ông chủ tịch nước nhiệm kỳ mới. Tôi có tội gì thì các ông xử tôi, còn con gái tôi mới 10 tuổi thì nó có tội gì, mà nó chết rồi thì làm gì nên tội, vậy mà các ông độc ác đến mức hủy hoại cả di ảnh của nó. Việc này người chịu trách nhiệm trực tiếp là Trương Quang Rân, những người liên quan là Trần Đại Quang [Bộ trưởng Công an], Võ Văn Thưởng [Bí thư tỉnh ủy], tôi làm đơn gửi. Trần Đại Quang chết rồi tôi đốt hết gửi xuống âm phủ, không nói nữa. Tôi nói thẳng, qua việc ông Trần Đại Quang là có nhân quả đấy, và kể cả tôi nữa…

{Nói chung, mỗi khi nhắc tới chuyện con tôi bị hủy hoại di ảnh, tôi quá uất ức, xúc động, có thể có một số câu chữ thiếu kiềm chế - nói gì nữa tôi không nhớ, nếu đụng chạm tới cá nhân người nghe thì xin lỗi}

{Trong khi tôi nói, anh A ngồi đối diện, nhìn thẳng vào nhau và lắng nghe. Anh B ghi biên bản xong, và đọc lại cùng nghe, xong đưa tôi ký} 

Tôi hỏi : Tôi chụp biên bản được không ?

A nói : Không được !

Tôi nói : Cái chuyện ghi biên bản 1 bản công an giữ, xảy ra lắm trò ; thậm chí bút lục còn bị mất. Lúc Trương Quang Rân lập biên bản thu giữ tài sản, cứ chừa phần trống trên các dòng, tôi lấy viết gạch thì mấy anh trẻ nhảy xổ vào nạt nộ, xé tờ biên bản đó ghi lại tờ khác, bắt ký.

[Biên bản 8 trang, ký từng trang], trang cuối [8] tôi ghi ý kiến cá nhân [nguyên văn] :

"Toàn bộ buổi làm việc được ghi video 2 giờ 13 phút 57 giây. Đề nghị : 

- Các anh Công an gửi câu hỏi để tôi trả lời bằng văn bản.

- Mong các anh công an giao trả tài sản của tôi theo đơn ngày 09/11/2018 tôi đã gửi Chủ tịch nước và các cơ quan chức năng.

Tôi xác nhận công an đã ghi biên bản, nhưng vì câu hỏi chỉ buộc trả lời có / không nên biên bản không phản ảnh bản chất buổi làm việc.

Đỗ Thành Nhân (đã ký)"

Tôi hỏi : tôi chụp trang 8 được không ? ; các anh đồng ý.

***

Còn một số vấn đề phát sinh khác gây căng thẳng, nhưng các bên thống nhất bỏ qua và chuyện cá nhân, nên không ghi vào nhật ký công khai. Bài viết này có thể ghi không nguyên văn như lời nói trong video và khác với biên bản của các anh công an, nhưng nội dung chính buổi làm việc phần hỏi-đáp là như vậy.

Nói thêm : PA03 vào năm 2013 là PA83, do Trương Quang Rân là Thượng tá Phó phòng đã chỉ huy bắt giữ thu hủy tài sản của tôi.

Dù sao : Tôi tôn trọng anh A, anh B phòng PA03 Công an tỉnh Quảng Ngãi về buổi làm việc. Cũng như đã từng nói chuyện khi uống cà phê : bạn bè với nhau thì tôn trọng pháp luật ; thống nhất nói chuyện cởi mở, không gài bẫy lấy nội dung nói chuyện làm chứng cứ buộc tội. Về quan hệ cá nhân, có lỗi thì xin lỗi tôn trọng giữa người với người.

Kết thúc buổi làm việc tất cả đều… đói bụng (ai cũng bị người nhà gọi).

Tôi về đến nhà, lúc 13g20 nắng, nóng, đói, mệt !

Đỗ Thành Nhân

(Đỗ Thành Nhân - ngày 03 tháng 6 năm 2020 ; trích từ NKNN BTC - Phần II).

Nguồn : VNTB, 05/06/2020

Ghi chú :

[1]. Cờ đỏ Quảng Ngãi :

[1] Cờ đỏ Quảng Ngãi :

- Chung tay vì sự trong sạch môi trường mạng !

- Khi "hạt giống đỏ đổi màu và bài học cảnh tỉnh"

[2] Bắt nộp ảnh chân dung cho nhà mạng : Một bước tụt hậu của cải cách hành chính 

Google search từ khóa : "Bước lùi của chính phủ kiến tạo phát triển"

[3] Google search từ khóa : "Chủ tịch quốc hội có tôn trọng lời tuyên thệ ?"

[4]. Google search từ khóa : "Góp ý dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của luật an ninh mạng"

[5] Google search từ khóa : "Tôi viết về Phạm Chí Dũng"

[6] Đơn đề nghị giao trả tài sản cho công dân, ngày 09/11/2018, gửi ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Tô Lâm, ông Võ Văn Thưởng, … (trước đó cũng có nhiều đơn nữa) : Về việc Công an Quảng Ngãi đã thu giữ hủy họa tài sản công dân từ năm 2013 đến nay vẫn chịu giải quyết, giao trả.

Additional Info

  • Author Đỗ Thành Nhân
Published in Diễn đàn
jeudi, 27 février 2020 00:41

Quan hết thời cũng thành dân oan

Gần đây, nhiều người đã chứng kiến những chiến sĩ công an nhân dân mang băng rôn đứng giữa thủ đô Hà Nội biểu tình đòi đất. Trong khi trước đó, báo công an chuyên chụp mũ những người biểu tình nhận tiền của Việt Tân tổ chức biểu tình gây mất an ninh trật tự, chống phá đảng, nhà nước.

danoan1

Sau khi hết làm quan rồi, nhiều người nghỉ hưu không còn quyền lực, lại trở thành dân oan của chính thể chế do bản thân mình đã tham gia tạo ra.

Ngay chính những người công an, lực lượng có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự, chống biểu tình, đến khi oan ức mà không ai chịu giải quyết thì cũng mang băng rôn ra biểu tình. Trong suy nghĩ của họ có khi nào chống đảng, nhà nước hay không ? thực tế Việt Tân có tài trợ cho họ tổ chức biểu tình hay không ?.

Tôi nghĩ là không, bởi vì đơn giản họ chỉ đòi hỏi quyền lợi cũng như bao nhiêu người dân oan ức khác trên cả nước.

Thực tế là sau khi hết làm quan rồi, nhiều người nghỉ hưu không còn quyền lực, lại trở thành dân oan của chính thể chế do bản thân mình đã tham gia tạo ra. Thậm chí ngay cả những người từng ban hành quyết định thu hồi, cưỡng chế đất đai cũng không ngoại lệ. Bây giờ họ cũng bị cưỡng chế thu hồi đất một cách oan ức.

Dự án "Khu dân cư IV-B3 kết hợp chỉnh trang đô thị, thành phố Quảng Ngãi" được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định 856/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Việc thu hồi đất, cưỡng chế đất đai không theo đúng quy định pháp luật, đằng sau đó có nhiều khuất tất. Báo chí nhà nước đưa tin rồi sau đó cũng im luôn (1). Còn người dân thì vẫn tiếp tục đeo đuổi khiếu nại hơn một năm nay. Đặc biệt trong số dân oan cũng có những người trước kia cũng từng là quan chức, cán bộ lãnh đạo địa phương tham gia quản lý đất đai (2).

danoan2

Quyết định số 142/QĐ-UBND, ngày 04/02/2020, Về việc thụ lý và giao Chánh Thanh tra tỉnh thẩm tra, xác minh khiếu nại lần hai của ông Võ Quang Phát ở Tổ 13, phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi (ủy quyền cho ông Nguyễn Hải ở số nhà 245 đường Phan Đình Phùng, thành phố Quảng Ngãi thực hiện khiếu nại).

Quyết định thẩm tra, xác minh khiếu nại lần hai của ông Nguyễn Hải - nguyên Phó Chủ tịch thành phố Quảng Ngãi . Ông Nguyễn Hải nguyên là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi.

danoan3

Quyết định số 174/QĐ-UBND, ngày 07/02/2020, Về việc thụ lý và giao Chánh Thanh tra tỉnh thẩm tra, xác minh khiếu nại lần hai của ông Phạm Hoài Hải, bà Trần Thị Toan (địa chỉ : số nhà 67 đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). 

Quyết định thẩm tra, xác minh khiếu nại lần hai của ông Phạm Hoài Hải - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ông Phạm Hoài Hải nguyên là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Cuộc chiến pháp lý bảo vệ quyền lợi giữa đương chức và cựu lãnh đạo cấp tỉnh, cấp thành phố chưa biết đến khi nào dừng : 

- một bên là cựu Phó Chủ tịch thành phố, Phó Chủ tịch tỉnh đã trở thành dân cùng với những người dân đen và dân đỏ khác (ghi chú : "dân đỏ" là dân có thẻ đảng, có lương hưu).

- và một bên là các vị lãnh đạo tỉnh, thành phố đang chuẩn bị trở thành dân ; quan trọng là được doanh nghiệp đứng phía sau.

Vòng 1, cấp Thành phố giải quyết, chính quyền quyết định dân thua ; không chấp nhận, dân tiếp tục khiếu nại.

Vòng 2, Thanh tra cấp tỉnh đang giải quyết từng người một đã gửi các quyết định nói trên.

Chưa biết có tiếp tục Vòng 3 ở cấp Trung ương hay không ?

***

Dưới góc độ pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản ; ngay từ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư đã tạo ra sự không minh bạch, đúng hơn là một lỗ hổng pháp lý để cho chính quyền thành phố và nhà đầu tư lợi dụng thu hồi đất của dân với giá rẻ mạt để doanh nghiệp kinh doanh siêu lợi nhuận. Dùng quyền lực nhà nước cưỡng chế lấy đất làm dự án, rồi sau đó mới cho doanh nghiệp thỏa thuận hỗ trợ, chẳng khác nào "cướp xong, nuốt không trôi mới quay lại trả tiền".

Người dân khiếu nại Quyết định 856/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư (4) không đủ cơ sở để thu hồi đất theo Điều 62 Luật đất đai và không đủ cơ sở để đầu tư kinh doanh bất động sản. Với nội đơn khiếu nại 20 trang giấy A4, nhưng chính quyền Thành phố không trả lời vào nội dung đơn. Chính quyền không thừa nhận sai khi cưỡng chế lấy đất của dân, nhưng mặt khắc lại yêu cầu nhà đầu tư phải thỏa thuận để người dân rút đơn khiếu nại !

Cả hai ông nguyên là Phó chủ tịch tỉnh Phạm Hoài Hải và Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Hải đến khi trở thành người dân mới thấm thía nỗi oan ức của người dân bị mất đất và đồng hành cùng dân khiếu nại đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.

Xưa ông bà từng nói : quan nhất thời, dân vạn đại.

Những người làm quan, những chiến sĩ công an cũng nên nghĩ đến lúc sẽ không còn quyền lực, trở thành những người dân đen đúng nghĩa.

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 27/02/2020

(1) https://motthegioi.vn/bat-dong-san-c-99/quang-ngai-cuong-che-dat-cho-cong-ty-dong-khanh-lam-khu-dan-cu-109846.html

(2) https://vanban.quangngai.gov.vn/thongtin/vanban/detail?id=110446

(3) https://vanban.quangngai.gov.vn/thongtin/vanban/detail?id=110597

(4) https://vanban.quangngai.gov.vn/thongtin/vanban/detail?id=84081

Additional Info

  • Author Đỗ Thành Nhân
Published in Diễn đàn

Trên lãnh thổ Việt Nam, từ nông thôn hẻo lánh tới đô thị sầm uất, mỗi khi nghe vang lên "cưỡng chế đất đai" là nhiều người rùng mình ; tiếng la thét, nguyền rủa ai oán thấu trời xanh. Sau khi "cưỡng chế" xong là bao nhiêu thân phận đang sinh sống bình thường bị vùi dập xuống đáy của xã hội.

cuop1

4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 nằm tại góc đường Lương Định Của – Trần Não – đường 34 – đường 35 – Gọi là ĐẤT CƯỚP NGÀY.

Xin lấy một câu thơ trong bài thơ CƯỚP của Nguyễn Duy (*) làm tiêu đề bài viết này : 

"Cướp xưa băng nhóm làng nhàng ;

Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi,

có con dấu đóng đỏ tươi,

có còng có súng dùi cui nhà tù".

Karl Marx viết "khi tỷ suất lợi nhuận 300% thì nó chẳng từ mọi tội ác nào…". Chế độ cộng sản Việt Nam đã sinh ra những dự án tỷ suất lợi nhuận 1000%, thì tội ác đến cỡ nào ? 

Trên lãnh thổ Việt Nam, từ nông thôn hẻo lánh tới đô thị sầm uất, mỗi khi nghe vang lên "cưỡng chế đất đai" là nhiều người rùng mình, tiếng la thét, nguyền rủa ai oán thấu trời xanh. Sau khi "cưỡng chế" xong là bao nhiêu thân phận đang sinh sống bình thường bị vùi dập xuống đáy của xã hội. 

Từ điển tiếng Việt : "cưỡng chế" là động từ chỉ dùng quyền lực nhà nước bắt phải tuân theo ; ý nghĩa chẳng khác gì "cướp nay" của nhà thơ Nguyễn Duy. 

Bài viết này góp phần trả lời tại sao có "cướp nay" và nó có quá đông ? (chú ý : CƯỚP NAY chứ không phải cướp ngày).

Đọc bản tin "Quảng Ngãi cưỡng chế đất cho công ty Đồng Khánh làm khu dân cư" (1) ; trong khi người dân đang khiếu nại vì giá đền bù quá thấp thì chính quyền thành phố Quảng Ngãi ra tay cưỡng chế. Không hiểu sao chính quyền lại thích cưỡng chế hơn đối thoại ; mà lại cưỡng chế đất của dân giao cho doanh nghiệp… phân lô bán nền !

Tìm hiểu về hai nội dung quan trọng của dự án là tính pháp lý và hiệu quả đầu tư để lý giải tại sao chính quyền lại "thích cưỡng chế" đến vậy. 

Theo báo đăng thì dự án này có tên gọi là "Dự án Khu dân cư IV-B3 kết hợp chỉnh trang đô thị, thành phố Quảng Ngãi" được phân duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định 856/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi (2). 

I. Pháp lý 

Theo bài báo thì "cưỡng chế đất đai" của thành phố Quảng Ngãi là "Việc chỉnh trang đô thị đồng nghĩa với việc nhà nước đứng ra thu hồi đất cho doanh nghiệp làm dự án".

Nếu vậy, câu hỏi đặt ra : đây là dự án đầu tư theo mô hình hình nào ? đầu tư công, đầu tư tư nhân, hợp tác công tư ? mà nhà nước là chính quyền thành phố Quảng Ngãi lại đứng ra thu hồi đất cho công ty tư nhân. 

Theo Quyết định 856, mục tiêu dự án (hình 1) là : 

"- Kinh doanh bất động sản. 

- Dự án sẽ hình thành một khu dân cư mới kết hợp chỉnh trang đô thị,…"


cuop2

Hình 1 : Mục tiêu dự án theo Quyết định số 856/QĐ-UBND

Được hiểu là : dự án chỉnh trang đô thị (có bao gồm hạ tầng kỹ thuật đồng bộ) thuộc dự án công, lẽ ra sử dụng vốn ngân sách ; nhưng ngân sách địa phương eo hẹp nên để tư nhân đầu tư và nhà nước giao đất cho tư nhân kinh doanh bất động sản nhằm thu hồi vốn đầu tư. 

Cho nên dự án thuộc đối tượng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP : Public Private Partnership), là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. 

Vì nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản cho nên dự án này thực hiện theo phương thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT : Build - Transfer) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng ; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác. 

Như vậy, xét về các thuộc tính dự án như : mục tiêu đầu tư, nguồn vốn, phương thức thu hồi vốn, tổ chức thu hồi đất,… thì dự án phải thuộc loại đối tượng "Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), phương thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)".

Có nghĩa là : trong các căn cứ pháp lý để ký Quyết định 856/QĐ-UBND phải có Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, về đầu tư theo hình thức đối tác công tư(3) ; nhưng UBND tỉnh Quảng Ngãi lại không đưa căn cứ pháp lý này vào là một thiếu sót nghiêm trọng. 

Ngay từ văn bản pháp lý đầu tiên để thực hiện dự án là "Quyết định chủ trương đầu tư" tỉnh Quảng Ngãi đã vận dụng sai các quy định pháp luật, cho nên tất yếu sẽ dẫn đến các sai phạm tiếp theo liên quan trình tự thủ tục tổ chức thực hiện dự án, bài viết này không phân tích sâu thêm nữa. 

Với mục tiêu cao cả vì lợi ích của nhân dân là "chỉnh trang đô thị", nên khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị thực hiện dự án là UBND tỉnh Quảng Ngãi nhanh chóng trong thời gian 35 ngày lịch đã ký "Quyết định chủ trương đầu tư", đi tắt các quy định pháp luật về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất. 

II. Hiệu quả đầu tư 

Theo như bài báo "Dự án sẽ sử dụng khoảng hơn 4,6 ha đất. Trong đó, đất ở mới chiếm gần 1,3 ha để làm 28 lô biệt thự và 66 lô liền kề ; đất ở hiện trạng, chỉnh trang chiếm hơn 0,63 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 45 tỉ đồng, trong đó vốn của nhà đầu tư hơn 13,5 tỉ đồng, còn lại là vốn vay".

Người dân địa phương tính nhẩm ngay theo thị trường bất động sản : với giá bán ở mức thấp 2,5 tỷ/lô liền kề và 4 tỷ/lô biệt thự thì chủ đầu tư thu vào được 277 tỷ. Trong khi vốn của nhà đầu tư hơn 13,5 tỉ đồng ! Đó là cách tính dân dã, đơn giản. 

Vì đây là một dự án đầu tư cho nên bài viết này phân tích hiệu quả tài chính dưới góc độ của một nhà đầu tư ; nhưng để dễ hình dung người viết không phân tích các chỉ số tài chính như IRR, NPV, ROE, ROI… để đánh giá ; chỉ đưa ra số tiền cụ thể để bạn đọc dễ hình dung. 

Theo đó (hình 2), tổng vốn đầu tư dự án là 45 tỷ đồng (làm tròn), bao gồm tất tần tật toàn bộ chi phí cho đến khi thực hiện xong dự án. Trong đó có : chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư ; chuyển mục đích sử dụng đất ; trả lãi vay ngân hàng ; các chi phí khác và dự phòng chi. Doanh nghiệp bỏ tiền thực hiện, đổi lại nhà nước giao cho 12.810,7 m2 đất ở để kinh doanh. 

cuop3

Hình 2 : Đất và vốn đầu tư dự án theo Quyết định số 856/QĐ-UBND

Dự án đầu tư chia làm 3 giai đoạn :giai đoạn chuẩn bị đến tháng 3/2018 ; giai đoạn thực hiện đến tháng 3/2019 là hoàn thành toàn bộ ; tiếp đến là giai đoạn vận hành. Giai đoạn vận hành của dự án là thời gian nhà đầu tư kinh doanh chuyển nhượng hết đất ở, giả định tối đa là 01 năm sẽ chuyển nhượng hết.

Với các số liệu giả định bổ sung : 

- Tiền gốc vay ân hạn trong thời gian xây dựng ; trả nợ gốc đều trong 12 tháng với lãi suất vay ngắn hạn 12%/năm (ở mức cao). 

- Chi phí sửa chữa, bảo hành ở mức cao là 2% tổng đầu tư. 

- Chi phí bán hàng 10% trên tổng doanh thu. Dự án bán sĩ và nhanh nên đưa tỷ lệ này lên cao ; với nhà đất của cá nhân chi phí thường là 2%. 

- Chi phí khác 3% trên tổng doanh thu. 

- Giá đất chuyển nhượng : 

Khu vực dự án nằm trong các đường bao Trần Cao Vân, Tôn Đức Thắng (4), giá đất hiện tại trên 2 con đường này từ 2,0 đến 2,5 tỷ/lô 100m2, dự kiến dự án hoàn thành cơ sở hạ tầng sẽ tăng lên 3-4 tỷ/lô. 

Trong phương án tài chính, tính ở mức giá thấp nhất hiện nay của thị trường, bình quân 2 tỷ đồng /lô 100m2, tương đương với 20 triệu đồng/m2. 

Kết quả tính toán dự án tóm tắt (hình 3) : 

- Tổng chi phí tối đa 81,2 tỷ. 

- Tổng doanh thu tối thiểu 256,2 tỷ. 

- Lợi nhuận trước thuế là hơn 175 tỷ. 

cuop4

Hình 3 : Khái toán hiệu quả tài chính Dự án

Nếu doanh nghiệp nghiêm túc thì nộp thuế thu nhập 20% khoảng 35 tỷ ; nhưng thực tế các hợp đồng bất động sản khi công chứng thường ghi giá rất thấp so với giá thị trường để người bán giảm thuế thu nhập và người mua giảm phí trước bạ. 

III. Nhận xét 

Như vậy, chưa đầy 2 năm nhà đầu tư bỏ ra 13,5 tỷ, lợi nhuận thu về gấp hơn 10 lần, lên đến 140 tỷ. Người dân tính nhẫm cũng thấy dự án lợi nhuận khủng khiếp, nhưng quan chức tỉnh Quảng Ngãi thẩm định, phê duyệt dự án lẽ nào lại không thấy điều đó. 

- Lẽ ra dự án này thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đấu thầu thực hiện dự án thì tỉnh Quảng Ngãi lại giao cho doanh nghiệp thực hiện. 

- Với dự án đầu tư tư nhân ; lẽ ra doanh nghiệp thỏa thuận phương án đền bù với dân thì thành phố Quảng Ngãi lại thực hiện "cưỡng chế đất đai" của dân để lấy giao cho nhà đầu tư. 

- Trong khi nhà đầu tư thu về lợi nhuận khủng thì thành phố Quảng Ngãi lại đền bù cho dân với giá quá thấp ; thậm chí có trường hợp không đền bù đất của người sử dụng được thừa kế từ nhiều đời trước với lý do nhà nước cố tình không cấp sổ đỏ. 

… 

Đằng sau những vụ "cưỡng chế đất đai" để kinh doanh bất động sản là gì ? 

Karl Marx nói về tư bản : khi tỷ suất lợi nhuận bảo đảm được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ loài người ; Bảo đảm được 300% thì nó chẳng từ mọi tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí có bị treo cổ nó cũng không sợ… 

Những dự án "chỉnh trang đô thị" như thế này lợi nhuận lên đến hơn 1000%. 

Thực tế nhà đầu tư - tư bản không hưởng hết 100% lợi nhuận mà phải phân chia cho các thế lực khác từ hợp pháp đến phi pháp để cấu kết thành "nhóm lợi ích" sẵn sàng chà đạp lên mọi luật lệ loài người và chẳng từ một tội ác dã man nào ! Dễ thấy nhất là dùng quyền lực nhà nước để "cưỡng chế đất đai", đẩy người dân ra khỏi mảnh đất ông cha để lại vào con đường cùng. 

Nhà đầu tư vẫn có thể đối thoại với dân bằng cách tăng chi phí đền bù hợp lý để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân ; nhưng như vậy sẽ giảm đi lợi nhuận, không đủ để chia phần cho quan chức thẩm định, phê duyệt nhiều thủ tục nhiêu khê của dự án.

Do đó, nhà đầu tư bất đắt dĩ phải chọn giải pháp chèn ép lương dân là đền bù theo giá nhà nước quy định ; sau đó dùng quyền lực nhà nước "cưỡng chế đất đai" bắt dân phải tuân theo. Còn quan chức thì thích "cưỡng chế" hơn "đối thoại" ; bởi vì "đối thoại" với dân thì họ không được cái gì cả. Điều đó lý giải tại sao có "cướp nay" quá đông. Và,

"Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi

có con dấu đóng đỏ tươi

có còng có súng dùi cui nhà tù".

Cả một hệ thống tham gia "cướp nay" đều được trả công xứng đáng bằng những suất đất đai, căn hộ theo giá "hối lộ" từ thành quả cướp được của doanh nghiệp. 

Người dân nào cũng thấy : quan chức có tham gia quản lý dự án đều có đất đai, nhà cửa tài sản khủng không thể tạo lập được từ đồng lương ; một dẫn chứng cụ thể nhất là ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. 

Trong khi cụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho vào lò củi gộc "nghìn tỷ" cũng đã quá sức rồi ; thì củi "trăm tỷ" ở các địa phương vẫn còn quá đông, đến nỗi Tổng Bí thư nhiều lần nhắc đến tình trạng "trên nóng, dưới lạnh".

Khi chính quyền thì vẫn cứ "cưỡng chế đất đai", thì đương nhiên "cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi…" vẫn tồn tại và phát triển đồng hành với thể chế đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. 

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 30/03/2019

Ghi chú

(*) Bài thơ của Nguyễn Duy

Cướp

Con ơi mẹ dặn câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan

(ca dao xưa)

Cướp xưa băng nhóm làng nhàng

Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi

Có con dấu đóng đỏ tươi

Có còng có súng dùi cui nhà tù

Cướp xưa lén lút tù mù

Cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa

Con trời bay lả bay la

Cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng

Dân oan tuôn lệ ròng ròng

Mất nhà mất đất nát lòng miền quê

Tiếng than vang động bốn bề

Cướp từ thôn xóm tiến về thành đô

Ai qua thành phố Bác Hồ

Mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm

Bây giờ mẹ phải dặn thêm

Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

Sài thành, tháng 9/2018

Nguyễn Duy

(1) Quảng Ngãi cưỡng chế đất cho công ty Đồng Khánh làm khu dân cư

(2) Quyết định 856/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi 

(3) Nghị định số 15/2015/NĐ-CP hết hiệu lực ngày 19/6/2018 và thay thế bằng Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ký ngày 04/05/2018.

(4) Vị trí khu đất trong các đường bao Trần Cao Vân, Tôn Đức Thắng

Published in Diễn đàn

Đi nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam đều thấy treo giăng câu khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" ; người nghĩ ra nó chắc không ngoài mục đích nhắc nhở mọi người trong xã hội phải tuân thủ pháp luật. Riêng cán bộ, công chức, đảng viên còn phải thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nữa !

giay0

Riêng cán bộ, công chức, đảng viên còn phải thực hiện "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" nữa !

Quay lại "Vườn rau Lộc Hưng"

Sau khi cả hệ thống chính trị vào cuộc san ủi mặt bằng "Vườn rau Lộc Hưng" và dựng lên đó một bản vẽ quy hoạch mặt bằng dự án ; tìm hiểu trên "Cổng thông tin điện tử quận Tân Bình" thì hoàn toàn không có thêm bất kỳ thông tin nào về dự án, đặc biệt là việc cưỡng chế, đập phá nhà cửa, hoa màu trên đất.

Một số báo đưa tin : cưỡng chế đúng luật nhưng không hợp tình vì những ngày cận Tết ( !). Mạng xã hội tiếp tục cung cấp nhiều thông tin hình ảnh về quá trình sử dụng đất của người dân.

Thông tin từ người dân "Vườn rau Lộc Hưng", theo các tài liệu từ các hình ảnh dưới đây :

1. Văn bản số S.P.55.011 ngày 17/02/1955 của Đài Phát tuyến Chí Hòa xác nhận "hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất" (chú ý : CHỦ SỞ HỮU).

2. Tòa Tổng Giám mục xác nhận người dân đã sử dụng ổn định, lâu dài và đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân "Vườn rau" theo văn bản số 1.83.2007.285, ngày 31/08/2007. (văn bản 8 trang dạng ảnh, được chuyển qua dạng chữ ở phần IV)

3. Các giấy tờ giao dịch dân sự, hành chính, thực hiện nghĩa vụ của những người sử dụng đất liên tục từ trước năm 1975. Đã chứng minh được việc sử dụng đất liên tục cho đến thời điểm Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, đủ thời gian để được công nhận quyền sử dụng đất.

Với các giấy tờ như ở trên, nhiều địa phương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và hình thành những khu phố khang trang sầm uất. Người dân sinh sống ổn định, lâu dài giữ gìn an ninh trật tự cùng góp phần xây dựng đất nước.

Thông tin từ phía chính quyền, vẫn chưa đưa ra bất kỳ một văn bản hành chính nào chứng minh đã thực hiện "Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, Về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía nam" đối với khu đất "Vườn rau Lộc Hưng" (trong giai đoạn QĐ 111 có hiệu lực). 

Trong phần IV, Linh mục Huỳnh Công Minh Tổng đại diện của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục TP Hồ Chí Minh phân tích chi tiết nội dung này.

Trách nhiệm của chính quyền 

Về phía dân sai, dân chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng về phía chính quyền, ít nhất có hai cái sai :

Thứ nhất, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân.

Thứ hai, việc cưỡng chế hủy hoại tài sản, hoa màu không đúng quy trình và không hợp đạo lý.

Trong các tài liệu về "Học tập và làm theo …" có đề cao hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khóc nhận nhận khuyết điểm về sai lầm của cải cách ruộng đất.

Dù theo khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" hay "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" thì chính quyền cũng phải sửa sai. Cư dân "Vườn rau Lộc Hưng" có quyền sử dụng đất hợp pháp có quyền yêu cầu :

1. Chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân "Vườn rau Lộc Hưng" theo đúng quy định pháp luật và đền bù những tài sản hợp pháp.

(chính quyền có lưu trữ các loại sổ : nộp thuế đất nông nghiệp, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính, bản đồ giải thửa, ... nên dù san ủi phẳng hết rồi nhưng vẫn dễ dàng xác định mốc giới, diện tích, chủ sử dụng)

2. Trường hợp có muốn thu hồi đất để thực hiện dự án thì nên thực hiện theo đúng các quy trình về đầu tư, xây dựng, đất đai, ... và thỏa thuận phương án đền bù.

Đừng để sai lầm nối tiếp sai lầm

Nên nhớ : những người dân vào phương nam từ hàng nhiều trăm năm trước ông cha của họ đã từng đổ máu để giành giữ đất mở mang bờ cõi.

IV. Nội dung dạng text văn bản Tòa Tổng Giám mục 

Văn bản số 1.83.2007.285, ngày 31/08/2007 Tòa Tổng Giám mục gởi các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, để hiểu bản chất "Vườn rau Lộc Hưng" mọi người nên cố gắng đọc hết, theo quan điểm : "đừng nghe, hãy xem … !".

giay1

giay2

giay3

giay4

giay5

giay6

giay7

giay8

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 16/01/2019

Ghi chú :

Tại cuộc họp, Tòa Tống Giám mục thành phố Hồ Chi Minh được Ông chủ tịch UBND Phường 6 cho biết thời gian gần đây taị khu vực cỏ một số bà con giáo dân gây mất trật tự nghiêm trọng. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chi Minh xin xác định quan điểm của mình về việc này như sau :

Gây mất trật tự công cộng là điều sai trái, không thể chấp nhận được. Nhưng Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh có thể khẳng định rằng :

- những bà con giáo dân này là những công dân lương thiện, luôn tôn trọng chính quyền mọi cấp, sẵn sàng chấp hành mọi chủ trương, chính sách, qui định của luật pháp.

- việc gây mất trật tự của bà con hoàn loàn không có động cơ xấu, cũng không do kẻ xấu lôi kéo, xúi giục, mà chỉ vì quá bức xúc trước việc khiếu nại chính đáng của bà con chậm được gỉải quyết. Đề nghị chính quyền lưu ý tình tiết đặc biệt này khi xử lý.

- Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh cam kết tiếp tục khuyên bảo giáo dân của mình phải kiên trị, nhẫn nại trong việc khiếu nại, không nên để tình cảm bức xúc đẩy mình đến những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, và ảnh hưởng không tốt cho việc khiếu nại chính đáng của mình. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh tin rằng bà con giáo dân của giáo xứ Lộc Hưng, của Tổng giáo phận thành phố là những giáo dân tốt, luôn trân trọng lời khuyên bảo của các vị có trách nhiệm trong Giáo hội.

- Các nguồn ảnh tư liệu khác :

giay9

giay10

giay11

giay12

giay13

giay14

giay15

giay16

giay17

giay19

giay20

Published in Diễn đàn

Tiếp theo bài "Thượng tôn pháp luật" (1), đã đưa ra 3 trường hợp "Biệt thự ca sỹ Mỹ Linh", "Lăng mộ Chủ tịch Trần Đại Quang" và "Vườn rau Lộc Hưng" ; bài viết này chỉ nói về "Vườn rau Lộc Hưng" ; trước khi đi vào nội dung, xin giới thiệu.

phapluat1

2 giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 344/QTG/2002 và 507/2006/QTG (hình 1).

- Người viết bài là tác giả của một đề tài nghiên cứu khoa học và sau khi nghiệm thu chuyển thành dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp tỉnh với tên gọi "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai cấp xã, phường, thị trấn" (từ 2002-2008). Kèm theo đề tài có 2 giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 344/QTG/2002 và 507/2006/QTG (hình 1). Một trong những mục tiêu của đề tài, dự án là hỗ trợ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ) theo Luật đất đai năm 2003.

- Người viết bài không có bất kỳ mối quan hệ với cư dân nào ở "Vườn rau Lộc Hưng" và hoàn toàn không có lợi ích gì ở đó. Mục đích cũng chính là tiêu đề bài viết : mọi người hãy "Thượng tôn pháp luật" như câu [khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới "quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý" như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định. … Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật] (2).

Luật đất đai qua các thời kỳ

Từ năm 1945, nước Việt Nam tuyên bố độc lập đến nay đã có 5 lần ban hành mới Luật đất đai (chưa kể những lần sửa đổi, bổ sung) gồm :

1. "Luật cải cách ruộng đất năm 1953" Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua trong khóa họp lần thứ III ngày 04/12/1953. Luật này làm căn cứ pháp lý để thực hiện công cuộc "cải cách ruộng đất long trời lở đất" ở miền Bắc.

Lần đầu tiên và duy nhất : Luật đã xác định chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.

2. "Luật đất đai năm 1987" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29/12/1987

Lần đầu tiên và cho đến hiện nay, Luật bỏ chế độ sở hữu và xác định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý". Luật ra đời trong bối cảnh đất nước cần phải đổi mới.

3. "Luật đất đai năm 1993" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14/07/1993.

a. Lần đầu tiên Luật đã xác định các quyền sử dụng đất "Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất". (Điều 3.3 - sửa đổi 1998) làm cơ sở cho việc hình thành giá trị tài nguyên đất đai và thị trường bất động sản.

b. Để bảo đảm quyền sử dụng đất, Luật lần này và các lần sau đều khẳng định : "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 2.2).

Ghi chú : "Luật đất đai năm 1993" được sửa đổi, bổ sung thêm các lần : 

- Luật số 10/1998/QH10, Sửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999

- Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, 1998 ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2001

4. "Luật đất đai năm 2003" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.

a. Lần đầu tiên Luật xác định "Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó" (Điều 4.3).

b. Lần đầu tiên Luật xác định tôn giáo là người sử dụng đất hợp pháp : "Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất" (Điều 9.4).

5. "Luật đất đai năm 2013" Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.

Luật dành các chương riêng "Chương 4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất", "Chương 6. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" xuất phát từ những bất cập của công tác quản lý đất đai trước đó.

Đánh giá về thực hiện Luật đất đai

Mặc dù Luật đất đai vẫn chưa hoàn thiện cho một nhà nước pháp quyền vận hành theo một nền kinh tế thị trường và một xã hội dân chủ đầy đủ như các quốc gia phát triển ; nhưng phải thừa nhận là nhờ Luật đất đai từ năm 1993 đến nay được sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục nên đã đẩy nhanh tiến trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền của người sử dụng đất. 

Đặc biệt là ngay sau khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP(3) và các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 có hiệu lực cùng với sự phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đã tăng tốc độ cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhiều địa phương trên cả nước.

Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất rộng, kể cả những trường hợp không có bất kỳ một giấy tờ nào, nhưng mà sử dụng trên 10 năm không ai tranh chấp cũng được cấp.

(Phần cuối bài viết là trích dẫn các căn cứ pháp lý làm cơ sở lập chương trình hỗ trợ đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn nào quan tâm thì đọc tiếp sau phần Ghi chú).

Nhìn về "Vườn rau Lộc Hưng"

Tình trạng đất đai như "Vườn rau Lộc Hưng" không phải là hiếm ở miền Nam. Giai đoạn đất nước chiến tranh, người dân phải ly hương tìm đến một nơi an toàn hơn để sinh sống. Ngoài đất công của chính quyền đương thời cấp cho thì các cơ sở tôn giáo là nơi được nhiều gia đình chọn lựa. Lúc đầu họ trồng rau, chăn nuôi, làm nhà tạm ; sau đó để chống chọi mưa bão họ làm nhà cấp 4, có điều kiện làm nhà kiên cố.

Sau ngày 30/04/1975, có người về lại quê, có người ở lại sinh sống tiếp tục nộp thuế cho chính quyền mới. Cho đến khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực.

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đa số được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , dựa trên các yếu tố như : có tên trong sổ đăng ký nộp thuế, sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính (sổ mục kê) ; chứng minh sử dụng trên 10 năm không có tranh chấp với xác nhận của một số người ở lâu năm trong cộng đồng dân cư.

Mục đích sử dụng đất nếu chưa có quy hoạch thì cấp theo hiện trạng sử dụng đất.

2. Không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cũng có một số ít không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , loại trừ yếu tố gây khó khăn để tham nhũng thì tập trung vào 2 loại chính :

a. Đất đã được quy hoạch cho công trình hoặc dự án đầu tư nào đó.

b. Đất này cơ sở tôn giáo đang đòi lại, có khả năng nhà nước phải giao trả.

3. So sánh với "Vườn rau Lộc Hưng"

Nếu theo văn bản số S.P.55.011 ngày 17/02/1955 của Đài Phát tuyến Chí Hòa xác nhận "hội truyền giáo công giáo là chủ sở hữu đất" (hình 2) ; thì để không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rơi vào các trường hợp 2a, 2b của phần này. 

a. Trường hợp 2a. "Đất đã được quy hoạch cho công trình, dự án…".

Kể từ Luật đất đai năm 2013, và các Luật số 10/1998/QH10, Luật số 25/2001/QH10, sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 1993 yêu cầu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phê duyệt. Hồ sơ này lưu ít nhất 3 nơi : Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và Cơ quan quản lý đất đai cấp trên. Hoặc kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm, trên đó có phản ảnh sự biến động đất đai cho các công trình, dự án cụ thể.

Nhà nước chỉ cần trưng ra các tài liệu này để chứng minh đất "Vườn rau Lộc Hưng" không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .

b. Trường hợp 2b. "Cơ sở tôn giáo đang đòi lại đất

Thực tế cũng có cơ sở tôn giáo "đòi lại đất", có trường hợp chính quyền cũng giao trả lại. Dựa trên cơ sở của Luật đất đai 2003 :

- Nhà nước thừa nhận "Cơ sở tôn giáo" là "Người sử dụng đất" được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất" (Điều 9.4).

- "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai …" (Điều 10.2).

Điều này được hiểu là : Đất ĐÃ được giao cho người khác sử dụng thì Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại, nhưng nếu đất đất CHƯA được giao cho người khác sử dụng thì (có thể) Nhà nước thừa nhận việc đòi lại.

Trong trường hợp này nhà Nhà nước và/hoặc cơ sở tôn giáo chỉ cần trưng ra văn bản "đòi" lại đất để chứng minh đất "Vườn rau Lộc Hưng" không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c. Ngoài các trường hợp 3a, 3b phần này thì "Vườn rau Lộc Hưng" được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181 như phân tích ở phần III.1 này.

4. Nói thêm về QĐ 111 

Trên Facabook của Manh Dang (4) có nói về Quyết định 111/CP (5) để cho rằng "Vườn rau Lộc Hưng" là "đất công".

Ngoài quan điểm của Manh Dang, tôi xin bổ sung thêm : ngay chính Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai ; cũng không thừa nhận QĐ 111 là căn cứ pháp lý để xác nhận quyền sở hữu / sử dụng đất và tài sản trên đất. 

Cụ thể tại "Điều 4. Những bảo đảm cho người sử dụng đất", Khoản 2 "Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây : (tóm tắt tất cả văn bản)

a) Luật cải cách ruộng đất năm 1953 ;

b) Thông tư số 73/TTg ngày 07/07/1962 ;

c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01/05/1969 ;

d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28/06/1971 ;

đ) Nghị định số 47-CP ngày 15/03/1972 ; 

e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16/12/1973 ;

g) Quyết định số 129-CP ngày 25/05/1974 ;

h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05/03/1975 ;

i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20/08/1976 ;

k) Quyết định số 188/CP ngày 25/09/1976 ;

l) Quyết định số 318/CP ngày 14/12/1978 ; 

m) Quyết định số 201/CP ngày 01/07/1980 ;

n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/03/1989 ;

o) Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989.

Để công nhận quyền sử dụng đất, Nghị định 181 vứt QĐ 111 ra giỏ rác (tại sao vứt thì bạn đọc vui lòng xem link nội dung văn bản ở phần ghi chú), nhưng UBND Quận Tân Bình đã nhắc đến QĐ 111 như muốn gọi hồn con quỹ dữ lên để trấn áp người dân.

Kết thúc

Lẽ ra tôi sẽ viết tiếp những vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho những dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước. Nhưng bài viết này đã quá dài, xin tạm dừng ở đây.

Bắt đầu cho quản lý đất đai là "Luật cải cách ruộng đất năm 1953", kết quả là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải khóc nhận nhận khuyết điểm (12/1956). Tuy nhiên nước mắt của "Người" không thay đổi được lịch sử, cũng không rửa hết những oan sai đã để lại cho hậu thế.

Không biết có phải từ nước mắt nhận lỗi của "Người" đã hình thành nên tư tưởng : "Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" (6).

Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên "Người" đã có một Thủ Thiêm rồi !

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 15/01/2019

Ghi chú :

(1) Nội dung bài viết "THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT" đăng tải trên một số trang mạng :

https://www.facebook.com/dotnhanvn/posts/2405844449638727

https://baotiengdan.com/2019/01/12/thuong-ton-phap-luat-2/

https://nghiepdoanbaochi.org/2019/01/13/thuong-ton-phap-luat-ngoai-phap-ly-ra-con-co-dao-ly-nua/

http://www.vietnamthoibao.org/2019/01/loc-hung-va-goc-nhin-tu-at-ai.html

http://danlambaovn.blogspot.com/2019/01/thuong-ton-phap-luat.html#more

(2) Nội dung trong cặp dấu [] trích từ bài viết : Ngày Pháp luật và khẩu hiệu hành động "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Copy ở đây http://baophapluat.vn/tu-phap/ngay-phap-luat-va-khau-hieu-hanh-dong-song-va-lam-viec-theo-hien-phap-va-phap-luat-169017.html

(3) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Về thi hành luật đất đai. Nghị định số 17 /2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2016, Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

(4) https://www.facebook.com/manhdang001/posts/2499167063433143

(5) Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ, Về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía nam : https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-111-CP-chinh-sach-quan-ly-cai-tao-xã hội chủ nghĩa-doi-voi-nha-dat-cho-thue-do-thi-tinh-phia-Nam-40396.aspx

(6) Vụ việc Đồng Tâm : 'Nếu sai, chúng ta nhận lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm' https://baomoi.com/vu-viec-dong-tam-neu-sai-chung-ta-nhan-loi-dan-sai-dan-chiu-trach-nhiem/c/22184338.epi

PS. Các văn bản pháp lý liên quan tới bài viết, lưu ở đây : https://drive.google.com/open?id=1czfEkYLVcKB9kqETAEEmJXpuW6NEaFI7

(phần dưới đây chỉ đưa ra các nội dung chính có khả năng liên quan đến "Vườn ra Lộc Hưng") 

A. Luật Đất đai năm 2003

Điều 4. Giải thích từ ngữ

3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.

Điều 10. Những bảo đảm cho người sử dụng đất

1. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất :

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính ; 

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất ; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất ;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 ;

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.

7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

B. Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Điều 30. Căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 

Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm : 

1. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau : 

d) Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất hoặc giao đất làm nhà ở. 

đ) Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất. 

3. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. 

Điều 48. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất 

Việc xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau :

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà không có tranh chấp thì diện tích đất có giấy tờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất không có giấy tờ khi có đủ các điều kiện sau :

a) Đất không có tranh chấp ; 

b) Đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt ; trường hợp đất được sử dụng sau thời điểm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được xét duyệt thì phải phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch đó. Thời điểm sử dụng đất do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận ;

c) Trường hợp sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý thì hộ gia đình, cá nhân đó được tiếp tục sử dụng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Published in Diễn đàn
lundi, 19 février 2018 17:55

Uống máu không thể nhớ nguồn

Tục ngữ có câu "uống nước nhớ nguồn" để giáo dục thế hệ sau phải nhớ đến công lao khi thụ hưởng một thành quả nào đó từ thế hệ người đi trước, chính vì vậy mới hình thành và phát triển văn hóa, lịch sử của dòng họ, dân tộc, quốc gia. 

Câu tục ngữ gắn liền với truyền thống ngàn đời của ông cha để lại trở thành câu khẩu hiệu để tuyên truyền cho giai cấp cầm quyền. 

491962870

Tục ngữ có câu "uống nước nhớ nguồn" để giáo dục thế hệ sau phải nhớ đến công lao khi thụ hưởng một thành quả nào đó từ thế hệ người đi trước

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trước mộ phần và vong linh của người bác ruột xấu số, tôi suy ngẫm về "Uống nước nhớ nguồn". 

Theo gia phả dòng họ và lịch sử Đảng bộ xã Đức Hòa : ông Đỗ Văn Soại sinh năm 1910, sinh ra và lớn lên tại làng Vạn Phước Đông (thôn Phước Mỹ, xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay), đi học ở Huế và tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ năm 1929 lấy tên Đỗ Ban ; là người lãnh đạo phong trào cộng sản ở xã nhà. Đến tháng 7/1932 bị bắt và kết án khổ sai tại Trường An - Ba Tơ (Quảng Ngãi), chết trong lao tù của thực dân Pháp ngày 13 tháng 7 âm lịch năm 1935. Sau cách mạng tháng 8/1945, chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam xã Đức Hòa đầu tiên được đặt tên chi bộ Đỗ Ban. 

uong2

Ngôi mộ của ông Đỗ Ban cùng với mộ phần những người khác trong dòng tộc, anh em chúng tôi xây dựng vào giai đoạn đất nước khó khăn.

Những người như bác tôi - liệt sĩ Đỗ Ban - có cơ hội học hành, thăng tiến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng lại chấp nhận đấu tranh gian khổ, mất mát, hy sinh để chống lại sự cai trị của người Pháp. Khi chết đi, vẫn không trông mong có được ngôi mộ tử tế. Xương máu của bác hòa vào lòng đất mẹ, trở về với cát bụi vĩnh hằng. 

***

Vừa chờ nén nhang lụi tàn trên mộ bác, vừa vào mạng đọc những bản tin "1400 tỷ xây nghĩa trang" (1) dành cho cán bộ cao cấp. 

Tổng bí thư, Ủy viên bộ chính trị đương nhiên là cán bộ cao cấp rồi. 

Thử tìm hiểu các nguyên tổng bí thư sẽ có tiêu chuẩn được vào nghĩa trang quốc gia. Gần nhất là ông Nông Đức Mạnh (2), sinh năm 1940 đến năm 1958 (18 tuổi) học Trung cấp, thời bao cấp nên đi học được nhà nước nuôi và được gọi là "tham gia cách mạng" ! Làm Tổng bí thư giai đoạn 2006-2011. 

Đi học thì có học bổng, quá trình đi làm hưởng lương không thiếu ngày nào, có công trạng thì được khen thưởng, có chế độ về nhà đất, về già có lương hưu. Chính vì vậy mà nhiều người mong muốn được làm cán bộ nhà nước. Tính cho cùng và sòng phẳng là xã hội cũng đã quá ưu ái rồi, còn hơn cả tổng thống Mỹ - nguyên thủ quốc gia giàu nhất thế giới. 

Những lần ra Hà Nội bạn bè chở đi dạo, có chỉ cho xem nhà ông Nông Đức Mạnh, nghe nói nhiều tiền lắm, chẳng biết có phải không. Tuy nhiên, nhìn bộ ghế ông ấy đặt cái đít tiếp khách giá trị cũng hàng trăm lần chi phí xây dựng ngôi mộ ông Đỗ Ban. 

uong3

Nhìn bộ ghế ông ấy đặt cái đít tiếp khách giá trị cũng hàng trăm lần chi phí xây dựng ngôi mộ ông Đỗ Ban.

Nếu lấy ngôi mộ ông Đỗ Ban làm đơn vị tính, chi phí xây dựng 300.000 đồng, diện tích đất 2m2. Nghĩa trang dành cho cán bộ cao cấp với quy mô 1.400 tỷ đồng, 120 ha cho 2.500 ngôi mộ, thì suất đầu tư mỗi ngôi mộ cán bộ cao cấp là 1.867 lần về chi phí và 240 lần diện tích đất so với mộ ông Đỗ Ban, chưa tính đến chênh lệch giá trị đất thủ đô Hà Nội và vùng quê Quảng Ngãi. 

Nhắc lại : Liệt sĩ Đỗ Ban tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội năm 1929, không nhận đồng lương nào, chết năm 1935, lúc đó nhiều "cán bộ cao cấp" còn chưa ra đời ! 

uong4

Bằng Tổ quốc ghi công Liệt sĩ Đỗ Ban, Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc năm 1935, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 9 tháng 7 năm 1996.

***

Karl Marx – ông tổ của chủ nghĩa cộng sản từng nói : Chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình. Chính vì vậy mà ông ta theo chủ nghĩa vô thần. Bởi vì, nếu duy tâm, ông ta hiển linh sẽ nhìn thấy mình sinh ra quá nhiều súc vật ! Nên dù là người phương Đông, nhưng ông Hồ Chí Minh cũng đã viết trong Di chúc yêu cầu hỏa táng thi hài và tro sau hỏa táng cho vào ba hộp sành cho ba miền Bắc, Trung, Nam sau khi qua đời. 

Ngày Tết hàng năm tôi cố gắng đưa con cháu về quê thắp hương mồ mã ông bà, tổ tiên, muốn dạy cho chúng nó đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhưng tôi cũng nói thêm với chúng nó là có những kẻ đã "uống máu thì không thể nhớ nguồn". 

Đỗ Thành Nhân

Nguồn : VNTB, 19/02/2018

(1) https://goo.gl/cDSEQt

(2) https://goo.gl/TGFS5q

Published in Diễn đàn